Bóng mát cây cổ thụ

*

Những huynh trưởng lăo làng, có danh phận trong xă hội Việt Nam, nay c̣n lại rất hiếm, tôi cho rằng đó là những cây cổ thụ, như bóng cây che mát cho khách bộ hành trên đường thiên lư.

Huynh Trưởng tôi muốn đề cập trước tiên là anh Tâm Bửu Tống Hồ Cầm, anh sanh năm 1918, cùng tuổi với Ḥa Thượng Thích Minh Châu, Trưởng Vơ Đ́nh Cường, tôi được biết anh vào năm 1959, lần đầu tiên khi đó Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam làm lễ chung thất cho Ḥa Thượng Thích Tuệ Tạng, nguyên Thượng thủ Giáo Hội Tăng Già Việt Nam viên tịch ngày 10-5-1959 tại chùa Vọng Cung ở Nam Định. Lần đó, anh Tống Hồ Cầm đi dự trong phái đoàn Hội Phật Học Nam Việt, lần sau anh Đoàn Trưởng Nguyễn Quang Vui đưa Đoàn Nam Phật Tử La Hầu La của GĐPT Giác Minh đi cắm trại ở chùa Huê Nghiêm, Thủ Đức thuộc Hội Phật Học Tỉnh hội Gia Định, lần ấy Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Đạo cũng cắm trại tại đây, GĐPT Chánh Đạo có Đội Sen Nâu cũng là một Đoàn Nam Phật Tử, nên hai đơn vị tổ chức gặp nhau, nhơn dịp nầy anh Tống Hồ Cầm có vài lời với GĐPT Chánh Đạo và Đoàn La Hầu La để khuyến tấn tu học, siêng năng đi sinh hoạt.

Từ đó, tôi biết anh Tống Hồ Cầm, về sau nhiều lần tham dự các phiên họp có anh để chuẩn bị cho Đại Hội Huynh Trưởng năm 1961 tại chùa Xá Lợi, do Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam triệu tập, cũng như sau nầy tổ chức Đại hội Huynh Trưởng toàn quốc năm 1964 tại chùa Xá Lợi, Sàig̣n.

T́m hiểu, tôi được biết anh là Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT thuộc Hội Phật Học Nam Việt, là người có trách nhiệm điều hành một nhà in trên đường Bà Lê Chân, bên hông chợ Tân Định, phụ trách in nguyệt san Từ Quang của Hội Phật Học Nam Việt, anh là nhà thơ với bút hiệu Tống Anh Nghị, sáng tác những vần thơ đạo vị, đăng trên Từ QuangPhật Giáo Việt Nam thời đó vào thập niên 1960.

Sau nầy, vào khoảng năm 1977 cùng với Vơ Đ́nh Cường, các anh xây dựng nguyệt san Giác Ngộ, về sau anh Vơ Đ́nh Cường không c̣n làm Chủ Bút báo nầy, chuyển sang phụ trách Nguyệt san Văn hóa Phật Giáo, anh Cầm vẫn tiếp tục, có lẽ cho đến khi anh vào tuổi 90, mới ngưng cộng tác với tuần báo Giác Ngộ, nói chung anh sống gần tṛn 40 năm với nguyệt san rồi tuần báo Giác Ngộ, là tờ báo Phật Giáo thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, đến nhà thăm anh ở đường Lê Văn Sỹ, hỏi thăm con anh là Tống Hồ Thanh Kỳ, anh chỉ tấm ảnh Kỳ trên bàn thờ, ngậm ngùi anh nói với tôi:

- Kỳ bệnh, về Việt Nam rồi mất, thiêu xong, an vị ở chùa Xá Lợi, năm nay măn tang.

Tống Hồ Thanh Kỳ trang lứa với tôi, những người bạn học cùng lớp với tôi ở Trung học kỹ thuật Cao Thắng đi sinh hoạt ở Đội Sen Nâu có Nguyễn Hữu Hiệp – nay ở Chicago - Nguyễn Văn Tá từng lập GĐPT Chánh Dũng tại chùa B́nh An Tự ở thị xă Long Xuyên, Lê Văn Nam, Dương Văn Thơm và Lê Đ́nh Cần về sau sinh hoạt ở GĐPT Giác Quang, Gia Định, Phan Tùng sau năm 1995 từng làm Liên Đoàn Trưởng GĐPT Chánh Đạo sinh hoạt tại chùa Xá Lợi và Nguyễn Trung Sơn từng học Sư Phạm Kỹ Thuật Phú Thọ, nay không rơ anh ta ở đâu ? Khoảng 5, 6 năm trước, Trung một Huynh Trưởng GĐPT Chánh Đạo đưa tôi đi thăm Kỳ nơi cửa hàng ở khu Sàig̣n Nhỏ, Kỳ nói với tôi:

- Ngày nay tôi rất thảnh thơi, ngày nào đó về Việt Nam vào chùa tu cho thân tâm thanh thản!

Mới đó mà anh đă ra người thiên cổ ! Dù đă về lại Việt Nam không phải để đi tu mà là để trở về nơi đất mẹ.

Anh Nguyên Tín Nguyễn Châu, chắc là tôi gặp anh lần đầu tiên vào năm 1960, khi Đoàn Huynh Trưởng A Dục, là Đoàn Huynh Trưởng các GĐPT tại Thủ Đô Sàig̣n, tổ chức đi tham quan Đà Lạt, lần đó chúng tôi biết anh Châu, anh Thạnh, chị Lư, chị Mười, năm 1965, theo Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN lên Đà Lạt họp Miền, thuở đó cứ hàng tháng Ban Thựng Vụ họp tại Tổng Vụ Thanh Niên, tại số 294 (?) đường Hiền Vương, nhưng 3 hay 6 tháng họp tại Miền để t́m hiểu sinh hoạt thực tế của các Miền - tưởng cũng nên nói, Miền Quảng Đức thuộc Ban Thường Vụ đảm trách, Miền Vĩnh Nghiêm ở ngay Thủ đô, nên đại diện GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm phải tham dự các buổi họp hàng tháng, Tam cá nguyệt của Ban Thường Vụ, để Ban Hướng Dẫn Trung Ương đễ điều động các sinh hoạt cần có Đoàn sinh, Huynh Trưởng tham dự, cho nên tôi thay Bác Nguyễn Đức Lợi dự các phiên họp này, ngoài Sàig̣n có khi họp ở Đà Lạt, có khi ở Huế - một lần Bác Tôn Thất Liệu mời các Huynh Trưởng trong Hội Đồng Huynh Trưởng Cao Niên dự bữa cơm thân mật tại nhà bác Liệu, nhân anh Châu từ Đà Lạt xuống, tham dự có chị Đoàn Thị Kim Cúc, anh Nguyễn Khắc Từ, anh Hoàng Trọng Cang, anh Nguyễn Văn Thục, lần khác nhân dự Hiệp kỵ GĐPTVN năm 1990 tại ĐàLạt, anh Vơ Văn Toàn bạn của Bác Liệu mời phái đoàn Vĩnh Nghiêm do tôi hướng dẫn và các Huynh Trưởng Đà Lạt có anh Châu, anh Thạnh, anh Để cùng dự. Đó là những lần tôi gặp anh Châu.

T́m hiểu để biết thêm anh Nguyễn Châu sinh năm 1923, ăn mừng lễ Đại thọ năm 2013, trước năm 1975 anh làm ở Nha Bản Đồ thuộc Trung ương, nhưng đặt tại Đà Lạt có lẽ v́ khí hậu thích hợp cho bản vẽ, bản in tàng trữ từ năm nọ qua năm kia, sau nầy tôi c̣n biết thêm anh Nguyễn Châu và chị Đoàn Thị Kim Cúc là thông gia, nay họ đă có cháu cố.

Anh Nguyên Tín Nguyễn Châu là Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam Trên Thế Giới và Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam thuộc tổ chức Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh do Hoà Thượng Thượng Thủ Thích Đức Chơn, tại Tu viện Quảng Hương Già Lam lănh đạo.

Người Huynh Trưởng sau cùng tôi muốn nói tới là anh Chân Quang Trần Thanh Hiệp, anh sinh năm 1927 tại Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Cao Đẳng Công Pháp, Đại Học Aix Marseille và Cao Đẳng Chính Trị Học, Đại Học Paris II, từng là luật sư Ṭa Thượng Thẩm Saigon và Ṭa Thượng Thẩm Paris., là một trong những Huynh Trưởng tiền phong của GĐPT miền Bắc, anh di cư vào Nam, là một trong những người tham gia xây dựng tạp chí Sáng Tạo như Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Doăn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Quách Thoại, Duy Thanh ….

Sau năm 1975, anh định cư tại Pháp, từng là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Hải Ngoại trong nhiều năm, anh  là chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam về Nhân Quyền có trụ sở tại Paris, thường xuyên tham gia các hoạt động của Viện Việt Học tại California.

Tôi chỉ được gặp anh vào Hội ngộ lần 3 của Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải ngoại năm 1999 tại chùa Giác Minh, San Jose, California. Sau nầy anh có dự những kỳ họp mặt của AHVN nhưng tôi không tham dự được, năm 2012 tôi sang Paris th́ anh lại sang California, cho nên tôi vẫn chưa gặp lại anh, mặc dù thường xuyên xem thấy h́nh ảnh anh dự các sinh hoạt văn hóa ở Viện Việt Học.

Nay đọc Email của chị Tổng Thư Kư AHVN thông báo:

Thưa quư anh chị,

Chúng tôi mới nhận được tin anh Trần Thanh Hiệp ốm, xin chuyển đến quư anh chị t́nh trạng sức khỏe của anh Hiệp:

 

Anh Hiệp đang ở Paris và đă vào bịnh viện hôm thứ Hai 21-9 để điều trị bệnh sưng cuống phổi.

 

Trước khi vào bệnh viện, anh đă không ăn được 3, 4 ngày, sốt, ho và thở khó khăn.

 

Cả tuần nay, anh vẫn chưa ăn được, nên rất gầy (anh mất thêm 7 kg).

 

Hôm nay, anh đă bớt sốt, và anh Sung vẫn ép anh cố ăn, dù anh vẫn không muốn ăn.

 

Sáng sáng hai con anh chăm sóc anh, anh Sung (bạn anh) chăm sóc anh buổi chiều, và các bạn vẫn thăm anh hàng ngày. Ngoài ra Bác sĩ và y tá chăm sóc anh rất chu đáo. Hiện anh vẫn chưa nói chuyện được và vẫn phải thở oxy, vẫn c̣n rất mệt.

 

Minh Châu

 

Tôi nghĩ các Trưởng trên, ba anh sinh hoạt ở ba miền, là những cây cổ thụ, là cây cao bóng mát, che cho những người đi sau. Đó là những tấm gương, là kim chỉ nam cho những sinh hoạt GĐPT, cả Đạo lẫn Đời trong cuộc sống ngày nay.

 

Được tin nầy, nhiều thành viên AHVN gửi điện thư với lời nguyện cầu anh sớm b́nh phục.

 

Lex. 26-9-2015