Canada - Chuyến đi chơi đầu năm 2024
HỒ THỊ KIM TRÂM
Canada và Mỹ cách nhau không xa, nhưng tôi vẫn chưa một lần qua đó dù đă hẹn đi thăm anh chị Đức-Mai ở Toronto khá lâu. Năm nay không hẹn nữa, tôi quyết định đi là mua vé bay ngay. Tôi chọn đi chơi đầu năm không có nghĩa là tháng 1 mà tháng 4. Khí hậu Toronto có bốn mùa giống nơi tôi sống - Virginia, tháng 4 đất trời lập Xuân ấm áp hơn.
Anh chị Đức-Mai đón tôi tại phi trường Toronto (YYZ) lúc xế trưa. Hôm đó thời tiết âm u, mây xám phủ bầu trời như sắp mưa. Đường về nhà anh chị có nhiều cây xanh và những ngôi nhà cổ kính thấp thoáng trong vườn hoa. Cảm nhận đầu tiên của tôi, cảnh đẹp và thanh b́nh.
Từ xa, anh Đức thấy một vườn hoa Anh Đào bèn dừng xe lại, t́m vị trí đẹp sửa soạn chụp h́nh. Lúc ấy tôi biết được, trên xe anh Đức luôn “thủ” sẵn bộ máy ảnh “nhà nghề” để anh có thể chụp h́nh mọi lúc mọi nơi anh ấy đi ngang qua. Cuối tháng 4, vườn hoa Đào bên hồ Tidal Basin - Washington D.C đă rụng hết mà nơi đây vẫn c̣n. Tuy hoa không nở đầy cành và chỉ có một màu trắng, nhưng c̣n nhiều hoa lẫn nụ. Đan xen những gốc hoa Đào là vài cây hoa Mộc Lan tím hồng (Magnolia). Những cánh hoa lóng lánh nước rụng đầy trên băi cỏ xanh dễ thương vô cùng. Mưa đă lất phất và gió chiều se lạnh không ngăn nổi ba người chúng tôi lang thang trong vườn, chưa vội về nhà.
Nhà anh chị Đức-Mai tọa lạc trong một thị trấn cổ, Falgarwood - Old Town Oakville, tỉnh bang Ontario. Khí hậu mát mẻ, có phần hơi lạnh do gió từ hồ Ontario mang đến.
Ontario Lake là một trong Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) nổi tiếng trên thế giới. Gồm 5 hồ nước ngọt chảy qua Canada và Mỹ: hồ Erie ở Pennsylvania, hồ Huron ở Michigan - Chicago và Canada, hồ Ontario - Canada có một phần chảy qua Rochester - New York, và hồ lớn nhất là hồ Superior ở tỉnh bang Ontario. Canada và Mỹ được thiên nhiên ưu đăi có nguồn nước ngọt dồi dào từ Ngũ Đại Hồ, cùng khí hậu ôn đới rất lư tưởng.
Theo lời anh Đức, hồ Ontario có h́nh móng ngựa, nên ṿng quanh thị trấn Oakville đều thấy nước. Mỗi ngày anh chị đưa tôi đến ngắm một nhánh của Ontario Lake. Nói là hồ nhưng nó rộng như sông, cũng có thể tưởng là biển. V́ vậy, Ngũ Đại Hồ c̣n được gọi là Biển Nội Địa.
Mỗi nhánh hồ đều có công viên với băi cỏ xanh và ghế ngồi nh́n ra hồ. Ta có thể vừa ngắm cảnh vừa đọc sách, hay chỉ tán gẫu với bạn chờ đến khi đèn bờ hồ chiếu sáng cùng bóng hoàng hôn.
Đó là Paletta Lakefront Park có gốc Liễu già đứng trơ trọi trên lối đi, bầu bạn với băng ghế đặt cạnh gốc cây. Thân cây to xù x́ vỏ, tàn lá rộng, nghiêng ra hồ nước trông cô đơn, không kém phần thơ mộng.
Bronte Park lại có vẻ đẹp khác. Có bến thuyền Bronte Harbour với hai dăy thuyền dài neo bên bến. Những cột buồm thẳng tắp chiếu xuống mặt nước hồ phẳng lặng như tranh vẽ. Xa xa thấp thoáng Ngọn Hải Đăng (Light House) với hai màu đỏ - trắng ḥa cùng màu xanh của bầu trời và nước hồ rất đẹp. Trên băi cỏ xanh đặt một bia đá - Bronte Fishermen’s Memory, để tưởng nhớ nơi đây đă từng có những ngư dân ra khơi cùng 22 chiếc thuyền đánh cá, bất kể thời tiết tốt hay xấu. Họ thả lưới câu cá tươi, đông lạnh vào thùng rồi chuyển đi cung cấp cho các chợ ở Toronto, Hamilton, và cả New York City.
Là South Shell Waterfront Park. Công viên này đang được xới đất trồng đợt hoa mới sau mùa Đông. Đặc biệt vẫn c̣n hai cây hoa Đào Nhật Bản màu hồng, giống loại trồng ở hồ Tidal - Washington D.C. Nó đặc biệt v́ khoảng thời gian tôi lưu lại Toronto, hầu như chỉ thấy hoa Đào màu trắng, ngoại trừ trong khu vườn Kariya.
Kariya Park - Là công viên Nhật Bản, dĩ nhiên không thiếu hoa Anh Đào. Những gốc cây hoa màu hồng được trồng bên ḍng suối nhỏ uốn quanh lối đi. Những nhánh hoa rủ xuống mặt nước trong veo, soi bóng trong nắng ấm. Trên ḍng nước cạn, đàn vịt khoan thai bơi qua bơi lại. Du khách đến đây rất đông, và không thể không dừng chân lưu vài tấm h́nh kỷ niệm.
Trên đường đi chơi loanh quanh Oakville Village, chúng tôi ghé qua những căn nhà cổ, nhiều năm trước đă từng là Post Office (bưu điện), Custom House (sở cấp phép di trú), Bank of Toronto (nhà băng thành phố); c̣n có Museum (viện bảo tàng), và vài nhà thờ nhỏ vẫn làm việc.
Oakville Old Town đúng như tên gọi, cổ kính và thanh b́nh. Đi đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà kiến trúc kiểu xưa, nằm sâu bên trong khoảng sân vườn rộng trồng hoa và cỏ. Xuống phố, dường như đường xá nhỏ lại do nhà cửa nhiều và hầu hết nằm gần mặt đường hơn. Tuy vậy, kiểu nhà xây không mất đi vẻ thẩm mỹ của phố cổ.
Ngày mưa, chúng tôi ghé vào Botanic Garden, nhà kiếng trồng hoa lớn nhất tỉnh bang Ontario. Ở đây mỗi tuần, người ta thay một loại hoa chính, trưng bày cùng những giống hoa khác. Hôm chúng tôi đến, Hydrangea Hortensia (Cẩm Tú Cầu) được chọn làm tâm điểm. Những khóm hoa Cẩm Tú Cầu to, nhiều màu sắc rực rỡ nổi bật bên những loại hoa lá màu sắc khác nhau. Cách sắp xếp tinh tế và thẩm mỹ càng tăng vẻ đẹp duyên dáng của mỗi loài hoa. Bên ngoài vườn hoa, trồng đủ loại cây ôn đới và nhiệt đới như Chuối, Cọ, Dừa, v.v.. Khác với bên trong, không gian nơi đây toàn một màu xanh tươi mát.
Một thắng cảnh quan trong và quen thuộc không thể bỏ qua khi đến Canada, chính là thác đôi Niagara Falls nổi tiếng trên thế giới. Dọc theo đường đi bộ trên cao, nh́n xuống hai ḍng thác đổ mạnh mẽ, tung bụi nước trắng xóa, con người trở nên nhỏ bé. Dưới chân thác, nước cuồn cuộn chảy trên những phiến đá, phát ra âm thanh như sóng biển vỗ mạnh vào bờ. Một giai điệu đă lâu bất chợt lướt qua, “ngừng đây soi bóng bên ḍng nước lũ, cầu cao nghiêng dốc bên ḍng sông sâu…” Từ độ cao tôi đứng, không thể soi bóng, chỉ thấy những con thuyền màu đỏ - xanh chở du khách bên dưới, nhỏ xíu như những con kiến.
Đi bộ trên cầu hết chiều ngang của Niagara Falls coi vậy chứ không đơn giản như xem trên h́nh ảnh. Chỉ cần nh́n thành phố phía đối diện thác, thật sự chúng tôi đă đi một đoạn đường dài có vài ngă ba, và nhiều ṭa nhà lớn. Qua khỏi con thác nhỏ, gần cuối đường là một chiếc cầu ngắn bắt ngang sông - Niagara River, chia đôi đất nước Canada và Mỹ. Bên này Niagara Falls, nh́n qua bờ bên kia là những ṭa nhà thuộc Rochester - Tiểu Bang New York, rất gần! Có thể gọi nó là “Chiếc Cầu BIên Giới”.
Ngắm Cầu Vồng bảy sắc phản chiếu trên ghềnh thác đă đủ, áo cũng đă bị bụi nước văng ướt; chị Mai và tôi băng qua đường, thả bộ trong Queen Victoria Park, dọc theo hướng xe chạy chờ anh Đức đến đón về. Vậy mà đă gần hết một ngày.
Ngày cuối, tuy trời nhiều mây nhưng anh chị chịu khó đưa tôi đến Toronto City, cách nhà anh chị khoảng 1 tiếng lái xe. City khác với Old Town rất nhiều. Đường nhỏ mà xe cộ chạy tới lui tấp nập. Lề đường đông đúc người qua lại. Trên phố, những tiệm bán thức ăn nhanh và nhà hàng Ư, Thái v.v.. với những bảng hiệu tên quen thuộc gần giống bên Mỹ. Chúng tôi không đủ thời gian đi thăm viếng thắng cảnh thành phố, v́ đường về thường kẹt xe nên chỉ ghé ngang China Town cho biết, và mua vài món quà đặc trưng của Canada.
Nhân dịp đi Canada lần này, tôi gặp lại Nguyễn Anh Thi, cô bạn thời trung học đệ nhị cấp. Nhà Anh Thi ở Mississauga Valley, từ xa tôi đă nhận ra nhờ khóm hoa Tulips trồng ngoài sân. Anh Thi thường gởi h́nh vườn hoa cho tôi ngắm “hàm thụ”, nên tôi biết chắc chắn dăy nhà quanh đây chỉ có nhà bạn trồng nhiều hoa. Sân sau nhà bạn, ngoài hoa Hồng, hoa Mẫu Đơn đang chớm nụ, c̣n vô số loại rau Việt Nam như hành lá, hẹ, xà lách, cải, ớt, và đủ loại rau thơm. Với tay nghề trồng trọt như Anh Thi, bạn có tên trong Hội Làm Vườn Toronto là hiển nhiên.
Buổi trưa, Anh Thi đăi chúng tôi một bữa Bánh Cuốn chả lụa ngon “ăn bao bụng”. Hồi nào tới giờ tôi mới nghe những chữ “ăn bao bụng” kỳ lạ này. Buồn cười, tôi hỏi Anh Thi th́ bạn ấy giải thích là bao ăn tới no bụng luôn. Cũng đúng, bánh cuốn hôm ấy là món ngon nhất trong những món tôi đă từng ăn những ngày qua. Phải chăng một phần do niềm vui hội ngộ?
Sáu ngày đi chơi Canada tuy ít ỏi nhưng tôi rất hài ḷng. Anh chị Đức-Mai đă đưa tôi đi nhiều nơi đáng nhớ. Dù chưa thăm viếng hết các thắng cảnh thành phố Toronto, nhưng chỉ cần được ngắm hồ Ontario mỗi ngày tôi cảm thấy đă đủ. Cám ơn thân t́nh của anh chị.
Đi du lịch để mở rộng kiến thức cũng như hiểu biết văn hóa mỗi nơi, nhưng không thể thiếu một điều là đến được nơi ḿnh yêu thích. Vậy, bạn thử nghĩ xem, nơi yêu thích của chúng ta là đâu? Bạn đă đến đó chưa? Ngày tháng phía trước đang chờ chúng ta.
Hồ Thị Kim Trâm