Tiểu Sử Ông CAO THẮNG
(1864-1893)
Ông Cao Thắng sinh trưởng trong một gia đ́nh nông dân tại làng Tuần Lễ, Hương Sơn, Hà Tỉnh, vào năm 1864. Thuở nhỏ ông thông minh, nhanh nhẹn, ham tập vơ và săn bắn.
Năm 1885, cụ Phan Đ́nh Phùng hưởng ứng chiếu Cần vương, được vua Hàm Nghi giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh. Ông Cao Thắng đem theo 60 thủ hạ, cùng em là Cao Nữu gia nhập phong trào Cần Vương tổ chức khởi nghĩa ở núi Vụ Quang, Hương Sơn, khu Ngàn Trươi. Ông được cụ Phan Đ́nh Phùng phong chức Quản cơ, lo việc đôn đốc tổ chức nghĩa quân.
Đến đầu năm 1887, giặc Pháp mở nhiều trận càn quét lớn đánh vào căn cứ, nghĩa quân suy yếu phải rút sâu vào rừng núi. Phan Đ́nh Phùng giao quyền tổng chỉ huy lại cho Cao Thắng toàn quyền tổ chức và xây dựng lại phong trào, để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh... t́m sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Nếu cụ Đ́nh Nguyên là văn quan, linh hồn của phong trào, th́ ông Cao Thắng là một vơ tướng lănh đạo nghĩa quân, tổ chức xây dựng các căn cứ của nghĩa quân Hương Khê. Ông có nhiều tài, nhiều mưu lược. Điều ông lo nghĩ nhiều nhất là vấn đề vũ khí: “Muốn đánh Tây th́ phải có súng giống như của Tây”. Ông nghĩ ra cách chế tạo súng theo lối Tây Phương và trở thành người kỹ sư quân khí đầu tiên của nước Việt Nam. Ban đầu ông đúc được 200 súng hỏa mai, chia toán ra, dùng 1 người bắn, 1 người lắp đạn, làm cho quân thù kinh khiếp trước hỏa lực mới của nghĩa quân.
Nhận thức được súng hỏa mai bắn chậm, ông quyết định phải chế cho được súng trường của Pháp đang dùng. Trong một trận phục kích ở Hương Sơn, Ông diệt được 17 tên giặc, có hai thằng Tây, đoạt 17 khẩu súng và mấy ngh́n bạc. Ông tháo súng ra và nghiên cứu cách chế tạo. Ông tập trung thợ rèn đúc súng, đúc cơ bẩm, thợ mộc làm báng súng, thân súng. Những ǵ không làm được, ông đặt mua từ Xiêm La. Sau vài tháng làm việc ṛng ră, ông chế tạo thành công 350 súng trường theo mẫu 1874 của Pháp. Tuy ṇng súng thiếu rănh xoắn, đạn
không đi xa bằng, nhưng sức tác hại chẳng kém ǵ súng Tây.
Đi đôi với việc chế tạo vũ khí mới, Ông Cao Thắng c̣n xây dựng một đội nghĩa quân hùng mạn có tinh thần chiến đấu cao, có kỷ luật nghiêm minh. Mặt khác ông cũng chuẩn bị sẵn lương thực, gạo muối ở căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi để khi cần thiết có thể rút lên. Vào những năm 1888-1889, lực lượng nghĩa quân sau một thời gian củng cố đă lên tới hàng ngh́n người, trong đó có một số được trang bị súng loại mới. Tuy nhiên ảnh hưởng của Cao Thắng vẫn chưa ra ngoài hai huyện Đức Thọ và Hương Sơn. Trong lúc ấy những cuộn khởi nghĩa lẻ tẻ ở Nghệ Tĩnh đang bị bọn Pháp uy hiếp đă quy tụ dần lại xung quanh những sĩ phu có danh vọng hay những tướng lĩnh nông dân có kinh nghiệm chiến đấu. Ông Cao Thắng đã chiêu mộ nghĩa quân khắp nơi về Hương Khê.
Như vậy cụ Phan Đ́nh Phùng và ông Cao Thắng không những chỉ thống nhất các lực lượng chống Pháp cả bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - B́nh về danh nghĩa, mà c̣n về các mặt cụ thể khác như chỉ huy, kỷ luật, và trang bị vũ khí. Việc này đã tạo điều kiện cho sự thống nhất về ư chí, tư tưởng. Đó là một trong những nguyên nhân giải thích v́ sao hoạt động trong một địa bàn đất không rộng, người không đông, quân số không nhiều, vũ khí so với địch thua kém, thế mà cụ Phan Đ́nh Phùng và ông Cao Thắng đă duy tŕ được cuộc chiến đấu hàng chục năm trời.
Cuối năm Tỵ (1893), lực lượng nghĩa quân đă mạnh, nhưng vẫn bị bó hẹp ở vùng rừng núi. Để mở rộng thế lực, gây dựng phong trào, ông Cao Thắng xin cụ Đ́nh cho đánh ra tỉnh Nghệ An...
Nghĩa quân chia làm ba đội. Hai đội do Cao Nữu, Nguyễn Niên chỉ huy, đội tiền quân do chính Cao Thắng cầm lệnh. Nghe tiếng Cao Thắng, bọn lính tập các đồn của Pháp đều sợ hăi, nên trên đường, ông đă đánh tan mấy đồn lẻ. Hôm ấy, đến đồn Nu th́ đă xế chiều. Quản Phiến, nguyên là một chỉ huy nghĩa quân ra hàng Tây, cai quản đồn này. Đồn có 100 lính chia làm hai đội, một đội nằm im bên trong, một đội lẻn ra phục kích ngoài đồng. Khi đến nơi thấy định không chống cự, sợ có phục binh, nên Cao Thắng không đánh. Nhưng nào ngờ, một lúc sau, quân ông bị đánh cả từ hai phía. Quân trong đồn chống cự rất hăng mà quân phía sau cũng đánh lên rất rát. Cao Thắng bị một viên đạn xuyên màng mỡ, gục xuống. Nghĩa quân xông tới đỡ cơng ông ra, vừa đánh vừa lui. Về đến Khê Thượng th́ ông đă bất tỉnh. Chợt, ông mở mắt nh́n quanh, ứa lệ rồi tắt thở, lúc mới 29 tuổi (1-11-1893).
Cụ Đ́nh được tin, đau xót kêu to: “Trời hại tôi rồi, ông Cao Thắng ơi!”
Đám tang Cao Thắng được cử hành rất trọng thể. Các quân thứ đều cử người về dự. Khi rước quan tài ra, nghĩa quân kêu khóc rất thảm thiết...
Sau khi ông Cao Thắng mất, khởi nghĩa Phan Đ́nh Phùng dần dà suy yếu. Bị uy hiếp mạnh, nghĩa quân phải di chuyển lên Vụ Quang - Ngàn Trươi. Ngày 28-12-1895, Phan Đ́nh Phùng bị thương trong khi chỉ huy chiến đấu, rồi mất sau đó. Chủ tướng hy sinh, nghĩa quân tan ră dần, và đến cuối năm 1896 th́ chấm dứt hoạt động.
Các chiến sĩ Cần vương đă ngă xuống trên trường tranh đấu, xác người anh hùng nằm xuống làm tấm gương soi đường cho hậu thế vùng dậy mà tiếp lấy ngọn cờ dành độc lập.
Dân tộc Việt Nam bất khuất sẽ không dung thứ cho bọn cầm quyền măi quốc cầu vinh, sỉ nhục quốc thể. Cương thổ nước Nam do tiền nhân đổ máu gầy dựng, cháu con sẽ hết ḷng ǵn giữ. Quân xâm lược sớm muộn rồi cũng chịu chung số phận của Liễu Thăng, của Sầm Nghi Đống.
Phất cờ cứu nước khỏi lao lung,
Dân tộc ch́m trong cảnh khốn cùng,
Hồng Lĩnh c̣n vang hồi trống trận,
Hương Khê sao vội khóc anh hùng.
Chết ông Cao Thắng tṛn nợ nước,
Thác cụ Nghè Phùng vẹn hiếu trung,
Tử sĩ đúc hun ḷng ái quốc,
Muôn đời xâm lược phải cáo chung.
Đào Công Minh (CHS CT 73-77)
Chúng ta thật hănh diện là học sinh của ngôi trường được mang tên người anh hùng Cao Thắng, người kỹ sư tài ba đầu tiên của nước Việt Nam đă chế tạo ra súng ống cho nghĩa quân, người chỉ huy lỗi lạc của Hương Khê Khởi Nghĩa đã gây khốn đốn cho thực dân Pháp hơn 10 năm dài (1885-1895) khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng B́nh.
Để tưởng niệm vong linh của người anh hùng vị quốc vong thân, chúng ta những HS trường THKT Cao Thắng xin được làm lễ cúng tổ, để khơi dậy ngọn lửa hào hùng ngày nào đã bừng cháy trong lòng của người anh hùng dân tộc, cầu mong vong linh của ông tổ Cao Thắng hộ trì cho con dân nước Việt Nam sớm dành lại được độc lập tự do.
Đào Công Minh (CHS CT 73-77)
(Tài liệu tham khảo: Quân Sử VNCH, Quyển 3 của Phạm Văn Sơn)