寒山寺

Hàn San Tự
*

aiviconuong

 

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn San. 

 

Cô Tô được nói là tên gọi cũ của thành phố Tô Châu ngày nay.

 

Từ Thượng Hải lộng lẫy về đến trung tâm Tô Châu trời cũng đă xế tà. Ánh nắng mùa hè vẫn c̣n chói gắt tưởng làm khó chịu lập tức bị chặn đứng bởi những hàng liễu rủ lả lơi muôn đời bên ḍng Đại Vận Hà, cảm giác mát dịu tràn ngập.

 

Liễu th́ ngả bên sông, con trên đường ngập bóng ngô đồng.

 

 

 

Đi dọc phố cổ Tô Châu, luôn có một ḍng Đại Vận Hà cùng song hành mải miết. Sông nước Giang Nam mê hoặc vua Càn Long hàng trăm năm trước như không chút đổi thay sau ba trăm năm. Liễu rũ bên sông, những mái nhà cổ thấp, nằm trầm lắng trong tiếng gió chiều thổi nhẹ. Sông dường như không muốn trôi...

 

 

 

 

 Và trong gió chiều lay nhẹ qua hàng dương liễu, lạc vào Hàn San tự.

 

 

 

 

 

 

Đọc Phong Kiều dạ bạc mà bao đêm mơ về Hàn San tự. Những đêm lạnh khó ngủ, nhẩm lại trong đầu bài tứ tuyệt của thi sĩ họ Trương, mơ được  sống một đêm đan tay một người đi trong tiếng chuông chùa lan trên sông...

Và giấc mơ đó đang dần hiện rơ...

 

 

 

 

Chùa Hàn San giờ nằm ở phố Phong Kiều. Bảng chỉ đường ghi Phong Kiều lộ...

 

 

 

Phố Phong Kiều nằm bên hông chùa, một con đường rộng với những hàng cây dương gầy nhưng cho nhiều bóng mát.

 

 

 

 

Hàn San tự được tỉnh Giang Tô công nhận là di tích lịch sử cần bảo quản năm 1985.

 

 

 

 

 

Không biết tiếng Hoa nên không hiểu sao tên tiếng Anh của chùa lại là Universal Brightness (chùa Tinh Cầu?). Thông tin cho thấy chùa phần lớn làm bằng gỗ:

 

 

 

 

Hàn San tự nổi tiếng với cây phong bên sông của câu Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. Trong ánh chiều trong vắt, hàng cây phong vẫn c̣n đó, ngay trên Phong Kiều lộ, nhưng tất nhiên chẳng thể nào thấy được chiếc đèn cô đơn trên thuyền ngư phủ đang ch́m trong màn sương với giấc ngủ buồn (đối sầu miên). 

 

 

 

Hàn San tự nếu không nhờ Phong Kiều dạ bạc có lẽ không ai biết đến. Một ngôi chùa b́nh thường (nếu xét theo hàng ngàn kiến trúc vạn năm của cổ quốc này), rồi bỗng đâu xuất hiện chàng thư sinh Trương Kế, một đêm lạc bến Giang Nam, xuất khẩu Phong Kiều dạ bạc.

 

Đêm đó:

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên...

 

 

 

Đến giờ người ta vẫn c̣n tranh căi, rằng Trương Kế chỉ khéo tưởng tượng, hoặc bảo Ô Đề và Sầu Miên tức hai địa danh ở đây, rồi ngày ấy cũng chẳng có "ngư hỏa" ǵ đâu... Mà thôi, thế th́ đừng đọc thơ v́ thi nhân làm ǵ cần chứng cớ thực tế. Thơ đi vào ḷng người, không cần lư lẽ...

 

“Giang phong” của Trương Kế đây, trước cửa chùa, nhưng cặp bờ sông không phải những hàng phong mà hai bờ liễu rủ theo sông mải miết về phương Đông…

 

 

 

Trịnh Dĩnh Minh, cô bạn người Thượng Hải, bảo, người ta v́ bài thơ Phong Kiều dạ bạc mà đến đây nhưng ít người biết Hàn San tự chính là một ngôi chùa cầu duyên.

 

*(Trịnh Dĩnh Minh là cô gái rất nice. Tên cũng hay. Dĩnh có nghĩa là thông minh. Minh là sáng láng. Bố mẹ Minh là giáo sư đại học ở Thượng Hải, đặt tên cho cô con gái rượu với mong con ḿnh thông minh, tài trí hơn người).

 

 

 

 

 

Năm 1992, một bạn từ Đài Loan sang Hàn San tự cầu duyên được như ư nguyện, đă trở lại cúng dường bức tượng Phật Quan Âm này. 

 

 

Trong gian bên tả chánh điện, phía trước là tượng Quan Âm, phía sau là hàng trăm bức tượng La Hán bằng gỗ trăm năm.

 

 

 

 

Th́ ra, từ nay, ta đến Hàn San tự để cầu duyên.

 

 

 

Đúng vào lúc đặt chân qua ngưỡng cửa thiền, bỗng nghe tiếng kinh chiều trầm bổng...

 

 

 

 Và tiếng chuông vọng khắp thành Cô Tô...

 

 

 

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Giờ chưa đến dạ bán nhưng chung thanh thỉnh thoảng cứ vang lên. Đứng giữa sân chùa, trước tháp chuông, mới biết Trương thi sĩ lúc xưa không ngờ ḿnh được nghe "chung thanh" miễn phí. V́ bây giờ, vào Hàn San tự phải mua vé và muốn gióng chuông cũng phải đến chỗ này:

 

 

 

 

Bỏ ra 5 tệ (khoảng 13.000 đồng) mua vé:

 

 

 

Rồi vào tháp chuông này:

 

 

 

Gióng vào "chung" này:

 

 

 

Quy định rơ, chỉ gióng 3 tiếng, đừng đánh tiếng thứ tư. Ba tiếng đại diện cho Phúc, Lộc, Thọ. Tiếng thứ tư coi như kiếp nạn không luân hồi được. Giống như chuyện hai nhà sư Thập Đắc và Hàn San đây.

 

Ông Thập Đắc (có nghĩa là "nhặt được") là trẻ sơ sinh bỏ rơi trước cửa Hàn San tự rồi được sư thầy đưa vào chùa nuôi. Cùng lứa với Thập Đắc c̣n có chú bé Hàn San. Hai sư này khắc khẩu, lúc nào cũng căi nhau. Bao nhiêu kiếp vẫn không siêu thoát v́ cứ măi tranh căi. Đến lúc sư trụ tŕ nằm xuống, gửi lại cho Thập Đắc một chiếc b́nh hoa, c̣n Hàn San một cành hoa sen. Hoa, đọc trại theo tiếng Hán là ḥa, ngụ ư của sư trụ tŕ là sự kết hợp của hai người sẽ mang lại ḥa b́nh. 

Du khách thường đến gian này để cầu t́nh yêu, t́nh duyên và gia đạo luôn b́nh b́nh an an, hoa khai phú quư.

 

 

 

Thập Đắc cầm chiếc b́nh, Hàn San cầm cành hoa sen.

 

Hàn San tự không bao giờ ngớt khách thập phương.

Hằng năm, đến ngày thầy trụ tŕ cầu b́nh b́nh an an, hoa khai phú quư, Phật tử đến sẽ được phát những băng vải đỏ, ghi lời cầu nguyện và thắt lên cây. 

 

 

 

 Cả ngôi chùa bên sông, rợp mát bóng cây này rực một màu đỏ may mắn, thấy ḷng cuộn lên một nỗi niềm phương Đông thiêng liêng không sao diễn tả được. Bồi hồi lạ lùng...

 

 

 

 

 

Hàn San tự và Cô Tô thành nh́n từ tháp Báo Minh, nơi được xây dựng sau này:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Và gần hơn một chút:

 

 

 

 

 

 

Đi khắp Trung Quốc, ai cũng nghe câu: Ăn ở Quảng Châu, chơi ở Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu, uống rượu Quư Châu, chết ở Liễu Châu.

5 châu này nhiều người ham hố.

Quảng Châu món ăn nức tiếng Đại Lục.

Hàng Châu cảnh đẹp si mê ḷng người (ít nhất là ḿnh).

Quư Châu nổi tiếng với quốc túy Mao Đài.

Liễu Châu có loại gỗ tốt hàng trăm năm, chuyên dùng đóng áo quan cho hoàng tộc.

Và Tô Châu có Tây Thi.

 

Thật ra, Tây Thi vốn không phải là người Tô Châu mà ở Hàng Châu (được xem là nước Việt ngày xưa). Gái nước Việt phải gả sang nước Ngô cho vua Phù Sai. Nước Ngô giờ là Tô Châu nên cả Đại Lục đều tin: muốn t́m vưu vật Trung Hoa phải về Tô Châu, may ra c̣n hậu duệ Tây Thi ở đây.

 

Lại có câu: Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô HàngƯ nói, thiên đường đâu xa. C v Giang Nam th́ biết. Hàng Châu có cnh đẹp, c̣n gái đẹp cứ v Tô Châu t́m.

Nhưng đừng tin, v́ gái Tô Châu trông rất chán.

 

Minh nói, có lẽ gái Tô Châu bỏ xứ đi hết rồi.

Loại 1 th́ sang Tây lấy chồng

Loại 2 th́ đi tŕnh diễn trong Tống Thành ở Hàng Châu (Đây là một trong những sô diễn nổi tiếng có thứ hạng thế giới. Năm ngoái, người ta phải về Hàng Châu để học kỹ thuật biểu diễn của Tống thành để tái hiện lại trong Olympic Bắc Kinh)

Loại 3 th́ đi diễn thời trang trong xưởng tơ lụa Tô Châu. (Ḿnh có nh́n thấy mấy cô em loại này, trông chán như nh́n Chương Tử Di vậy!).

Nên vua Càn Long tái thế đừng ham về Cô Tô t́m giai nhân nữa nhé!

 

 

Và Hàn San tự, cuối cùng vẫn chỉ là hư danh. Khi mà ngôi chùa sực lên một mùi thương mại đến khó chịu, như một tay nhà giàu lố bịch được nịnh hót của đám bầy tôi. 

 

Mà ở đâu có người Tàu, ở đó có Chinatown. Hàn San tự cũng thế:

 

 

 

 

 

 

 

Nhưng sao Tô Châu vẫn dậy lên một niềm u hoài dễ chịu.

 

V́ trong ḷng Tô Châu, nơi không được phép xây nhà cao quá 6 tầng, nơi những hàng ngô đồng Pháp chạy tít tắp, những cây cầu đá bắc qua sông, nơi có gần chục di sản thiên nhiên thế giới (mà không có Hàn San tự) được vinh danh vẫn níu chân du khách không muốn rời.

 

 

 

V́ trong ḷng Tô Châu, hai ngàn năm trăm năm trước, Ngô Phù Sai sống rong chơi không màng chính trị, cảnh sông nước Giang Nam dẫn hồn người lạc bước thiên đàng, để an nhàn tâm hồn, để quên giang sơn v́ chỉ c̣n mỹ nhân Tây Thi, để biết rằng "sống trong ḷng người đẹp Tô Châu" là một măn nguyện của đời người.

 

Tô Châu ngàn năm vẫn c̣n đó, sông nước một bên, những nếp tường cổ chạy dọc một bên. Đêm ấy lạc vào con ngơ nhỏ vắng người, nghe tiếng thở của thời gian dường như bất diệt nơi cây phong đang dần ngả màu trong sắc trời sang thu, mới biết không cần ǵ, khi tâm hồn ḿnh lay động, chơi vơi, bàng bạc một "sầu miên".

 

 

 

楓橋夜泊  

張継

月落烏啼霜満天
 
江楓漁火対愁眠
 
姑蘇城外寒山寺
 
夜半鐘声到客船
 

Thơ:

Phong Kiều Dạ Bạc

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế (? -756?)

 

Trăng tà chiếc quạ kêu sương

Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

(Tản Đà chuyển dịch)

 

IvyLai's house

 

Liên kết:

 

( * ) Phong Kiều Dạ Bạc Trương Kế
(
* ) Đến Hàn san t́m hiểu về bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế Nguyễn Quảng Tuân
(
* ) Hàn San Thập Đắc Và Hàn San Tự Lư Nhược Tam
(
* ) Góp bàn về bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nhiều người viết