Người bạn bất hạnh
Tôi không nhớ rõ khi nào quen thằng Đương cùng học với tôi trong suốt thời Cao Thắng. Có lẽ là từ lớp đệ ngũ dụng cụ. Cùng tuổi với tôi, dáng người khỏe mạnh, hiền lành,hay trầm tư, ít nói và ít hoà mình trong đám bạn học trong tuổi háo động của lúc dậy thì.Tôi cũng không thấy nó đi đá banh hay nghịch phá mấy ông thầy như bọn chúng tôi. Nó có đặc điểm là hớt tóc ngắn, trọc đầu như kiểu ngày nay, lúc đó có phong trào để tóc kiểu tay-lom sừng bò, sau có kiều cạo trọc đầu như Yul Brynner.
Chúng tôi đi học bằng xe đạp và thường cùng chung một lộ trình và cùng chung lớp nên trở thành bạn bè. Nhà nó ở xóm Nguyễn Thiện Thuật không xa xóm Bàn Cờ của tôi, vì vậy nó thường đến rủ tôi đi học để nói chuyện trong trường và trong lớp. Dần dà nó đến nhà tôi và quen biết cha mẹ, chị em tôi, gia đình tôi qúy mến nó vì tánh tình hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn và hay giúp đỡ người khác, nó mang danh hiệu là thằng “đầu trọc” vì đầu tóc của nó.
Tôi rủ nó nhập vào nhóm tôi đi chơi với nhau có Mỹ Nguyễn, Mỹ Huỳnh, thằng Vĩnh và tôi. Về sau có thằng Vân nhập bọn. Thằng Vĩnh là con chủ nhà hàng SingSing ở đường Phan Đình Phùng là một quán có tiếng ở Sài Gòn.Chưa hết năm học, nó đã khoe với tụi tôi là nó chuẩn bị sang tây học, làm tôi thầm nghĩ thằng nầy phước lớn vì đi Pháp đối với tôi lúc đó như được lên thiên đường. Nhưng sau cùng nó ở lại Sài Gòn với má nó và tôi có đến trọ nhà nó ở Tân-Định năm 2012.
Trong nhóm có thằng Mỹ Hùynh thường đi cặp bồ với thằng Vĩnh. Tôi chỉ mong muốn thi đậu trung học đi làm giúp đỡ gia đình nên chăm chỉ học tập không thích bát phố, ăn nhậu lai rai, đi xem chớp bóng, cải lương hay đi tìm đào. Tụi nó biết vậy nên ít lai vãng đến nhà tôi như thằng Đương cùng cảnh ngộ nhà nghèo như tôi.
Để trở thành thợ giỏi,chúng tôi ghi tên đi học lớp Kỹ nghệ họa do thầy Đặng dậy lớp tối của Bộ Lao Động tổ chức cho các người đi làm để trau dồi kiến thức và thăng tiến trong công việc.Trong lớp nầy có anh Đức là anh rể thằng Mỹ Hùynh, có thằng Vĩnh và nhiều bạn trong lớp. Bất kể mưa gió,chúng tôi chăm chỉ đi học để có thể vào vẽ trong công nghệ hay trong hãng Ba son thì ít nặng nhọc hơn làm dưới xưỡng máy. Đêm khuya mát mẻ, ít xe cộ và ồn ào của thành phố, chúng tôi tha hồ trò chuyện trong lúc đi đường. Nó hay nói về chuyện xem tướng số ,tìm hiểu kinh mạch, bấm huyệt trị bệnh, nên tôi cũng tìm hiểu các bộ môn này để trò chuyện với nó. Dần dần các môn này trở nên hứng thú vì là để tìm hiểu nhân cách của người đối thoại trong khi giao tiếp theo kho tàng tục ngữ của người Việt ta như “Trông mặt mà bắt hình dong”. Chúng tôi cùng đậu chứng chỉ tốt nghiệp Kỹ nghệ họa tháng 10 năm 1960 do Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa ký tên, trong lớp tôi có tiến bộ nhiều về môn học này cũng nhờ thầy Đặng tận tâm chỉ bảo.
Lên đệ tứ, chúng tôi lại đi học thêm lớp tối về môn máy nổ do thầy Mão dạy và đậu chứng chỉ tháng 11 năm 1961.
Năm này, ông Đảnh kỹ sư ENSM từ Pháp về lảm hiệu trưởng trường thay ông Phạm Xuân Độ. Giám Học là các ông Minh, Lư Kim Chân, Lê Thanh Vân, Phan Văn Long, Tổng Giám Xưởng có các ông Pḥng, Măo, Đức, Tổng Giám Thị là ông Chịa, Giám Thị có các ông Kim, Luật, Tài, Khoa, Nén, Ái, Ngạc.
Tôi thi đậu Trung học kỹ thuật chuyên nghành dụng cụ hạng bình thứ, còn thằng Đương phải thi kỳ hai và đậu hạng thứ.
Ông hiệu trưởng Đảnh mở thêm một lớp đệ tam để cho học sinh đậu trung học kỹ thuật học lên tú tài, ưu tiên cho học sinh đậu có thứ hạng. Ngày khai trường vào học, tôi nghĩ tới các bạn phải thi kỳ hai không biết còn gặp lại tụi nó không. Chúng tôi quyết định đình công không vào học, yêu cầu ông Đảnh hoặc bỏ lớp hoặc mở ra 5 lớp đệ tam cho tất cả anh em vảo học. Thấy không xong, ông Đảnh mời ông Nguyễn Được làm giám đốc nha Kỹ Thuật học vụ xuống giải quyết, chúng tôi giữ nguyên lập trường, kết quả ông Được cho mở thêm lớp đệ tam cho tất cả học sinh đậu trung học. Chúng tôi hài lòng về kết quả vì các bạn cũ có thể học hết tú tài hay lên đại học. Thế là tôi có nghề trong tay và có triễn vọng thi tú tài.
Năm học đệ tam này, các anh bạn tự cảm thấy là người lớn vì đã có bằng Trung học trong túi cho nên đi đứng khệnh khạng như anh cả. Đi học thì không bỏ áo vào quần, phù hiệu trường đeo trên lưng quần, mang guốc không đi giầy vào trường, ông giám thị Luật trông thấy đuổi mấy anh ra khỏi trường, chỉ cho vào khi đúng qui luật của trường và dặn anh Thọ gác cổng phải tuân thủ qui luật.
Sau trung học, một số bạn tôi bước vào đường đời, đi làm như thằng Toàn làm thợ cơ khí không quân, anh Lưu đi quân cụ... Lớp tôi có thêm một số trò mới như các bạn thực nghiệp, Trương Lộc từ Nha Trang vào, Phan Hy từ Huế vào.
Năm này không phải thi cử, nên đa số anh em “người lớn” trốn học đi quanh chợ Sàig̣n hay chui vào các rạp Rạng Đông, ở đường Pasteur, bên hông trường, Casino Sàig̣n nằm trên đường Pasteur, Lê Lợi ở gần ngă tư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Vĩnh Lợi nằm cạnh bệnh viện Sàig̣n, đa số anh em thích đi Lê Lợi hơn v́ nơi đó có treo chiếc đồng hồ, phía tường bên cạnh màn ảnh, cho nên dễ biết giờ giấc ra về.
Trên đường Lê Lợi anh em đi xem sách các nhà sách Lê Phan, Văn Hữu, Khai Trí... anh nào có tiền ngồi quán Kim Sơn ngay góc Nguyễn Trung Trực Lê Lợi để nh́n nam thanh, nữ tú đi mua sắm, để nh́n ông đi qua bà đi lại, hoặc để rửa mắt hoặc ra chợ trời hay chợ cũ xem hàng.
Thằng Vinh, thằng Khải, thằng Khiêm, thằng Hoàng “bác học”, thằng Tiền, thằng Đức Lộc.. nhập vào nhóm tôi để đi tà tà trên phố Lê Lợi, sở thú, đài Chiến sĩ, bến Bạch Đằng. Bước vào cái tuổi 18-20 mà các cụ hay gọi là cái tuổi “động đực”, các cu cậu đi tán gái, tìm đào. Thằng Vĩnh tán con Phương, sau này là vợ nó.Thằng Vĩnh có máy chụp hình 6x6 Roley, tụi tôi đi chơi và nó chụp nhiều hình làm kỹ niệm.
Thằng Đương không thích đi bát phố như vậy. Nó và tôi lại đi học thêm lớp tối về máy dầu cặn do thầy Trọng dạy.
Nó trồng cây si một cô đào có nhờ tôi đi đưa thơ tỏ tình. Tới nhà cô này, thằng anh cô này nó tưởng là tôi đến tán em gái nó, nó thả chó ra cắn làm tôi chạy hết thở. Cô này là mối tình đầu của nó “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ mấy ai quên” cho nên về sau nó cứ nhắc mãi tên cô nàng.Tôi nhắc nó là tôi suýt bị chó cắn.
Sau một năm nghỉ xả hơi,thế rồi lại đến thi cử nào là tú tài I, sau là tú tài II, thi vào Đại học hay đi tìm việc làm.Cái thời vô tư coi như đã hết để bước chân vào đời.
Thằng Đương được lảnh phần thường Đạo Đức học đường cuối năm Đệ nhị.
Sau kỳ thi tú tài II, cùng với em tôi học trường Pétrus Ký ở trong tuổi động viên, chúng tôi được xếp vào hạng chiến đấu hiện dịch cho nên để được hoãn dịch vài năm, anh em tôi đi thi vào nhiều trường đại học với hy vọng đậu đâu học đó. Tôi đậu vào kỹ sư công nghệ, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng nông lâm súc (lâm khoa) và Đại học sư phạm khoa học toán. Em tôi đậu vào nhiều đại học khác. Ba tôi khuyên tôi nên chọn học kỹ sư công nghệ Phú thọ. Tôi vào công nghệ học khoảng 1 tháng th́ bất ngờ nhờ có tú tải hạng ưu nên được học bổng quốc gia đi du học ở Pháp.
Lúc đó sau đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm, mấy tướng lãnh tranh dành quyền lực cứ đảo chánh rồi chỉnh lý lung tung, lại xẩy ra tranh chấp về tôn giáo và phong trào mặt trận giải phóng lớn mạnh. Không có lãnh đạo giỏi, miền nam hỗn loạn. Quân đội cần thêm nhiều lính, và người Mỹ can thiệp trực tiếp vào chính quyển trong Nam. Em tôi không muốn đi quân lính, nó nộp đơn xin học bổng đi du học và được cấp học bổng bán phần đi Pháp nhưng nó không thích Pháp rổi được học bổng sang New Zéland học kỹ sư công chánh.
Thằng Đương không đậu vào đại học, tôi khuyên nó đi sĩ quan Thủ Đức hay Đà lạt, với đời binh nghiệp nó tìm được “cái cần câu cơm” và không còn là gánh nặng cho gia đình nó.
Tôi bận rộn công việc đi du học trong 15 ngày, lo lắng vì không biết tiếng tây, không kịp từ giã bạn bè, thầy cô, họ hàng thân thuộc và báo tin cho trường công nghệ biết. Ngày lên phi cơ chỉ có thằng Đương ra tiển tôi ở Tân Sơn Nhất làm cho tôi rất cảm kích. Tôi chỉ nhớ hình ảnh của ba má tôi buồn rầu khi chia ly.
Ở bên Pháp, tôi vẫn giữ liên lạc thư từ với thằng Đương. Nó nhập vào lớp sĩ quan năm 1966 và xuất trại lần đầu tiên ngày 5/2/1967 sau đó vào đại đội H/23.
Biết tôi ở xa, mỗi khi về Sàigòn nó có ghé lại thăm nhà tôi và đem qùa tặng ba má tôi. Sau khi ra trường nó làm sĩ quan hiện dịch và lên đến cấp đại úy an ninh quân đội.
Sau ngày 30/4/1975 nó kẹt lại với gia đình nó không đi di tản, chế độ cộng sản mới ra lệnh cho tất cả quân, cán chính “ngụy”, những cộng tác viên với Mỹ ... phải ra trình diện rồi gửi đi vùng kinh tế mới hay lên trại cải tạo.
Ngày 4/5/1975, tức chỉ 5 ngày sau khi chiếm được Sài G̣n, Ủy ban Quân quản thành phố Sài G̣n-Gia Định đă được CHMN thành lập để tiếp quản miền Nam Việt Nam. Ủy ban Quân quản đă yêu cầu tất cả cựu quân nhân, nhân viên và quan chức chế độ cũ phải đăng kư tŕnh diện tại địa phương. Đến ngày 31/5/1975, đă có 44.369 người đến đăng kư.
Ngày 11/6/1975, Ủy ban Quân quản ra quyết định mở các lớp học tập cải tạo chỉ dành cho các binh sỹ, nhân viên chính phủ, và cả các thành phần “cốt cán” của chế độ Sài G̣n cũ, nhằm giúp họ trở thành “những công dân mới.”
Những người tù được phóng thích được đặt dưới sự giám sát và thời gian thử thách từ 6 tháng đến 1 năm. Trong thời gian đó họ không được cấp giấy tờ chứng minh nhân thân, không có giấy thông hành, không có khẩu phần lương thực thực phẩm của nhà nước, và không có quyền cho con em đi học. Nếu trong giai đoạn thử thách đó họ không đáp ứng được yêu cầu th́ sẽ có thể bị gửi trở lại các trại cải tạo. Trước nhiều khó khăn, nhiều người đă chọn con đường ra đi vượt biên bằng đường biển và trở thành thuyền nhân.
Vợ con của những người bị bắt đi cải tạo cũng trở thành nạn nhân của các biện pháp kỳ thị và ngược đăi. Họ bị đuổi khỏi nơi cư trú và phải đi vùng kinh tế mới giữa những rừng núi hoang vu không có một chút tiện nghi tối thiểu cần thiết cho đời sống. Con cái họ bị kỳ thị gắt gao khi thi cử và không được phép vào đại học. Nhà cửa của họ bị cán bộ chia nhau chiếm đoạt, tiền bạc của họ ở ngân hàng cũng không được phép lấy ra.
Là sĩ quan cấp đại úy thì nó phải đi học tập 10 ngày theo lời tuyên bố của nhà cầm quyền mới, sau một năm áp dụng lao động khổ sai cho chế độ cải tạo, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam, trước khi bị Hà Nội giải tán, công bố chính sách 12 điểm quy định thời gian cải tạo là 3 năm. Sự công bố này lại mang hy vọng cho những người đă mất hết tin tưởng vào viễn ảnh của một ngày về đoàn tụ với gia đ́nh. Theo Nghị quyết 49 NQ/TVQH, chính quyền có thể thực hiện việc bắt giam một người để giáo dục cải tạo mà không cần thông qua xét xử, nếu như người đó thuộc “phần tử phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung” hoặc là “phần tử lưu manh chuyên nghiệp.”
Báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981 đă đánh giá Nghị quyết 49 là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng và cần phải được xóa bỏ ngay lập tức, v́ nó tước đi quyền được xét xử công bằng của một công dân.
Trong sách Bên thắng cuộc, Huy Đức viết”Đối với những phần tử ác ôn, t́nh báo, an ninh quân đội, sĩ quan tâm lư, b́nh định chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, th́ bất kể là lính, hạ sĩ quan hay sĩ quan, đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và quản lư chặt chẽ.” Thằng Đương ở trong An ninh quân đội nên bị cải tạo hơn 3 năm, bị cắt hộ khẩu, cấm về Sài gòn, phải đi vùng kinh tế mới sống cực khổ.
Năm 1984, vợ chồng nó và 4 con đến cư trú ở nhà ba nó gần 80 tuối, mắt lòa mà vẫn phải sửa xe đạp cho qua ngày, gia đình nó sống vất vả về sinh kế trong cái thời bao cấp bên nhà. Chúng tôi gửi quà cho nó, không có hộ khẩu thường trú nhưng cũng lảnh được nhờ có ba nó. Hải quan quái ác khoét sà bông, lấy dao nạy cuộn chỉ, ống kem, ống màu, hộp bánh tháo tứ tung... Sau đó ba nó đuổi vợ chồng nó ra khỏi nhà vì có chuyện lục đục với vợ nó.
Công việc làm ăn của vợ chồng nó gặp nhiều khó khăn vì cửa quyền bắt chẹt dân chúng. Theo nghị quyết 6, cuối năm 1984, tất cả hàng hóa đều vào hợp tác xã và doanh nghiệp, thuốc tây bị kiểm tra và do nhà nước quản lý... Vợ nó nghỉ bán gạo, nó muốn đi câu kiếm cá ăn, biết tin tôi gửi cho nó cái cần câu cá để sinh sống qua ngày. Rồi vợ nó về quê buôn bán gạo, nó vẫn tạm trú ở nhà ba nó.
Năm 1986, nó và hai đứa con vượt biên cùng 119 thuyền nhân trên con tàu nhỏ bé, sang đảo Pu Lau Galang thuộc Nam Dương sau 1 tháng hải trình. Các thuyền nhân bị cướp sạch tài sản, tư trang khi cặp vào những bến bờ các nước lên cận. Con nó bị bệnh, tôi giúp nó cước phí thuốc men. Cha con nó sinh sống nhờ tài trợ của cao ủy Nam Dương, nó xin làm thiện nguyện trưởng phòng tiếp liệu và học thêm anh ngữ chờ sang Mỹ.
Nam Dương tiếp nhận những thuyền nhân tị nạn, tránh nạn hải tặc theo hải phận quốc tế và nhiều nạn nhân của hải tặc Thái Lan, bị cướp sạch tài sản và hãm hiếp. Ở Galang II có cái miễu linh thiêng thờ hai chị em bị hải tặc cưỡng hiếp rồi thắt cổ tự vẫn.
Nhiều người được Mỹ cho nhập cảnh được đưa qua Phi luật Tân học tiếng Mỹ 6 tháng trước khi sang Mỹ định cư. Thằng Đương được một cựu sinh viên Đà Lạt bảo trợ sang cư trú vào tháng 10/1986 ở San José thuộc tiểu bang Californie để bắt đầu cuộc sống mới.
Bở ngỡ về sinh ngữ và đời sống của dân Mỹ, vì nó nhận ra :”thời giờ là tiền bạc” , nói, nghe, đường xá, di chuyển, phong thái, sinh hoạt đều mới lạ với nó. Được trợ cấp welfare không lâu thì worker’s bắt đi học ESL hai tuần. Nó đi xe bus vì bạn bè nó phải đi làm túi bụi không có thì giờ chở giùm. Tôi vẫn làm trung gian để chuyển thư và quuà cho vợ nó cư trú ở tỉnh Đồng Nai. Các cơ sở thương mãi ở Cali nhận gửi quà và tiển về Việt Nam đều đặt dưới quyền kiểm sóat của cộng sản, họ có ngân quỹ rất mạnh.
Nó dọn về ở Sunnyvale năm 1987, có điện thoại, sinh hoạt tự túc với trợ cấp của tiểu bang khoảng 700 $ tạm đủ sống, các con nó đi học ở high school. Nó đi học Anh văn buổi tối và cho tôi biết là nó ở tù 5 năm làm mắt kém và ngũ tạng suy yếu không cò nhanh nhẹn như lúc thiếu thời, nó nhờ tôi tư vấn vì không biết chọn ngành nghề nào đi làm vì kém sinh ngữ.Vợ con nó được xuất cảnh sang Mỹ theo chương trình đoàn tụ gia đình nhưng phải có vé máy bay cho ba mẹ con tốn khoảng 2600$.
Nhưng vì chưa đi làm nên nó phải vay mượn để trang trải, weekend phải làm phụ thợ mộc, thợ hồ, thợ sơn, làm vườn...Không đủ tiêu chuẩn để bảo lãnh cho vợ con nó, phải nhờ bạn hữu. Sau đó nó dọn về ở San Diego và bặt tin tức trong thời gian dài và chỉ nhận được vài tấm thiệp chúc Tết thôi.
Hai năm sau, nó đi học vẽ drafting, toán, Anh văn, tennis ở City College và gặp nhiều khó khăn về sinh ngữ.Vợ và hai con nó đến San Diego năm 1991, nó lên năm thứ 3 ở city College về drafting Enginneer, vợ nó cũng vào học trường này về môn Manuscurist, con gái lớn chuẩn bị vào đại học. Vợ con nó làm bánh trái để giao cho các nhà hàng vào dịp lễ và Tết. Thế rồi vợ nó mở tiệm làm nails có salon ở Pacific beach là nơi có nhiều du khách Âu châu và sau đó làm qủan lý cả 4 tiệm khác.
Nó về Việt Nam thăm nhà và ba nó đã lên 90 tuổi và hay trợ giúp người bị lâm bệnh bằng cách bấm huyệt và sự hiểu biết về đông y của nó.
Chúng tôi nói chuyện qua điện thoại vì con vợ nó quản lý tiền bạc trong nhà, nó luôn luôn nhắc chuyện trồng cây si thuở ban đầu và nó không có email cá nhân, không có face book, whatsapp hay phương tiện số khác. Gửi thư điện tử thì phải nhờ hộp thư con trai nó. Thằng nhải này vô lễ, hổn sược vì nó lớn lên ở bên Mỹ không biết phong tục Việt Nam. Nó than phiền về mấy đứa con không còn biết lễ giáo bên nhà.
Thế rồi trong khi chờ đợi xe bus, có thằng Mỹ vô gia cư xin tiền nó, nó cho mấy xu, thằng nầy không bằng lòng chửi thề rồi đánh cho nó bạt tai ngã lăn xuống đất phải vào nhà thương. Sau đó nó phải dùng xe lăn để di chuyển.
Năm 2020 tôi có gọi điện để hỏi thăm nó, thằng con nó cho biết là nó đã qua đời năm 2019 mà vợ con nó không báo tin cho tôi. Cuộc đời nó không có hạnh phúc vì hoàn cảnh của xứ sở, gia đình không toại nguyện, bởi số nó xấu và tại vì:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đă bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Hoạt Nguyễn