Chùa Khải Tường xưa
Chúng ta thường nghe nói về chùa Khải Tường, chùa ấy ngày xưa ở đâu và như thế nào, xin mời theo dấu tích xưa.
Theo Vương Hồng Sển trong quyển Sài G̣n năm xưa:
"….Những chùa cũ nay chỉ nghe nhăc tên là chùa Khải Tường, năm 1859 ông Nguyễn Tri Phương lập làm đồn chống Pháp, qua đêm 6-12-1860 binh ta phục kích giết quan ba Barbé nơi đây, nên chùa bị Pháp dẹp. Chùa nầy có dật sử chính hoàng tử Đảm (sau lên ngôi là đức Minh Mạng) sanh nơi hậu liêu vào năm Tân Hợi (1791) giữa cơn tị nạn B́nh Tây Sơn. Qua năm 1804, Cao Hoàng nhớ tích cũ, để tạ ơn Phật dày công che chở mấy năm bôn tẩu nên gởi tặng chùa một cốt Phật Thích Ca thật lớn bằng gỗ mít, thếp vàng tuyệt kỹ. Từ năm 1867 chùa bị dẹp, tượng Phật phải dời nương náu nhiều nơi.”
Theo Trung Sơn trong bài Nơi vua Minh Mạng chào đời ở Sàig̣n đăng trên VNExpress ngày 26-9-2016:
“Theo sách Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Saigon - TP HCM 1600-1992 ấn hành năm 2001, Khải Tường là ngôi chùa tọa lạc trên g̣ cao tại ấp Tân Lộc, huyện B́nh Dương, thuộc thành Gia Định xưa. Ban đầu, đây là am nhỏ do Thiền sư Phật Linh - Ư Nhạc lập năm 1744. Khải Tường và chùa Từ Ân gần đó (ở vị trí trong Công viên Tao Đàn hiện nay) là 2 chùa cổ của Sài G̣n, nổi tiếng v́ là nơi vua Gia Long từng ẩn náu quân Tây Sơn. Trong đó, chùa Khải Tường chính là nơi hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng) chào đời.
…. Năm 1820 vua Gia Long Mất, Minh Mạng nối ngôi. Đến năm 1832, sau khi t́m kiếm được địa chỉ nơi cha mẹ từng ở và cũng là nơi sinh ra ḿnh, vua Minh Mạng sai xuất 300 lạng bạc trùng tu chùa và đặt tên là Quốc Ấn Khải Tường, đồng thời cho "mộ sư đến ở, cấp ruộng tự điền" để lo việc lễ tiết hàng năm (Khải Tường là mở bày đều tốt lành. Ám chỉ nơi chốn vua sinh ra là vùng đất quư, phát phúc lâu dài, rộng răi). Chùa Từ Ân gần đó cũng được phong Sắc Tứ Từ Ân.
Quy mô của chùa Quốc Ấn Khải Tường từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông trống ba gian hai chái; tiếp đến điện Phật ba gian; hai bên có hai hành lang dài nối với Tăng xá và nhà ăn đều ba gian hai chái. Chùa làm xong, thỉnh hai mươi nhà sư đến cư trú, ban cấp ruộng đất lấy hoa lợi lo việc thờ cúng hằng năm. Nơi đây có các vị Cao Tăng Trụ tŕ hoằng dương đạo pháp, được triều đ́nh bảo hộ nên trở thành ngôi chùa tiêu biểu, ảnh hưởng rộng lớn đến quần chúng đạo Phật khắp Nam kỳ lục tỉnh.
Năm 1859, quân Pháp tấn công Gia Định, sau khi chiếm được thành họ chiếm đóng chùa Khải Tường và các ngôi chùa lớn khác như Từ Ân, Kim Chương, Kiểng Phước, Mai Sơn... thiết lập pḥng tuyến quân sự để chống lại các đợt tấn công của người Việt.
Riêng chùa Khải Tường, đại úy thủy quân lục chiến Pháp tên Barbé nhận nhiệm vụ dẫn quân vào chiếm giữ. Barbé cho đem tượng Phật bỏ ngoài sân, cưỡng bức các sư phải rời chùa. Chiều 7-12-1860, quân Việt phục kích giết chết Barbé khi viên sĩ quan này cỡi ngựa đi tuần đêm từ chùa Khải Tường đến đền Hiển Trung (nay được cho là ngă ba Vơ Văn Tần - Trần Quốc Thảo).
Bản đồ Sàig̣n xưa. Chỗ Saigon Pagode Barbé là Chùa Khải Tường, nơi Đại úy Barbé đóng quânTheo nhà văn Sơn Nam, khoảng năm 1867 chùa Khải Tường trở thành trường sư phạm nam. Mười ba năm sau chùa bị tháo dỡ, trường dời qua cơ sở mới là trường Chasseloup Laubat xây cất xong khoảng 1877.
Khi tháo dỡ, tấm hoành phi "Quốc ân Khải Tường tự" được chuyển về chùa Từ Ân (nay ở đường Tân Hóa, quận 6) cất giữ, c̣n tượng Phật A-Di-Đà phải dời đi nhiều nơi, sau cùng được trưng bày trong Viện bảo tàng Quốc gia Sài G̣n (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM).
Trường Y Khoa Đại Học Đường ở 28 Trần Quư Cáp nay là Vơ Văn TầnThời gian sau, trên nền chùa bỏ hoang này, người Pháp cho xây một dinh thự dành cho quan chức trong bộ máy cai trị. Trước năm 1963 dùng làm Trường Đại học Y dược, sau khi chế độ của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, các tướng lănh cho các cố vấn quân sự đến trú đóng. Sau ngày năm 1975, nơi đây được dùng làm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.”
Chúng ta cũng cần biết thêm là cơ sở Trường Y Khoa Đại Học Đường vốn là tài sản của bà Henriette Bùi Quang Chiêu (1906-2012), bà hiến tặng cho chính phủ vào năm 1954. Bà Henriette là phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp y khoa Bác sĩ tại Pháp năm 1934. Năm 1935 bà về nước phục vụ trong ngành y khoa, lập gia đ́nh với luật sư Vương Quang Nhường do sức ép của gia đ́nh năm 1935. Hai năm sau họ chia tay v́ không hợp nhau.
Bà Henriette Bùi Quang Chiêu năm 2011, 105 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫnNăm 1961, bà Henriette Bùi Quang Chiêu sang Pháp, gặp lại bạn thân xưa là kỷ sư bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích họ sống với nhau là đôi bạn đời. Năm 1965, ông Bích bị ung thư ṿm họng 2 người trở về Việt Nam, rồi ông Bích mất trong năm ấy. Bà vẫn ở Việt Nam tiếp tuc hoạt động trong ngành y khoa. Đến năm 1971, bà trở về Pháp vẫn tiếp tục làm việc đến năm 1976 bà mới nghỉ hưu năm 71 tuổi. Bà Henriette Bùi Quang Chiêu mất tại Paris năm 2012 thọ 106 tuổi.