Chuyện của một ngườiNăm đó tôi sang Mỹ định cư, xin được từ chương tŕnh Grant nên vừa đi làm, vừa đi học thêm ở JCC, có một học kỳ để chọn cho đủ giờ hưởng chế độ Part-time, tôi phải lấy tín chỉ Progamming. Đây là tín chỉ không tính điểm, dù vậy sinh viên ghi tên học rất đông, nhưng học được chừng 3, 4 tuần nhiều sinh viên phải bỏ, v́ gặp phải giáo sư hơi khó tính hay v́ môn học không hấp dẫn như họ tưởng.
Giáo sư là ông Nguyễn Văn Hai, trước đó tôi có nghe vài người bạn, họ từng là học tṛ của ông ở thời học sinh Trung học tại Huế, họ nói ông khó tính, muốn đi thăm ông phải điện thoại, có người được ông tiếp, có người không. Họ cũng cho biết ông học ở Sorbonne có bằng tiến sĩ Toán, từng là giáo sư Đại Học, là Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, biết sơ qua ông như vậy, khi học với ông, tôi thấy ông đă lớn tuổi nhưng năng nổ, tận tụy giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên, nhưng bài Test của ông th́ luôn luôn khó v́ có sự thách đố người sinh viên cần phải vận dụng trí năng để phán đoán, đó là truyền thống của nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp trong nhiều năm.
Học với giáo sư hai học kỳ ở Dowtown, rồi tôi chuyển sang JCC ở Southwest để học về Autocade, năm sau nghe nói giáo sư về hưu. Tôi nghĩ, sinh viên Việt Nam chỉ học những môn có tính điểm để sau này chuyển sang University, không ai học môn không tính điểm cho mất th́ giờ, cho nên có thể tôi là môn sinh Việt Nam sau cùng của ông cũng nên.
Vài năm sau, tôi làm báo Phật học, hỏi thăm trong số bạn bè, có người cho tôi địa chỉ của ông, tôi gửi báo tới biếu, một thời gian sau, giáo sư gửi bài cho Nguyệt san Phật Học, từ đó hàng tháng tôi mang báo tới hộp thư trước nhà cho giáo sư, khi có th́ giờ, tôi gơ cửa biếu báo tận tay, do vậy giáo sư tiếp tôi khi một hai giờ, có vài lúc từ 8 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa ngày Chủ nhật, lúc bàn về Phật pháp, khi kể chuyện xưa, nhờ vậy tôi mới có thể chấp nối, hiểu được phần nào cuộc đời của giáo sư.
Gs Nguyễn Văn Hai (1925-2020 )Giáo sư người Quảng B́nh, sinh năm Ất Sửu 1925, khi tuổi c̣n thơ ấu từng theo mẹ đi chùa lễ Phật, cùng múa hát mừng Phật Đản với chú Điệu (nay là Ḥa Thượng Thích Trí Quang), Thân phụ giáo sư là Y tá làm việc ở bệnh viện, có người cho biết ông ta là người soạn thảo đơn xin thành lập Hội Phật Học Trung Kỳ ngày trước, mẹ cũng là người thâm tín Phật giáo, thường khuyên dạy giáo sư niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm.
Nội tổ giáo sư là một nhà thầu khoán xây cất, rất thương cháu, nên những năm học tiểu học, giáo sư ở với ông nội tại Huế đi học. Có lẽ đươc ông Nội thương yêu nuông ch́u, chẳng may ông nội qua đời, giáo sư buồn nên không chăm chỉ học hành, cuối năm thi rớt vào trường Quốc Học.
Do vậy, ông bà thân mới đem giáo sư về Quảng B́nh, t́m một ông thầy giáo danh tiếng để rèn luyện thi vào Trung học, ông thầy xa nhà nên giáo sư phải ở tạm trú đi học, cuối tuần mới đi về nhà. Ông thầy giáo lúc ấy có người con thường bị kinh phong, ưng kèm giáo sư để mỗi khi cậu con trai bị lên cơn, th́ giáo sư chạy xe đạp mời lương y đến nhà thầy trị bệnh, ông ta chỉ dạy cho giáo sư làm toán mà thôi, thật ra ông ta đưa cho giáo sư một quyển sách toán, giáo sư tự làm rồi tŕnh kết quả cho thầy xem, làm sai thầy mới giảng dạy.
Một hôm, sau khi về nhà nghỉ cuối tuần, trở lại nhà thầy giáo có mang theo số tiền của thân mẫu đưa, để trả tiền ăn ở trọ trong tháng, khi từ dưới đ̣ ngang đi lên bờ gặp ông mù xin ăn hàng ngày ở đó, đang khóc lóc thảm thiết v́ ban đêm kẻ gian đă lấy trộm hết tiền của lăo ta xin ăn dành dụm được. Động ḷng trắc ẩn, thương người nghèo khổ, đáng tội nghiệp kia, giáo sư móc túi lấy hết tiền của mẹ đưa, vừa ném vào chiếc nón của lăo ăn xin, vừa nói to, vừa cắm đầu chạy:
- Đó! Tiền của ông đă bị mất đó!
Tuần sau về, giáo sư thuật lại cho me nghe về việc ḿnh đă dốc hết tiền cho lăo mù ăn xin. Mẹ giáo sư chẳng những không trách mắng v́ bị mất tiền, mà c̣n cho giáo sư đă làm một việc nhân từ. Đó cũng là một bài, giáo sư học được từ bà mẹ nhân hậu của ḿnh.
Năm sau thi vào Trung học, giáo sư được trúng tuyển, trở lại Huế học nội trú chung với một số học sinh khác, trong đó có những học sinh con lai của đoàn quân viễn chinh Pháp.
Cuộc chính biến 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị tại lầu Kiến Trung, Trần Huy Liệu đại diện Cách Mạng nhận ấn kiếm, tượng trưng cho sự cáo chung nền quân chủ tại Việt Nam. Theo tiếng gọi tổ quốc, giáo sư tham gia cách mạng, chống thực dân Pháp, t́nh nguyện vào đội quân đi làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào.
Giáo sư cho biết thuở đó ai cũng có tấm ḷng yêu nước, bầu nhiệt huyết dâng cao, nên những lúc ăn lương khô là thức ăn mà ném ra chó cũng chạy. Những cán bộ đi thanh tra, được nước bạn chiêu đăi nào rượu thịt ê hề, họ c̣n lên lớp dạy bảo thanh niên phải có ḷng yêu nước, v́ nước, chịu gian khổ. Chịu không được cách tuyên truyền, giáo sư đă phát biểu:
- Chúng tôi, trong đội quân này ai cũng yêu nước, đem hết tấm ḷng ḿnh phục vụ cho tổ quốc, nếu không làm sao chúng tôi có thể gậm nhấm những miếng lương khô mà chó cũng không thèm ăn!
Người ta về Việt Nam báo cáo lại, thế là cả đoàn của giáo sư bị gọi về nước học tập chỉnh huấn tại Vinh, v́ c̣n tư tưỏng tiểu tư sản. Mà thực chất là người ta hành hạ, mỗi ngày phải tập dưới cơn nắng như thiêu đốt, ăn không đủ no, ngủ không đủ giấc v́ đêm c̣n phải canh gác.
Thế rồi giáo sư nghỉ ra một kế, khi tới giờ ăn, tất cả khóa sinh và cán bộ cùng ngồi trong pḥng ăn, giáo sư nói đủ cho mọi người nghe:
- V́ vấn đề an ninh, ban đêm canh gác khi chúng ta thấy những ǵ nghi ngờ, hảy nhắm ngay mục tiêu bắn trước rồi hô to “ - Ai đó !”, chớ nếu ḿnh hô lên “ - Ai đó!”, địch đă bắn ta chết rồi.
Mục đích của giáo sư là làm cho bọn cán bộ sợ, không dám đi tuần tra để khi canh gác vẫn cứ ngủ.
Tối hôm sau trong phiên trực gác của ḿnh, thấy có bóng đen nghi ngờ, giáo sư liền nổ súng rồi hô to “- Ai đó!”. Cuối cùng phát hiện, không phải địch mà là một con dê cái, đă bị giáo sư bắn trúch đích, chết ngay tạ chỗ!
Chẳng may con dê ấy là con dê người ta nuôi để lấy sữa cho Hồ Tùng Mậu dùng hàng ngày, v́ ông ta đang ở đó để dưỡng bệnh. Tưởng đă trở thành lớn chuyện, nhưng cuối cùng đưọc dàn xếp chấm dứt khóa học, giáo sư được phân công đi làm ở tờ báo Chiến sĩ, dưới quyền Tổng Biên Tập của Ngô Điền.
Báo Chiến sĩ sau mỗi số ra, Ngô Điền đều bị phê b́nh chưa phát huy đúng mức tính Đảng, chưa có lập trường vô sản …., cuối cùng Ngô Điền chán ngán nên xin chuyển công tác ra Hà Nội, giáo sư thấy ḿnh không thể theo Ngô Điền mà ở lại cũng khó khăn, nên nhờ người bạn đang hầu cận Hồ Tùng Mậu, xem chừng khi nào Hồ Tùng Mậu vui vẻ, cho giáo sư biết để vào gặp Hồ Tùng Mậu.
Thế rồi dịp ấy đă đến, gặp Hồ Tùng Mậu, giáo sư tŕnh bày hoàn cảnh của ḿnh muốn vào Nam tiếp tục học hành. Hồ Tùng Mậu quan sát giáo sư rồi nói:
- Tôi xem tướng chú không phải là người phản bội, vậy chú cứ bảo ṭa soạn làm giấy tờ tùy thân đi công tác vào Nam thanh tra các đơn vị, về quân sự do Chu Huy Mân kư c̣n về chính trị do tôi kư.
Thế là giáo sư có đầy đủ giấy tờ hợp pháp đi vào Nam, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến, được sự chấp thuận của Hồ Tùng Mậu.
Khi đi đường từng chặn do giao liên hướng dẫn, các nơi đến đều phải tŕnh giấy tờ cho địa phương để họ tiếp đăi, cho giao liên dẫn đường trong khu vực trách nhiệm của họ.
Khi vào tới địa phận Quảng B́nh ở trên núi, tŕnh diện với địa phương, nộp hết giấy tờ cho họ, người Chủ tịch mà giáo sư gặp vốn là bạn học ngày xưa, anh ta chân có tật, nên mọi người gọi anh ta với cái tên kèm theo cái tật là “Chuyên thọt”. Làm xong thủ thục, giáo sư yên chí nằm nghỉ chờ tối giao liên đưa đi.
Đang ngon giâc th́ bị có người đột ngột đánh thức, ngựi ấy cũng là bạn học thuở thiếu thời, báo cho giáo sư biết, vừa họp giao ban xong, trong buổi họp Chuyên thọt cho rằng giáo sư muốn trốn vào Nam nên giả mạo giấy tờ, chớ làm ǵ một người làm báo tầm thường lại được tướng Chu Huy Mân và Chính Ủy Hồ Tùng Mậu kư giấy, cho nên sẽ giao cho giao liên thi hành mệnh lệnh dẫn đi rồi thủ tiêu.
Giáo sư cho biết tất cả giấy tờ giao nộp hết rồi, đi mà không có giấy tờ làm sao đi thoát, người bạn cho biết sẽ nhờ một gười đại diện cho thiên chúa giáo, anh ta người địa phương, rành đường đi, nước bước sẽ đưa giáo sư đi trốn ngay. Thế là giáo sư bị một người bạn hại, lại đưọc một người bạn cứu thoát trong đường tơ kẻ tóc, trên dường đi nhớ lời mẹ dạy, giáo sư chỉ c̣n biết niệm đức Quán Thế Âm để mong được che chở thoát nạn. Giáo sư tự nghĩ hay là anh chàng Chuyên vẫn c̣n mang mối hận v́ anh em đă gọi anh ta là “Chuyên thọt”
Khi đến nơi an toàn, giáo sư phải xuống đ̣ để đi về nhà, trên sông đi về nhà hôm ấy chẳng may gặp phải một ghe máy của quân đội Pháp chặn lại xét giấy tờ tùy thân, trong người không có mảnh giấy lộn lưng, giáo sư nghĩ chắc là sẽ bị bọn Pháp bắt, nhưng may thay, giáo sư nh́n thấy anh thông ngôn cho toán nhà binh Pháp đang xét hỏi mọi người, chính anh ta là Đội trưởng Đội Hướng Đạo, trước kia cả hai cùng sinh hoạt, thế là giáo sư nhờ anh thông ngôn giúp, anh ta liền đưa giáo sư qua chiếc ghe nhà binh Pháp và nhận giáo sư là bạn của ḿnh, thế là giáo sư lại thoát nạn về tới nhà ở Quảng B́nh.
Nhà của giáo sư lại có cho Trung Úy Nguyễn Ngọc Lễ ở trọ, giáo sư nhờ Trung Úy Lễ giúp làm giấy tờ và gửi cho đoàn Convoi Pháp đi từ Quảng B́nh vào Huế.
Mọi việc xong xuôi, giáo sư nhớ lại lúc ở Vinh, có người bạn thân, nhờ giáo sư khi về Quảng B́nh đến thăm cô bạn gái, nói với cô ta là anh ta không thể trở về Quảng B́nh để cưới cô ta, nếu cô ta c̣n muốn đi đến hôn nhân th́ cô ta hăy ra Vinh. Do vậy, trước khi đi Huế, giáo sư đi t́m thăm cô bạn gái của bạn ḿnh, t́m đến nơi gặp cô ta đang làm thợ may tại nhà, thấy trong nhà không có ai, giáo sư bèn thuật lại lời bạn ḿnh nhắn rồi ra về. Về tới nhà một chốc th́ có lính Pháp thuộc Pḥng nh́ (Deuxième bureau) đến bắt giáo sư đem về giam tại nơi đồn trú của họ. Đây là một căn nhà xưa, v́ chiến tranh nên chủ nhân tản cư, quân đội Pháp chiếm đóng, lấy một pḥng biến cải thành trại giam.
Bị giam rồi giáo sư mới biết khi vào nhà cô thơ may, có một anh chàng cũng là bạn học xưa, anh ta đến tán tỉnh cô thợ may, khi thấy giáo sư đến, anh ta vội ẩn ḿnh vào pḥng trong nên nghe hết mọi chuyện, biết giáo sư là người theo Việt Minh, nên ra lệnh bắt.
Bị giam được một lúc th́ lại có một anh lai Pháp tên là Laurent Tranquilino , xưa cùng ở nội trú, nay làm việc ở đó, nhận ra giáo sư rồi hỏi nguyên do bị băt, muốn được thả phải do nguời Sếp ở đó, mà người Sếp hết giờ đă về nghỉ, thứ hai anh ta mới trở lại làm việc, nhưng v́ bạn nên anh Tây lai này sẽ đi kiếm Sếp để giải quyết trong ngày, nếu đợi đến Thứ hai th́ đoàn Convoi đă lên đường rồi, chuyến sau phải đợi cả tuần hay cả tháng. Anh Tây lai căn dặn giáo sư là phải khai thật mọi việc, anh ta nói giúp thêm th́ sẽ được thả. Bằng không th́ hết cách.
Là một bạn tốt, anh Tây lai đi t́m đưoc Sếp của ḿnh, đưa về nơi đồn trú để điều tra sự việc. Sếp là người Pháp đưa giấy, viết bảo giáo sư vẽ những nơi có ụ đặt súng pḥng không, giáo sư vẽ đúng những địa điểm, nhưng thật ra lúc đó đă là địa điểm cũ, người Sếp công nhận giáo sư thành thật và tin là giáo sư đă rời bỏ hàng ngũ kháng chiến trở về, nên thả giáo sư cho kịp chuyến Convoi đi Huế. Lại cũng là bạn nhưng kẻ bắt giam, người t́m cách thả.
Trở lại Huế trong thời buổi chiến tranh, giáo sư chỉ có người thân là một ông chú con nuôi của ông nội, gia cảnh chú ấy cũng không khá giả c̣n phải nuôi đám con, nên giáo sư đi t́m một gia đ́nh kia khá giả, xin làm gia sư để được nuôi cơm ngày hai bửa.
Rồi giáo sư nộp đơn thi tuyển vào Trường Cao Đẳng Công Chánh khóa 1, trong số đó có kỷ sư Ngô Trọng Anh , khi thi đậu rồi phải vào Sàig̣n học, Trường mới mở nên đặt tạm trong cơ sở của Trường Khoa Học Đại Học Đường, vào đây tứ cố vô thân nên giáo sư xin tá túc với người thợ mộc, thợ sửa chữa bàn ghế của trường. đêm ngủ tạm với chiếc ghế bố, ngày xếp lại.
Thời đó, phong trào chống Pháp tràn lan từ ngoài xă hội cho đến trong học đường, thỉnh thoảng trong học tủ bàn học của giáo sư có những xắp truyền đơn, cuối cùng th́ tổ chức đă t́m ra giáo sư và móc nối làm việc lại.
Giáo sư được bầu làm Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Sàig̣n, một hội không có giấy phép, những người trong Ban Chấp Hành đều hoạt động cho phong trào Việt Minh, thuở ấy có một đơn vị kinh tài ở Sàig̣n-Chợ Lón, trong Chợ Lớn tại một nhà thuốc tây kia có một chị Cashier bí danh chị Ba, tổ chức sinh viên cần tiền bạc vào gặp chị Ba, nói việc cần là chị chi tiền ngay.
Mượn cớ về cái chết của Trần Văn Ơn, phong trào tổ chức một ngày lễ tưởng niệm tại Trường Tiểu Học Tôn Thọ Tường, nằm ở góc đại lộ Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học, xế cửa rạp chiếu bóng Đại Nam, kêu gọi giới tiểu thương, thợ thuyền tham gia, có làm đơn xin phép ở Ṭa Thị Chánh, lúc đó do Bác sĩ Trần Văn Đôn làm Thị Trưởng, ông cho phép tổ chức.
Đến ngày tổ chức, dân chúng tham dự rất đông, những thọ thuyền, những người mua gánh bán bưng của giới tiểu thương, họ đứng chật cả sân trường, ra đến ngoài đường, đông nhưng rất có trật tự. Đến khi ban tổ chức giới thiệu Chủ tịch Sinh viên đọc diễn văn, giáo sư bước tới máy vi âm định đọc bài của ḿnh viết, nhưng có người bên cạnh đưa bài khác bảo giáo sư đọc, nên giáo sư phải xem lướt qua. Ngay lúc đó trên lầu hai, có người tung truyền đơn xuống sân trường, kêu gọi mọi người hảy xuống đường biểu t́nh chống nhà cầm quyền Pháp.
Trong khí thế hăng say, người ta định làm một cuộc biểu t́nh lớn, nhưng phía chánh quyền đă chuẩn bị nên sẵn sàng giải tán khi đám biểu t́nh chưa ra tới bùng binh Sàig̣n, trong khi đó, có một nhóm khác biểu t́nh ở Ṭa Thị Chánh, đốt hết một chiếc xe chánh phủ, nhưng nhóm này cũng bị dẹp tan. Chuyện xảy ra, ngoài chương tŕnh của Ban Tổ Chức đă soạn thảo, nên giáo sư không biết ǵ, nhưng về sau giáo sư mới được biết đó là chương tŕnh mà phong trào đă vạch sẵn, hành động đứng sau Tổng Hội Sinh Viên của giáo sư.
Sau đó vài hôm th́ giáo sư nhận được trát ṭa. Đúng ngày giờ, giáo sư ra tŕnh diện tại pḥng một quan ṭa, buớc vào pḥng đă thấy tất cả mọi người trong Ban Tổ Chức, Ban Châp Hành Tổng Hội đă có mặt đầy đủ. Quan ṭa mời mọi người ngồi ghế, có sự hiện diện của luật sư Trương Đ́nh Dzu. Ông Ṭa nói với luật sư Dzu:
- Bây giờ chưa cần đến luật sư, luật sư có thể ra về!
Sau khi luật sư ra khỏi pḥng, ông Ṭa nói với mọi người:
- Các anh đừng tưởng rằng chúng tôi không yêu nước, mỗi ngtười yêu nước theo quan niệm sống của ḿnh. Điều quan trọng là chúng ta phải biết ḿnh làm thế nào cho đạt được kết quả mà không bị tổn hại. Hội các anh không thể không có giấy phép.
Ông vừa nói vừa đưa ra giấy tờ
- Đây là mẫu đơn và các giấy tờ liên hệ, các anh hăy lấy đem về, điền vào cho đủ, mang tới đây nộp cho tôi, chúng tôi sẽ cấp cho các anh giấy tờ cho Hội các anh hoạt động hợp pháp.
Sau khi giáo sư thay mặt anh em nhận giấy tờ, rồi tất cả tự do ra về, giáo sư đoán biết luật sư Trương Đ́nh Dzu đến Ṭa do tổ chức đứng đàng sau lo, tiền bạc mướn trạng sư th́ đă có chị Ba.
Giáo sư nghĩ không thể theo học ở Sàig̣n được, t́nh h́nh bất ổn, nó lại như cái rọ vây quanh, muốn thoát ra, 36 kế “dĩ đào vi thượng sách”. Thế là giáo sư cuốn gói từ giă Sàig̣n ra Hà Nội học.
Sau khi học xong ở Hà Nội, giáo sư trở lại Huế dạy ở Trường Quốc Học rồi làm Hiệu Trưởng trường này.
Năm 1954,Ngô Đ́nh Diệm chấp chánh, khi ông về thăm Huế, người ta muốn có học sinh làm hang rào danh dự, chào đón Thủ Tướng, giáo sư đặt điều kiện là sẵn sàng cho học sinh Trường Quốc Học làm hàng rào đón Thủ Tướng “vinh quy bái tổ”, nhưng sau này ông Diệm phải thành lập tại Huế một Trường Đại Học, thế rồi ông Diệm trở lại đất thần kinh, được tổ chức tiếp đón trọng thể, học sinh Quốc Học mặc đồng phục, tay cầm cờ vẩy chào tân Thủ Tướng tươi cười rạng rở, và trường Đại Học Huế đă được thành h́nh như thế đó.
Về sau, do ông Ngô Đ́nh Cẩn yêu cầu, giáo sư đă ra ứng cử Dân Biểu Quốc Hội, Ngô Đ́nh Diệm rất tin cẩn giáo sư, ông Diệm hay vời giáo sư vào Dinh Độc Lập để hỏi ư kiến về một số vấn đề. Ngô Đ́nh Cẩn phải lưu ư giáo sư:
- Mỗi lần anh vào Dinh, nên đi với một người nữa, để luôn luôn có nhân chứng, nếu anh đi một ḿnh, e sau khi anh ra về ông Diệm có quyết định bất lợi cho ai đó, người ta lại tưởng do anh mach bảo, sanh ra thù oán, dễ bị người ta ám hại.
Do vậy mỗi lần vào Dinh, giáo sư thường kéo theo người đồng liêu của ḿnh đó là ông Trần Bá Chức, Giám đốc Nha Học Chánh Nam Phần, người theo đạo Thiên Chúa giáo.
Dẫu dinh Độc Lập không có thâm cung bí sử ǵ, nhưng người ta cũng đồn đại nào là vào Dinh gặp Tổng Thống khi đi ra phải đi lui, có ông đi lùi ra không nh́n thấy phía sau nên chạm phải chiếc độc b́nh, làm cho nó ngă vỡ tan tành. Có một ông Chánh vơ pḥng vô ư, quên gơ cửa khi bước vào pḥng làm việc Tổng Thống, ông ta vào th́nh ĺnh, nên gặp phải lúc bà em dâu đang ngồi trong ḷng ông anh nủng nịu, ông ta vội bước ra nhưng chuyện đă xảy ra rồi, ông ta bị chuyển công tác ra chiến trường, vài tháng sau tử trận.
Có lần Tổng Thống nhờ ông giáo sư đi kinh lư các ông Tỉnh Trưởng Nam Phần, giáo sư biết mỗi ông tỉnh trưởng là một lănh chúa, nên phải đi t́m gặp Đại Tá Đỗ Mậu, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội cấp giấy giới thiệu đi các nơi. Có Tỉnh Trưởng tỏ ra ḿnh thanh liêm, trong sạch đăi ông giáo sư ăn cơm với mắm.
Được đi như vậy, mới thấy rơ hơn chế độ ông Diệm thối nát, không được ḷng dân. Nên sau đó ông từ chức dân biểu, trở về ngành giáo dục của ḿnh. Tuy vậy ông vẫn không được yên than, khi ông Ngô Đ́nh Thục từ Vĩnh Long ra Huế nhận chức Tổng Giám Mục, nói với một Linh Mục lần này ra Huế sẽ cho người thay thế ông giáo sư Hai, v́ bao nhiêu năm rồi mà không chịu rửa tội.
Giáo sư biết ông Thục nói là sẽ làm, cho nên một hôm vào Sàig̣n, ông cũng muốn nhân dịp t́m cách chuyển công tác, trước khi bị ông Thục bứng tân gốc. Một buổi tối Thứ Ba, ông lang thang trên đường phố Sàig̣n, lúc đi đến công trường trước Viện Đại Học Sàig̣n (sau này là hồ con rùa), giáo sư nh́n lên hành lang lầu hai của Viện c̣n thấy có đèn và có người đứng đó, giáo sư nh́n kỷ nhận ra đó là ông Nguyễn Quang Tŕnh, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục kiêm Viện Trưởng Viện Đại Học Sàig̣n, đang đứng đó một ḿnh, em ông Tŕnh là bạn của giáo sư, tự dưng giáo sư nảy ra ư định, liền đi vào Viện xin gặp ông Tŕnh. Sau này giáo sư mới biết ông Tŕnh đang đứng ở đó để chờ Bác sĩ Trần Kim Tuyến, mỗi tuần họ gặp nhau một lần để cùng đi ăn tối.
Gặp ông Nguyễn Quang Tŕnh, giáo sư tŕnh bày hoàn cảnh của ḿnh, lần này ông Thục ra làm Tổng Giám Mục địa phận Huế th́ số phận giáo sư không biết đi về đâu, việc ấy Linh mục Thích biết rơ, xin ông Tŕnh t́m cho một học bổng đi ngoại quốc, trong thời gian này giáo sư cũng chuyển ngạch, có chân giáo sư ở Đại học Huế.
Được sự giúp đỡ của ông Nguyễn Quang Tŕnh, giáo sư được học bổng qua Paris theo học tại trường Sorbonne. Giáo sư được cái may mắn là có một đề tài giao cho một sinh viên người Nhật, nhưng anh ta không thể tŕnh Luận án, v́ đề tài nghiên cứu của anh ta phải được đăng trên báo khoa học có giá trị và phải được ít nhất ba bài viết phản hồi, điều kiện anh ta không thỏa măn, anh ta bỏ nên vị giáo sư hướng dẫn giao cho giáo sư nhà ta tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng giáo sư tŕnh luận án Tiến sĩ Toán tại trường Sorbonne.
Trước đó, ngựi ta hiểu lầm, tưởng giáo sư là người chống báng Phật giáo, v́ thấy giáo sư không có đi chùa chiền, giờ giáo sư giảng không cho sinh viên nghỉ học tham gia biểu t́nh.
Khi giáo sư về dạy ở Đại Học, Bộ Giáo Dục do ông Bùi Tường Huân kư một văn kiện kỷ luật sa thải giáo sư ra khỏi ngành, v́ có thành tích phá hoại ngành giáo dục ở Huế, giáo sư phải kháng cáo đưa ra Hội Đồng Kỹ Luật, cuối cùng đó chỉ là sự vu khống.
Một hôm, Bác sĩ Nguyễn Khắc Quyến đích thân lái xe đến ruớc giáo sư đi dự lễ tại chùa Linh Quang của ôn Mật Nguyện, giáo sư từ chối không muốn đến chỗ đông người, nhưng Bác sĩ Quyến cho biết ông làm theo lệnh của Thầy Trí Quang. Thế là giáo sư phải đi, khi đến nơi trời đă nhá nhem tối, xe vừa ngừng lại đă nghe iếng của Thầy Trí Quang đứng ở trước Hội Trường vẫy tay gọi to như muốn cho mọi người có mặt hôm đó cùng nghe :
- Anh Hai! Anh Hai! Vào đây!
Thế là giáo sư vào Hội Trường, được chỉ định ngồi ngay sau lưng quí Thầy, sau này giáo sư mới biết mục đích Thầy Trí Quang làm như vậy để mọi người biết ông giáo sư nhà ta và Thầy rất thân thiết. Mà ai cũng biết Thầy Trí Quang là linh hồn Phật Giáo Miền Trung.
Rồi Trung âm Liễu Quán ở Huế được thành lập, Thầy Đức Tâm giữ chức Giám Đốc, giáo sư là Phó Giám Đốc Trung Tâm, nơi sinh hoạt Văn hóa Phật giáo Huế.
Giáo sư là ngựi chống Mỹ, trong lớp dạy Sinh viên, ông thường chửi Mỹ. Chiến trận Mậu Thân nhà của giáo sư bị đập phá tan hoang. Sau đó, giáo sư được người Trưởng phái bộ Mỹ ở Huế mời tới để cho giáo sư biết, mặc dù giáo sư không có lănh tiền trực tiếp từ Mỹ, không có làm việc với Mỹ, nhưng đồng lương hàng tháng giáo sư lănh là tiền của Mỹ trả cho tất cả nhân viên của chánh phủ Việt Nam, cho nên không làm trực tiếp, không lănh lưong trực tiếp chung quy cũng là làm cho Mỹ, chửi Mỹ tức là chửi ḿnh. Họ yêu cầu giáo sư không nên tự chửi ḿnh nữa, mỗi năm họ sẽ t́m cách cho giáo sư đi ngoại quốc một lần, mọi phí tổn do họ đài thọ. Không phải v́ ham lợi được đi ngoại quốc, nhưng suy cho cùng người Mỹ đó nói đúng.
Hồi đi du học ở Pháp, giáo sư có quen biết ông Nguyễn Đ́nh Ngọc, ông ta là sinh viên được giao cho quản lư pḥng quay Ronéo của Trường, ông Ngọc hoạt động cho Cách mạng, nhờ pḥng Ronéo ấy ông dễ dàng in phát những truyền đơn.
Ông Ngọc về nưóc dạy ở Đại Học Khoa Học Sàig̣n, ông Ngọc sống có lư tưởng, kham khổ như một nhà tu, ngày ăn một bửa, hai vợ chồng ly dị nhau, vợ vẫn ở Paris. Ông đi dạy học bằng xe đạp, an ninh biết ông đang hoạt động cho phía bên kia nhưng không có bằng cớ, chỉ theo dơi, ông đi dạy, đi về đều có người đạp xe chạy theo. Biết vậy ông Ngọc nhận dạy thêm toán cho con ông Tướng có họ hàng bên vợ, ngược lại ông Tướng cho xe jeep có cắm cờ Tướng đưa rước ông Ngọc mỗi khi ông ta đi dạy và rước về.
Ông giáo sư biết rành ông Ngọc, nên đặt điều kiện với ông Ngọc không được phá những chương tŕnh ǵ, người quốc gia làm lợi ích cho đất nước, mỗi năm giáo sư Hai đi tham quan ở ngoại quốc đều có mua sách của Mao Trạch Đông của Cộng sản mang về nước không bị xét hỏi, để biếu cho ông Ngọc.
Năm 1975, sau khi Ban Mê Thuột mất, ông Lê Thanh Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế được mời đi dự Hội Nghị quốc tế, người tài xế đưa ông ta ra phi trường rồi trở về trao cho ông giáo sư một tờ ngân phiếu 50 ngàn, nói là của ông Viện Trưởng biếu cho giáo sư.
Giáo sư cho người đem ra kư thác vào chương mục của ḿnh ở Ngân Hàng. Ngân Hàng cho biết chi phiếu ấy không tiền bảo chứng, nói rơ hơn là chương mục của ông Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu không có đồng xu ten nào hết. Giáo sư nghĩ chuyện ǵ kỳ vậy, tại sao cho ḿnh mà lại không có tiền ???!!! Sau này giáo sư mới biết, ông Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu không được phép nói, nên đă nhắn gửi qua ám hiệu “Không C̣n Chi Hết”.
Sau khi Viện đại học Huế di tản vào Sàig̣n, giáo sư t́m cách di tản ra nước ngoài, cuối cùng vào ngày 30 tháng tư t́m được địa điểm trực thăng Mỹ sẽ đáp xuống rước ở trên sân thượng một building ở đầu đường Trần Cao Vân, gần Mạc Đỉnh Chi, giáo sư đưa gia đ́nh đến đó rồi giao chiếc xe của Viện Đại Học cho một sinh viên ở đường Hai Bà Trưng gần đó rồi trở lại địa điểm, nhưng càng lúc mấy anh người Hoa ở Chợ Lớn đến càng đông, người ta hủy bỏ băi đáp, giáo sư thấy không hy vọng, trở lại lấy chiếc xe, đưa gia đ́nh chạy ṿng xuống bến Bạch Đằng, khi đến chỗ cột cờ Thủ Ngữ, thấy có hai chiếc tàu cập bến, chiếc sát bờ không có ai, chiếc phía ngoài có một số người, thế là gia đ́nh giáo sư lên chiếc tàu bên trong để ra chiếc tàu ngoài, nhưng chiếc tàu bên ngoài là chiếc tàu tổ chức di tản, có đóng tiền mới lên tàu, do đó gia đ́nh giáo sư và hai vợ chồng ông Đại tá ở Quân Đoàn 4 không có đóng tiền, bị xua đuổi trở lui.
Chiếc tàu kia sợ đậu lại sẽ c̣n có nhiều người theo lên tàu, họ không xua đuổi được nên nhổ neo ra sông, gia đ́nh ông giáo sư và hai ông bà Đại Tá kia hết hy vọng nên thả ḿnh nằm trên mui chiếc tàu c̣n lại, phó mặc cho tạo hóa xoay vần. Họ tưởng đă hết cách, vô vọng để di tản, nhưng không phải vậy, con tàu mà họ nằm thật ra là đang ém người ở bên dưới, im lặng để chờ thêm cho đủ người, nhưng nay thấy gia đ́nh ông giáo sư và hai vợ chồng ông bà Đại Tá ở ĺ trên tàu không chịu lên bờ, như vậy sẽ có nhiều người xuống theo, cho nên họ vội vàng kéo neo ra sông, thế là gia đ́nh ông giáo sư và ông bà Đại Tá được theo con tàu di tản.
Khi ra biển Đông, ông giáo sư mới biết tàu do nhà báo VĐP chủ báo TĐ và nhóm đàn em của ông ta tổ chức, ông ta đưa ông giáo sư xuống hầm máy xem anh em thợ máy chịu nóng bức, vất vả vận hành máy móc, họ yêu cầu ông giáo sư đi quyên góp tiền để ủy lạo anh em thợ máy, giúp họ có tinh thần lèo lái con tàu đi tới nơi, ông giáo sư thấy chuyện đáng làm nên hăng hái đi quyên góp, ông cũng đóng góp vào đó 20 dollars, bà Đại Tá một cây vàng và những người khác, quyên góp xong đem xuống hầm máy ủy lạo, dùng lời lẽ khẩn thiết anh em thợ máy mới thông cảm nhận cho.
Nhưng sau đó, ông Đại Tá điều tra ra, đây là chiếc tàu tổ chức di tản, người đi phải đóng góp mới được lên tàu, chỉ có gia đ́nh ông giáo sư và ông bà Đại Tá là không có đóng góp, họ biết những người đi đều có mang theo nhiều tiền, vàng nên họ định khi tới một đảo hoang nào đó, họ sẽ tước đoạt tiền, vàng rồi bỏ những nạn nhân xuống đảo hoang.
Tàu chạy một thời gian th́ gặp Đệ Thất Hạm Đội, lúc ấy trên tàu có một sản phụ chuyển bụng sanh, người sản phụ này là vợ của nhóm người tổ chức, do đó họ xin tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đội có phương tiện cứu giúp, giáo sư và ông Đại Tá tương kế tựu kế cho bà vợ ông Đại tá là Y tá theo sang tàu Mỹ vừa chăm nom sức khỏe sản phụ vừa làm thông dịch, và khi sang tàu Mỹ bà Đại Tá báo cho Mỹ biết nội t́nh của chiếc tàu này.
Tàu Mỹ tiếp tế cho thức ăn, nước uống, sữa … và chỉ bảo tàu di tản chạy theo đoàn tàu mà không có sự can thiệp nào để phá vở kế hoạch kia. Đoàn tàu cứ tiếp tực chạy nhưng đến khi màn đêm xuống, ông giáo sư nằm trên mui, thấy mỗi lúc chiếc tàu của ông càng tách xa tàu chiến của Mỹ, đến một lúc th́ chỉ thấy biển mênh mông mà không thấy đèn đóm chi của đoàn tàu di tản, ông Đại Tá và ông giáo sư biết những người tổ chức đă thực hành theo kế hoạch của họ. Ông trách sao người Mỹ đă được biết mà không có kế hoạch ǵ giúp cho đoàn người sẽ bị bọn xấu trấn lột tài sản, rồi có khi c̣n bỏ mạng trên hoang đảo, trong đó có gia đ́nh ông.
Những lúc vô vọng đó, ông tĩnh tâm nhớ lời thân mẫu dạy niệm danh hiệu: “Nam Mô Đại Từ, Đại Bi Cứu Khổ, Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”. Chẳng biết ông niệm được bao lâu, bỗng dưng thấy có ánh đèn từ xa hiện ra, dần dần tiến tới gần hiện ra một tàu chiến Mỹ, họ đưa sang cho tàu này một cái máy vô tuyến và ra lệnh phải liên lạc thường xuyên và chạy theo hải tŕnh của đoàn tàu di tản, thế là những người trên tàu của giáo sư đă thoát nạn.
Vừa đặt chân đến trại tị nạn ở Phi, người ta tố cáo nhóm người tổ chức di tản làm tiền kia, giáo sư bị Ban Điều Hành Trại của Mỹ gọi lên để làm sáng tỏ vấn đề, mặc dù họ biết giáo sư không phải là người có chân trong ban tổ chức của chiếc tàu di tản kia.
Rồi giáo sư được định cư ở Mỹ, đi dạy học ở trường Đại Học Kentucky, vẫn liên lạc với một ít chư Tăng trong nước, góp phần hổ trợ cho việc đào tạo Tăng tài, thỉnh thoảng liên lạc với bạn bè cũ, trong đó có giáo sư Nguyễn Đ́nh Ngọc, sau nầy được phong hàm Thiếu Tướng, Thứ Trưởng Công An, dạy Toán ở Đại Học Hà Nội, vẫn sống khắc khổ trong một căn hộ nhỏ, có một pḥng vừa để ngủ nghỉ vừa để làm việc, ông ta đă qua đời năm 2006, v́ bị ung thư, hưởng thọ 74 tuổi.
Ông giáo sư có một người con trai du học ở Mỹ trước năm 1975, sau khi ra trường rồi định cư tại Mỹ, giáo sư cho biết rằng ông khó tính chẳng những với sinh viên mà cả với con ḿnh, người con du học và ông không hợp tính, nên ít gặp nhau. Ba mươi năm sau khi định cư, ông viết sách Luận giải về Trung Quán Luận, người con mới hiểu được cha ḿnh, nhân dịp sinh nhật của giáo sư, anh ta mới nghỉ phép một tuần lễ về chung sống với gia đ́nh, t́m lại mái ấm ngày xưa.
Đến nay, giáo sư vào khoảng tuổi 90, vẫn minh mẫn cậm cụi đọc để viết sách về Phật giáo, để hổ trợ cho Trung tâm Phật Giáo Liễu Quán ở Huế, nơi mà giáo sư làm Phó Giám Đốc gần 50 năm trước, gần đây Trung Tâm ấy đă hồi sinh.
Một đời giáo sư tín tâm niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm, đă bao lần được người cứu thoát hiểm nạn trong đường tơ, kẻ tóc. Cuộc đời ông, người th́ cho ông theo Ngô Đ́nh Diệm đánh phá Phật giáo, kẻ th́ cho ông theo Cộng chống Mỹ, người lại cho ông theo Mỹ chống Cộng sản.
Từ khi di tản tới nay, ông chưa trở về thăm lại Việt Nam, hỏi ông, ông cho biết bạn bè đi hết rồi hoặc không c̣n ai nữa, trở về c̣n ai biết ḿnh? Để thăm ai đây?
Ngày 22-5-2011
Phụ Lục
Thuở học tṛ
Vừa rồi, sau hơn mười lăm năm bặt tăm tin tức, bỗng đâu ngày kia tôi nhận được Tuyển tập B́nh Luận Chính Trị của anh Trần Văn Sơn, bút hiệu Trần B́nh Nam. Thay v́ viết để trả lời thư anh, tôi liền gọi điện thoại. Sau hơn nửa tiếng đồng hồ hỏi thăm tin tức và sức khỏe của chị và các cháu, tôi bị anh níu áo bảo phải viết một bài cho tập kỷ yếu Quốc Học sẽ xuất bản trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường. Với anh Sơn tôi không thể từ chối. Không những v́ tôi rất mến mộ ông học tṛ cũ ấy mà lại v́ anh là người ăn ở rất có t́nh. Ngày mới qua Mỹ đang t́m việc làm cho bản thân thế mà khi biết tôi đang chới với không t́m ra được việc ở Kentucky, anh đă cùng với anh Thái Doăn Ngà kiếm cho tôi được một sở đang cần người, liền gọi tôi qua Cali để nộp đơn. Lẽ tất nhiên lúc viết bài này nhân vật đầu tiên tôi nhớ phải là anh Trần Văn Sơn. Chắc anh không ngờ rằng 'v́ anh' mà tôi và cả gia đ́nh đợi đến giờ phút chót ngày 30 tháng tư năm 75 mới vượt biển chạy trốn Cọng sản. Nguyên trước đó hai năm, đang là Trung Tá Hải Quân trong ban chỉ huy trường Hải Quân ở Nha Trang, anh có chở tôi đi xem căn cứ Cam Ranh, vào tận những nơi ít ai biết đến như chỗ huấn luyện người nhái hay chỗ đêm ngày nhận Fax không biết phát xuất từ đâu. Ra về tôi có cảm giác là người Mỹ không bao giờ 'cả gan' rời bỏ đất nước ḿnh v́ họ đă đầu tư quá nhiều tiền bạc để xây dựng những căn cứ rất đồ sộ, tân tiến, và tốn kém cho quân đội của họ ở nước ta. Căn cứ vào sự suy luận nông cạn đó (cũng chỉ v́ anh Sơn!) tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện chạy trốn Cọng Sản cho đến ngày cuối tháng Tư đen. Thôi, bỏ qua chuyện trách móc vô duyên đó đi. Hăy nói đến những chuyện tôi c̣n nhớ về những ngày c̣n là học tṛ trường Quốc Học.
Trong những năm tôi học các lớp cấp Tiểu học, tôi quen rất nhiều bạn thân có cha Pháp mẹ Việt. V́ cha đă về xứ nên họ được chính phủ Pháp nuôi ăn học ở ngay trong trường. Trong số đó, Laurent Tranquilino là người bạn cùng lớp có nhà mẹ ở xóm mả Ông Trạng, sau lưng chùa Diệu Đế, rất gần nhà tôi ở Ô Hồ. Sau này khi tôi từ Khu Tư về Huế đi ngang Đồng Hới bị sở An Ninh Quân Đội Pháp bắt giữ thời chính Laurent đă đứng ra bảo lănh cứu tôi khỏi bị giam cầm, nhờ anh là một nhân viên tin cậy của sở ấy.
Năm Nhất Niên Cao Đẳng Tiểu Học khi mới vào ở kư túc xá tôi chưa kịp làm thân với anh Mai Duy Thừa nằm giường bên cạnh thời anh đă đột ngột từ trần. Nguyên là anh có bệnh đau tim. Ngày nọ lên cơn, anh đi khám để xin ở lại bệnh xá của trường. Rủi cho anh vào ngày ấy rất nhiều học sinh trong kư túc xá cũng đến bệnh xá khai đau và xin nghỉ học như anh. Nhưng đa số họ kiếm cớ đến nằm học thi, v́ theo luật, cứ đến mười giờ tối học sinh trong kư túc xá phải lên giường ngủ, chỉ ở bệnh xá mới có thể chong đèn học bài suốt đêm. Vị bác sĩ phụ trách nổi giận sau khi khám phá được điều ấy. Đến phiên anh, ông chẳng nói chẳng rằng phê vào sổ là không có bệnh và đuổi về lớp. Chiều ấy anh tắt thở. Đến nay tôi vẫn c̣n nhớ rơ nấm mộ nhỏ đơn sơ của anh nằm bên một quán bán bánh bèo cạnh ngă ba đường lên núi Ngự B́nh.
Bây giờ xin nói chuyện vui hơn. Hằng năm, sau ngày Tết, khi trở về kư túc xá, hầu hết ai cũng mang theo mứt bánh. Dân Quăng Nam có bánh tổ. Dân Quăng Ngăi có kẹo mạch nha. Bọn từ Huế ra đến Quăng Trị, Đồng Hới có bánh chưng bánh tét. Thường thường chúng tôi chia xẻ đổi chác với nhau. Nhưng có đứa cất rất kỹ mấy thức ăn mắc tiền như mứt kim quật, mứt hột sen, bánh sen tán, táo, hồng, vân vân....Gặp những trường hợp như vậy, bọn tôi phải nhờ đến một số 'thổ phỉ' có biệt tài mở khóa dầu là khóa sáu chữ đi nữa, không thua kém Locksmith Hoa Kỳ chút nào. Đợi đến hai giờ sáng thầy giám thị và chủ nhân các món ăn quư đang ngon giấc điệp, chúng tôi liền đi mở tủ, thu dọn, chia nhau ăn sạch, và để lại giấy cảm ơn trên mấy cái chai cái hộp trống vốc. Sáng dậy khi nh́n thấy bộ mặt buồn thiu khổ năo của mấy chàng trai mất đồ ăn ngon của ḿnh, chúng tôi ân hận và buồn giùm năm phút.
Nói đến chuyện ăn, tất nhiên phải nhắc đến mụ Lục và mụ Liên. Mụ Lục là đàn ông, nhưng có lẽ v́ thuộc một chi nhánh nào đó của hoàng tộc nên mới kêu là mụ. Mụ thường hay đứng bán chuối chỗ ra vào pḥng ăn. Trí nhớ của mụ rất phi thường. Hàng trăm học sinh ăn chuối mắc chịu thế mà mụ nhớ rơ tiền từng đứa mắc chịu không sai một xu. Một hôm tôi bắt gặp thằng bạn khai gian bị mụ ta căi lại. Cậu ta bẽn lẽn bắt chước giọng các mệ dịu dàng nói: 'Mệ thích vui thử chơi một chút mà cũng biết!' Mụ Liên là đàn bà, chuyên bán khoai sắn nơi cổng học sinh ra vào. Cổng này ở phía tây, gần một cầu tiêu và dăy lớp trệt. Đối với bọn nội trú như chúng tôi, thèm khoai sắn là điều tất nhiên v́ trong trường họ không bao giờ dọn thứ cao lương mỹ vị ấy. Cửa cổng chỉ mở đúng giờ cho học sinh ở ngoài ra vào. Trong những lúc ấy nếu giám thị bắt gặp đứa nội trú nào lén phén nơi cổng thời sẽ được tặng ngay một hay hai giờ phạt, nghĩa là cuối tuần không được về nhà, phải ngồi lại trường để sám hối. Nhưng khoai sắn của mụ Liên bán ngon không chỗ chê. Chúng tôi phải kết đoàn, chia nhau đứa canh đàng trước, đứa gác đàng sau. Một thằng chịu hy sinh (may thay lúc nào cũng có đứa thích làm anh hùng) nhảy ra ngoài thành, xách theo một cái bị nhỏ mua chuyền vào, rồi cả bọn chia nhau thưởng thức. Được trời thương nên không lần nào bị tóm bắt quả tang.
Sau chuyện no, nay xin nói chuyện đói. Năm 1944 qua 1945, bọn Nhật và Pháp thi hành chính sách cướp lúa gạo và cho dân Việt Nam chết đói. Khi ấy ở kư túc xá, chúng tôi bị hạn chế miếng ăn. Phần cơm mỗi người cho mỗi bữa là hai chén úp nhau. Mấy thằng bạn thường ngày quen ăn nhiều phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế để ăn cho đủ no. Buổi sáng chúng tôi điểm tâm cháo gạo nấu với chút ít đậu xanh ăn với đường. Bốn đứa ngồi chung. Nghiệt thay cái vịm đựng cháo chỉ chứa độ năm chén mà thôi. Dầu bạn có dốt toán đến đâu, bạn cũng biết rằng số năm không chia đúng cho bốn. V́ vậy đứa múc đầu bao giờ cũng lịch sự vô cùng. Nó múc lưng chén rồi húp rất mau không cần bỏ đường. Như vậy là cậu ta nắm phần chắc ăn được chén thứ năm và vét vịm. Tôi có thằng bạn tên là Quách Tự Hấp, người ở miền núi Quế Sơn, Quăng Nam. Anh mạnh như trâu và thường ngày ăn nhiều như cọp. Đến năm đói, anh ăn xong với chúng tôi rất lanh rồi tức tốc chạy qua pḥng ăn của các lớp nhỏ bên cạnh để kiếm chác thêm. Nhưng như thế là c̣n may cho chúng tôi. Tham gia vào việc đi cứu đói đồng bào ở miền biển và vùng quê, chúng tôi nhận thấy t́nh trạng c̣n thê thảm hơn gấp trăm vạn lần. Đi đâu cũng thấy xác người chết đói nằm co quắp từ trong nhà ra tận ngoài đường. Khi chính bản thân đă chứng kiến những cảnh năo ḷng như vậy, thời sự căm giận oán thù bọn thực dân đô hộ không làm sao nén được.
Dạo đó, nhờ sinh hoạt trong Tráng Đoàn Bạch Đằng tôi quen được anh Trưởng Toán Tây Kết. Anh này hay tổ chức những đêm kịch lịch sử tại sân khấu L'Accueil tŕnh diễn lại những giai đoạn chống ngoại xâm giành độc lập cho dân chúng xem với mục đích kích thích ḷng yêu nước. Một hôm anh cho tôi thủ vai Lê Lai trong vở kịch Lê Lợi khởi nghĩa. Người đóng vai vua Lê Lợi là anh Lê Hữu Khải. Điểm sơ xuất là lúc trang phục cho vua Lê Lợi không ai nghĩ đến cái màn nhà vua sẽ trao chiếc khăn vàng chít đầu cho Lê Lai giả dạng liều ḿnh cứu chúa. Ngay cả khi tập dượt v́ anh Khải không đội chiếc khăn (lúc ấy chưa t́m ra) cho nên việc trao khăn lên đầu Lê Lai chỉ làm lấy lệ. Khổ thay lúc tôi c̣n nhỏ cha mẹ tôi rất vinh thằng con có một cái đầu khá bự. Tối hôm đó trước một rạp chật ních khán giả, vào lúc nhà vua đem chiếc khăn vàng đội lên đầu thần Lê Lai thời chiếc khăn dở chứng không chịu tṛng vào cái đầu to tướng của vị thần quả cảm làm cho khán giả không nín được cười và tim tôi thắt lại.
Lên đến năm đầu của ban Tú Tài Bản Xứ (lớp Seconde theo tiếng Pháp), tôi mới có cơ hội tiếp xúc với những nữ sinh Đồng Khánh đỗ kỳ thi tuyển vào học cùng lớp. Trước tiên phải nói qua những đặc điểm của lớp Seconde này. Sĩ số độ bốn, năm mươi nhưng toàn là kiện tướng có thành tích học giỏi và được đào tạo kỹ càng không những từ các trường công và tư ở Huế, mà c̣n từ Thanh Hóa, Vinh vào, từ Qui Nhơn ra, thậm chí có cả năm sáu cậu từ xứ Lào ḅ xuống. Một cô và một cậu người Pháp cũng nhập bọn. Có tất cả năm cô người Việt. Hai cô người Huế hiền lành ít át là cô Phi Diên và cô Ngọc Giao. Ba người c̣n lại thời hết sức đặc biệt. Cô Nguyệt Tuệ rất vui vẻ hoạt bát. Nhưng một số con trai như tôi rất ngỡ ngàng khi nghe giọng nói nặng trịch của cô. Hai cô kia, Lê Thị Kinh xuất xứ từ Quăng Nam và Nguyễn Thị Phương Thảo từ Nghệ An, thời không bao giờ mở miệng chào đón hay tṛ chuyện với ai. Ngày nào vẫn như ngày ấy, hai cô cứ lầm lầm ĺ ĺ vào ra lớp học. Sau này mới biết là hai cô đă tham gia cách mạng cứu nước từ hồi ấy. Trong dịp đi Rome thăm thầy cũ và bạn xưa vừa rồi, rất tiếc là bà Đại Sứ Lê Thị Kinh (nay lấy tên là Lê Thị Minh) đă hồi hưu và trở về Việt Nam. Nói đến cô Phương Thảo, có tin đồn rất ác là quá tích cực tham gia phong trào đấu tố cường hào địa chủ ở Nghệ Tĩnh cô đă thẳng tay đấu tố cha cô trước kia là một vị quan rất mực thanh liêm và được dân quư mến. Tôi không tin và mong rằng chuyện đồn ấy thất thiệt.
Cuối niên học Seconde. tôi được bầu làm trưởng ban tổ chức đêm văn nghệ cuối năm. Thực là một vinh dự lớn cho tôi v́ đó là đêm văn nghệ đầu tiên khi trường mới có một vị Hiệu Trưởng người Việt sau nhiều năm thành lập. Trường cũng vừa bắt đầu dạy tiếng Việt sau ngày Pháp bị Nhật thay thế. Tiếc rằng trong đêm liên hoan ấy, khi diễn màn nhạc kịch Hội Nghị Diên Hồng, Lê Đ́nh Luân trong vai Trần Hưng Đạo đă làm tôi suưt đứng tim. Nguyên là khi hát đến câu 'Nên ḥa hay chiến...' thời cái quần của cậu ta đang mặc từ từ tuột xuống. May thay nhờ có cái áo giáp khá dài che tận đến gót cho nên không có nhiều người thấy! Khen cho Luân là cậu ta tỉnh bơ tiếp tục hát như không có 'nguy biến' nào xảy ra cả.
Sau đêm ấy, nhiều biến cố dồn dập xảy ra: Việt Nam tuyên bố độc lập. Vua Bảo Đại thoái vị. Pháp đổ bộ chiếm miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Theo gương của bạn bè, tôi gia nhập Giải Phóng Quân, chấm dứt một đoạn đường đầy vinh dự được làm học tṛ trường Quốc Học. Nay với một mớ tuổi chồng chất, mỗi lần nghĩ đến mối duyên nợ với trường, tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy cái tổ ấm ngày xưa nhộn nhịp sinh động với bao khuynh hướng dị biệt thời nay xơ xác tiêu điều bị đầu độc ô nhiễm. Mong sao luồng sinh khí ngày xưa của Quốc Học sẽ sớm hồi chuyển tạo lại một môi trường thuận lợi cho việc nhận thức và học hành với bầu không khí tự do tư duy và trao đổi tư tưởng. Được như vậy thời thầy tṛ trường Quốc Học mới phấn khởi góp sức vào công việc lợi ích chung xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tiến bộ và giàu mạnh.
Nguyễn Văn Hai
viết tại Louisville, Kentucky cuối tháng mười 1995
Hồi tưởng
Dạo ấy, cuối niên học lớp đồng ấu ở trường Tiểu Học Đồng Hới, cha mẹ tôi cho tôi vào Huế sống với ông nội, và bắt đầu vào học trường Quốc Học từ lớp dự bị. Xong lớp sơ đẳng, tôi không đủ chín tuổi để được phép thi Tiểu Học Yếu Lược, nên đành phải xách khăn gói ra Đồng Hới học lại lớp. Sau khi thi đỗ xong bằng Tiểu Học Yếu Lược tôi trở lại Quốc Học tiếp tục học lên lớp nh́ nhất niên, nh́ nhị niên, và lớp nhất. Ở Huế tôi được tự do vô cùng. V́ là cháu đích tôn nên ông tôi rất cưng. Ngoài giờ đến trường, tôi lêu lổng tham gia hoạt động của một nhóm bạn bè mà người trong lối xóm thường gọi là bọn ba de Ô Hồ, Diệu Đế. Tuy vậy, tôi không hề nghỉ học một buổi mặc dầu hằng ngày phải cuốc bộ rất xa, sáng từ Ô Hồ qua Quốc Học rồi chiều băi học từ Quốc Học về lại Ô Hồ. Tôi ăn trưa ở trường. Thường đến trường tôi thấy vui hơn ở nhà. Học tṛ không bị thầy lấy thước khẽ tay, bắt ngồi ṿng tay giữ im lặng, hay đứng nh́n mặt vào tường. Tôi c̣n nhớ năm lớp nhất thầy Trần Văn Việt (sau này Hiệu Trưởng Trường Chu Văn An, SàiG̣n) thường cho phép Lê đ́nh Luân biểu diễn giọng ca rất hay của ḿnh để cả lớp thưởng thức mỗi khi xong xuôi bài vở. Khi ông tôi mất vào năm tôi học lớp nh́, tôi buồn quá xao lăng học hành và kết quả là sau đó tôi chỉ thi đậu bằng Tiểu Học, nhưng rớt kỳ thi tuyển chọn vào năm thứ nhất Cao Đẳng Tiểu Học. Đến đây chấm dứt một giai đoạn vô tư và sung sướng nhất đời tôi. May thay lúc ấy, cha tôi có một người bạn giáo chức, thầy Trương Tiếu Dư, dạy lớp nhất trường huyện Lệ Thủy, Quăng B́nh. Thầy chịu nhận tôi về học lại lớp nhất với thầy, giúp cha mẹ tôi khỏi tốn tiền đóng học phí cho tôi đi học trường tư ở Huế. Nhờ thầy chỉ dạy trong một năm mà sau này việc thi cử và học hành hầu như không c̣n ǵ khó khăn đối với tôi nữa. Thực vậy. Phương pháp đơn giản của thầy là muốn giỏi Pháp văn, thời hăy chuyên đọc sách truyện tiếng Pháp và hằng ngày viết tóm lược bằng tiếng Pháp. Muốn giỏi Toán học, cứ lật sách toán gắng làm hết bài tập, dần dà rồi nhờ quen mà thấy dễ. Cuối năm ấy tôi thi đỗ vào Quốc Học với thứ hạng rất cao và được cấp học bổng toàn phần vào nội trú. Đời tôi chuyển qua một giai đoạn hăng hái say mê học hỏi. Ngoài sách giáo khoa, tôi đọc đủ loại sách báo: truyện, thơ, kịch, khảo luận, nghiên cứu, lịch sử, cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Có thứ tôi nhịn tiêu dùng tiền cha mẹ tôi cho thêm hàng tháng để mua, có thứ do trao đổi với bạn bè, đi mượn ở thư viện L' Accueil, hay chuyền tay nhau mà có. Hầu như mọi học sinh nội trú đều lâm một bệnh chung là đọc sách. Càng đọc càng thấy say. Cả một chân trời mới mở ra trước mắt.
Cho đến ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, chương tŕnh áp dụng cho ban Cao Đẳng Tiểu Học và Tú Tài Bản Xứ, theo tôi, có nhiều cái dỡ, nhưng trong mọi sự cái dỡ thường dính liền với cái hay. Thí dụ: tiếng Việt bị xem như là một ngoại ngữ, và tiếng Pháp trở nên chuyển ngữ thay thế tiếng mẹ đẻ! Cái hay của điều này là nhờ vào tiếng Pháp mà chúng tôi hấp thụ được một nền văn hóa phong phú với nhiều lư tưởng cao đẹp đề cao nhân phẩm, tranh đấu cho tự do, và bảo vệ hạnh phúc cá nhân của mọi người. Cái dỡ khác là chúng tôi không có quyền học một ngoại ngữ như Anh Văn chẳng hạn. Chúng tôi bắt buộc phải học Hán tự. Nhưng chính nhờ vậy chúng tôi mới có chút căn bản t́m trở về nguồn, thấu hiểu được chút ít đạo lư làm người theo quan niệm Lăo, Phật, và Nho giáo. Cái dỡ thứ ba là chương tŕnh tổ chức những kỳ thi chọn lọc rất kỹ. Mỗi năm một lần chỉ một thiểu số con em miền Trung từ B́nh Thuận trở ra đến Thanh Hóa, độ 150 người được chọn cho vào học năm đầu của ban Cao Đẳng Tiểu Học, vỏn vẹn ba lớp và độ 50 người vào học năm đầu của ban Tú tài Bản Xứ, độc nhất một lớp. May thay chính nhờ sự tuyển chọn khe khắc nhưng phải nh́n nhận là rất công bằng như vậy mà tôi đă được quen biết gần gũi rất nhiều đàn anh và bạn học tài ba, đến từ mọi tầng lớp xă hội, với nhiều hiểu biết khác nhau về quan niệm sống và học tập. Sau ngày Nhật đảo chính, trường tôi đă sẵn sàng một chương tŕnh dùng tiếng Việt để dạy mọi môn học: khoa-học, toán, văn chương, và triết học. Các thầy tài t́nh vô cùng, nói tiếng Việt trong lớp trôi chảy hay ho như hồi dùng tiếng Pháp. Lúc đầu chúng tôi hơi ngỡ ngàng với những danh từ mới. Sau vài tuần rồi cũng quen đi như đă học từ hồi c̣n nhỏ vậy.
Nhớ lại các thầy, tôi quên sao được thầy Bửu Cân, luôn luôn áo dài đen khăn đóng, đi giày hạ, và tay cầm một chai dầu Nhị Thiên Đường. Sau đây là một câu chuyện "ûngẳn"ơ của thầy. Một năm vào cuối niên học, tôi được thầy sai ra Văn Pḥng mang học bạ của lớp vào để thầy phê. Học bạ thường được sắp theo thứ tự tên họ. Thầy bảo tôi xáo đi như là xóc bài x́ lát. Sau đó tôi mở ra từng quyển đặt trước mặt thầy và dùng giấy thấm để làm ráo mực thầy phê. Tôi sửng sờ ngạc nhiên khi thấy thầy tuần tự phê quyển trước "Học giỏi (Bon élève)" đến quyển sau "ûHọc rất giỏi (Très bon élève)"ơ và cứ như vậy cho cả lớp. Lần đó tôi rủi bị thầy phê Học giỏi mặc dầu có điểm nhất lớp. Đợi thầy phê xong, tôi xin phép hỏi lư do v́ sao thầy làm như vậy. Thầy phán: "Tôi muốn cho các cậu hiểu rằng nếu các cậu coi trọng việc lấy điểm học thi để xếp hạng, thời rồi đây ra đời các cậu sẽ bị nhiều thất vọng. Bởi v́ sự cố gắng của các cậu được người khác khích lệ hay không c̣n tùy thuộc may rủi cơ duyên, chứ không phải là một điều tất có. Ngoài ra, các cậu có thể thấy lắm người không công trạng ǵ hết mà vẫn được tán dương ca tụng." Phải đợi măi một thời gian khá dài khi ra khỏi trường bôn ba trong cuộc sống rồi tôi mới thấm thía cái bài học "ûngẳn"ơ hôm ấy. Nhờ đó mà tôi không cảm thấy buồn chán mỗi khi thấy người khác chẳng những không tán thưởng những việc tôi đă tận tụy hết ḿnh mà lại c̣n ác ư chê bai.
Nói đến thầy Nguyễn Đ́nh Thúy dạy Toán là chúng tôi h́nh dung ngay ra một người đẹp trai ăn mặc nghiêm chỉnh và đúng thời trang nhất trong số các thầy. Thầy Thúy có một lối dạy làm cho học sinh lớp tôi rất thích học toán. Năm ấy chúng tôi lúng túng mỗi khi trong bài toán hỏi đến điều kiện cần và đủ. Thầy liền cho một thí dụ rất dễ hiểu. Điều kiện cần để làm người là có hai con mắt. Nhưng con chó có hai con mắt. Vậy có hai con mắt không phải là điều kiện đủ để làm người. Thường thầy dạy một hai định lư để mở đầu giờ toán. Sau đó thầy cho bài tập làm ngay trong lớp. Nếu số đông bí, thầy gọi tên Lê Đức Tứ bấy giờ là cây toán số một của lớp lên bảng giải. Nếu cả lớp hiểu cách làm, thầy liền dùng thời giờ c̣n lại để đọc thơ của Thế Lữ hay Hàn Mặc Tử. Lẽ cố nhiên lớp tôi thích nghe thầy đọc thơ hơn học toán, cho nên ai nấy đều cố gắng học trước cái chương sách thầy giảng ở lớp.
Vào năm Seconde là năm học đầu của ban Tú Tài Bản Xứ, chúng tôi học Luân lư với thầy Ưng Quả. Người thầy gầy, vóc dáng cao. Đặc biệt là giọng nói nhỏ vừa đủ nghe và rất đều đặn. Khi giảng bài cũng như khi đọc một thông cáo, khi gọi tên hay khi phát bài thầy không bao giờ lên xuống giọng, không bao giờ khi nói lanh khi nói chậm, luôn luôn giữ một tốc độ và một âm điệu không thay đổi. Cả lớp phải nín thinh mới nghe rơ và càng nghe lại càng chú ư thêm như bị mê hoặc vậy. Suốt đời tôi đi dạy luôn luôn muốn bắt chước phong cách điềm đạm và tự chủ của thầy, nhưng chưa bao giờ thành công cả.
Trong giai đoạn học hỏi của tôi vào thời đó, đă xẩy ra nhiều biến cố lớn. Nước Pháp thua trận bị Đức chiếm. Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam được phép thành lập ở Hà Nội. Nhiều bài hát của Lưu Hữu Phước được sáng tác để kêu gọi ḷng yêu nước, hy sinh cứu quốc. Nhật đảo chính ở Đông Dương. Nạn đói khủng khiếp năm 1944-45. Việt Nam độc lập. Cụ Trần Trọng Kim lập nội các Việt Nam đầu tiên. Việt Minh cướp chính quyền. Pháp đổ bộ trở lại. Và cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Điều đáng mừng là học sinh thời ấy gặp được nhiều cơ duyên tốt đẹp giúp chuẩn bị ứng phó với những biến cố dồn dập như vậy. Trước hết là phong trào Hướng đạo do anh Tạ Quang Bửu lănh đạo. Cứ đến chiều thứ bảy và ngày chủ nhật, trường trở nên rất tấp nập với những đoàn học sinh nội trú mặc đồng phục hướng đạo sinh, quàng khăn đủ màu sắc, cầm gậy cái dài cái ngắn, vác bị đi trại, hay đi phát gạo cứu đói ở thôn quê. Trong ba lời thề của hướng đạo sinh, có câu "Trung thành với Tổ Quốc"ơ. Trước ngày tuyên hứa, huynh trưởng giải thích rất kỹ về ḷng yêu nước, một nước đang bị đô hộ nhưng có cả ngàn năm lịch sử thành công trong việc chống ngoại xâm. Trung thành có nghĩa là khi cần thời phải hy sinh đời ḿnh để bảo vệ Tổ Quốc. Ư nghĩa của lời thề cao đẹp như vậy cho nên các hướng đạo sinh thường chảy nước mắt v́ cảm động khi nói lên lời thề này trong buổi lễ tuyên hứa. Thứ đến là phong trào Ducoroy do thực dân Pháp tạo ra để làm cho thanh niên trong nước có những hoạt động chiếm thời gian không c̣n thời giờ nghĩ đến chính trị. Học sinh Quốc Học biết lợi dụng phong trào đó để rèn luyện thể xác cường tráng, một điều kiện quan trọng cho việc cứu quốc. Trên sân vận động của trường ngoài giờ học tràn ngập học sinh tập thể dục, chạy, nhảy, ném tạ, leo dây, đá bóng, chơi bóng chuyền và bóng rỗ. Một điều rất phiền toái là học sinh thường phải mặc đồng phục áo quần thể thao để đi diễn hành đón các đoàn đua xe đạp hay dự những ngày tranh giải. Tôi c̣n nhớ một anh học trên tôi độ vài lớp, người Quăng Ngăi, nội trú, không chịu đi diễn hành viện cớ là anh không biết đi một hai. Các huấn luyện viên cả Pháp lẫn Việt đều quyết tâm không chịu cho anh nghỉ tham gia, ngại rằng các học sinh khác sẽ bắt chước. Họ bắt anh đứng riêng hàng ngũ, rồi thay nhau tập cho anh bước đúng chân trái khi nghe hô một và chân phải khi nghe hô hai. Hàng giờ như vậy và liên tiếp mấy buổi tập không nghỉ. Nhưng cuối cùng họ phải đầu hàng tha cho anh khỏi đi diễn hành bởi v́ anh luôn luôn bước chân phải khi nghe một và chân trái khi nghe hai. (Đến nay tôi vẫn hồ nghi rằng anh ấy quả có biệt tài đóng kịch.) Ngoài hai phong trào đó, c̣n một nguyên nhân nữa làm gia tăng ḷng yêu nước của học sinh. Đó là những sự việc xảy ra trong lịch sử hay hiện tại mà các thầy đem ra kể ở lớp hay ám chỉ trong lời giảng đă làm cho chúng tôi bị kích thích và rất hănh diện được làm người Việt Nam. Sau đây là một câu chuyện có liên hệ đến ḷng hănh diện đó. Lúc ấy có ba lớp song hành A, B, và C cho mỗi năm từ Nhất Niên đến Tứ Niên. Chúng tôi học lớp C. Hai năm cuối Cao Đẳng Tiểu Học thầy Từ Ngọc Nguyễn Lân phụ trách dạy chúng tôi cả Pháp Văn lẫn Sử Học. Tại các lớp A và B hai môn đó đều do thầy Pháp đảm nhận. Tuy có nhiều thầy dạy các môn khác nhưng số giờ học với thầy Lân rất nhiều v́ Pháp văn là môn chính. Do đó tôi cổ xúy anh em lớp C ráng gồng ḿnh cố gắng học hành để cuối năm đi thi học tṛ lớp C phải đỗ nhiều và đỗ cao so với hai lớp A và B kia, hầu làm vinh danh thầy giáo Việt Nam. Với những ư nghĩ như vậy, năm đó, tôi ở lại trường để học chứ không về Lệ Thủy ăn Tết. Và cuối năm, nhờ ơn trên, như ư nguyện, tôi đỗ thủ khoa và bạn học trong lớp thi đỗ gần hết. Tôi cũng c̣n nhớ kỳ thi đó có tất cả 800 người dự thí, nhưng chỉ có 80 thí sinh trúng tuyển. Rồi tiếp theo sau kỳ thi tuyển chọn vào lớp Seconde của ban Tú Tài Bản Xứ tôi có nhiều bạn học mới từ Đồng Khánh qua, từ các trường Vinh, Thanh Hóa, Qui Nhơn, và cả Vientiane trên Lào về, cọng với một số khác từ các trường tư thục đến. Năm đó chúng tôi được học sinh ngữ tiếng Anh. Đến tháng ba, vào tối mồng tám, tiếng súng nổ vang đánh thức giấc chúng tôi trong kư túc xá. Nguyễn thúc Đại, em giáo sư Toán học Nguyễn Thúc Hào, t́m cách nhảy ra khỏi trường trong đêm tối rồi đem về cho chúng tôi xem tờ bố cáo của quân đội Nhật về việc cướp chính quyền và tuyên bố cho Việt Nam độc lập. V́ chưa có ai phụ trách chỉ huy trường nên học sinh nội trú vác áo quần và sách vở về quê tạm chờ đợi. Trường tạm đóng cửa một thời gian vài tuần cho đến ngày thầy Phạm Đ́nh Ái được cử làm Hiệu Trưởng. Tôi vội vàng mang khăn gói trở lại kư túc xá và tiếp tục học cho đến cuối niên học. Năm đó tôi được bầu ra làm trưởng ban tổ chức buổi văn nghệ cuối năm đánh dấu ngày người Pháp không c̣n là chủ của đất nước và mừng trường đă giảng dạy bằng tiếng Việt với một vị Hiệu trưởng người Việt. Chiều hôm ấy mọi việc đều diễn tiến như đă trù liệu. Nhưng đến khi diễn màn nhạc kịch Hội Nghị Diên Hồng, Lê Đ́nh Luân trong vai Trần Hưng Đạo vừa cất giọng hỏi "Nên ḥa hay chiến..." thời cái quần của cậu ta đang mặc lần lần tuột xuống. Nhờ kích thước cái áo giáp mặc ngoài mượn của Đại Nội khá lớn đối với thân h́nh cậu nên kéo dài che phủ gần tận gót. Do đó chỉ một ít người thấy và số người ấy không muốn làm mất bầu không khí long trọng của Hội Nghị Diên Hồng! Tôi không ngờ rằng sau đêm hôm ấy tôi không c̣n trở lại trường để tiếp tục học lên Đệ Nhị nữa. Những chuyện tiếp theo sau đây tuy xảy ra ngoài khuôn viên trường Quốc Học, nhưng vẫn c̣n là Quốc Học bởi v́ liên hệ đến một số đông cựu học sinh của trường.
Ngày mồng hai tháng chín 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập. Nhưng ngay sau đó Pháp đổ bộ chiếm miền Nam. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, anh Tạ Quang Bửu cùng với Bộ Trưởng Phan Anh phụ trách thành lập ở Huế đoàn Thanh niên Tiền tuyến gồm những sinh viên Quốc Học đă đỗ Tú Tài. Những người này được huấn luyện để trở nên sĩ quan của Quân đội Việt Nam trong tương lai. Việt Minh nhờ thế đă có ngay những vị chỉ huy trẻ tuổi có học vấn rất thích hợp với đội quân t́nh nguyện đa số là học tṛ như chúng tôi vào những ngày đầu thành lập Giải Phóng Quân. Từ Lệ Thủy tôi vào Huế chậm nên khi nhập ngũ được sung vào Trung Đội 30 thời bạn bè hầu hết đă lên đường Nam tiến. Tôi với vài người bạn đồng lớp: Nguyễn Đ́nh Truy, Hồ Văn Lương, Nguyễn Quang Diệu, Đinh Văn Quyến tham gia chiến đấu ở mặt trận Lào và được cơ may là chúng tôi thuộc chung một tiểu đội đặc biệt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Tổng Chỉ Huy Mặt Trận lúc ấy mọi người gọi tên là "Đồng chí Thu"ơ. Gần một năm sau, v́ "phạm lỗi"ơ phát biểu ư kiến "không đứng đắn"ơ với đại diện Phân Khu B́nh Trị Thiên từ Huế lên ủy lạo chiến sĩ ở tiền tuyến nên Pḥng Chính Trị Phân Khu gọi chúng tôi về đi "học tập chính trị"ơ ở Cửa Nhượng Bạn, Hà Tĩnh. Sau đó chỉ có tôi về sinh hoạt tại ṭa báo Chiến Sĩ, cơ quan tuyên truyền Quân Khu Tư ở Vinh. Mấy anh bạn của tôi người ra học trường Vơ Bị Sơn Tây, người về làm việc tại Pḥng Chính Trị Quân Khu Tư. Cuối cùng tôi quyết định vào lại Huế sau khi anh Ngô Điền, cũng là một cựu học sinh Quốc Học, từ bỏ chức Chủ Nhiệm rời Vinh ra Bắc.
Khi ấy trường Cao Đẳng Công Chánh mới mở lại ở Sài G̣n tổ chức một kỳ thi tuyển tại Huế đă cho tôi một cơ hội vào Nam. Một nhóm anh em thiên Kháng Chiến, trong đó có Đỗ Bá Khê (sau là Thứ trưởng Giáo Dục) và Trần Văn Liêm (sau là một vị quan Ṭa của Tối Cao Pháp Viện), bắt liên lạc với tôi, tổ chức "Tổng Hội Sinh Viên Không Xin Phép" để đối kháng với Tổng Hội Sinh Viên đă có sẵn. Trong thời gian này rất đông cựu học sinh Quốc Học vào Sài G̣n học các trường chuyên môn như Công Chánh, Vô Tuyến, Hàng Hải, và Điện, quây quần ăn ở với nhau nơi hai nhà thợ mộc và thợ điện trong khuôn viên trường Pétrus Kư. Tôi nhớ nhiều đêm dùng kế hoạch dương đông kích tây nhờ Châu Trọng Ngô ngồi thổi sáo ở sân vận động để chúng tôi đi bỏ truyền đơn chống Pháp vào các lớp học. Sau vụ tổ chức đám ma Trần Văn Ơn, bị hôi ổ, tôi phải bỏ ngành Công Chánh ra Hà Nội học Cử Nhân Khoa Học.
Bấy giờ tôi mới có thời giờ kiểm điểm lại những việc đă làm trong quá khứ. Tôi nhớ lại lúc c̣n ở Sài G̣n một tuần sau ngày đưa đám Trần Văn Ơn, Ủy Ban Kháng Chiến Đô Thành yêu cầu chúng tôi lên ṭa Đô Chính xin phép tổ chức ngày lễ mở cửa mả. Ông Đô Trưởng lúc bấy giờ là thân sinh của Trung tướng Trần Văn Đôn, đồng ư cho tổ chức tại trường Tôn Thọ Tường với điều kiện hoàn toàn giống như ngày đưa đám ma tṛ Ơn: Không cờ xí ồn ào, không được rải truyền đơn. Ủy Ban Kháng Chiến Đô Thành cho chúng tôi hay là họ đồng ư. Chúng tôi liền chia nhau đi huy động anh em sinh viên các trường Đại Học tham gia. Phía Trung Học đă có những thành phần khác lo. Trưa hôm ấy trước một số rất đông quần chúng đứng chật cả sân trường Tôn Thọ Tường, lúc nhân danh chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên tôi sắp leo lên lầu ba để đọc lời kêu gọi, bổng từ trên lầu tư những lá cờ Việt Minh với vô số truyền đơn tung ra bay khắp sân. Biện chà tức th́ ập ngay đến dùng đùi cui đàn áp. Việc xảy ra bất ngờ, sau này chúng tôi mới vỡ lẽ ra là Ủy Ban Kháng Chiến Đô Thành không giữ lời hứa, họ đă chuẩn bị thực hiện một kế hoạch riêng trong đó sinh viên, học sinh chúng tôi chỉ đóng vai tṛ con tốt. Để giúp đám người ở Tôn Thọ Tường chạy tháo thân, họ cho phóng hoả chợ Bến Thành ở cách đó không xa. Trên đường Catinat Trần Văn Liêm cầm lá cờ Việt Minh dẫn một đoàn người đi diễn hành rồi nổi lửa đốt một chiếc xe jeep trước ṭa Đô Sảnh. Nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy v́ tinh thần yêu nước hăng say và bồng bột nên tôi và nhiều anh em khác đă bị lợi dụng, nhắm mắt hành động theo lệnh của những người lănh đạo thiếu thành thật đối với bọn chúng tôi. Rồi tôi tự bảo ḿnh từ nay thôi không liên hệ với "kháng chiến"ơ Đô thành nữa.
Đúng lúc tôi hoàn tất bằng Cử Nhân Giáo Khoa Khoa Học về dạy Quốc Học, thời có lệnh động viên. V́ thiếu giáo chức, lệnh ấy được miễn áp dụng cho nhân viên giảng huấn. Thế là tôi được sống và học hỏi thêm một lần nữa tại trường Quốc Học.
Tôi bảo là học hỏi v́ khi ấy mới vào nghề tôi được dạy ngay các lớp Đệ Nhị Cấp. Tuổi thầy tṛ không chênh lệch nhau mấy. Vả lại học tṛ các lớp ấy phần đông trưởng thành trước tuổi. Chẳng những rất thông minh mà họ lại rất chăm học. Có lẽ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đau khổ và khó khăn của đất nước cho nên họ biết phải làm ǵ để vươn lên trong đời sống của họ. Tôi học hỏi nơi học tṛ và bạn đồng nghiệp nhiều đức tính rất hay. Trong trường giáo sư cũng như học sinh có nhiều khuynh hướng khác nhau. Người ngấm ngầm theo chủ nghĩa Mác Lê, kẻ đề cao quan niệm quốc gia. Lại có người chỉ muốn thảo luận vấn đề chuyên môn không bàn đến chính trị trong lớp. Theo tôi tinh thần Quốc Học là như vậy. Không có áp đảo tinh thần, không có chủ trương một chiều, và không kiểm soát tư tưởng. Tôi thấy ai cũng có quyền tự do suy nghĩ và tự do lựa chọn. Trong hàng ngũ giáo sư của trường lúc bấy giờ tuyệt đối không có điểm chỉ viên hay báo cáo viên cho Công An hay Cấp trên. Tôi phục nhất là ông Huỳnh Ḥa, hiệu trưởng. Ông là một cựu đảng viên Quốc Dân Đảng từng bị Việt Minh khi cướp chính quyền ở Quăng Nam lột hết áo quần bắt đi tuần hành trong phố. Ông nói với tôi rằng: "Tôi để cho Tôn Thất Dương Kỵ dạy Sử mặc dầu tôi biết nó thiên cọng. Bởi v́ tôi muốn học tṛ có kiến thức rộng răi về chính trị, hiểu rộng biết nhiều, có suy nghĩ, tự nhiên họ sẽ biết lựa chọn. Có những học sinh v́ tuổi trẻ, v́ ngờ nghệch, bị mê hoặc đang đi theo Cọng sản. Sau này sáng mắt họ sẽ quay đầu trở lại. Bên quốc gia ḿnh cũng có nhiều chuyện không vừa ư. Muốn giải thích cho họ biết quốc gia với cộng sản để đưa họ về con đường quốc gia thời cần phải hiểu rơ tâm t́nh học tṛ, cần phải kiên nhẫn vô cùng." Tôi học được một lối xử thế rất là dân chủ. C̣n nơi học sinh tôi học được tính lạc quan. Nhiều khi tôi tỏ ra băn khoăn về thời cuộc, có tṛ bảo tôi: "ơThầy à, mọi chuyện cùng sẽ tắc biến. Thầy lo chi cho mệt." Học tṛ tôi rất giàu óc khôi hài. Tôi nhớ buổi dạy bài vật lư đầu tiên trong đời tôi ở lớp Đệ Nhất. Sau khi giảng giải xong tôi dành một vài phút cuối giờ để học tṛ trong lớp phê b́nh. Tôi vừa chấm dứt câu hỏi: "Các anh nghĩ sao về lối tôi tŕnh bày bài học này?" Không ngần ngại tṛ Phạm Văn Hường (nay là Giáo Sư Hóa học tại Đại Học Pháp) từ từ đứng dậy, tay ôm ngực, nói toẹt ra rằng: "Thưa anh, nếu em c̣n nghe giọng anh tiếp tục giảng bài như hôm nay, chắc có ngày em sẽ chết v́ đứng tim." Lúc ấy tôi mới ngă ngữa ra giọng tôi nói quá lớn nhưng v́ hăng say giảng bài nên không biết. Tôi chỉ biết xin lỗi. Bây giờ nếu anh Hường có đọc bài này tôi xin nói với anh một chuyện mà chắc là anh không tin. Vừa rồi một sinh viên Mỹ đang học với tôi cũng phê b́nh tôi một câu giống hệt như câu anh nói! Đối với tôi nói lớn tiếng quả là một chứng bệnh rất khó chữa.
Ở Quốc Học điểm đặc biệt là t́nh thầy tṛ rất khắn khít. Thầy tṛ kính trọng và tin cậy lẫn nhau. Có những học sinh đến chào thầy và tâm sự trước khi ra khu. Một ngày nọ, ông Huỳnh Ḥa được mời vào giữ chức Đổng Lư Văn Pḥng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Thầy Phạm Đ́nh Ái bấy giờ là Giám Đốc Học Chánh Trung Phần (trước kia thầy theo kháng chiến ra Khu Tư nay mới trở về) chỉ định tôi lên thế chân Hiệu Trưởng. Với trách nhiệm mới tôi mất đi rất nhiều liên lạc mật thiết với học sinh nhưng bù lại tôi được học hỏi thêm nhiều nơi các vị đồng nghiệp. Nay tôi chỉ c̣n nhớ hai chuyện đă xảy ra trong thời gian tôi làm hiệu trưởng. Trước hết là một chuyện buồn nhưng có một tác dụng tinh thần lớn lao. Đó là trường hợp Cụ Ngô Văn Bắc từ Bắc di cư vào, dạy Pháp Văn các lớp Đệ Nhị. Tuy đang lâm bệnh nặng, Cụ vẫn cố gắng đến trường trả bài cho học sinh, rồi về nhà trút hơi thở cuối cùng. Chuyện thứ hai vui hơn v́ trường thành công trong việc đ̣i hỏi mở Đại Học tại Huế. Số là sau khi mới về Việt Nam nhậm chức, ông Ngô Đ́nh Diệm ra Huế. Lẽ tất nhiên ông ấy cần một sự tiếp đón nồng hậu của dân Huế nói chung và của học sinh Huế nói riêng. Linh Mục Cao Văn Luận lúc bấy giờ là giáo sư Triết học tại trường. Ngài năn nỉ tôi tổ chức học sinh diễn hành tiếp đón. Tôi bàn với một số giáo sư, trưởng lớp và trưởng ban sinh hoạt của trường. Tất cả đồng ư đặt điều kiện là ông Diệm phải hứa sau này có quyền hành thời phải mở một Đại Học tại Huế để con em miền Trung nghèo có cơ hội cầu tiến. Lời yêu cầu cũng vừa hợp ư ông Diệm. Sau khi được đoan chắc như vậy, chúng tôi mới mặc đồng phục quần trắng áo trắng có thắt cà vạt xanh lơ mang biểu ngữ đ̣i mở Đại Học Huế đi hàng lối chỉnh tề diễn hành chào đón. Sau đó, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm giữ lời hứa cho mở Đại Học Huế mặc dầu có sự phản đối dữ dội của các vị khoa bảng ở Sài G̣n. Đại Học Huế được thành lập, con em miền Trung có chỗ trau dồi chuyên môn, và nhiều lớp sinh viên tốt nghiệp đă góp công xây dựng nước Việt Nam. Quốc Học quả đă giúp vào sự thành tựu tốt đẹp ấy.
Nh́n lại những ngày qua, trường Quốc Học giống như một đám mây kết hợp phấn hoa với muôn hương vị. Đă có lần đám mây ấy phiến tản, một ở Huế, một ra tận Nghệ An Hà Tĩnh. Màu sắc trở nên khác biệt chỉ v́ tác duyên với hai luồng gió đối nghịch từ phương xa thổi đến. Ngày nào trong khuôn viên trường Quốc Học thầy tṛ được tự do trao đổi ư kiến và phát biểu tư tưởng trung thực và lợi ích đối với t́nh h́nh của đất nước, được học hỏi và thực hành trong một môi trường khoáng đạt, thời ngày đó Việt Nam sẽ khởi sắc sinh hương vươn lên đứng chiếm một vị trí đáng kể trong thế giới ngày nay. Mong lắm thay!
Nguyễn Văn Hai
viết tại Louisville, Kentucky, Hoa Kỳ ngày song thập năm 1995
Lời chú thích của tác giả: Trong bài này tác giả không phân biệt những danh xưng khác nhau của trường Quốc Học qua không gian và thời gian. Là Khải Định, Huỳnh Thúc Kháng, hay Phan Đ́nh Phùng, tác giả vẫn xem trường là trường Quốc Học.
ĐIỆN LÀ G̀ ?
Cao Huy Thuần
Sơn thân mến,
Đây là thư riêng ḿnh gửi Sơn, cất trong hộc tủ hay thả cho gió bay đi là tùy Sơn. Nhưng ḿnh phải viết v́ t́nh cờ bị thôi thúc.
Sáng nay, ḿnh vào thư viện lục báo cũ t́m một tài liệu. T́nh cờ một cái tít lớn trên một tạp chí giáo dục đập vào mắt: "Les écrivains racontent leur bac"*. Các nhà văn kể chuyện họ thi tú tài.
Tại sao các nhà văn không kể chuyện thi phổ thông, thi tiểu học, mà kể chuyện thi tú tài? Tại v́ thi tú tài là một biến cố trọng đại trong đời sĩ tử ở Pháp. Tú tài là cánh cửa mở vào đại học. Tú tài cũng là cánh cửa mở vào cuộc đời. Các ông bà nhà văn, đâu có phải ông bà nào cũng ham học đại học cả đâu. Họ ra đời. Họ viết. Viết hay, không cần bằng cấp cao.
Nhưng kỳ thi tú tài c̣n là một biến cố trọng đại ở chỗ nó khó. Nó khó cho nên nó làm hồi hộp. Tú tài ở Pháp có tiếng là khó, nhất là trước đây. Nó khó, v́ nó được quan niệm, không phải như một tấm bằng khép lại giai đoạn trung học, mà như tấm bằng đầu tiên của chính đại học. Quan niệm này khá kỳ cục, nhưng lại ăn khớp với cách dạy ở năm cuối trung học. Ở năm cuối trung học, học tṛ Pháp được đào tạo khá kỹ về kiến thức tổng quát, nào triết, nào văn, nào sử, nào kinh tế, nào xă hội, đọc sách giáo khoa của Pháp, ai cũng phải công nhận tŕnh độ rất cao. Với vốn liếng kiến thức đó, giáo dục Pháp quan niệm học tṛ có thể học thẳng vào chuyên môn ngay ở năm thứ nhất đại học, khỏi cần qua một năm đầu tổng dượt văn hóa tổng quát như ở các nước khác. V́ quan niệm như vậy nên chánh chủ khảo kỳ thi tú tài ở mỗi hội đồng thi phải là một giáo chức đại học. Phận sự của ông này chỉ là đến và kư. Kư biên bản. Kư bảng vàng. Mọi việc khác, phó chủ khảo đă lo. Chữ kư của một giáo chức đại học chứng minh: đây là tấm bằng đầu tiên của đại học, cho phép bất cứ ai có trong tay đều có quyền vào học đại học, tiếp tục nấu sử sôi kinh. Tất nhiên, "tấm bằng đầu tiên" là một fiction, một giả tưởng, nhưng chính v́ cái giả tưởng ấy mà cái bằng tú tài ở Pháp nó khó.
Ở miền Nam ta ngày trước, chẳng biết các vị thầy của chúng ta và các ông bộ trưởng giáo dục có biết cái giả tưởng ấy không nhỉ? Mà sao các vị ấy cũng làm cho cái tú tài nó khó thế! Chung quanh ḿnh, Sơn nhỉ, anh nào anh nấy đua nhau nốc maxiton. Mỗi kỳ thi là một cái máy chém: xương chất thành núi, máu chảy thành sông. Cái máy chém thứ nhất là cái bảng cót: được vinh danh trên bảng cót có nghĩa là đi đời nhà ma, khỏi thi lại kỳ hai, cơm vua ngày trời chịu khó học thêm năm nữa. Cho nên, bao nhiêu anh hùng quái kiệt khi đi xem bảng, ḷ ṃ nh́n vào bảng cót trước, t́m không thấy tên đă vội la hét hạnh phúc om ṣm.
Ở mẫu quốc, tú tài đă khó. Ở thuộc địa, c̣n khó hơn. Hậu thuộc địa, tưởng dễ, hóa ra vẫn khó. Vậy cho nên tú tài để lại kỷ niệm khó phai là đúng quá rồi! Trách ǵ tôi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm khi t́nh cờ mắt chạm phải "Les écrivains racontent leur bac"! Tôi cũng có tú tài như mấy ông chớ! Đâu có thua!Tôi cũng biết viết chút đỉnh. Vậy để xem mấy ông viết ǵ trước, ḿnh viết sau, Sơn nhé. Nhưng nhớ cho kỹ: thư này là thư riêng.
Trong mười mấy ông bà nhà văn kể chuyện hoặc được tờ báo tóm tắt, ḿnh chọn vài nhân vật tiêu biểu, phần đông là những tên tuổi trứ danh mà bọn ḿnh đă từng học trong văn học sử. Nhưng cũng nên nhắc nhở một hai nhân vật trẻ, thuộc lớp hậu sinh của tụi ḿnh, để nói: ngày xưa hoặc bây giờ, tú tài đều khó quên.
Vậy, bắt đầu bằng một nữ nhé, lại trẻ nữa, kính nữ đắc thọ. Ấy là Alice Ferney, tú tài năm 1985. Năm ấy, tỷ số đậu là 60%. Có nghĩa là 40% đạp nhằm vỏ chuối. Cứ nghĩ ḿnh có tài viết văn, bà giật ḿnh khi điểm Pháp văn của bà chỉ 6/20. C̣n các môn khác?
"Hăy định nghĩa thế nào là một nghệ sĩ", đó là đề thi môn triết. Hôm đó, tôi viết những điều mà ngày hôm trước tôi không nghĩ đến và ngày hôm sau tôi đă quên rồi. Đúng là tôi làm văn sĩ mà không biết. Đề thi môn sử là đại chiến thứ nhất. Tôi đă ôn kỹ từ đầu, vậy mà hôm đó quên tuốt. Phải quên rất nhiều thứ để biết một vài".
Sau nữ đến nam, sau trẻ đến già: đây là nhà viết kịch nổi tiếng Georges Courteline. Cha mẹ ông rời thủ đô để tránh Công Xă Paris năm 1870. Ông vào học trường trung học ở Meaux và đỗ tú tài một xuất sắc với điểm rất cao về môn la tinh tuy bị ăn hột vịt lộn môn cổ ngữ Hy Lạp. Không chịu nổi kỷ luật sắt thép ở trường Meaux ("nướng linh hồn măng sữa của trẻ con như nướng trên bàn ủi"), ông nài nỉ xin cha mẹ cho về lại Paris. Paris cũng chẳng đem lại thích thú ǵ hơn cho ông. Cậu học tṛ viết truyện giữa giờ địa, ngủ gục giữa giờ toán. Kết quả ấy à? Th́ trượt vỏ chuối ở tú tài hai! Bỏ học, ông vào làm thư kư quèn cho một hăng tư, và bắt đầu viết kịch. Thế là nhờ trượt tú tài mà ông nổi tiếng. Nổi tiếng, trường Meaux xin ông cái tên để đặt cho trường, lấy chút hương thơm. Ông chửi thề: "Đốt mẹ cái trường ấy cho khuất mắt!" Ông Khải Định của bọn ḿnh ngày xưa chắc học giỏi lắm nên đâu có chửi thề đốt mẹ cái trường Khải Định!
Có hai nhân vật nữa, đều sáng chói, không có tú tài hai, một người không thèm thi, một người thi không nổi. Không thèm thi là bà Marguerite Yourcenar. Quư phái, bà theo gia đ́nh sống vương giả giữa vùng Côte d'Azur năm 1917, tránh đại chiến. Từ nhỏ, bà đă nuôi mộng nhà văn. Lớn lên, bà tự học và dự thi tú tài một với tư cách thí sinh tự do, tháng 9 năm 1919. Thi xong cổ ngữ la tinh, Hy Lạp, th́ bỏ thi, viễn du qua Ư. Sáu mươi năm sau, bà là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp. Ai bảo bỏ thi là khổ, bỏ thi sướng lắm chứ!
Người thi không nổi, sáng danh hơn nữa, là Emile Zola. Ông viết thư cho bạn: "Tao chẳng c̣n là thằng Zola chăm chỉ làm việc, yêu khoa học, vui vẻ rong chơi trên lối ṃn của đại học. Mày là bạn của tao, tao tâm sự với mày: tao đă trở thành thằng lười số dách dưới gầm trời, số học làm tao đau năo, h́nh học làm tao ghê tởm đến độ thấy cái h́nh tam giác khốn kiếp là tay chân đă run lẩy bẩy… Tất cả những chuyện này là để nói với mày rằng, chẳng học hành chữ nào, tao sẽ không qua nổi tú tài đâu".
Quả nhiên là trượt! Tuy được điểm cao ở kỳ thi viết, Zola chọc cười thiên hạ ở kỳ vấn đáp khi trả lời câu hỏi về Charlemagne ở môn Đức ngữ: Charlemagne sinh vào thời Phục Hưng. Tỷ như nói ông Ngô Quyền là bố đẻ ông Ngô Đ́nh Nhu. "Me xừ Zola, đủ rồi", giám khảo ra hiệu cho cậu thí sinh lui gót. Cậu thi lại kỳ hai, nhưng chẳng bao giờ thành cậu tú. Ở Việt Nam th́ cậu khỏi động pḥng.
Không phải nhà văn nào cũng dốt như vậy đâu. Tú tài là cái thá ǵ đối với họ! Dễ như búng ngón tay! Đây là cái búng tay của bà Simone de Beauvoir, quư tộc, bồ tèo của ông Sartre:
"Tôi rất thích đi thi. Trong các giảng đường Sorbonne, tôi ngồi cạnh các cậu các cô học toàn những trường vô danh, tôi tự giải phóng khỏi trường ốc ưu tú, đối mặt với chân lư của cuộc sống. Được các thầy của tôi cổ vũ sau khi đă đậu cao ở kỳ thi viết, tôi vào vấn đáp với tất cả tin tưởng, đến nỗi dám diện thêm một bộ áo lụa xanh. Trước mặt các chức sắc giám khảo kiếm dịp xúm xít chung quanh để cân đo kỷ lục của tôi, tôi t́m lại được tính tự kiêu trẻ con của ḿnh. Đặc biệt, vị giám khảo văn bốc tôi với câu hỏi thân mật như nói chuyện tâm t́nh: cô có họ hàng ǵ với ông Roger de Beauvoir không? Tôi trả lời đó chỉ là một tên giả. Ông hỏi tôi về Ronsard. Tôi vừa phô trương kiến thức vừa thán phục cái gương mặt suy tư mỹ miều kia cứ nghiêng dần về phía tôi. Đến môn la tinh và sinh ngữ, giám khảo chào tôi với một câu hài hước: "Chào cô, cô đi sưu tập bằng cấp đấy à?" Cuối cùng, tôi đậu hạng B́nh. Cha mẹ tôi hớn hở. Jacques, bao giờ cũng cả quyết, đă tuyên bố trước khi thi: "Hoặc là đậu hạng B́nh, hoặc là chẳng hạng ǵ cả".
Simone de Beauvoir đậu tú tài trước bọn ḿnh chẵn ba mươi năm, năm 1925. Bà vừa giỏi, vừa sang, vừa đẹp. Ông Sartre vừa xấu vừa lé. Vậy mà họ cứ hút nhau, đâu có Sartre đấy có Beauvoir, tuy ông cứ tự do có bồ. Trên nguyên tắc, bà cũng vậy. Con c̣ nó trắng như vôi / Ông nớ bà nớ cân đôi lạ lùng.
Sơn à, ngay buổi chiều đầu tiên khi đến Paris, ḿnh đă vào công viên Luxembourg tức khắc. Bao nhiêu người cùng thế hệ với ḿnh cũng đều làm thế. Ôi, sức mạnh của văn chương! Bao nhiêu sư đoàn mới địch lại nổi bài "La rentrée des classes" của Anatole France? Người đẹp nhất trên hành tinh này cũng không cản nổi tôi ṃ đến công viên Luxembourg ngay buổi chiều đầu tiên đến Pháp để nh́n "lá vàng rơi trên những pho tượng trắng" trong ngày khai giảng. Bởi vậy, tất nhiên tôi phải xem Anatole France của chúng ta thi tú tài như thế nào. Th́ đây:
"Năm 16 tuổi, chẳng sửa soạn ǵ cả, tôi phải đi thi, một kỳ thi khốn kiếp gọi là tú tài. Hai ngày thi để chứng minh kiến thức. Ngày thứ nhất, thi viết. Ngày thứ hai, mẹ tôi cho tôi đồng tiền trăm xu để ăn trưa trên quăng trường Sorbonne. Tôi cầm đồng tiền mua một ổ bánh ḿ, leo lên gác thang nhà thờ Notre Dame. Từ trên cao, tôi ngất ngưỡng ngự trị cả thành phố Paris. Tôi không biết tôi nghĩ ǵ lúc đó, chỉ biết khi trở lại Sorbonne cổ kính th́ phiên của tôi đă qua rồi. Trong kư ức của các người cai trường, chuyện ấy chưa từng xảy ra. Tôi hối lỗi, chẳng ai nghe, chuyện sao khó tin. Nhưng rồi tôi cũng được ghi tên vào cuối sổ. Cuối ngày, các vị giám khảo đă mệt cả rồi, ai cũng cau có. Nhưng sau đó th́ sự việc êm thắm".
May phước! Qua tú tài, ông mở hiệu sách, tiếp xúc với văn nhân, và viết. Ông học tầm thường mà viết cực hay. Năm 1921, ông đoạt giải Nobel. Thế mới biết: học làm ǵ cho mệt! Trong quyển truyện hay nhất của ông, "Le crime de Sylvestre Bonnard", ông cho nhân vật thốt lên một câu xanh rờn: "Kiến thức là đồ bỏ, tưởng tượng mới là tất cả" ("Le savoir n'est rien, l'imagination est tout"). Thi tú tài làm quái ǵ! Cứ tưởng tượng ḿnh là tú tài th́ ḿnh tú tài!
Sơn nè, thư này là thư riêng, nên tôi bậy bạ chút đỉnh nghen, đâu có ai nghe mà ḿnh sợ mất cái tiếng mô phạm. Thời trung học, đọc thơ Xuân Diệu, "Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine / Hai chàng thi sĩ choáng hơi men", ḿnh đâu có biết cái chuyện ấy. Cứ tưởng, th́ cũng như ḿnh với Sơn. Hóa ra hai chàng ấy không giống Sơn với ḿnh! Bậy bạ thế mà thơ hay quá. Thơ thánh. Mà có ǵ đâu? Le ciel est par-dessus le toit / Si bleu si calme … Mê thơ chàng ấy từ trẻ nên ḿnh cũng muốn biết Verlaine thi tú tài làm sao. Th́ đây, ngắn gọn:
Cha chàng, đại úy trong quân đội, muốn chàng thi vào Saint-Cyr hoặc Polytechnique, nhưng chàng Verlaine chỉ có một ư nghĩ duy nhất trong đầu thôi khi thi tú tài, là … phải tự phá trinh cái con trai của ḿnh. Ḿnh hồi hộp quá, Sơn ơi, muốn xem chàng phá cái trinh ấy với ai, có phải với chàng Rimbaud không. Hú hồn, không, với gái! Với gái điếm!
Ṭ ṃ như vậy là thỏa dạ rồi, bây giờ mới đi vào chuyện phụ là xem chàng thi làm sao, v́ ḿnh đang nói chuyện thi tú tài với Sơn. Verlaine đi thi với tất cả hănh tiến của kẻ vừa đoạt chiến công rực rỡ tại nhà thổ. Thi viết, ông được điểm cao về môn la tinh và Pháp văn. Vào vấn đáp, trung b́nh về sử, giỏi về Pháp văn lần nữa. Đến môn lư hóa, ôi, cái môn lư hóa ác ôn với câu hỏi ác ôn: pompe aspirante là ǵ, pompe foulante là ǵ? Sơn dịch giùm ḿnh v́ ḿnh có biết bơm này bơm kia ǵ đâu. Chàng thí sinh trả lời một câu bất hủ, chắc trong đầu c̣n vướng vít chiến công đêm qua: " Thưa me xừ, bơm hút th́ hút, bơm bóp th́ bóp". Nguyên văn : "Monsieur, la pompe aspirante aspire et la pompe foulante est une pompe foule". Thế mà vẫn đỗ, tuy đỗ hạng bét.
Đă trót bậy bạ th́ bậy bạ cho luôn. Ḿnh bắt qua Maupassant nhé. Maupassant là tác giả ḿnh đọc nhiều nhất hồi trung học. Ở Huế thời đó có nhà sách ít khách nằm âm thầm cuối đường Gia Long cũ, ḿnh hay đến t́m truyện Pháp ở đó. Maupassant có bán khá đủ, lại có cả loại in khổ lớn, giá rẻ. Chẳng ai dạy cả, ḿnh bị thu hút, đọc từ Une Vie đến Madame Bovary. Chẳng ai dạy cả, ḿnh tự khám phá thế nào là văn chương tả chân, thế nào là ái t́nh. Ô hay, nó khác Tự Lực Văn Đoàn của chúng ta vậy sao? Có nhân vật nào thơm nhau trong ông Nhất Linh đâu? Trong Maupassant, xáp lá cà tới tấp! Thằng nhỏ là ḿnh lúc đó bủn rủn tay chân. A ha, ái t́nh là vậy, tả chân là vậy!
Sau này, đọc lại văn học sử Pháp với con, mới biết thêm: trời đất quỷ thần ơi, Maupassant sung măn, hung hăn lạ thường về cái chuyện ấy. Cho nên, th́ đây, đi thi tú tài cũng vậy.
Ông chuẩn bị kỳ thi rất kỹ. Từ trẻ, văn tài của ông cũng đă làm lé mắt bạn bè. Nhưng trước khi thi, ông nghe tin người cha đỡ đầu của ông vừa mất khiến ông buồn suốt cả cuộc thi. Tuy vậy, khi bảng vàng treo lên ngày 27 tháng 7 năm 1869, ông có tên trong bảng. Đỗ xong, ông vẫn c̣n buồn. Ôi ta buồn ta đi lang thang … Đi đâu? Vào nhà thổ để khai hỏa giống như Verlaine. Việt Nam ta gọi đó là đi xả xui. Khoái quá, được dịp viết thư riêng, giải tỏa ẩn ức, Sơn nhớ giữ thể diện cho ḿnh nhé, ḿnh mới kể tiếp.
Tám năm sau khi đậu tú tài, sử sách ghi rơ, năm ấy là năm 1877, Maupassant bị bệnh…giang mai. Đau đớn lắm. Chữa ǵ cũng không khỏi. Mà toàn thuốc độc: mercure, bromure… Bệnh cứ tăng dần làm ông đuối, thần kinh suy nhược, rồi điên. Sử sách ghi: năm 1892, ông cầm dao cứa cổ, bị nhốt vào nhà thương. Ông sống thêm được một năm nữa rồi chết năm 1893, lúc 43 tuổi. Bạn ông, Zola, nói: ông là "người hạnh phúc nhất mà cũng là bất hạnh nhất trong loài người". Câu nói to tát quá và chữ nghĩa quá. Nông dân Việt Nam có lối nói mộc mạc hơn mà c̣n tả chân gấp ngàn lần Maupassant: "sướng con c… mù con mắt".
Sơn à, ḿnh đâu có muốn kể chuyện ḿnh! Vậy mà đọc chuyện người bỗng bồi hồi ấm ức, không kể th́ hóa ra ḿnh không có tú tài như họ hay sao? Huống hồ, chuyện của họ đâu có thấm ǵ so với chuyện của ḿnh. Chuyện của họ là kỷ niệm vớ vẩn. Chuyện của ḿnh là của máu của xương, năm mươi lăm năm rồi vẫn tươi roi rói.
Kỳ thi tú tài một, năm 1954, ḿnh có điểm cao về thi viết. Vào vấn đáp, trót lọt. Chỉ c̣n môn cuối là xong. Môn ấy là lư hóa, là môn phụ của ban sinh ngữ. Ối, ông Verlaine ơi, cũng là lư hóa! Chắc Sơn c̣n nhớ, hồi đó thi vấn đáp là dịp để các cậu đă đỗ đạt ở lớp trên huênh hoang trấn vào ngồi ở cuối lớp ngắm nghía các cô đang trả bài với giám khảo. Các cô hoa khôi vào môn nào, các cậu bám theo sát gót môn đó, pḥng thi th́ nghiêm trang, hành lang th́ náo nhiệt. Thường thường, khách thưởng hoa mẫn cán nhất trong những dịp hiếm có đó là các anh chàng sinh viên ở Sài G̣n về nghỉ hè ở Huế. Chẳng t́nh nghĩa ǵ, tôi quen với ba bốn chàng như vậy, chỉ v́ chuyện vô duyên là các cậu muốn lân la đến với tôi để làm quen với người đẹp tôi quen.
Vào môn cuối cùng lư hóa, không biết ḿnh vào sau hoa khôi nào mà trước cửa đă đầy nhóc các cậu. Vô phúc, ba bốn cậu ḿnh quen ngồi ngay nơi cửa ra vào. Đầy tự tín, ḿnh bước vào pḥng, bắt tay các cậu như vào chỗ không người, đến khi ngước mắt nh́n sâu vào giữa lớp, gần cửa sổ, th́ ôi thôi, thầy Hai đang uy nghi trấn ngự thiên đ́nh. Chết mẹ tôi rồi! Ḿnh tái mặt, lấm lét đến nộp thẻ thí sinh, ngồi chờ, tim đập, linh tính tới tấp báo động bất thường. Đến phiên ḿnh, thầy nổ một câu ba chữ: "Điện là ǵ?" Đâu có trong chương tŕnh! Ông nội ông ngoại ơi, tôi học điện hồi nào đâu mà biết nó là ǵ? Biết nó làm sáng bóng đèn, biết nó xẹt lửa cơn giông, nhưng nó là ǵ, có chữ nào trong giáo tŕnh năm đệ nhị đâu mà bảo tôi biết! Ḿnh ấp úng: "Điện là năng lực…" Thầy ngắt ngang: "Không phải!" Ḿnh lại ấp úng: "Điện là hiện tượng…" Thầy lại ngắt: "Không phải!" Hiện tượng cũng không, năng lực cũng không, biết dùng cái chữ ǵ khác đây? Thú thật, trong cơn nguy biến, ḿnh có đưa mắt nh́n các cậu ở sau lưng giám khảo, giống như bản năng tự vệ khiến người chết trôi vớ cái bóng cây trong nước. Chẳng biết có phải vậy không mà thầy cầm cái thẻ thí sinh lên, trả lại. Có nghĩa là cái thằng tôi đă đi đời nhà ma. Cuộc thi vấn đáp diễn ra không quá hai phút.
Ra khỏi lớp, ḿnh vẫn gắng gượng lạc quan: chẳng sao, lư hóa là môn phụ trong chương tŕnh, mỗi tuần học một giờ cho vui, hệ số 1, dù thầy cho 1/4 điểm, ta đây vẫn đỗ như thường. Nhưng linh tính th́ cứ tới tấp báo động: mày không biết điện là ǵ, nhưng điện đă xẹt mày chết tươi. Cái thằng tôi khốn nạn ngồi đứng không yên cho đến chừng nửa giờ sau đó th́ thầy Hai ra sân, ngày thi chấm dứt, giám khảo sắp họp chung kết. Thầy bước đến phía các học tṛ cưng của thầy đang tụm năm tụm ba ở góc sân đàng kia, trong đó ḿnh nhận ra Lê Văn Thi. Lát sau, Thi đến nói nhỏ với ḿnh: "Thầy Hai cho cậu zéro".
Thôi, ḿnh chỉ kể cho Sơn ngang đó thôi, muốn biết hồi sau thế nào, cho kẹo chưa chắc ḿnh đă kể tiếp. Lê Văn Thi đi rồi, ḿnh chỉ muốn ngửa mặt lên trời, kêu một tiếng ôi ối như Chu Du hộc máu trong Tam Quốc: Ối ôi, trời sinh tôi sao c̣n sinh chi cái môn lư hóa! Trời sinh tôi sao c̣n sinh chi thầy Hai!
Mùa hè năm đó, ve kêu ran rản, trời nắng như đổ lửa, ḿnh đánh trần ra tụng lại tất cả các môn vấn đáp. Đất đá nham thạch ǵ ǵ đó trong môn vạn vật đă nuốt mấy lần, bây giờ ựa lên nhai nữa như con ḅ. Giáo dục cái kiểu ǵ mà mọi hơn cả cà lơ. Một môn zéro, tất cả đều vô hiệu. Tỷ như trên trời, chỉ cần một ngôi sao băng là cả đêm tối không sao. Mà đâu phải chỉ tụng! Vừa tụng vừa lo thót ruột. Lỡ vào kỳ hai, thầy hỏi : "Ông trời là ǵ?" "Bà đất là ǵ?", tôi trả lời sao đây? Cho đến bây giờ, Sơn ơi, nói nhỏ ông nghe, thỉnh thoảng tôi vẫn c̣n nằm mơ thấy ḿnh vô thi môn lư hóa. Thót ruột thức dậy, mừng húm.
Nhưng lạ thật, sau này, ḿnh không giận thầy Hai. Ḿnh với thầy Hai h́nh như có cái nghiệp ǵ đó bắt ḿnh… thương thầy. Thầy Hai là ông thầy duy nhất để lại ấn tượng sâu đậm nơi ḿnh. Ông thầy có liên quan nhất đến quan niệm làm người của tôi. Chỉ nói đến hai lĩnh vực thôi, chính trị và giáo dục, dư âm của thầy Hai đè nặng trên thái độ, trên sự lựa chọn, trên cách đối xử của ḿnh. Tận gan ruột, ḿnh khám phá ra bất công. Trong xương tủy, ḿnh dị ứng với áp bức. Bài viết có tính nghiên cứu hàn lâm đầu tiên trong đời ḿnh là bài "đối lập trong chính thể dân chủ" đăng trong tạp chí Đại Học của Đại Học Huế. Viết ngay trước 1963, giữa ḷng chế độ Ngô Đ́nh Diệm, thái độ chính trị của ḿnh hồi đó đă rạch ṛi, dứt khoát. Ví thử Sơn là tổng thống và ví thử Sơn tam cố thảo lư mời ḿnh làm Ông Cố Vấn hoặc ông bộ trưởng phủ tổng thống, ḿnh sẽ trả lời với Sơn: tôi là bạn thân của bạn, cho nên tôi sẽ đứng ở thế đối lập với bạn. Bạn ơi, độc quyền sẽ đưa đến lạm quyền, thầy Hai dạy tôi như thế. Thầy dạy: muốn thương bạn th́ đừng để cho bạn đi vào con đường độc quyền. Thầy dạy: bất cứ trong chính thể nào, hăy đứng về phía kẻ bại, kẻ yếu, kẻ thất thế. Kẻ chết đưối vớ bóng cây. Đó là chỗ đứng của người trí thức.
Trong lĩnh vực giáo dục, làm sao ḿnh không nhớ thầy Hai được từng năm, từng năm, bởi v́ từng năm, từng năm, ḿnh phải hỏi thi vấn đáp. Không bao giờ ḿnh hỏi thí sinh một câu duy nhất. Ḿnh không cho thí sinh nào trúng số độc đắc, nhưng ḿnh cũng không để cho ai mất cái may mắn trúng số. Ở trên, ḿnh có dẫn một câu của bà Alice Ferney: "Phải quên nhiều thứ để biết một vài". Kiến thức là vậy. Nếu Sơn hỏi một câu vào chỗ "quên nhiều thứ", làm sao Sơn đánh giá đúng một người "biết một vài" mà "vài" đó lắm khi là căn bản của thiên tài. Cho nên thầy Hai dạy ḿnh hỏi câu này một chỗ, câu kia chỗ khác, câu kia nữa chỗ khác nữa. Ai cũng có thể trúng số, không đôc đắc th́ an ủi.
Ḿnh mang cái nghiệp thương thầy Hai c̣n v́ lư do khác nữa. Có một cái ǵ đó nơi thầy khiến ḿnh không giận thầy được. Thấy có cặp mắt sắc như dao với các học tṛ dốt, nhưng thầy lại có cái cười rất thân với lũ học tṛ giỏi. Học tṛ giỏi, chẳng đứa nào ghét thầy. Thầy là ông thầy đầy năng động, sáng kiến, thông minh, nhạy bén. Với thầy Hai, ḿnh thường có linh cảm. Ngày trước th́ linh cảm sét đánh ngang tai, sau này th́ linh cảm cùng đi một đường. Và đúng là một đường cùng đi, một gió cùng thổi, v́ thầy với ḿnh đă từng có nhiều sư phụ để cùng học cùng hành. Từ quan hệ thầy tṛ, thầy với ḿnh bắt qua quan hệ bạn, bạn đạo, đạo hữu. Và trên hết, thầy là tác giả nhiều pho sách đồ sộ về chữ "Không", c̣n ḿnh th́ cũng có đôi chút tự hào đă bước được ít nhất một chân vào cái chốn "Không" đó. Thầy cũng không, tṛ cũng không, th́ cái chuyện tú tài kia cũng không. Chỉ bài học làm người là vẫn tươi rói ở cơi vĩnh hằng.
Năm sau đó, 1955, thầy Hai làm hiệu trưởng và ḿnh thi đậu tú tài hai với hạng b́nh thứ, h́nh như là cao nhất thời đó, được học bổng của Đại Biểu Trung Phần vào Sài G̣n học đại học. Trước khi rời trường, ḿnh gặp thầy để lấy sổ học bạ. Thầy phê: "Giỏi, c̣n có thể giỏi hơn nữa". Ô hay, năm trước zéro, năm sau giỏi, bộ tôi là thánh Gióng sao?
Người Pháp có câu nói cực hay: "Coi chừng cảm giác đầu tiên, nó có khả năng đúng đấy". Nguyên văn chơi chữ có duyên hơn : "Méfiez-vous de la première impression, elle risque d'être la bonne". Thầy Hai lầm rồi! Thấy tôi giỏi là cảm giác thứ hai. Cảm giác đầu tiên của thầy về tôi mới đúng. Trong suốt cuộc đời dạy học của ḿnh, Sơn ạ, ḿnh tôn con zéro của thầy Hai lên làm Thầy: luôn luôn ḿnh là người không biết ǵ cả. Bắt đầu soạn một bài giảng, ḿnh là người không biết ǵ cả. Bắt đầu đi vào một nghiên cứu, ḿnh là người không biết ǵ cả. Đọc sách từ sáng đến chiều, miệt mài trong gần nửa thế kỷ, có biết ǵ đâu trong biển học mênh mông? Ḿnh chưa bao giờ chấp nhận tranh căi với ai, dù trước học tṛ hay công chúng. Sao ḿnh thấy người ta nói giỏi thế, c̣n ḿnh th́ chẳng biết ǵ. Suốt đời, đứng trước mọi câu hỏi, cái đầu của ḿnh trống không, như không biết ǵ cả. Như đă không biết ǵ cả trước câu hỏi: "Điện là ǵ?" Cám ơn điện./-
866427012012
866404012016