Nhân vật Cao Thắng thành danh
Trường Kỹ thuật Cao thắng có danh hiệu là trường nghề của dân “dao búa”, có tiếng là đào tạo giới công nhân thợ thuyền đi làm trong các hãng xưỡng hay hơn nữa đi làm ở công xưỡng Ba son của hải quân. Theo quan niệm xưa của ta về “Sĩ, nông, công, thương” thì trường đào tạo những người thuộc cấp thứ ba nên không được trọng vọng trong xã hội. Ý tưởng đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Ai có con đi học đều mong muốn cho chúng đậu vào trường danh tiếng, học giỏi ra đời làm thầy chứ không làm thợ mà họ chê là “dân vai u, thịt bắp”. Vì thế trường Cao Thắng được ít biết đến như các trường trung học phổ thông khác: Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản…, học sinh Cao Thắng vẫn luôn luôn giữ tinh thần Tôn sư, trọng đạo và tương trợ bằng hữu.
Là trường trung học, Cao thắng có lớp tú tài kỹ thuật với những bộ môn riêng biệt như kỹ nghệ họa, kỹ thuật học mà thí sinh phổ thông không biết được. Cho nên thí sinh kỹ thuật có thể ra thi tú tài toán phổ thông, ngược lại thì thí sinh phổ thông khó lòng thi tú tài kỹ thuật.
Bằng tú tài kỹ thuật được công nhận như bằng tú tài phổ thông, và có thể thi vào tất cả các trường đại học. Trước thời 1975, tú tài kỹ thuật được Pháp công nhận là tương đương với tú tài Pháp và có thể nhập học vào các lớp dự bị thi vào trường kỹ sư của Pháp.
Nhiều nhân vật Cao Thắng thành danh trong các lãnh vực khác nhau nhưng ít được biết đến như một vài nhân vật sau đây:
Tôn Đức Thắng (1888 - 1980) là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (từ 22/ 9 /1969), kế nhiệm Hồ Chí Minh, và là Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước CHXHCNVN Tôn Đức Thắng (1888-1980)
Ông sinh tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xă Mỹ Ḥa Hưng, Long Xuyên, tỉnh An Giang). Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương , ông lên Sài G̣n học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu, thường gọi là Trường Bá Nghệ là tiền thân của trường Kỹ thuật Cao thắng. Sau đó ông vào hãng Ba Son làm công nhân của Hải quân Pháp.
Năm 1912, vì tham gia tổ chức công nhân băi công đ̣i quyền lợi, ông bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm sau, ông làm lính thợ trong Hải quân Pháp. Năm 1919, ông tham gia phản chiến chống việc Pháp can thiệp vào Nga Xô Viết tại Hắc Hải, treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp để ủng hộ Cách mạng Nga và bị cầm tù. Về nước năm 1920, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, năm 1927, giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài G̣n và Kỳ bộ Nam Kỳ, và phụ trách phong trào công nhân Sài G̣n - Chợ Lớn. Ông bị Pháp bắt và tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo, sau đó năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo.[1]
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923 - 2001) khóa 1947-1949 lớp hàng hải (section des caboteurs). Trưởng lớp là Tôn thọ Khương, hoa tiêu đoàn hoa tiêu sông Sàigòn trước 1975, sau đó ông giữ chức trưởng hoa tiêu cảng Sài gòn. Trong lớp này còn có Chung Tấn Cang làm chức Đô đốc (Trung tướng) và Trần Văn Chơn làm chức Đề đốc (Thiếu tướng) hải quân thời đệ nhị cộng hoà.[2]
Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001)
Ông Thiệu sinh ở Phan Rang. Khoảng năm 1945, ông gia nhập vào đảng Việt Minh, rồi đào ngũ, vào Sài G̣n, theo học Trường Kỹ thuật sau đó th́ chuyển sang Trường Hàng hải Dân sự. Sau khi tốt nghiệp như một sĩ quan, năm 1949, ông rời ngành hàng hải và ghi danh khóa sĩ quan vơ bị đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam khai giảng ngày 1/ 10 /1948 tại Trường Vơ bị Huế, tiền thân của Trường Vơ bị Đà Lạt. tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy phục vụ trong Bộ binh của Quân đội Quốc gia trong Liên hiệp Pháp.
Ông làm tư lệnh sư đoàn 5 và tham gia cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông được lên chức trung tướng. Vào năm 1965 ông được hội đồng tướng lãnh bầu làm Chủ tịch Ủy ban Lănh đạo Quốc gia, trở thành Quốc trưởng Việt Nam Cộng ḥa, Chủ tịch Đảng Dân chủ và Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xă hội trong giai đoạn 1967–1975. Là một chính trị gia theo đường lối chống cộng mạnh mẽ, ông đắc cử tổng thống sau một cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1967 cho đến khi từ chức năm 1975 chỉ vài ngày trước khi miền nam già̉i phóng ngày 30 /4 /1975. Ông mất ở Boston (Hoa kỳ).[3]
Nhiều câu nói bất hủ hơn 40 năm qua của Tổng thốngThiệu vẫn c̣n giá trị đến ngày hôm nay :’’Sống không có tự do là đă chết’’
"Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm"
Trần Văn Danh (1923–2003) Bá nghệ khóa 1939-1941.
Thiếu tướng Trần Văn Danh - Trần Văn Bá (1923-2003)
Ông có bí danh Ba Trần, tên thật làTrần Văn Bá, Năm 16 tuổi, ông đậu vào trường Bá Nghệ Tháng 7 năm 1945, Trần Văn Bá tham gia tổ chức Thanh niên Cứu quốc. Cách mạng tháng Tám, Trần Văn Bá cùng lực lượng Thanh niên Cứu quốc tham gia cướp chính quyền ở Hóc Môn. Khi kết nạp làm đảng viên Đảng Cộng sản, Trần Văn Bá xin đổi tên thành Trần Văn Danh (bí danh Ba Trần).
Năm 1949 Ba Trần được đề bạt làm Tham mưu phó kiêm Trưởng ban quân báo liên tỉnh Thủ – Biên. Ông đã từng giữ các chức vụ:
Thiếu tướng, nguyên tư lệnh Sàigòn Gia Định, phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản TP Hồ Chí Minh phụ trách an ninh quốc phòng. Phó đoàn chính phủ Cộng hoà miền Nam trong Ủy ban Liên hiệp Quân sự tại trại Davis ở Tân Sơn Nhất, phó Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự quân Giải Phóng miền Nam kiêm trưởng ban tình báo chiến lược.
Thứ trưởng bộ Điện lực Việt Nam, Anh hùng Lao động, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. [2]
Vơ Ṭng Xuân, khóa 1957-1960, từng đảm nhận chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ, Viện Trưởng Viện Đại Học An Giang, Viện Trưởng Viện Đại Học Tân Tạo, Viện Trưởng Danh Dự Đại học Nam Cần Thơ. Anh hùng lao động.
Tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân (1940-20XX)
Giáo sư Vơ Ṭng Xuân sinh năm 1940 tại Ba Chúc, quận Tri Tôn tỉnh An Giang, ông nhập học Trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng năm 1954, năm 1961 tốt nghiệp Trung học, thi học bổng của Đại học Nông nghiệp Los Baños, Vơ Ṭng Xuân, trúng tuyển được học bổng du học ở Philippines. Năm 1966, tốt nghiệp Cử nhân (BS / Bachelor of Science) về Nông Hóa, Vơ Ṭng Xuân được nhận vào làm nghiên cứu sinh cho Viện Lúa Gạo Quốc Tế / IRRI (International Rice Research Institute) Los Baños nổi tiếng Á Châu và của cả thế giới. Học tiếp Cao học, Vơ Ṭng Xuân tốt nghiệp Thạc Sĩ (MS / Master of Science) năm 1971.
Năm 1972, nhận lời mời của Viện Trưởng Nguyễn Duy Xuyên, Vơ Ṭng Xuân về nước, đóng góp kinh nghiệm của ḿnh cho việc đào tạo thế hệ trẻ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ đó cho đến nay.[4]
Nhạc sĩ Ngọc Chánh tên thật là Nguyễn Ngọc Chánh, sinh tại Sàig̣n, trong gia đ́nh có 10 anh chị em, nhưng mất hết 8, chỉ c̣n lại nhạc sĩ và người em gái út Ngọc Lan tên thật là Nguyễn Thị Trí.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh - Nguyễn Ngọc Chánh (1937-2023)
Năm 1950, ông thi đậu vào Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, thời gian nầy ông đă viết sách Tự Học Tây Ban Cầm, bán bản quyền được 24,5 ngàn đồng.
Năm 1964, ông về làm trưởng ban nhạc của vũ trường Eden Rock trên đường Tự Do. Trong thời gian này, ông thành lập ban nhạc Shotguns gồm những người bạn sinh hoạt văn nghệ trong Biệt Đoàn Văn Nghệ như Pat Lâm (ca sĩ), Hoàng Liêm (guitar), Elvis Phương (ca sĩ), Đức Hiếu (trống), Duy Khiêm (bass) và chính ông (keyboard) để chơi nhạc ngoại quốc cho các câu lạc bộ của quân đội Mỹ.
Năm 1968 ban nhạc Shotguns đă được thành lập, với Ngọc Chánh (piano), Duy Khiêm (bass), Đức Hiếu (trống, sau đó thay bằng Lưu B́nh), Hoàng Liêm (guitar) và 2 tiếng hát Pat Lâm, Elvis Phương. Lấy tên Shotguns, bắt nguồn từ bài nhạc Mỹ của Junior Walker trong đĩa đơn cùng tên là Shotgun rất ăn khách vào thời điểm đó.
Năm 1969, nhạc sĩ Ngọc Chánh thành lập trung tâm băng nhạc Shotguns, thu âm ở một pḥng thu trên đường Bùi Hữu Nghĩa. V́ cộng tác chặt chẽ với nhạc sĩ Phạm Duy nên năm 1972 nhạc sĩ Ngọc Chánh nhờ Phạm Duy đặt lời cho bản nhạc “Bao Giờ Biết Tương Tư” do ông đă viết cho phim “Điệu Ru Nước Mắt”.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh viết bản nhạc “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Lúc đầu, ông định nhờ nhà văn Duyên Anh viết lời, nhưng sau đó để cho nhạc sĩ Phạm Duy viết lời.
Kể từ 1969 đến 1975, nhạc sĩ Ngọc Chánh đă thực hiện khoảng trên 30 băng nhạc Shotguns, đến nay đă gần nửa thế kỷ, kể từ ngày cuốn băng Shotguns cuối cùng được phát hành, nhưng đông đảo người yêu nhạc trước 1975, vẫn đang t́m nghe lại những băng nhạc này, như là t́m lại những giá trị xưa cũ, không bị phai mờ theo thời gian. Người nghệ sĩ th́ chết, nhưng đứa con tinh thần sẽ sống măi!
Năm 1978, nhạc sĩ cùng gia đ́nh vượt biển sang Malaysia, rồi sang Mỹ năm 1979. Cuối năm đó, ông tái lập lại ban nhạc Shotguns tại Hoa Kỳ và biểu diễn ở vũ trường Maxim’s, San Jose, California.
Sau đó, ông về Orange County, mở vũ trường Ritz, nơi trở thành bệ phóng để ca sĩ thế hệ sau 1975 trở nên nổi tiếng như là Ư Lan, Don Hồ, Dalena, Ngọc Lan, Lynda Trang Đài…
Sau gần 20 năm làm chủ ban nhạc, vũ trường và pḥng trà ca nhạc, nhạc sĩ Ngọc Chánh đă quyết định giải nghệ vào năm 1998, và chuyển sang hoạt động nhiếp ảnh. Ông qua đời ngày 7/1/2023 tại Wesminster, California. [4]
Huỳnh Ái Tông- khoá 1956-1963. Ông sinh tại làng B́nh Thủy (trên Cù lao Năng Gù), tổng Định Thành, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên.
Huỳnh Ái Tông (1941-20XX)
Năm 1966 ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật tại Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ Sàig̣n, ngạch Giáo sư Chuyên nghiệp Đệ Nhất Cấp, sau đó được bổ làm Giáo Sư Trường Trung Học Kỹ Thuật Ban Mê Thuộc. Năm 1968, bị động viên vào trường sĩ quan Thủ Đức, ra sĩ quan Quân Cụ năm 1969, sau đó được biệt phái về làm Giáo Sư Trường Trung Học Kỹ Thuật Ban Mê Thuộc.
Năm 1970 ông làm giáo sư Kỹ nghệ họa ở Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, và lên chức hiệu trưởng trường này năm 1974 cho đến ngày 30/4/1975.
Năm 1973, ông tốt nghiệp Cử nhân văn chương tại Đại học Vạn Hạnh, Sàig̣n.
Năm 1981, được Sở Công Nghiệp đề cử và được Ủy Ban Nhân Dân Tp HCM chấp thuận cho ông giữ chức Hiệu phó Chuyên môn và một anh Bí thư Chi Bộ Đảng của Trường được cử Quyền Hiệu Trưởng. Năm 1983 ông được chuyển về Công Ty Trang Bị Kỹ Thuật giữ chức Trưởng pḥng Kế hoạch.
Định cư tại Mỹ 1991.Nghỉ hưu 2009.
Ông là tác giả bộ sách Văn Học Việt Nam, một công tŕnh biên khảo chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam. Vơí 21 tập, hơn 14 ngàn trang.
Ông có viết sách dạy kỹ thuật là Kỹ Nghệ Họa Lớp 9 (1971) và Bài Tập Kỹ Nghệ Họa Lớp 8, 9 (1972), do nhà sách Khai Trí xuất bản.[5]
Ông có soạn kịch, lập ra mạng http://ahvinhnghiem.org/CaoThang là diễn đàn của các cựu học sinh trường KTCT và từng tổ chức ngày gặp gỡ các cựu học sinh cũng để tri ơn thầy cô theo truyền thống Tôn sư, trọng đạo. Thường về thăm quê hương xứ sở, thăm thầy cũ bạn xưa và đề xuất việc giúp đỡ bạn xưa trong cảnh khốn cùng.
Ông còn là chủ biên báo Phật học trên mạng dưới pháp danh Phúc Trung.
Nguyễn Hoạt, khoá 1956-1963.Được cấp học bổng quốc gia đi Pháp du học về môn cơ khí ở trường ENSM, ra kỹ sư , sau đó có bằng tiến sĩ vật lý, làm trong hãng Fuller của Mỹ với chức vụ trường phòng thí nghiệm vật lý. Hãng nầy chuyên làm hộp số cho các xe vận tải của Âu châu như Volvo, Renault, Fiat...và có danh tiếng nhất hoàn cầu.
Nguyễn Hoạt - Nguyễn Mạnh Hoạt
Sau về làm trong xí nghiệp sàn xuất dụng cụ cho các nhà máy nguyên tử Pháp. Ông trở thành chuyên gia vật liệu và kiểm tra không hủy NDE trong ngành rồi thành chuyên gia về công nghệ hàn được cấp bằng kỹ sư hàn Âu châu EWE và kỹ sư hàn quốc tế IWE là văn bằng cao nhất trong ngành nghề. Ông đã từng làm giáo sư về công nghệ và chất lượng ở các trường kỹ sư Centrale de Nantes ECN, ICAM, ISTN... Sử gia thành phố St Herblain.
Ông được cử làm cố vấn kỹ thuật Pháp cho Trung quốc trong việc xây dựng hai nhà máy điện lực nguyên tử ở vịnh Daya.[6]
Hồng Văn Thêm, khóa 1962-69, từng gia nhập Không Quân VNCH. Ông Thêm nói: “Tôi phục vụ không quân phi hành, Phi Đoàn 716, Không Đoàn 33, lái máy bay C47, đóng ở Tân Sơn Nhất. Bỏ nước ra đi nhưng những người cựu học sinh Cao Thắng chúng tôi cố gắng biến đau thương thành phương tiện, học hỏi thêm kỹ thuật và mong một ngày về giúp nước Việt Nam,”.
Hồng Văn Thêm
Ông cho biết: “Sau một thời gian làm kỹ sư cơ khí tại Mỹ, tôi lập công ty Vinatech được 25 năm ở San Diego, hiện nay có 50 nhân viên, cung cấp dịch vụ thiết kế (Engineering design).”[7]
Vơ Văn Thiệu, khoá 1968-70 trước khi được đi du học tại Italy, hiện là ủy viên giáo dục Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm văn Hóa Việt Nam.[7]
Vơ Văn Thiệu
Ngô Văn Nhơn,khoá 1973-1977.Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại Pḥng Kỹ thuật Tổng Công ty Thép miền Nam và làm cố vấn kỹ thuật cho các nhà máy thép miền Nam mới được tiếp quản như Vicasa, Sadakim, Vikimco, Vinaton, Việt Thành, Hoàn Thành, Song Mỹ Châu…Năm 1978, có chiến tranh biên giới Việt- Campuchia và chiến tranh Việt -Trung, ông làm trưởng thợ máy một trong các con tàu quân sự của Tiểu đoàn 5, đóng tại Tân Cảng (Cầu Sài G̣n), được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba và Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Ba.
Viện sĩ IAQ Ngô Văn Nhơn (1957-20XX)
Năm 1982, ông chuyển ngành về TP. Hồ Chí Minh công tác tại đội tàu biển Rameico - Sở Ngoại thương Thành phố rồi Công ty Kinh doanh Lương thực.
Năm 1993, để chuyển về Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), lần lượt lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ cùng với nhiều chứng chỉ chuyên môn về quản lư chất lượng trong và ngoài nước.
Hội chất lượng TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 2006 (tiền thân là Câu lạc bộ ISO Việt Nam ra đời năm 2000), được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền thay mặt cho Việt Nam tham gia làm thành viên Hội chất lượng Châu Á.
Ông làm Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng thư kư rồi Chủ tịch Hội chất lượng TP. Hồ Chí Minh. Năm 2013, ông được bầu vào Ban chấp hành Hội chất lượng châu Á, Ủy viên Ủy ban giải thưởng chất lượng châu Á. Trong Viện Hàn lâm Quốc tế về Chất lượng (IAQ) châu Á có 45 viện sĩ, khu vực Đông Nam Á mới có 6 viện sĩ. Năm 2018, TS Ngô Văn Nhơn là người Việt Nam đầu tiên được kết nạp.[́8]
Còn có rất nhiều nhân vật Cao Thắng thành danh nhưng không được biết đến theo phương châm của người Pháp vivre caché c'est vivre heureux (sống ẩn dật là sống hạnh phúc).
Tham khảo:
[1]-Wikipédia-Tôn Đức Thắng
[2]-Cao Thắng,105 năm thành lập và phát triễn,2011
[3]-Wikipédia-Nguyễn Văn Thiệu
[4]-Huỳnh Ái Tông-Những cựu học sinh Kỹ thuật Cao Thắng Sàig̣n
[5]-Huỳnh Ái Tông-Bệnh nghề nghiệp
[6]-Nguyễn Hoạt-Học và hành,Vietnamvanhien net
[7]-Linh Nguyễn- nguoiviet.com,Cựu học sinh Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng mừng tất niên,2016
[́8]-Ngọc Hoa-Nhiều cống hiến khoa học của một Viện sĩ từng là lính hải quân,cand 2018
Nguyễn Hoạt