Những người bạn cũ
Nguyển Hoạt
Mùa giáng sinh năm nay khác hẳn các mùa khác, vỉ là thời Covid. Cách ly trong nhà,ḷanh lẽo, tôi nhớ lại mùa giáng sinh ở Sài gỏn và những kỹ niệm thời trung học lần lượt hiện ra với hình bóng các bạn cũ.
Thuở đó, lúc mới chập chững bước vào đời của cái tuổi vô tư, chỉ lo ăn học, lo thi lên lớp có kết quả tốt cho cha mẹ vui lòng. Nếu cuối năm được lãnh phần thưởng thì rất sung sướng và thật là chúa rồi.
Tôi đi học trường nghề nên có danh hiệu là dân dao búa, vai u thịt bắp theo quan niệm thông thường lúc bấy giờ, vỉ ai cũng muốn cho con cái học thành dân thầy chứ có ai muốn thành thợ lao động khổ nhọc, chật vật về miếng cơm manh áo.
Nhưng với tôi cái mục đích gần là thi cho đậu bằng trung học vì mảnh bằng to chỉ một gang thôi mà sao con gái họ mê quá trởi như ban AVT đã hát.
Hơn nữa, cái bằng này là cái cần câu cơm như một vị giáo sư của tôi đã nói.
Đi học còn tạo cho tôi nhiều bạn cùng chơi đùa, sinh họat chung, dạo phố, chọc gái, tán gẫu, phá thầy, phá lớp. Vã lại tục ngữ có câu học thầy không tày học bạn, như vậy tôi đã học bạn được những gì? Có những anh bạn in đậm dấu ấn trong kỹ niệm lâu dài của tôi. Trước hết là các bạn đã cùng học với tôi suốt thời trung học. Trước hết là bộ bốn gồm có thằng Vĩnh, Mỹ Nguyển, Mỹ Huỳnh và tôi. Sau thêm thằng Đương.
Tôi biết thằng Vĩnh vào giờ toán của thầy Minh ở Pháp về, thầy dậy chứng minh hình học, học trò không hiểu, bu kín quanh bàn hỏi thầy. Lớp dưới nhao lên, ăn uống, vật lộn náo loạn lên. Thằng Vĩnh ăn kem trắng chảy giọt trên sàn, cả lũ kháo ầm lên là nó bị xuất tinh và đặt tên nó là Vĩnh quẹo.
Nó trông có vẻ ốm yếu, hiền lành đáng thương hại. Nó là con chủ nhà hàng Sing Sing góc đường Phan Đình Phùng, Đoàn thị Điểm, gần vườn Bờ rô. Nơi đây có tiếng là chỗ hẹn hò của tao nhân mặc khách sang trọng và tôi không bao giờ dám tới để uống một ly cà phê.
Chưa hết năm học, nó đã khoe với tụi tôi là nó chuẩn bị sang tây học, làm tôi thầm nghĩ thằng nầy phước lớn vì đi Pháp đối với tôi lúc đó như được lên thiên đường. Nhưng sau nó ở lại Sài Gòn với má nó và đi học đại học trên Đà Lạt. Nó ít giao du với các bạn cùng lớp ngoài chúng tôi.
Sau trung học, năm đệ tam, nhóm tôi hay đi tà tà trên phố Lê Lợi hay bến Bạch Đằng. Năm nay không phải thi nên các cu cậu đi tán gái, tìm đào. Thằng Vĩnh tán con Phương, sau này là vợ nó. Thằng Vĩnh có máy chụp hình 6x6 Roley, tụi tôi đi chơi và nó chụp nhiều hình làm kỹ niệm. Nó rửa hình bằng kiểu contact, trùm chăn làm phòng tối rồi sang ra hình.Thởi này chúng tôi đến tuổi động viên phải đi khám quân dịch, tôi xếp hạng chiến đấu, còn thằng Vĩnh ̣được miễn dịch.
Lúc tôi về lại Sài gòn sau gần 30 năm, tình cờ tôi có gặp lại nó rủ đi uống cà phê, nó khoe tôi là nó liên tục làm kế toán sau giải phóng ở nhà đèn Chợ quán và lương cao khoảng 5 triệu. Sau đó tôi lên ăn cơm ở quán Sing Sing, gặp má nó và vợ nó là cô Phương ngưởi Vĩnh long. Lúc nầy nó đã có con cháu đùm đề.
Năm 2008, tôi đem con cháu nội về thăm nhà và đến trọ nhà nó ở kế bên chợ Tân Định, má nó thôi làm hàng quán và có tiệm vàng và mấy căn nhà ở theo đại gia đình. Lúc nầy nó đã về hưu, và hàng ngày đi bộ quanh quẩn chung quanh nhà. Nó kể là đã đi du lịch ở Paris là niềm mong ước của nó và mổi bữa cơm nó phải ngồi hầu má nó. Vì lẽ đó nó không đi tây học.
Thành Mỹ là bạn thứ hai trong nhóm, nó ở vùng quê trên Phú nhuận, bạn này hiền lành ít nói và tướng bảnh trai, tôi không biết nhiều về nó, nghe nói nó đậu vào Công nghệ và tự vẫn vì bất lực.
Thằng Mỹ Huỳnh tên Khắc Mỹ, tôi gặp nó ở bệnh viện Sài gỏn khi đi khám sức khoẻ vào đệ thất Cao Thắng.
Thằng này trông có vẽ hiền hậu, chúng tôi học chung nhau suốt 7 năm trung học từ lớp dụng cụ lên tú tài kỹ thuật. Nó vượt trội qua các bạn khác nhưng luôn hạng nhì sau tôi. Nó đậu tú tài hạng bình và đậu vào kỹ sư công nghệ. Trong nhóm nó thường đi chơi với thằng Vĩnh.
Nghe tin tôi đi Pháp, nó đến nhà tôi hỏi thể thức xin học bổng và hỏi ba tôi:
- Thưa bác, bên tây họ nói tiếng gì?
Thế rồi nó cũng đến Nantes để học thi vào ENSM với tôi. Nó ít giao du với tụi tây và hay bè kết bạn với một vài sinh viên Việt Nam. Không đậu vào kỹ sư, nó đi học cán sự ở IUT Angers và đi làm ở hãng ICL. Nó nói với chúng tôi là nó thề không về thăm mẹ nó. Nó đóng kịch như lúc nào cũng đau khổ cho người Pháp không hiểu để thương hại và giúp đỡ nó, nó khai là ba nó mất sớm, sau này tôi khám phá ra là ba nó đi bưng chống chánh phủ Sài gòn, vậy mà nó cũng được học bổng quốc gia đi du học.
Nó cưới vợ Pháp và có 2 con, khi tôi về thăm nhà thì nó nhờ tôi đưa thơ cho con đào cũ của nó, tôi không nhận vỉ làm việc tồi này phá họai gia cang ngưởi khác. Sau này nó mò về tằng tịu với con này và tôi bặt tin nó.
Mỹ Huỳnh, Mỹ Nguyễn, Vĩnh, Hoạt
Bạn Đương là bạn thân tôi nhiều, con nhà nghèo như tôi nên chúng tôi dễ thông cảm và thân thiện hơn. Nhà nó ở khu Nguyễn Tri Phương nên chúng tôi đi xe đạp đến trường chung. Nó hay đến nhà tôi và quen biết gia đình tôi. Nhà tôi gọi nó là đầu trọc vì nó hớt tóc ngắn. Trong lớp tôi ít thấy nó giao tiếp với bạn khác ngoài nhóm chúng tôi và nó không thích thằng Vĩnh và Mỹ Huỳnh. Chúng tôi đi học lớp tối dạy nghề của bộ lao động tổ chức cho người đi làm, các thầy dạy là thầy ở Cao Thắng. Sau khóa kỹ nghệ họa, chúng tôi tiếp tục các khóa máy nổ, máy diesel... với hy vọng thành thợ giỏi khi đi làm.
Năm đệ tứ, nó không đậu trung học khóa đầu, cùng năm này ông Đảnh mở thêm một lớp đệ tam để cho học sinh đậu trung học kỹ thuật học lên tú tài, ưu tiên cho học sinh đậu có thứ hạng. Ngày khai trường vào học, tôi nghĩ tới các bạn phải thi kỳ hai không biết còn gặp lại tụi nó không. Chúng tôi quyết định đình công không vào học, buộc ông Đảnh hoặc bỏ lớp hoặc mở ra 5 lớp đệ tam cho tất cả anh em vảo học. Thấy không xong, ông Đảnh mời ông Được xuống giải quyết, chúng tôi giữ nguyên lập trường, kết quả ông Được cho mở thêm lớp đệ tam cho tất cả học sinh đậu trung học.
Chúng tôi lại học chung cho đến tú tài. Bạn Đương tương tư cô Lệ, nó nhờ tôi đi đưa thơ tỏ tình. Tới nơi thằng anh con đào nó tưởng là tôi đến tán em gái nó, nó xua chó ra cắn làm tôi chạy có cờ. Ông giám thị Luật có lẽ thông cảm hoàn cảnh nên nâng đỡ nó, cuối năm nó lảnh phần thường Đạo Đức học đường. Ngày tôi lên máy bay đi du học, nó vả ba nó ra phi trường tiễn tôi,
Nó không đậu vào đại học, chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên bằng thơ từ. T̀ôi khuyên nó thi vào sĩ quan Đà Lạt. Nó nhập vào khóa 23 sĩ quan và gửi hình nhiều cho tôi, xem bảnh trai lắm. Tôi có quen cô bạn thư từ tiếng Pháp, nhờ nó đi gập cô ta và giới thiệu cô em nhà lành cho nó vô. Lúc này nó lên hương, người ta định làm mối con gái tướng Thi cho nó.
Khi nó đi nghỉ phép về Sài gòn, thì nó vẫn mang bánh trái lại thăm má và em tôi, làm tôi càng thêm quư nó. Nó làm đến đại uý quân báo, và có cho tôi biết về các bạn học xưa ai phe ta, ai là phe khác. Nó tánh tốt hay giúp đỡ người khác.
Sau 1975, nó phải đi cải tạo hơn 5 năm cũng như số phận người nam khác. Sau đó bị rút sổ hộ khẩu và đi vùng kinh tế mới. Không được về Sài gòn, tôi gửi cho nó một cái cần câu theo nó dặn. Sau đó nó vượt biên sang Mã lai với con trai nó rồi sang Hoa Kỳ ở San Diego, đi làm về cán sự kỹ nghệ họa, nhập vào nhóm cựu sinh viên sĩ quan Đà Lạt, đón gia đình sang. Vợ nó làm nghề nails trở nên khá giả. Tôi gửi cho nó ảnh xưa làm kỹ niệm và nói nó cho điạ chỉ email để liên lạc, nhưng ngân khoản do bà xã giữ và không thích viết mail. Cái số trớ trêu của nó cưới cô vợ không được vừa ý cho lắm. Khi nói chuyện với tôi nó thường nhắc lại cái thưở ban đầu lưu luyến ấy.
Không may nó bị một thằng Mỹ homeless xin tiền không được, đánh nó té bị thương phải đẩy xe lăn. Năm 2019, tôi viết thơ chúc tết thì mới hay nó đả qua đời.
1963.- Đương, Phụng, Nhơn, HoạtThằng Tòng là học sinh giỏi vỉ nó học đệ ngũ toán B cho tới tú tải ở lớp đệ tam B, chúng tôi cùng học lớp đệ nhị A. Gương mặt hiền hậu, đầu tóc sạch sẽ, ăn bận tề chỉnh. Nó đi học bằng xe vespa, ngày tất niên nó bận complê và thắt cà vạt như mấy ông thầy. Nó mở ra hội nhiếp ảnh ở trường và được ông Đảnh hổ trợ.
Đậu vào công nghệ, nhưng không học, nó đi Pháp tự túc và xuống Nantes học thi vào ENSM với chúng tôi. Không trúng tuyển sau 2 năm, nó lên Angers học IUT và sau trở về Nantes vào học và ra kỹ sư đi làm việc. Vợ nó là dược sĩ, con dân biểu thời đệ nhị cộng hoà và đã làm chủ tịch hội aí hữu sinh viên Việt Nam Nantes. Tòng và tôi tham nhập hội người Việt ở Nantes để tiếp đón và giúp đỡ đồng bào tỵ nạn sau biến cố 1975.
Thằng Bá vào lớp đệ tam C. Từ Thực Ngiệp qua rất giỏi xưởng. Anh nầy thấp bé nhưng rất có duyên, dó tài kể chuyện hập dẫn. Nhất lả chuyện nó về quê ăn tết, xe đò chở nó bị đảng cướp già râu chận lại làm tiền mãi lộ. Không biết là cướp hay giải phóng? Đi học nó hay bận áo màu xanh trong khi đồng phục là áo sơ mi tay cụt trắng. Tuy nhiên sau bằng trung học, mấy "người lớn" như thằng Hòa, thằng Đức, thằng Bá không bị giám thị phiền hà.
Môn xưởng nguội, mấy anh Ihực nghiệp qua ráp mộng mang cá quá hay, không có kẻ hở, khẻ gỏ với cán dũa thì nó rới nhau ra. Tụi tôi dũa ỳ ạch mà cũng không ráp khí́t. Tụi tôi đem xuống lò rèn, đốt nóng lên rồi lấy búa nện, cũng không tốt. Tụi bạn chờ Thẩy Đôi chấm xong của bên Thực nghiệp bỏ vào tủ khóa lại lỏng lẻo, thừa lúc ổng vắng mặt, kéo cửa tủ ra, lấy pointe à tracer khều mộng rớt xuống dũa bay số đem nộp, chỉ phải bớt điểm vì thiếu bề dầy. Thẩy Đôi thấy tụi tôi tự nhiên dũa hay quá, Thẩy sinh nghi, chấm điểm xong, mở tủ ra thỉ mất một số mộng. Thẩy Đôi la lên:
- Giời ơi, thế này mà đòi học tú tài với kỹ sư. Đi ăn trộm thời có.
Bọn trộm của thầy vẫn thi tú tài và kỹ sư.
Anh Trương Quang Lộc từ ngoài Huế vào cùng học đệ tam C. Anh này là học sinh giỏi toán, người cao dong dõng và đứng đắn. Tôi thích anh Lộc vì dọng Huế êm dịu và lạ tai với tôi vì các bạn tôi dọng nam hay bắc như Trần mạnh Vinh, Trần chí Hoạt. Sau này anh Lộc làm kiến trúc sư và hay gặp anh em về thăm nhà. Tôi bàng hoàng nghe tin anh qua đời năm 2011, trên blog anh Tông.
Cặp bài trùng Nhơn và Nghĩa, hai anh nầy đi đôi với nhau trong lớp và hay nói chuyện về đảo chánh. Hai anh này có tinh thần đại ca. Bọn nhóc tỳ Cao Thắng đi sở thú chọc ghẹo con gái Trưng Vương thế nào mà bị tụi Võ Trường Toản bắt giữ. Tin bay về Cao Thắng, hai đại ca Nhơn và Nghĩa họp người lớn lại, chở anh em lên xe bít bùng mang gậy gộc lên dạy mấy anh Võ Trường Toản đừng làm bậy với dân Cao Thắng, việc gì để đàn anh phân xử. Không biết họ dạy thế nào mà có anh Võ Trường Toản phải vào nhà thương. Ông Độ làm hiệu trưởng Võ Trường Toản là thầy cũ thầy Đãnh, gọi điện thoại trách thầy Đãnh, ông ta phải đem cả bọn người lớn vào nhà thương xin lỗi.
Năm 1963, trước đảo chánh, hai vị này hay nói chuyện về tướng Cao tư lệnh quân đoàn IV, làm tôi không biết hai anh này có liên hệ gì không với tướng Cao? Sau ngày 11-11-1963, báo đăng có học sinh Cao Thắng dự vào quân đảo chánh, tôi không nhớ có hai anh này trên hình không?
Phạm Minh Luân là con ông Luật, giám thị của tôi. Nó là đàn anh học trước tôi một năm và quen tôi khi tôi đến Nantes học. Ở đây có anh Xuân, và thằng Chánh là bà con nó. Anh Xuân lập ra hội ái hữu sinh viên Việt Nam để trợ giúp anh em Việt tới Nantes và bở ngỡ về ăn ở và giấy tờ không biết tiếng tây nhiều như tụi tôi. Anh làm hội trưởng và giao tôi làm tổng thư ký. Luân và tôi cùng khoảng 10 sinh viên Việt khác học dự thi vào ENSM. Tất cả không rành tiếng Pháp trừ Lưu Thanh Dũng đã học một năm ở Rennes.
Không biết tiếng tăm, nên phải dịch bài học tiếng Pháp sang tiếng Việt để hiểu, chỉ có anh Dũng theo kịp bài giảng còn tôi phải cọp dê nó. Chỉ có môn kỹ nghệ họa tôi đứng đầu lớp còn toán lý hóa thì bết bát.
Lúc này các anh sinh viên xa nhà đã lâu, ở Nantes chỉ có hai cô sinh viên Việt kênh kiệu, khó tánh, nên các cu cậu khát tỉnh đi bắt đầm con dễ hơn. Anh Phú dẫn bạn gái về phòng để xem Estampes Nhật bản, thế nào ông bố nó là lính xen đẩm vác súng đi tìm con gái xuýt bắn anh Xuân và tôi đang đánh bi da. Chủ quán kêu ầm lên không phải nó. Anh Dũng thì cứ rủ bạn gái về phòng nghe đờn ca bằng ghi ta. Luân không ngoại lệ, nó có nụ cười với cặp mắt hấp háy mà chúng tôi gọi là nụ cười "giao cấu ". Nó bắt được một nàng, thế nào mà nó phải chạy trốn bằng xe đạp. Cô này mê nó như điếu đổ, cưỡi xe đạp rượt theo làm anh em cười bể bụng.
Không đậu vào ENSM, Luân đi lên học IUT ở Angers, ở đây có anh Xuân làm giảng viên toán. Từ đó mất tin nó.
Tôi quen Nguyễn Văn Bẩy, ngồi kế bên trên máy bay đi Pháp và là đàn anh Cao Thắng. Ba nó là chủ nhà hàng Thanh Thế lừng danh ở Sài gòn. Nó xuống Nantes để học khoa học, không thích giao du với bạn Việt nam, bạn tây có thằng Raoul và thằng Ménant. Dần dần tôi đi chơi với nó vì nó không thích đi phố hay đi nhậu. Nó nói chuyện có duyên vả hay dùng danh từ thằng mẹ rượt, tôi không hiểu nghĩa, cũng như sau này tôi nghe danh từ bà bắn cũng không hiểu nghĩa .
Sau 2 năm không ̣đậu ở khoa học, nó ghi tên học PCB để thi vào bác sĩ, tôi và nó đi xem xi nê 5, 6 lần trong tuần lễ vì tôi đã vào học kỹ sư. Chúng tôi thích xem phim James Bond 007 và nó tự nói là 008. Tôi hỏi nó là nhà chắc có nhiều anh chị em vả nói em gái nó là cô tám trúng phóc vì đó là lối đặt tên của nhà đông con trong Nam. Nó mê cô Laurette làm y tá và muốn cưới làm vợ, cô này không chịu vì sợ nó đưa về Việt Nam. Hai năm sau không đậu médecine, nó ra học kinh tế cũng không đậu.
Chán đời vì trơ trọi ở Nantes, nó định tự tử, tôi khuyên nó về Paris ở với anh nó có nhà hàng Thanh Thế ở Paris. Từ đó tôi mất liên lạc với nó.
Năm 1993 tôi về lại Sài gòn bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh và gặp lại các bạn cũ Đán, Minh Trần, Huỳnh Hữu Lộc , anh Á là anh thằng Việt. Tôi về thăm trường cũ bây giờ có tên là Trường Kỹ Thuật Cao Thắng, được thầy hiệu trưởng Võ Hồng Thái, Kỹ sư ô-tô, cùng với thầy Lê Xuân Lâm trưởng phòng đào tạo dẫn đi viếng trường. Thiết bị và các nhà học không có gì thay đổi. Cái lầu đồng hồ vẫn như cũ, nhưng cái lớp học Kỹ nghệ họa đã thành phòng truyền thống.
Các bạn cũ lần lượt qua đời như anh Trương Quang Lộc, Huỳnh Hữu Lộc, Phạm Ngươn Đáng.... Tôi chợt nhớ đến các bạn ngày xưa và liên tưởng đến câu kết của bài thơ ông đồ:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?