Công tác xưởng
Chương trình học ở trường Kỹ thuật Cao Thắng có những giờ học thực hành ở trong các xưởng. Dù học ban toán hay ban chuyên nghiệp thì vẫn phải học môn nầy.
Khi vào học lớp đệ thất thì học sinh đã phải sắm đồng phục màu xanh dương để vào học xưởng và phải mua các dụng cụ cần thiết như búa, cưa, các thứ dũa như ba tạc (hiệu Batard), dũa nhuyễn, dũa tam giác, dùi đục sắt.. nhưng không có dao như danh hiệu dao búa mà người ta đã gắn cho học sinh kỹ thuật.
Danh hiệu nầy có là vì các học sinh ban kỹ thuật Toán đệ nhất cấp một tuần một ngày và học sinh ban Chuyên Nghiệp gần như mỗi ngày, phải mang theo đồ nghề cá nhân như dũa, búa (không có dao) khi đi học thực tập làm công tác xưởng. Học tṛ trường phổ thông khác, trông thấy các dụng cụ nầy nên mới đặt ra chữ trường “dao búa “.
Học sinh kỹ thuật ban Toán đệ nhị cấp không c̣n phải mang các dụng cụ kể trên. Danh hiệu dao búa vẫn đeo đẳng cho măi đến tận bây giờ.
Mỗi sáng thứ hai học sinh phải mặc đồng phục trắng chào cờ và suy tôn Ngô tổng thống. Nhiều khi có giờ xưởng buổi sáng nầy mà vào thực tập thì khó xử vì áo quần trắng dơ bẩn khó giặt tẩy. Hằng ngày đi học thì học sinh phải mặc đồng phục quần dài xanh, áo sơ mi trắng ngắn tay có thêu phù hiệu của trường bên trái của sơ mi và không được mang guốc.
Trước ngày nhập học tôi xuống trường xem các lớp học và các xưởng. Hai kiến trúc nổi bật là cái lầu đồng hồ cổ kính và cái tháp chứa nước cao nghệu. Kế bên là xưởng rèn. Thấy một con bê buộc cổ ở đó tôi vào xưởng xem sự thể ra sao? Khi vào trong thấy mấy thầy đang nhậu, lò rèn có lửa cháy.
Thấy tôi ngơ ngác nhìn quanh, một thầy hỏi tôi:
- Trò mới hả?
- Dạ phải
- Trò thử vác cái búa dài kia xem có đủ sức học rèn không?
Tôi cố sức nâng cái búa nặng trĩu lên,
- Khá lắm, lát nữa muốn ăn thịt bê thì lại đây.
Té ra con bê ngoài kia là món nhậu của mấy thầy, không biết họ đang ăn tiệc gì?
Xưởng nguội th́ học với thầy Chịa, thì dũa xì khói. Khi lãnh cục sắt để làm thực tập theo đề của thầy cho, thì chao ơi nó có lớp da đầy rỉ sắt. Tôi phải hì hục dũa cho hết lớp rỉ nầy với cái dũa ba tạc.
Thôi thì học đủ cách đứng, cách cầm dũa để dũa cho phẳng, dũa “croa dê”, dũa nổi dũa chìm, chỉ thiếu cách dũa đối thủ khi lâm trận thôi và thế đứng 90 hay 45 độ tùy theo dũa phẳng hay croa dê.Tôi dũa mãi sao không phẳng mà cứ bom bê hoài. Không biết ngày nào mới nên kim theo tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.
Khi ráp mộng thì phải khoan lỗ rồi cưa, đục, dũa mặt mộng cho phẳng để khi ráp tốt thì mộng khít rịt, không có lỗ hổng và một tờ giấy không lọt qua được. Sau đó phải dũa bể dầy và dũa nổi croa dê cho đẹp, đóng số cá nhân trước khi nộp thầy.
Về cưa tay thì tôi cưa xéo xẹo không thẳng như mấy bạn,phải trở đầu rồi dũa cho thẳng nên mất rất nhiều thì giờ.
Học xưởng gò với thầy Quan thì trên búa dưới đe, đập chí chát vào một lá thép chữ nhật để tạo nó thành chữ S, cái khó là phải để ý chỗ nện cho sắt giản ra và biến thể̉ theo mẫu vạch sẵn, nếu nện nhiều quá ở vành ngoài thì nó sé rách ra. Búa dùng là búa gò có đầu tròn. Tiếng búa đập chát tai mà học trò không có nút tai để bảo vệ nó. Sau này tôi có đi thăm xưỡng của các người thợ giã giấy vàng để dát tượng phật thì mới thấy sự khổ nhọc của nghề gò.
Thầy Vầy d́ạy xưỡng rèn, học sinh tập kéo bể gây lửa cho than. Chúng tôi tập làm 1 cái dụng cụ vạch sắt với một thỏi thép bé tí. Học môn nầy thì phải luôn luôn chú ý đến nhiệt độ của thỏi sắt bằng cách canh chừng màu sắc của nó. Nếu nhiệt độ cao quá, sắt đến màu trắng thì nó sẽ chảy, thấp quá thì không rèn được.
Cũng như học gò, trên búa dưới đe, đập chí chát vào một miếng sắt nóng bỏng mà không có nút tai, nhưng phải hất sức cẩn thận tránh bị phỏng và rỉ sắt nóng văng vào người hay mắt.
Thằng Huệ làm chung bể với tôi. Nó ưa tranh cải. Một hôm chúng tôi tranh cải để quên cái pointe à tracer trong bể lửa làm nó cháy tiêu một nữa, tôi giận định thụi cho nó một cái xong dằn được và đi xin thầy sắt mới để làm lại. Xưỡng này thì không khí búi bậm và khói ám tùm lum cho nên mặt mày, tay chân lem luốc sau giờ học.
Chúng tôi được học sử dụng máy tiện và máy bào. Muốn cắt kim loại nào phải chọn loại dao tiện thích hợp và tính toán tốc độ cùng vận tốc cắt. Ai bảo là dân thợ không biết tính toán? Khi tiện thì phải chú tâm theo dõi công việc tránh gẫy dao, dây sắt thải văng vào mắt quấn vào tay…
Muốn học đệ ngũ A và B, điểm toán trung bình phải được 12, năm đó tôi được 11,80 lên đệ ngũ dụng cụ. Tôi không rõ việc chọn lựa lớp nghề đã theo tiêu chuẩn nào? Vì chúng tôi không có ai hỏi ý kiến như ngày nay.
Nhưng cũng may cho tôi là cái lớp dụng cụ còn được xử dụng máy móc, cơ điện thì có thể bị điện giật cháy tay, méo mặt là thường. Còn gò rèn hàn thì sao? Tôi tưởng tượng ra cảnh điếc tai, choáng óc, phổi đậm đặc khói quang tuyến X không qua nổi thì phát ngán, mắt lác hay lé xẹ vì tia chớp lúc hàn nếu không cẩn thận và ái ngại thay cho các bạn phải vào lớp đó!
Các học sinh kỹ thuật không mấy ai thích học chuyên nghiệp vì cái tương lai làm thợ chẳng ai thích và con gái không mê nổi. Cơ điện và dụng cụ còn khá nhưng gò rèn hàn thì bất đắc dĩ phải học thôi.
Học dụng cụ thì chúng tôi được học xưởng trên máy tiện, phay, bào. Máy tiện lớn phải dừng máy mỗi khi thay số, vì máy chạy bởi cua roa chuyền lên trục ở trên cao. Máy nhỏ hiệu Sculfort của Pháp chế. Trường sửa soạn xây cất lại giảng đường phía lộ De lattre de Tassigny và nới rộng các cơ xưởng để tiếp nhận viện trợ Tây Đức, thêm vào đó chúng tôi được mở thêm kiến thức với các môn xưởng mới. Thầy Lê văn Đảnh dạy Điện, chú Tư dạy máy Dụng Cụ, thầy Lưu Luân Trọng dạy Ô-tô, thầy Hồ Văn Vầy dạy rèn, thầy Lê Văn Quan dạy G̣. Thầy Huỳnh Văn Thức dạy máy hơi nước …
Ngoài cổng trường, những xe đổ hột xí ngầu lắc, ăn thua ḅ ṿ viên, xe bột chiên, bánh ḿ thịt, khô mực ... bán chiếm ḷng lề đường, cảnh sát Quận nhất đuổi chạy qua bên kia đường là Quận nh́, Quận nh́ đuổi chạy lại Quận nhất, ranh giới chỉ là con đường Công Lư. Bọn dụng cụ chúng tôi làm nguội với đề tài là hột xí ngẩu bằng sắt to tướng, một anh thua đổ hột xí ngầu, cay cú liệng hột xí ngầu nó làm bể chén kiểng của anh bán rồi bỏ chạy. Thầy Thống dạy xưởng phay, thằng Huệ và tôi trình thầy là máy phay của tụi tôi không chạy, nói khi thầy đứng ở giữa 2 máy, nơi vũng nước tính cho điện giựt ổng. May mà ổng không sao cả.
Người Tây Đức đến dạy nghề tại trường cùng máy móc thiết bị, hệ thống tổ chức cùng cán bộ giảng dạy của họ. Chúng tôi học tiện trên các máy mới chuyển giao. Thằng Huệ tinh nghịch cho máy chạy hết tốc lực, tôi la lớn vì sợ máy gẫy trục thì chết cả lũ. Trước khi hết giờ phải ngừng máy và lau chùi máy cùng sàn gạch bông khoảng 20 phút.
Thầy Phan Văn Măo dạy máy nổ, thầy khó tánh, học với fhầy lớp im phăng phắc, mỗi lần thầy gọi tới 2 học sinh lên trả bài. Anh em thường bảo giờ thầy Măo ruồi bay ngang biết đực hay cái.
Chúng tôi làm thực tập ở xưởng ô tô trên động cơ xe 2 CV hai thì và trên động cơ xe GMC 4 thì, sợ nhất là lúc quay cho máy chạy, nếu bất cẩn thì manivelle quay ngược lại làm gẫy tay. Có lúc săng trên bộ chế hòa khí xe 2CV bốc cháy làm anh bạn bị cháy tóc, hú vía.
Tôi ghi tên học thêm lớp tối các môn kỹ thuật do bộ Lao Động tổ chức dạy nghề cho người đi làm, cùng thằng Đương, bạn cùng lớp của tôi, ở xóm Nguyễn Tri Phương. Mấy ông thầy dạy là thầy tôi ở trường, nên chỉ làm cho tôi hiểu rõ thêm bài trong lớp.
Tôi đậu chứng chỉ Kỹ nghệ họa thầy Đặng, máy xe hơi thầy Mão, máy dầu cặn thầy Trọng .
Đậu trung học đệ nhất cấp chuyên ngành dụng cụ, tôi có cơ may được lên lớp Đệ tam toán mở thêm do quyết định của thầy hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh, kỹ sư ENSM từ Pháp về. Từ lúc nầy, giờ xưởng bớt đi, chúng tôi học nguội với thầy Đôi và học nhiều về toán, lý, hoá kỹ thuật học, kỹ nghệ họa để chuẩn bị thi tú tài Kỹ thuật.
Lúc ra làm việc trong kỹ nghệ thì tôi nhận thấy sự quan trọng của ngành gò rèn hàn. Trong công nghệ, khi muốn tăng cường cơ tính kim loại thì người ta cần các vật liệu rèn như bánh xe răng trong hộp số xe ô tô, các thành phần trong nhà máy nguyên tử...và dùng búa hơi có những khả năng lớn đến 9000 tấn hay hơn.
Nghề hàn có tầm quan trọng hàng đầu vì tất cả máy móc dụng cụ cho đến bàn ghế trong công viên đểu có mối hàn. Nhiều cách hàn cũng như các kim loại đều hàn được. Hầu hết mọi công nghệ đều phải cần đến môn hàn như đóng tàu, ô tô, máy bay, thiết bị y khoa, vật gia dụng....
Nhận thấy tầm quan trọng này, tôi chú trọng kỹ thuật hàn và các kỹ thuật kiểm tra mối hàn, tôi đã trở thành chuyên viên, nên được cấp bằng kỹ sư hàn Âu châu EWE, kỹ sư quốc tế IWE. Như vậy cái thành kiến về nghề gò rèn hàn lọ lem dơ bẩn lúc thiếu thời hoàn toàn sai lạc, do sự thiếu hiểu biết của tôi và nghề nào cũng đáng trọng như nhau.
Ngày nay, ngành dụng cụ có thiết bị bằng những máy móc tự động, những trung tâm tiện, khoan, phay, cắt, mài... sản xuất vật dụng theo chương trình của nhân công điểu khiển máy. Việc học hành đòi hỏi trình độ cao trong thời đại số hóa này.
Các buổi học xưởng đã cho tôi cái nhìn về sự khó khăn của người thợ trong việc thực hiện đồ án và sự bảo đảm an toàn công việc của họ.
Tham khảo:
Nguyễn Hoạt, Thời tôi học Cao Thắng - Đặc san Cao Thắng 2019
Nguyễn Hoạt