Lớp Kỹ nghệ họa

                                                                  

          Dân dao búa chúng ta và nh̃ững  bạn kỹ thuật, thực nghiệp đều có học môn này vì nó là căn bản của kỹ thuật cơ khí và các ngành công nghệ.

          Khi thi vào trường Cao Thắng tôi có môn thi này với chủ đề dùng 3 miếng tôn hình chữ nhật ghép thành bao nhiêu chữ cái trong bảng mẫu tự? Các bạn thử cho lời giải xem sao? Anh Vỹ dân kỹ thuật, sau này là trung tá không quân, có chỉ sơ cách vẽ cho tôi trước khi thi vào đệ thất kỹ thuật.

          Khác với cách vẽ mỹ thuật dựa trên quan sát và thẩm mỹ của đối tượng, thầy Phi Hùng đã dạy rằng: Gần to xa nhỏ, gần thấp xa cao. Trông sao vẽ vậy”.

          Một anh thêm vào câu: “Vẽ tầm bậy cho zéro”.    

          Kỹ nghệ họa được trình bày với hình vẽ chính xác là ngôn ngữ để các kỹ thuật gia diễn tả h́nh dạng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật… của các vật thể, chi tiết. Bản vẽ kỹ thuật là sản phẩm của trí tuệ và là kết quả của việc  t́m hiểu, tính toán, phác thảo kỹ lưỡng của nhà thiết kế khi  xây dựng, chế tạo một sản phẩm cơ khí.

           Về cấu tạo, bản vẽ cơ khí bao gồm các h́nh biểu diễn, các số liệu ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật của một chi tiết hay một bộ phận. Tất cả đều được vẽ theo một nguyên tắc chung và một tỷ lệ nhất định. Mà nh́n vào đó, người ta có thể biết được h́nh dạng, kết cấu, độ lớn, độ nhám, dung sai chế tạo… của chi tiết đó.

          Bản vẽ cơ khí là một tài liệu quan trọng trong việc thực hiện sản phẩm chính xác. Người thợ thi hành việc sản xuất sản phẩm không mất thì giờ  tính toán, tìm tòi vì các chi tiết đã ghi sẳn trên đồ hoạ. Bởi thế song song với môn này, các học sinh còn học kỹ thuật học và công tác xưởng để biết về cách vận chuyển của cơ khí, cách thấo ráp các bộ phận và nguyên tắc chế tạo các phần tử của cấu trúc.

          Thời tôi học, mỗi học sinh phải sắm bảng vẽ cá nhân, thước đo, thước chữ tê, giấy vẽ, mực tầu, bút vẽ, giấy vẽ, hộp com pa với tireligne, ê ke, và lưỡi dao cạo để tẩy xóa sai xót trong khi vẽ mực.

          Lớp Kỹ Nghệ họa học  ở trên lầu Đồng Hồ, do thầy Đặng dạy, h́nh vẽ, thầy vẽ sẵn trên giấy đen, nét vẽ hay chữ màu trắng trông rất rơ ràng. Một hôm thầy  Đặng khen tôi và nói với anh em theo gương tôi làm chuẩn học vẽ làm tôi hứng khởi để học cho giỏi như anh Lưu vừa là trưởng lớp vừa là hạng nhất trong lớp.

           Lúc ban đầu thì học vẽ các đường nét, chữ viết, hachures. tạo khung  danh mục, tỷ lệ, cách bố trí các hình, chi tiết… dần học đến các hình phẳng chính diện, bình diện, thượng diện... cách trình bầy thiết diện cắt đơn giản, cắt theo trục… quan trọng là  hình vẽ phải cân đối cho đẹp, các nét hachures đều đặn và các kích thước chi tiết chính xác, hoàn chỉnh. Tất cả các bản vẽ phải có khung tên để xác định được các thông số như tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, số lượng, độ nhám, dung sai, tỷ lệ, kư hiệu bản vẽ. Thông thường chúng tôi học vẽ phẳng gọi là 2D.

          Có nhiều loại hình vẽ trong kỹ nghệ họa, thông thường là cách vẽ một thành phần của máy để chế tạo:

          Bản vẽ sơ đồ (schema): vẽ phẳng bao gồm các kư hiệu đơn giản, cho biết nguyên lư hoạt động của chi tiết như: Sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ nguyên lư máy và điều khiển động cơ…

          Bản vẽ tháo rời: bản vẽ tŕnh bày các chi tiết khi các thành phần được tháo rời và sắp xếp ở vị trí cố định sẵn sàng được lắp ráp.

          Bản vẽ lắp ráp (Assemblage) hay bản vẽ kết cấu: bản vẽ cung cấp các thông tin về kết cấu các bộ phận của máy. Đây là yếu tố quan trọng của chi tiết. Nhờ bản vẽ này, người thiết kế sẽ lựa chọn cách thực hiện thích hợp cho việc chế tạo và lắp ráp.

          Bản vẽ chi tiết các thành phần: bản vẽ riêng các chi tiết của vật thể được trích ra từ bản vẽ lắp ráp để  xác định các phương pháp chế tạo sản phẩm.

          Các bản vẽ đều phải  thực hành theo tiêu chuẩn của Pháp, hay quốc tế ISO ngày nay. Thầy Đặng hay dùng tựa bằng tiếng Pháp lúc đó như “Joint de cardan”…

          Giấy vẽ cũng có tiêu chuẩn theo khổ A4 kích thước 210x297, tiếp theo là A3: 297x420, A2: 420x594... loại giấy Canson được ưa chuộng vì phẩm chất tốt và cạo sửa được.

          Lúc đó không có sách tiếng Việt dạy về môn này, chỉ có cuốn Guide des dessinateurs industriels của Chevalier làm chuẩn tài liệu. Sau này anh Tông cũng dân  Cao thắng, Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ Sàig̣n (1974-75),

Hiệu Phó Trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ (1982) có viết sách về môn học này:  Kỹ Nghệ Họa Lớp 9 (1971) và Bài Tập Kỹ Nghệ Họa Lớp 8, 9  (1972).

           Thầy  Đặng dạy giỏi nên  sau nầy tôi học dự bị thi vào trường kỹ sư ENSM vẫn đứng đầu lớp về  Kỹ Nghệ họa trong khi không biết nhiều tiếng Pháp.

 

Thầy Trần Văn Đặng đư;ng ở giữa lớp    

 

Để trở thành thợ giỏi, tôi ghi tên đi học lớp Kỹ nghệ họa do thầy Đặng dậy lớp tối của Bộ lao động tổ chức cho các người đi làm để trau dồi kiến thức và thăng tiến trong công việc.Trong lớp nầy có anh Đức là anh rể thằng Mỹ. Bất kể mưa gió,chúng tôi chăm chỉ đi học để có thể vào vẽ trong công nghệ hay trong hãng Ba son thì ít nặng nhọc hơn làm ở xưởng máy.

           Tôi cùng đậu chứng chỉ tốt nghiệp Kỹ nghệ họa tháng 10 năm 1960 do Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa ký tên, trong lớp tôi có tiến bộ nhiều về môn học này. Thấy tôi vẽ gìỏi mấy anh bạn chụp hình vài mẫu vẽ của tôi để làm bùa copier trong kỳ thi trung học.

          Cũng nhờ có căn bản về môn này cho nên khi đi làm trong công nghệ tôi không gặp khó khăn trong việc đọc sơ đồ, các hình vẽ rắc rối trong việc thiết kế từ phần tử đơn giản cho đến toàn bộ lắp ráp của các bộ phận trong công nghệ.

          Ngày nay các kỹ hoạ viên không còn bảng vẽ, thước tê, compas... mà phải biết sử dụng trên máy vi tính các phần mềm như: Autocad,Catia,Solidwork, Inventor, Solid Edge...Các dụng cụ này có thể tính các kích thước của vật thể, xác định vật liệu, các chi tiết tháo ráp… theo tiêu chuẩn ISO hay ANSI... để cho các bản vẽ phẳng 2D hay hình 3D dưới nhiều góc nhìn. Ngoài ra từ phòng thiết kế người ta có thể điều khiển việc chế tạo trong xưởng bằng máy tự động CNC.

 

Nguyễn Hoạt 12/2022