Vương Hồng Sển viết về KT Cao Thắng

 

          Học giả Vương Hồng Sển được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Ông là tác giả sảch “Sài gòn năm xưa” được nhiể̀u người biết đến và là tiêu chuẩn cho các người nghiên cứu về thành phố Sài gòn.

 

          Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902 [1], tại Sóc Trăng, mang 3 ḍng máu Kinh, Hoa và Khmer, tên thật là Vương Hồng Thạnh (Vương Hồng Thịnh), khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ ghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu).

 

         Ông học tại Collège Chasseloup Laubat. Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire (trung học), ông làm công chức ngạch thư kư và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939 – 1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài G̣n cho đến khi về hưu vào năm 1964.

 

          Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi kư mà ông c̣n giữ ǵn được. Ông có bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam.

 

           Khi qua đời ông đă hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của ḿnh cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, B́nh Thạnh). [1]

 

          Nhưng ít người biết được là Vương Hồng Sển đã làm việc ở trường nghề cơ khí Á châu là tiền thân của trường Kỹ thuật Cao Thắng do Đại tá E. Rosel sáng lập. Ông làm tại đây từ khi mới ra trường năm 1923 cho đến năm 1928, ông mới xin đổi đi làm ở Ṭa Hành Chánh tỉnh Sa Đéc.

 

          Đầu thế kỷ XX, khi công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp được đẩy mạnh và để giúp cho các công xưởng Hải Quân của Pháp ở các nơi tránh khỏi nạn thiếu nhân viên kỹ thuật và thợ chuyên môn, nhà cầm quyền Pháp cho mở trường đào tạo lính thủy, trường đào tạo thợ máy người bản xứ mang tên École des mécaniciens Asiatiques de Sai Gon (trường Bá Nghệ , trường kỹ thuặt Cao Thắng hiện nay) và cử

đại tá hải quân Emmanuel  Rosel làm Hiệu Trưởng đầu tiên.

 

          Vương Hồng Sển viết về các trường nghề đầu thế kỹ XX như sau:

 

          « ...khi người Pháp đă có thơ kư và thông ngôn, khi đó họ mới nghĩ qua mớ tay sai khác và họ đă đào tạo, lập ra mấy trường sơ đẳng và dạy nghề ở Nam Kỳ, tại Sài G̣n, như sau:

 

          a) Trường dạy về máy tàu và máy xe ô tô, tên gọi Ecole des Mécaniciens Asiatiques, sau đổi gọi Ecole Rosel (tên người sáng lập) nay là trường Trung học Cơ khí, ở đường Huỳnh Thúc Kháng;

 

          b) Trường dạy bá nghệ, tên Pháp là Ecole Pratique d’Industrie đường Hồng Thập Tự; …

 

          ...tôi xin kể nhiều về trường Rosel, v́ ông nầy là ân nhơn đỡ đầu cho tôi khi tôi thi đậu ra trường, và cũng nên gọi ông là ân nhơn của nhiều thế hệ người hành nghề về máy, máy tàu cũng như máy xe hơi, chính ông Tôn Đức Thắng là môn đệ của Rosel trong khóa dạy ban sơ, như tôi đă hiểu.

 

          Rosel, người lùn, không hơn 1 mét 50, nhưng có bề ngang, đi đứng nhậm lẹ, tay bằng miệng miệng bằng tay, tiếng nói rổn rảng như máy nổ, có thể nói ông là thực dân xấu nhứt, v́ ông hay rầy và quở các học tṛ trường ông, nhưng xin cho tôi cải chính minh oan cho ông và tôi dám quả quyết Rosel là người thương và giúp ích cho người Việt ta nhiều hơn các Tây ở đây tôi đă biết. Rosel là kỹ sư về máy nơi sở Ba Son (Arsenal), ông xin tách khỏi bộ Thủy binh và ông đă lập ra trường, ban đầu đặt vị trí ở chung với trường Bá Nghệ đường Chasseloup-Laubat, năm tạo lập kể là 1906, nhưng qua năm 1908, là thiệt thọ ở nơi hiện nay (đường Huỳnh Thúc Kháng) và năm 1948 nhớ công cán đào tạo nên đặt trường tên là Ecole Rosel.

 

          Theo tôi Rosel giỏi nghề giao thiệp, nhờ sửa chữa máy tàu máy xe mà ông thân thiện với các tay to mặt lớn, và nhờ giúp nhiều cho thống đốc, khiến nên khi sắp hạng và định lương cho học tṛ trường, Rosel đă ̣n ỹ và xin được sắp hạng người học trường của ông được ăn lương ngang hàng với lương thơ kư ngạch Soái-phủ (ông cắt nghĩa phải được lương cao th́ ông mới tuyển được nhiều người học nghề máy). Ngoài số lương hậu hỷ, thầy thợ dạy nơi trường, ông đều cấp nhà ở khỏi tiền. Vào năm 1924, hai trường dạy nghề đều giao cho Rosel làm hiệu trưởng và gọi chung là Ecole Technique Spéciale de Sàig̣n.

 

          Rosel sanh năm 1866 ở Toulon, đậu bằng diplôme trường Quốc gia Mỹ nghệ của tỉnh Aix, đi lính thủy dưới quyền Thủy-sư đề-đốc Amiral Courbet, dự trận đánh ở Tonkin, xin lên bộ nhận chức đốc-học trường Máy từ 1906 và năm về hưu 1924, được phong chức mécanicien en chef và đặc biệt phong chức mécanicien-inspecteur (thanh-tra các trường dạy máy). Lúc kẻ hèn là tôi làm việc giấy, coi về mua vật liệu cho trường tôi ngán v́ học tiếng Pháp mà lần hồi quên mất v́ quanh năm chỉ quen với nào bù-lon (boulon), nào long-đền (rondelle), một phần khác v́ nợ bao đồng quá nặng, tôi xin thuyên chuyển và đổi về làm bút toán nơi ṭa bố tỉnh Sa Đéc, th́ tại trường máy c̣n hai công chức kỳ cựu là ông Phạm Công Nghiệp, coi về trả tiền mua vật liệu, ông Nghiệp suốt ba chục niên làm nơi trường, sau mắc bịnh tâm thần, ông Rosel cho ở nhà dưỡng bịnh ngót đôi ba tháng, lănh lương đủ và trọn. Một ông nữa là Đinh Văn Long, gọi Nhứt Long, v́ chức giáo viên nổi tiếng dạy Pháp văn, đào luyện nhiều thế hệ sốp-phơ lái ô-tô và thầy đội coi máy tàu các tỉnh Nam kỳ và cấp bằng có gạch chữ “ancien élève de l’Ecole dé Mécaniciens Asiatiques”, chữ viết tay mực son, những chuyên viên ấy đều được trọng dụng,…

 

          Rosel, th́nh ĺnh đang mạnh khỏe, một đêm vào năm 1939 ông dùng cơm tối, bị mắc nghẹn, phu nhơn định sai người đi rước bác sĩ Viel, Rosel cản lại rằng họ ăn giá mắc (10$ thay v́ giá ban ngày là 5$), hà tiện  năm đồng bạc, đêm ấy ông nghẹn thở, và năm ấy tôi không hay và rất tiếc không được tiễn một quan thầy đỡ đầu tốt bụng. Duy anh Nguyễn Văn Thành, có nhà ở Kho Đạn gần vườn thảo cầm, một tay lo việc tẩm liệm và quan tài của Rosel được đưa xuống tàu chở về an táng ở quê nhà tại Toulon. Khu trường Máy do Rosel tạo lập, chiếm trọn một vuông đất bao gồm bốn đường cái quan trọng, mặt hậu trổ ra đường Hàm Nghi, và hiện nay đă trở nên phố xá tấp nập lớp buôn bán, lớp làm cửa hàng to, sở Ba Son hiện được tôn trọng và có tượng đồng ông Tôn Đức Thắng. Tôi tiếc và viết lại đây không rơ tượng đồng bán-thân của Rosel có c̣n hay đă dẹp nơi lầu thượng trên căn pḥng trường Máy cũ, nhà nầy đă cất lại làm trường trung học Huỳnh Thúc Kháng. Nhắc lại ông Emmanuel Rosel, tuy được kể về hưu năm 1924 như đă nói nơi đoạn trên, nhưng ông vẫn được lưu dụng tại chức cho đến ngày măn phần, thọ 73 tuổi, vả lại những ǵ tôi nói đây đều do kư ức nhớ chớ không thấy hoặc riêng tôi chưa gặp sách nào kể cho rành về mấy trường công nghệ ở miền Nam nầy, ….

 

          ...Về máy móc, tôi làm nơi trường Máy ông Rosel ngót sáu năm từ 1923 đến 1928, tôi mua tôle thiếc lợp nóc chuồng gà Mỹ của thống đốc, được đặc hạng 18 tháng mà thăng lên một cấp, ông Favier phó và ông Rosel cho tôi theo xe để học lái xe, nhưng tôi thừa dịp để xe đi dạy người khác, c̣n tôi th́ xuống xe và dùng th́ giờ đi với chị em và đến nay tôi vẫn không biết lái xe;

 

          Và cái khu quan trọng nhất là khu Ba Son, nguyên chữ của Tây là je vais aux Mares à poisson (tôi đi câu nơi ao có cá (mares aux poisson, là Ba Son). Ngày nay đề cao danh từ Ba Son, và đưa bao nhiêu công đào tạo người thợ lành nghề là “thợ Ba Son” nhưng đă quên phứt chỗ đào tạo ra người thợ lành nghề lao động ấy, không phải do hăng Ba Son đào tạo ra mà vốn thật là do nơi trường Máy gọi Ecole des mécaniciens asiatiques (trường dạy máy cho người Á Đông) nay là trường Huỳnh Thúc Kháng Trung học Cơ khí.

 

          ….Tôi cũng được đào tạo nơi trường nầy từ năm 1923 đến năm 1928, tôi c̣n nhớ buổi xin vào làm thơ kư nơi nầy, chơn ướt chơn ráo, ngày đầu, 27-août 1923 tôi được tuổi 19, nhờ thầy Thạnh, đầu sở, dắt vô chào ông Rosel, cho hay được bổ nhiệm làm thơ-kư tập-sự (secrétaire stagiaire) nơi trường, vừa thấy mặt tôi non nhớt, trong bộ y phục phẹt-mê (paletot fermé có sáu nút), vừa thấy mặt tôi, chưa hỏi tôi lời nào, ông Rosel vụt quây máy điện thoại và mắng vốn lên pḥng Nhơn-ty (bureau du personnel) trên dinh Thống đốc Cognacq, rằng trường cần dùng một thơ kư thạo việc mà dinh Thông đốc gởi một bạch diện thơ sanh, c̣n trẻ hơn học tṛ của trường, và như vậy là tốn cơm trường vô ích. Cũng may trên dinh Thống đốc trả lời rằng thơ kư già thạo việc vẫn không có và hăy tạm dùng, tuy tôi tuổi thơ, nhưng đậu số 3, có thể dùng được và chưa có người theo ư ông Rosel muốn. Tôi buồn nghiến, v́ đầu tiên bị chê bị đuổi, té ra tôi ở trường máy nầy ngót sáu năm mới rơ trường đă đào tạo bao nhiêu thợ lành nghề cho hăng Ba Son, và nơi trường vẫn nhắc tên mấy học tṛ cũ, trong số đó có tên Tôn Đức Thắng là đứng vào số học tṛ khóa mới lập. Và thợ máy về sau lănh lương rất cao, là cũng nhờ công ông Rosel, bởi khi thống đốc hỏi ư kiến Rosel để định lương cho thợ máy, ông đề nghị lấy số lương của thơ kư soái-phủ (tức dinh Thống đốc) làm mẫu, rằng phải cho lương cao th́ ông mới dụ và tuyển học tṛ trường các tỉnh chịu học về máy, vả lại nghề lành giỏi máy và không dịp ăn hối lộ là nên khuyến khích. Cố nhiên thống-đốc y lời ông Rosel, và những thợ dạy nghề của trường, Rosel đều cấp nhà để ở (dăy bọc theo đường Pasteur) và khi những thợ máy ấy về hưu, Rosel vẫn vận động cho làm sếp coi máy hoặc hăng ḷ đường Đức Ḥa, hoặc coi máy tàu các tỉnh miền Tây, Cà Mau, Năm Căn, nhàn hạ.

 

          Tôi làm thơ kư nơi trường, dựa hơi Rosel làm chuồng nuôi gà giống cho thống đốc Cognacq nuôi gà giống, chuồng lợp bằng thiếc th́ chính tôi đi mua và làm c̣m-măng (commande) mua sắt cọt-nhe, mua thiếc, tôi không đ̣i hối lộ và chủ tôi ông Rosel kể công làm cho tôi thăng cấp rất mau, các bạn tôi làm nơi chỗ có tiền phải hai hay ba năm mới thăng một cấp, c̣n tôi vẫn mười tám tháng vẫn được thăng, kỳ công chuồng gà mà ai nào biết.

 

          Về sau, khi tôi rời trường máy đổi về ṭa bố (hành chánh tỉnh Sa Đéc) th́ ông Rosel cũng đến tuổi về hưu. Nhà nước Tây ghi công có đặt một tượng bán thân của Rosel nơi một căn pḥng trên lầu của trường, văn pḥng và nhà lầu nầy về sau bị thay bằng kiến trúc mới cho trường trung học Huỳnh Thúc Kháng ngày nay, tượng bán thân của ông Rosel c̣n hay mất, tôi không được biết, duy công của Rosel đối với nghề máy tàu, máy xe, tưởng không nên quên và lẽ đáng nên ghi cho ông ít nữa một bảng đồng tri ân hay một tượng đồng khiêm tốn hay một tên cho một vuông pḥng của trường hiện thời mới phải... » [2]

 

          Toàn Quyền Đông Dương ký nghị định ngày 18 / 5 /1940 đổi tên trường École des Mécaniciens Asiatiques  thành trường École des mécaniciens-École Rosel để tưởng nhớ công ơn người sáng lập.

 

          Ngày 29/ 06 /1956, trường Cơ Khí Á Châu  được đổi tên thành trường trung học kỹ thuật đệ nhị cấp Cao Thắng, do nghị định số 199-GD của tổng thống Ngô Đình Diệm.Ngày nay, tượng đồng bán thân của ông Rosel được để trong bảo tàng phòng truyền thống của trường Cao Thắng. [3]

 

Tham khảo

[1]- Vương Hồng Sển,Wikipedia

[2]- Vương Hồng Sển,Tạp bút năm Qúi dậu 1993- Di cảo

[3]- Nguyễn Hoạt, Từ Ba Son đến Cao Thắng, vietnamvanhien.net

 

Nguyễn Hoạt

 

 

 

   Tượng đồng bán thân của ông Emanuel Rosel