Về lại trường xưa

 

          Suốt thời trung học từ năm 1957 đến 1964, tôi mài đủng quần ở ngôi trường Kỹ thuật Cao thắng. Trường này có danh hiệu là trường nghề của dân “dao búa”, có tiếng là đào tạo giới công nhân thợ thuyền đi làm trong các hãng xưỡng hay hơn nữa đi làm ở công xưỡng Ba son của hải quân. Tuy nhiên trường có các lớp tú tài kỹ thuật để thi vào kỹ sư công nghệ hay đại học sư phạm, ít được biết trong đại chúng.

 

          Sau khi đậu tú tài kỹ thuật II, tôi tiếp tục theo đuổi ngành này ở trường kỹ sư công nghệ trong Phú Thọ khoảng 1 tháng thì bất ngờ được học bổng quốc gia để đi Pháp du học về công nghệ kỹ sư.

 

          Sài gòn được ổn định trong vòng 5 năm dưới chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng dưới chế độ gia đình trị, thiên vị công giáo, thái độ  chống Mỹ trong khi nước này đang tăng cường viện trợ chống sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, các lực lượng chống đối dần dần xuất hiện.

 

          Cuộc đảo chánh đầu tiên ngày 11/11/1960 của lữ đoàn dù do đại tá  Nguyễn Chánh Thi cầm đầu bị thất bại.

 

          Sự thất bại của cuộc đảo chính khiến chính phủ Diệm xiết chặt thêm sự đàn áp các phần tử đối lập, tạo ra một mặt trận trí thức chống đối lại chính phủ. Hà Nội, bắt mạch được sự khủng hoảng quyền lực của chính thể miền Nam, đă thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam vào ngày 20/12/1960 do các người trí thức muốn có một tổ chức chính trị ngoài ṿng pháp luật. Thật ra họ chỉ là bù nhìn nhận lệnh của Bắc Việt để lật đổ chính quyền miền Nam.

 

          Ngày 2/1/1963 xẩy ra sự kiện trận Ấp Bắc (xă Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho) của quân Giải phóng đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội VNCH.

 

          Ngày 1/11/1963, người Mỹ tổ chức với các tướng lãnh thân Pháp một cuộc đảo chánh lật đổ nhà Ngô và chế đổ đệ nhất cộng hoà. Tình hình ở Sàigòn rối loạn. Người Mỹ lại tổ chức các cuộc chỉnh lý rổi đảo chánh để loại trừ những ảnh hưởng tàn dư của Pháp mà thay vào đó cuộc Mỹ hóa để chống cộng sản. Nhà nước cần tăng lính nên động viên các thanh niên đến tuổi quân dịch không học đại học.

 

          Trước tình thế đó, ba tôi quyết định gởi tôi đi du học mặc dù tôi đã nhập học ở

Công nghệ  Phú Thọ, không muốn rời xa gia đình, bạn bè và Sàigòn là nơi tôi đã sống thời dậy thì, không biết nhiều tiếng Pháp và cách thức thi cữ học hành của xứ này, qua đó phải sống làm sao? Xa nhà rủi có bịnh tật làm thế nào? Học bổng quốc gia cho có đủ tiêu dùng không? Hàng trăm câu hỏi không có lời giải hiện ra như trong ác mộng, nhưng tôi vẫn vâng lời ba tôi.

 

          Sang Pháp vào đầu tháng 10 thì tụi Math Sup đã học hơn nửa tháng rồi, viện Pháp Việt không ngó ngàng đến hồ sơ của tôi xin học Math Sup ở lycée Du Parc ở Lyon. Họ còn chê tôi không biết tiếng tây và khuyên tôi ra học đại học khoa học Paris. Tôi đã mất công sang đây để học kỹ sư, nếu không thì ở lại bên nhà còn học còn hơn. Vì vậy tôi xuống Nantes học thi vào ENSM là trường cũ của thầy hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh.

 

          Tết Mậu thân 1968, quân Giải phóng nhận mệnh lệnh miền Bắc mở cuộc tấn công trên toàn miền Nam gây nhiều cuộc thảm sát trong dân chúng. Sàigòn chìm đắm trong chiến tranh. Sau tết Mậu thân, ba tôi mất, tôi không có điều kiện tài chính để về đưa đám ba tôi. Cái học bổng quốc gia nghèo nàn mà tôi còn bị cắt nửa phần vì hỏng thi năm đầu do không rành tiếng Pháp và các môn học khó khăn.

 

          Quân Giải phóng bị tổn thất nặng nề, thay vào đó là quân Bắc Việt và chiến tranh lan rộng. Tôi tốt nghiệp kỹ sư công nghệ ở trường ENSM (École Nationale Supérieure de Mécanique de Nantes, nay là ECN hay École Centrale de Nantes), tôi đã thực hiện được cái ước vọng của ba tôi.

 

          Mỹ rút quân ra khỏi Việt nam sau hiệp ước Paris 1972, miền Nam sắp bị thôn tính thì tôi không có hy vọng gì về phụng sự  đất nước tôi. 

 

          Thế rồi Sài gòn bị giải phóng và xoá tên trên bản đồ ngày 30/4/1975. Thành phố Sài gòn mang tên mới là TP Hồ chí Minh.

 

          May mắn thay cho gia đình tôi đã rời khỏi xứ trước giải phóng, chị em tôi đều được học bổng ngoại quốc đi du học.

 

          Năm 1977 thì các người Việt tị nạn đến Nantes, hội người Việt ở vùng Loire Atlantique của chúng tôi giúp họ hội nhập vào xã hội Pháp để an cư, lập nghiệp.

 

          Dù rằng tôi chỉ còn là người gốc Việt và thông thạo tiếng Pháp như tiếng Việt, nhưng tôi không sao quên được cái gốc gác của quê hương tôi dù ở chế độ nào chăng nữa. Nơi mà tổ tiên đã sinh sống và đánh đuổi quân xâm lăng để gìn giữ độc lập tự do. Da tôi không đổi màu thì tôi còn giữ cái phong cách, tiếng nói mẹ đẻ, phong tục tập quán xứ tôi. Nhưng mà cuộc di cư năm 1954 và thuyền nhân vượt biên tị nạn liểu chết tìm sự sống năm 1977 của hàng triệu đồng bào tôi đã nói lên đời sống dưới chế độ cộng sản, vì thế tôi quên đi chuyện non nước mình trong thời gian khá dài.

 

          Tôi theo dõi tình hình bên nhà qua báo chí sau 30/04/1975 thì tất cả quân nhân, công chức cũ phải ra trình diện và đi cải tạo. Thằng Đương, bạn thân của tôi là sĩ quan Đà Lạt phải đi cải tạo, rồi vùng kinh tế mới. Nó bị rút sổ hộ khẩu không được về Sàigòn, tôi gửi giúp cho nó để sống qua ngày. Sau nó vượt biên, tị nạn ở Mỹ.

 

          Cộng sản đă bắt đầu bóc lột dân chúng bằng cách đánh tư sản hai lần để lấy nhà cho cán bộ, và đổi tiền ba lần, chính quyền đă vét cạn sạch túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để tống dân ra khỏi thành thị ngơ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào.

 

          Chỉ thị 43 năm 1978 đă quốc hữu hóa toàn bộ đất đai của nông dân miền Nam vào tay đảng Cộng sản, dẫn đến nạn đói năm 1979, ngay liền sau đó, v́ lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam. Năm này Nga Tàu tranh chấp nên xẩy ra cuộc chiến tranh biên giới Cao Miên, sau đó Trung quốc muốn dạy cho Bắc Việt một bài học với cuộc chiến Việt Trung, nên phải chi tiêu rất nhiều cho quốc pḥng, trong khi đó sự giúp đỡ của các nước đồng minh cũng không c̣n như trước, do vậy việc phân phối hàng hóa thiết yếu theo chế độ tem phiếu bao cấp vẫn cần tiếp tục duy tŕ trên phạm vi cả nước. Thời bao cấp là thời bất b́nh thường, đẩy nhân dân vào nghèo đói.

 

          Trước Đổi Mới năm 1986, cơ chế quản lư kinh tế ở Việt Nam là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong 10 năm thời bao cấp (1976-1985).

 

          Đất nước quá nghèo, dân chúng sắp chết đói đến nơi nên Việt Nam phải bắt đầu mở cửa ra với cả thế giới, thay thế kinh tế định hướng bằng kinh tế thị trường. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 khơi nguồn cho việc đầu tư và thương mại quốc tế. Ba năm sau đổi mới, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi t́nh trạng khủng hoảng.

 

          Nhà nước từ bỏ  kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. Đồng thời, mở cửa hội nhập quốc tế.

 

          Năm 1993, tôi đang làm giáo sư phụ trách dạy về môn chất lượng ở trường ENSM, trường đại học bách khoa Đà Nẵng mời tôi về  làm thuyết trình về cơ khí  hiện đại của Pháp. Nhân dịp này tôi đề nghị với thầy hiệu trưởng của ENSM về việc giao lưu Pháp Việt và việc đào tạo kỹ sư Việt nam trong ngành đóng tàu  như Nhật bản đã canh tân thời Minh trị.

 

           Tôi về lại Sài gòn lần đầu tiên đã đổi tên là thành phố Hồ chí Minh. Sau khi đến Vọng Các bằng chuyến bay của Air Thai, rồi hàng không Việt nam đưa chúng tôi về Saì gòn bằng máy bay Tupolev. Sau 2 giờ bay chúng tôi đã trông thấy đồng ruộng hậu giang. Máy bay không có điều hòa không khí. Các ô kính đầy màn sương, không trông rõ bên ngoài. Sau đó là sông Sài gòn bò ngoằn ngoèo bên dưới, báo hiệu sắp đến Tân Sơn Nhất. Tôi hồi hộp không biết thành phố của tôi bây giừ ra thế nào? Bà con, bạn cũ ai còn ai mất?

 

          Nắng Sài gòn cũng như nắng ngày xưa, cái nóng oi ả miền nhiệt đới khác hẳn với cái nóng khô bên Pháp. Vừa ra khỏi máy bay, điều làm tôi ngạc nhiên là phi trường Tân Sơn Nhất vẫn giống như ngày xưa lúc tôi rời xứ, giống như một phi trường ở tỉnh lỵ của Pháp. Lác đác có vài máy bay nhỏ và cỡ trung bình trên sân bay. Khách hàng không đông đảo, ồn ào, phi trường vắng lặng. Ra cổng thì có nhiều taxi của nhà nước hay tổ hợp chờ đón khách về thành phố, không có xe bus hay taxi màu xanh vàng như xưa.

 

          Các lều chứa máy bay quân sự vẫn còn đó. Khu quân sự của bộ Tổng Tham Mưu được thay thế bởi nhà ở dân sự chen chúc.

 

          Tôi về trọ ở nhà trong ngỏ hẽm đường Lê Văn Sĩ. Khi đến chúng tôi phải đưa hộ chiếu cho chủ nhà để khai báo cho công an biết. Tôi nhờ anh ta biếu cho công an hai bao thuốc lá Malborough để họ không làm khó dễ. Lúc đó trong nước chỉ hút thuốc lá nội, thuốc 555 rất được ưa chuộng và là xa xỉ phẩm.

 

          Trong hẽm này giống như các hẽm ở xóm Bàn cờ của tôi, ồn ào sôi động sự sống, có tiếng rao của các hàng rong, tiếng tục tắc bán mì, tiếng rao tàu hũ, chè táo xon, dầy giò và tiếng âm nhạc cải lương. Tối ngủ phải giăng mùng chống muỗi và giường không có đệm. Tôi ngủ trên chiếu trải trên phản như ngày xưa, trên trần nhà quạt máy chạy xuốt đêm xua đuổi cái nóng của Sài gòn. Từ xa có tiếng sấm vọng lại rồi mưa rơi ào ào trên mái tôn, mùi hơi đất xông lên gợi cho tôi những kỷ niệm xưa và đưa tôi vào giấc ngủ.

 

          Chúng tôi xuống trung tâm thành phố bằng xích lô, là phương tiện chuyên chở bình dân. Xe đạp nhiều, chưa có xe gắn máy và ô tô đông đảo. Xe taxi màu xanh vàng không còn như xưa. Xe lô chạy theo con đường Công lý nay gọi đường Nam kỳ khởi nghĩa đi ngang qua dinh Độc Lập mà thời tổng Thiệu dân chúng nói là phủ Đầu rồng. Các con đường cũ đã mang tên mới của anh hùng liệt sĩ của cách mạng khó nhận ra. Các tên như Nguyễn Văn Trỗi là kẻ muốn giật mìn cầu công lý được phong làm anh hùng trong khi hắn muốn giết hại dân chúng để lập công với đảng, Võ Thị Sáu, Võ văn Tần, Nguyễn Thái Bình... phải đi tra cứu trong sách lịch sử của đảng viết mới biết họ là ai.

 

          Vì tên rắc rối như vậy dân chúng có đặt ra câu vè nổi tiếng để tả cảnh ngộ sau 1975: Nam kỳ khởi nghĩa tiêu công lý, Đồng khởi vùng lên mất Tự do.

 

           Chợ Bến Thành vẫn có nhiều cửa hàng ăn uống như xưa. Trong công viên trước toà đô chính đã trở thành trụ sở của Ủy ban nhân dân thành phố với hình của bác to tướng, cờ đỏ sao vàng thay cho cở vàng ba sọc đỏ cho tôi cái cảm tưởng như đang đi du lịch ở xứ lạ nảo đó. Trong công viên trước mặt có tượng đồng của “Bác Hồ” ngồi nhìn dân chúng đi dạo phố.

 

          Nhà thờ Đức Bà và nhà bưu điện trung ương không có gì khác năm xưa, đường Tự do cũng chẳng có xây cất mới.Trong nhà bưu điện chính có cái hình to của bác mỉm cười với dân chúng. Quạt trần vẫn quay vù vù để xua đuổi cái nóng oi nồng của thành phố. Tôi mua post card của các em bé nài nỉ để bán cho du khách chỗ trước nhà thờ Đức bà đề kiếm vài đồng, thật là thương tâm vì trẻ em bên trời tây được chăm sóc và nương chiều hết mực. Tem lúc đó không có hồ sẳn nên phải dán bằng hồ để trong bát xứ. Đường Tự do cũ nay thành Đồng khởi, chưa có nhiều cao ốc xây cất mới, thương xá Eden vẫn còn với hành lang thiếu ánh sáng. Trong đó có tiệm bán sách Pháp cũ. Trụ sở Quốc hội đổi thành nhà hát thành phố, khách sạn Caravelle chưa bị bao vây bởi các cao ốc đường Nguyễn Huệ. Viện bảo tàng chẳng có gì thay đổi. Trong sở thú thì các con vật có vẻ gầy ốm vì người còn thiếu ăn huống chi súc vật.

 

          Sau giải phóng thì có cuộc đổi tiền thành tiền Hồ chí Minh chỉ có trị giá trong nước. Thời đó chưa có giấy lớn nên mối lần tôi đổi 50 đô la ở vỉa hè hay trong tiệm vàng thì được một gói tiền 2000 đồng cồng kềnh, bề bộn, phải đếm lâu khi trả tiền nhà hàng.

 

          Đại khái, Sàigòn vừa thoát ly thời bao cấp chưa mở mang như ngày nay. Trên vỉa hè còn nhiều hàng rong và cựu phế binh miền Nam phải ăn xin để sống, thật là cảnh tượng thương tâm vì họ là lính ngụy thì không có ai săn sóc cho họ. Các công chức phần đông là cán bộ người Bắc. Công an thay cho cảnh sát quốc gia thưởng dễ nhận biết vì mặc quân phục màu xanh lá cây xậm, đeo xà cột và mặt đằng đằng sát khí. Các tài xế xe xích lô thường là cựu binh sĩ hay sĩ quan, công chức cũ, có khi là những vị trí thức cũ như giáo sư, luật sư đi cải tạo về.

 

          Mỗi xóm có trưởng xóm giám sát và hầu như các gặp gỡ với ngoại kiều phải khai báo, tôi nghiệm ra điều này khi đến thăm cô em họ tôi.

 

          Hầu như mọi nhà, kể cả các biệt thự kín cổng, cao tường ngày xưa đều mở tung ra đường để bán chác manh múng mả sinh sống, lúc ấy có nhiều hàng quán cà phê, cơm phở, bún chả, hàng quán nước ngọt, giải khát ...ở khắp mọi nẻo đường. Con đường Nguyễn Du khang trang,xinh đẹp, vậy mà cũng có lều bạt dựng lên bán phở dưới ngọn đẻn lù mù. Sau chiến dịch đánh tư sản, trại cải tạo, vùng kinh tế mới thì dân chúng phải mưu sinh vất vả cho nên các hàng quán nầy mọc lên như nấm. Vả lại nhà nước đã quy định về nhà đất thì cán bộ ngoài Bắc tràn vào chiếm đoạt nhà dân Nam, nhà nào bỏ trống mà chủ đã di tản hay vượt biên thỉ bị nhà nước tịch thu chia cho cán bộ ở. Các trại lính cũ thỉ do bộ đội chính quy tiếp quản với bảng hiệu Doanh trại quân đội nhân dân. Các công sở chuyên ngành thì được tiếp quản bởi các cơ sở ngoài Bắc cùng ngành.

 

          Sau ngày 30/4/1975, quân giài phóng đốt sách mở chiến dịch ‘’bài trừ văn hóa đồi trụy-phản động’’ bằng cách đốt sách báo miền nam, nhà sách Khai Trí bị tịch thâu. Theo nhà văn Nhật Tiến, ông Khai Trí cựu học sinh trường tôi phải ra ngồi lề đường, trải một tấm nhựa ni lông bán vài cuốn sách thiếu nhi c̣n sót lại. Thật là một  cảnh đau ḷng và ngược đời. Từ một chủ nhân bề thế, uy tín mà trong kho chứa hàng triệu cuốn sách, nay ông trở thành người bán sách dạo đầu đường. Cảnh tượng này giống lại như cảnh đấu tố trong cải cách ruộng đất.

 

          Trong cái hoàn cảnh của sách báo miền Nam như thế đă làm nảy ra một nghề mới: nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế cho hoạt động của nhà sách Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đă phải tự động đóng cửa sau 1975. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán chui dưới chế độ xă hội chủ nghĩa. Xă hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp pháp. Cái ǵ cũng thành chui cả. Sách chui, gạo chui, thuốc tây chui, đi chui và  đi tu cũng trở thành tu chui. Sách càng bị cấm, càng nhiều người t́m đọc. Tôi tìm được nhiều sách quư hiếm trên vỉa hè đường Trần hưng Đạo có nhiều hàng sách cũ la liệt.

 

          Các bạn học cũ tôi như anh Đáng là trưởng lớp đệ nhất A, Lộc cụt anh Minh, anh Lộc...nghe tin tôi về thì kéo tôi ra quán uống bia và cho biết là có nhiều bạn đã nằm xuống trong Tết Mậu Thân và trong cuộc chiến vừa qua như anh Phong đi dù, anh Hoà biệt động quân... Nhiều người đi cải tạo rồi vượt biên, di tản ra ngoại quốc. Các bạn kỹ thuật ở lại phần đông có công ăn, việc làm.

 

          Tôi về thăm trường xưa vẫn còn ở đường Huỳnh thúc Kháng, con đường vẫn nhộn nhịp như xưa, khi đến trước cổng trường thì tôi bồi hồi xúc động nhớ lại thầy xưa bạn cũ. Chúng tôi được hiệu trưởng Thái, Kỹ sư ô-tô, cùng với thầy Lâm trưởng phòng đào tạo dẫn đi viếng trường. Trường có vài thay đổi đối với thời học sinh của chúng tôi.

 

           Dãy nhà cũ dọc theo đường Pasteur được thay bằng dãy nhà 3 tầng, dãy nhà dọc theo đường Huỳnh thúc Kháng có giảng đường và nhà gia đình thầy Đảnh ở được thay bằng một dãy nhà 4 tầng, các nhà xưỡng và lớp học thời đệ ngũ chẳng có gì thay đổi. Dãy nhà kho và nơi chứa ô tô được thay bằng một sân chơi thể thao.

 

          Thiết bị và các nhà học không có gì thay đổi. Các xưỡng cũ kỹ và cái lầu đồng hồ là nơi tôi học Kỹ nghệ hoạ vẫn còn như xưa, nhưng có phòng truyền thống với những tài liệu lịch sử của trường. Tôi học máy nổ trên động cơ xe 2CV Citroën, máy vẫn còn đó không thay đổi. Thầy hiệu trưởng tâm sự là đất nước còn nghèo, không có ngân sách để trang bị theo kỹ thuật hiện đại. Thấy tình trạng như vậy, sau đó tôi gửi về tặng trường một động cơ xe Peugeot đương đại để các em học tập trên cơ khí mới. Khi tôi về thăm trường năm 1994, máy này được gắn thêm bộ phận điều hoà không khí và đặt trong một chỗ rào lại với bảng chữ “máy do cựu học sinh tặng”.

 

          Sau tôi còn tặng thêm 5 máy vi tính IBM 384 cho  trường, xong họ đòi tôi tặng máy hiện đại hơn!

 

          Lúc ấy, trường tên là trường Kỹ thuật Cao Thắng trực thuộc bộ Công nghiệp nặng, tên trường trung học không còn nữa  vì chương trình giáo dục xuống cấp. Chính trị đã được đưa vào trường với đảng ủy, ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh.

 

          Ba mươi năm trôi qua, xã hội Âu Mỹ tiến triễn không ngừng, kỹ thuật, mực sống tăng cao, còn Sài gòn tôi không có thay đổi gì, dân chúng vẫn sống bon chen, làm ăn khó nhọc và cơ cực như thuở trước. Ngoài hình dáng ốm nhom, da đen xậm,  vì thiếu dinh dưỡng và lao động nhiều của người Sài gòn, chỉ có sự xưng hô thay đổi mà tất cả mọi người, dù đã có tuổi đáng bực cha ông đều được gọi bằng Chú vì cả nước chỉ có một bác mà thôi.

 

          Sau cuộc đổi đời,không thấy dấu hiệu nào của thành phố từng mệnh danh là Hòn ngọc viễn đông, thủ đô của nước Viêt Nam Cộng hòa đạt đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Tôi cảm thấy ngậm ngùi thương tâm cho số phận của đồng bào, bạn bè và nước tôi. Trường cũ tôi không tân tiến mà còn tụt hậu, xuống cấp.

         

Nguyễn Hoạt