Vĩnh Biệt Nhà Văn Sơn Nam
*
Huỳnh Ái Tông
Những nhà văn ṛng Miền Nam tôi có hân hạnh được gặp như Vương Hồng Sễn, Hồ Hữu Tường, B́nh Nguyên Lộc …, tôi lại không có duyên gặp mặt nhà văn Sơn Nam lần nào cả, tôi biết tên tuổi của ông từ khi tôi sưu tầm tiểu thuyết Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của nhà văn Tân Châu Nguyễn Chánh Sắt c̣n có biệt danh là “Monsieur Chăn Cà Mum” được Sơn Nam sưu tầm và cho in lại trong Nhân Loại Tập San Bộ Mới, xuất bản khoảng thập niên 60 và nhất là tôi thích đọc Sơn Nam sau khi tác phẩm Hương Rừng Cà Mau ra đời năm 1962. Tác phẩm này tôi có sưu tập từ in lần thứ nhất cho đến in lần thứ tư, thứ năm sau này. Gần đây Nhà xuất bản Trẻ sau khi mua toàn bộ bản quyền các tác phẩm của Sơn Nam với giá 1 tỷ đồng Việt Nam, đă cho in một tuyển tập truyện ngắn của Sơn Nam, trong đó có Hương Rừng Cà Mau và nhiều chuyện ngắn khác, tuyển tập này cũng mang tên là Hương Rừng Cà Mau.
Đọc Đồng Quê của Phi Vân, tác giả đưa chúng ta trở lại đồng quê, nhưng chưa đi sâu, đi xa hơn Sơn Nam, với Sơn Nam chúng ta đi vào tận những chốn rừng sâu, nước độc, nào rắn, nào sấu, đưa độc giả trở lại với những đêm hát bội, với những năm tháng Tây Bố Ráp, chạy giặc, tản cư … Nhất là nhà văn Sơn Nam đưa độc giả trở lại với tuổi thơ, với Quốc Văn Giáo Khoa Thư, quyển sách mà những ai đến trường học từ những năm 1946-47 trở về trước, đều đă học qua sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lư Giáo Khoa Thư ở các lớp Đồng Ấu, Sơ Đẳng, Dự Bị …
Thời mà tiểu thuyết của những nhà văn tên tuổi như Hồ Hữu Tường, Tâm Quán (Nhất Hạnh), Doăn Quốc Sỹ, B́nh Nguyên Lộc, Chu Tử … th́ tiểu thuyết của Sơn Nam cũng được độc giả ưa thích như Chim Quyên Xuống Đất, Bà Chúa Ḥn …
Ngày 14 tháng 8 năm nay, các tờ báo xuất bản ở SàiG̣n đều có đăng tin “Hồi 12 giờ 40 phút ngày 13 tháng 8 năm 2008 nhà văn Sơn Nam đă trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh Viện Nhân dân Gia Định, thọ 83 tuổi. Linh cữu quàn tại Nhà tang lễ TP. HCM (25 Lê Quư Đôn, Q3). Di quan lúc 6 giờ ngày 16-8-2008, an tang tại Nghĩa trang Chánh Phú Ḥa B́nh Dương.
Nhà văn Sơn Nam, tên thật là Phạm Minh Tày, sinh ngày 11-12-1926 tại G̣ Quao tỉnh Rạch Giá, ông chẳng những viết tiểu thuyết mà c̣n viết về nghiên cứu, ông có tác phẩm về loại này như: T́m Hiểu Đất Hậu Giang (1960), Nói Về Miền Nam (1967), Người Việt Có Dân Tộc Tính Không ? (1969), Đồng Bằng Sông Cửu Long (1970), Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (1973) …
Ông hút thuốc nhiều, tôi xem nhiều tờ báo, thấy Sơn Nam miệng ngậm hoặc ngón tay kẹp điếu thuốc, trừ tấm ảnh ông mặc quốc phục, quỳ đọc văn tế t ại mộ phần của Lễ Thành Hầu ở B́nh Định là không có hút thuốc, con người gầy ốm, thường đi bộ đó đây khắp vùng đất Sàig̣n Gia Định, cho nên giới văn nghệ sĩ đặt cho ông cái biệt danh là Ông Già Đi Bộ.
Văn Nghiệp của Sơn Nam gồm có:
- Chuyện Xưa Tích Cũ, 2 tập (1958)
- Nguyễn Trung Trực: Anh hung dân chài (1959)
- T́m hiểu đất Hậu giang (1960)
- Hương rừng Cà Mau (1962)
- Chim quyên xuống đất (1963)
- H́nh bóng cũ (1963)
- Vọc nước giỡn trăng (1965)
- Hai cơi U Minh (1965)
- Nói về miền Nam (1967)
- Truyện ngắn của truyện ngắn (1967)
- Vạch một chân trời (1968)
- Xóm Bàu Láng (1969)
- Người Việt có dân tộc tính không ? (1969)
- Bà chúa Ḥn (1970)
- Đồng bằng sông Cữu Long (1970)
- Trời nước bao la (1970)
- Thiên Địa Hội và cuộc minh tân (1971)
- Gốc cây - Cục đá và ngôi sao (1973)
- Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973)
- 26 truyện ngắn (1987)
- Tục lệ ăn trộm (1987)
- Người Sàig̣n (1990)
- Gia Định xưa (1990)
- Bến Nghé xưa (1991)
- Theo chân người t́nh (1991)
- Một mảnh t́nh riêng (1992)
- Dạo chơi (1994)
- Hồi kư Sơn Nam (2005)
Vĩnh biệt nhà văn Sơn Nam, vĩnh biệt Ông Già Đi Bộ, người đă góp phần tô điểm thêm cho Văn học Miền Nam nói riêng và Văn học Việt Nam nói chung một nét đặc thù về văn hóa, đời sống của người Miền Nam.