Cuối Năm Nói Chuyện Trên Trời Dưới Đất
Nguyễn Ban Sơ
Nhận được thông báo giá bảo hiểm xe (Renewal Bill) trong năm tới sẽ tăng vọt khủng khiếp, tôi rất bất măn. Trong năm qua - chính xác hơn, trong 6 năm qua - tôi không có điểm trừ nào (Negative Points). Không tai nạn (No Accidents). Không giấy phạt (No Tickets). Theo tiêu chuẩn của DMV (Department of Motor Vehicles) - cơ quan đăng bộ xe cộ của tiểu bang Virginia (VA) - tôi được xếp vào hạng “người lái xe tốt” (Good Driver). Tại sao lại tăng giá bảo hiểm? Với lư do vật giá leo thang chăng? Tăng 5 phần trăm, hoặc 10 phần trăm, vẫn c̣n có thể chấp nhận được. Nhưng tăng 30 phần trăm th́ thật sự quá kinh hoàng. It’s a little too much for me.
Ngày xưa, lúc c̣n làm việc, mức tăng lương hàng năm (Annual Salary Increase, aka ASI) của tôi - và đa số các bạn đồng nghiệp cùng sở - trung b́nh từ zero đến 10 phần trăm, tùy theo hiệu quả việc làm (Performance Appraisal, aka PA) của từng cá nhân. Riêng cá nhân tôi, trong suốt hành tŕnh 35 năm (1975 - 2010) làm việc liên tục tại Mỹ, ASI của tôi chưa bao giờ có được con số 30 phần trăm. Con số 30 phần trăm ASI đó chỉ là mơ mộng mà thôi. Thực tế rất phủ phàng. Đành chịu vậy!
Từ ngày hưu trí (2010), mức điều chỉnh hưu bổng tùy theo vật giá gia tăng (Cost of Living Adjustment, aka COLA) hàng năm của tôi - cũng như toàn thể mọi người hưu trí ở Mỹ trong 14 năm vừa qua - trung b́nh từ zero (năm 2015) đến 8.7 phần trăm (năm 2022) - đồng đều cho tất cả - như luật pháp của chính phủ liên bang đă quy định. Theo thông báo mới nhất từ Sở An Sinh Xă Hội liên bang (Social Security Administration, aka SSA) - được chính thức (official) phổ biến trên các hệ thống truyền thông - COLA cho năm 2025 chỉ có 2.5 phần trăm mà thôi. Làm ǵ có chuyện 30 phần trăm COLA! Again, con số 30 phần trăm COLA đó chỉ có trong trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi. Đáng tiếc!
Qua cuộc điện đàm với anh chuyên viên bảo hiểm (Insurance Agent, aka IA), anh cho biết đă so sánh giá cả (Compare Quotes) của nhiều công ty bảo hiểm khác, và kết quả là không nơi nào có được (Offer) giá cả tốt hơn cho tôi, trong thời gian này. Có nghĩa là, anh ấy đă đầu hàng rồi. Nothing much he can do about it now. Cũng có nghĩa là, tôi phải tự t́m kiếm (Shop Around) nơi nào có giá cả tốt hơn (Better Deal), nếu tôi không muốn tiếp tục được bảo hiểm, bởi công ty - vừa gởi thông báo tăng giá, 30 phần trăm - do anh ấy giới thiệu, từ năm trước. Thành thật xin lỗi vậy! What can I say?
Từ những ngày tháng đầu tiên sinh sống tại Mỹ đến nay, hơn 49 năm, tôi đă từng trải qua nhiều phương tiện di chuyển. Trong 4 năm đầu tiên, giai đoạn 1975 - 1979, tôi sinh sống - đi làm và đi học - tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (HTĐ). Đi bộ, xe buưt, xe điện hầm là các lựa chọn hợp lư, v́ nhiều lư do. Thời gian đầu tiên ấy, với tŕnh độ Anh Văn c̣n hạn chế, cho nên tôi tự mưu sinh qua nhiều nghề lao động, lương thấp và tiền bạc hạn chế. Xe hơi là viễn ảnh xa vời. Vả lại, xe hơi thực sự không hợp thời, với đời sống trong thành phố thủ đô, v́ những nơi đậu xe (Parking Lot) rất khan hiếm.
Sau này, các bạn mới quen, cùng hoàn cảnh - tị nạn, vừa đi làm, vừa đi học - đều có chung một nhận xét, như tôi đă từng đề cập đến trong bài viết “Hành Tŕnh Về Lại Virginia” trước đây. Những phương tiện di chuyển, của tất cả chúng tôi, trong 4 năm đầu tiên đó, quả thật là tuyệt vời, v́ ít tốn kém nhất. Họ khôi hài ví von, đó là BMW, một loại xe sang trọng sản xuất tai Đức, nhập cảng vào Mỹ, và được giới quyền quư tại đây ưa chuộng. B có nghĩa là xe buưt (Bus). M có nghĩa là xe điện hầm (Metro). W có nghĩa là đi bộ (Walk). Được hân hạnh đi BMW, trong những tháng ngày gian truân đó, nếu không phải là may mắn tuyệt vời, th́ phải hiểu như thế nào đây?
Đại khái, trong 3 năm đầu tiên, tôi chỉ có 2 phương tiện di chuyển. Đơn giản nhất là đi bộ (W) đến 3 nơi làm việc (khách sạn Hilton aka HH, câu lạc bộ Cosmos Club aka CC, và hội thể thao NJA.) Kế đó là xe buưt (B) đến trường học. Thời gian đó, hệ thống xe điện hầm (M) tại thủ đô HTĐ vẫn đang c̣n trong giai đoạn xây dựng cuối cùng.
Mùa Thu năm 1978, anh xếp John S. (JS) tại CC ở HTĐ đưa tôi đi mua xe gắn máy Yamaha 200 phân khối, để làm phương tiện di chuyển - cho việc làm ngắn hạn 4 tháng - theo hợp đồng với Sở Học Chánh Quận Fairfax (Fairfax County Public Schools, aka FCPS), tiểu bang Virginia (VA). Lúc đó, theo sự giải thích của anh xếp JS, luật lệ của thủ đô HTĐ không bắt buộc những người lái xe mô tô phải có bảo hiểm. Do dó, tôi không mua bảo hiểm trong thời gian làm chủ chiếc Yamaha 200 phân khối. Theo ngôn ngữ của Mỹ, việc không mua bảo hiểm xe là chấp nhận nguy hiểm (Take Risks). Biết làm sao đây! Tôi đang rất chật vật với đời sống. Tiết kiệm được chút xíu! Đành phải take risks thôi!
Lư do tôi chọn mua xe Yamaha là v́ thói quen. Thuở c̣n đi học, Mẹ tôi đă mua cho tôi chiếc Yamaha màu đen - 50 phân khối. Xe này vẫn luôn là bạn đồng hành của tôi – trong nhiều năm - cho đến ngày cuối của cuộc chiến. Anh xếp JS đồng ư với sự lựa chọn xe Yamaha 200 phân khối của tôi. Anh nói, lái xe mô tô quen thuộc vẫn dễ chịu hơn. Tuy nhiên, xe 200 phân khối sẽ phóng nhanh hơn xe 50 phân khối, cho nên anh khuyên tôi cẩn thận trong vài ngày đầu tiên. Anh c̣n tặng tôi cái nón an toàn (helmet) - v́ anh cũng đi xe mô tô - và có dư một cái helmet. Thank you. Very much appreciated. Tôi vẫn nhớ ơn anh xếp Mỹ trắng JS tốt bụng. Tôi không gặp lại anh, từ ngày anh và gia đ́nh trở lại quê nhà ở tiểu bang Maine, cho việc làm mới. Không biết giờ này anh ra sao rồi. Người tốt như anh nên được cuộc đời đền bù xứng đáng. Cầu mong mọi sự tốt đẹp luôn đến với anh và gia đ́nh.
Trong 4 tháng làm việc tại FCPS, tôi chỉ đi xe mô tô Yamaha trong 2 tháng đầu tiên. 2 tháng sau đó, sắp đến mùa Đông, nên trời bắt đầu lạnh, tôi được cô bạn Mỹ trắng Rosanne S. (RS) cũng là xếp của tôi, đưa đón bằng xe hơi của cô ấy. Đúng là “ở hiền gặp lành.” Thế là tôi may mắn được ngồi trên xe hơi ấm áp, thay v́ phải lái mô tô trong 2 tháng, khi thời tiết đă bắt đầu lạnh, v́ là buổi giao mùa. Cám ơn cô xếp RS rất nhiều. Very much appreciated!
Mùa Thu năm 2023, tôi quay trở lại tiểu bang VA, sau 5 tháng sinh sống tại tiểu bang Florida. Thời gian đầu, tôi tạm trú tại nhà cô em KTH, ở thành phố Alexandria. Chỉ cần 5 phút lái xe, từ khu nhà của cô em, đến trường tiểu hoc Woodland - nơi tôi từng làm phụ tá cô bạn RS trong 2 tháng. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế là bao nhiêu kỷ niệm lại hiện về, như chuyện mới xảy ra ngày hôm kia. H́nh ảnh cô xếp Mỹ trắng RS thân thiện, và những lần được cô đưa đón mỗi ngày, từ apartment gần Dupont Circle, thủ đô HTĐ đến trường, trên đường số 1 (Route 1), vẫn c̣n in dấu trong tôi, không nhạt phai theo ngày tháng. Tôi tham dự đám cưới của cô RS trong thập niên 80 và sau đó vẫn duy tŕ liên lạc. Tuy nhiên, từ ngày trở lại đời sống độc thân, đến nay cũng được 24 năm rồi, tôi không nhận được tin tức ǵ của cô, Mong cô và gia đ́nh luôn an vui.
Mùa Đông năm 1978, tôi trở lại CC sau khi hết hợp đồng với FCPS. Đi học và đi làm vẫn là BMW. Do đó, xe mô tô Yamaha lại được nằm ụ cho đến năm 1980. Có nghĩa là, trong 5 năm đầu tiên sống tại Mỹ, từ 1975 đến 1980, tôi chẳng biết bảo hiểm xe là ǵ. Khái niệm về bảo hiểm rất mơ hồ. Thời gian đó, tôi chỉ có bảo hiểm sức khỏe, do những nơi tôi làm việc (i.e., khách sạn Hilton, câu lạc bộ CC, hội thể thao NJA) cung cấp miễn phí. Tôi gọi đó là thời gian huy hoàng nhất của cuộc sống thật hồn nhiên - “thơ ngây vô số tội.”
Mùa Hè năm 1980, tôi có việc làm mới tại công ty tư vấn Booz Allen & Hamilton (BAH), văn pḥng tọa lạc tại thành phố Bethesda, tiểu bang Maryland (MD). Lúc này, không c̣n đi học nữa, tôi đă dọn nhà - từ HTĐ đến thành phố Arlington, tiểu bang VA. Phương tiện di chuyển đến sở làm, vẫn là BMW quen thuộc ngày nào.
Mỗi ngày, tôi đến sở làm qua 4 chặng đường. Chặng thứ 1, khoảng 7 giờ sáng, rời apartment, đi bộ đến trạm xe buưt số 10, xuống xe tại trạm Ballson. Chặng thứ 2, theo chuyến metro màu cam (Orange Line) tại trạm Balsston đến trạm trung chuyển Metro Center. Chặng thứ 3, chuyển qua chuyển metro màu đỏ (Red Line) dến trạm Silver Spring. Chặng thứ 4, lên xe buưt số 35 đến trước sở làm, trên đại lộ Đông Tây (East West Highway) thuộc thành phố Bethesda. Vào đến văn pḥng khoảng 9 giờ sáng. Tổng cộng thời gian di chuyển là 2 tiếng đồng hồ. Lúc 6 giờ chiều tan sở, ra về, đi ngược lại, 4 chặng đường, cũng mất độ 2 tiếng đồng hồ. Đến nhà khoảng 8 giờ tối.
Thấy vậy, anh xếp Patrick S. (PS) - cũng là Dự Án Trưởng (Project Manager) - tặng tôi chiếc xe hơi Pontiac Grand Am, đời 1969, đă lâu không xài. Xe vẫn c̣n chạy tốt, v́ chỉ mới được 12 tuổi. Not bad! Cám ơn anh xếp PS rất nhiều. Thanh you. I am very grateful.
Lần đầu tiên trong đời, tôi bắt buộc phải mua bảo hiểm xe hơi - theo luật lệ của tiểu bang VA - v́ đang sinh sống tại vùng đất này. Không c̣n take risks được nữa, như những ngày c̣n sinh sống tại thủ đô HTĐ. Đành chịu vậy thôi. Và tôi đă phải bấm bụng để làm người lái xe gương mẫu - mua bảo hiểm xe hơi - từ dạo đó (1980) đến bây giờ. Tôi lái chiếc Pontiac Grand Am đi làm được khoảng 1 tuần. Thời gian di chuyển độ 1 giờ. Not bad. Tuy nhiên, cuối cùng tôi đành phải bỏ cuộc, v́ t́m chỗ đậu xe (parking) rất vất vả. There is nothing much I can do about that. Thế là tôi lại quay về với phương tiện BMW quen thuộc.
Ngồi cùng văn pḥng tại Bethesda với tôi là cô bạn đồng nghiệp Mỹ trắng, tóc vàng, tên gọi Janet Z. (JZ). Apartment của JZ tọa lạc tại trung tâm thủ đô HTĐ. Cô chỉ mất khoảng 30 phút lái xe đi làm mỗi ngày, v́ có nơi đậu xe dưới hầm của ṭa nhà. Tôi và JZ vẫn cùng ăn trưa tại McDonalds gần đó. JZ đề nghị đến đón tôi tại trạm metro Farragut West (FW) gần nơi cô ở, và cùng đến sở làm. Đúng là “ở hiền gặp lành.” Và thế là, mỗi sáng, tôi đi xe buưt (B) và xe điện hầm (M) đến nơi hẹn, vào khoảng 8 giờ 15 phút. Đại lộ Connecticut (Connecticut Avenue) là con đường duy nhất đến sở làm, chỉ độ 30 phút mà thôi. Vô cùng thoải mái. Very comfortable. Thank you. Very much appreciated. Từ ngày chuyển đến sở làm mới, tôi không có dịp gặp lại JZ. Tuy nhiên, mỗi lần lái xe ngang qua trạm metro FW, tôi lại nhớ đến cô bạn đồng nghiệp Mỹ trắng JZ tốt bụng và chuyến đồng hành trên đại lộ Connecticut mỗi sáng năm xưa. Cầu mong mọi việc đều tốt đẹp với cô.
Trong một lần nói chuyện, anh xếp PS cho biết đang chuẩn bị mua một chiếc mô tô làm phương tiện di chuyển, v́ anh ấy vẫn thích đi mô tô từ thời trung học. Xe hơi Honda Accord sẽ giao lại cho vợ hiền. Tôi đề nghị anh ấy lấy xe Yamaha - đang nằm ụ của tôi - cần sửa chửa chút đỉnh, v́ khá lâu rồi tôi không đụng đến.
Một buổi chiều sau giờ tan sở, PS đến apartment của tôi để xem xe. Anh yêu ngay chiếc Yamaha từ phút đầu tiên. Anh nói, vẫn thích mô tô - không lớn, không nhỏ - 200 phân khối là vừa vặn cho dáng dấp trung b́nh của anh. Thêm vào đó, xe màu đỏ cũng là màu ưa thích (favorite) của anh. Thật là tuyệt vời. It’s so wonderful. Cuối tuần, PS và người bạn cơ khí đến lấy xe Yamaha, đưa về tiệm sửa xe của anh bạn. Sáng thứ 2, gặp nhau tại văn pḥng, PS tươi cười báo tin: xe Yamaha c̣n rất tốt. Anh rất hài ḷng và cám ơn rối rít. Tóm lại, trong lần giao dịch này, tất cả mọi người đều hài ḷng. PS vui vẻ và tôi cũng vui vẻ. Nhẩm tính, xe mô tô Yamaha sống với tôi được 2 năm. Very good. Not bad at all.
Năm sau, tôi lại đi theo tiếng gọi của đô la, t́m được việc làm mới, tại công ty viễn thông MCI, văn pḥng tọa lạc tại trung tâm thủ đô HTĐ. Từ đó, tôi và PS chỉ gặp nhau vài lần, trong vài năm tiếp theo. Mỗi lần ngồi trên xe Pontiac Grand Am đời 1969 - món quà của anh xếp PS tốt bụng - là tôi lại nhớ đến anh. Tôi hy vọng xe Yamaha 200 phân khối vẫn là bạn đồng hành trung thành của anh. Nhiều năm không gặp, giờ đây không biết anh đă phiêu bạt nơi nào rồi. Cầu mong anh và gia đ́nh vạn sự an khang.
Mùa Đông năm 1983, xe Pontiac Grand Am đời 1969 chết máy trên xa lộ 95. Sau khi được kéo về tiệm sửa xe, anh xếp cơ khí (Supervisor) cho tôi biết sẽ tốn rất nhiều tiền, có thể lên đến vài ngàn đô la, v́ xe đă 16 tuổi, già lắm rồi. Theo lời giới thiệu của anh ấy, tôi quyết định đi mua xe mới - Ford Escort đời 1983 - và bán xe Pontiac Grand Am đời 1969 cho con trai anh thầu xây dựng (Home Contractor) đang làm việc trong xóm nhà lá của tôi - vốn là thợ sửa xe (Auto Mechanic) - với giá tượng trưng 100 đô la. Cả 2 bên - người mua và người bán - đều vui vẻ. Xem ra, xe Pontiac Grand Am đời 1969, lúc đó đă 16 tuổi, sống với tôi được chừng 4 năm. Máy xe có thể vẫn c̣n tốt, và may ra sống thêm một thời gian nữa, v́ chủ mới là thợ sửa xe. Very good. Not bad at all.
V́ vậy, phương tiện di chuyển từ nhà đến sở làm của tôi, từ mùa Đông năm 1983 là chiếc xe Ford Escort đời 1983 mới mua. Tuy nhiên, tôi không hài ḷng lắm với chiếc xe mới này, v́ thường phải đem xe đến hăng sửa xe (Dealership), để được sửa chửa, v́ nhiều triệu chứng (Problems) khác nhau. Rất mất thời giờ. Quan trọng nhất là những việc này đă làm trở ngại cho việc làm của tôig. Ở Mỹ, tất cả mọi người đều có cùng nhận thức là việc làm rất quan trọng. Tôi không muốn bị mất việc v́ vắng mặt thường xuyên, do xe thường bị sửa chửa. Do đó, mùa Thu năm 1987, tôi lại đổi xe. Tôi bán chiếc Ford Escort đời 1983 cho anh bạn VH cùng sở làm - cũng với giá khiêm nhượng. Tiền bán xe tương đương với tiền nợ xe. Tôi lấy tiền bán xe trả dứt nợ xe. Thế là huề vốn. Cả 2 bên - người mua và người bán - đều vui vẻ. Nhẩm tính, xe Ford Escort đời 1983 sống với tôi cũng được gần 4 năm. Not too bad.
Kinh nghiệm làm chủ nhân của 2 chiếc xe Mỹ (Pontiac Grand Am đời 1969 và Ford Escort đời 1983) - từ 1980 đến 1987 - không đem đến tôi niềm vui nào cả. Tôi mất rất nhiều thời giờ và tiền sửa chửa cho 2 chiếc xe Mỹ - một cũ, một mới - này. Trong một dịp t́nh cờ, nghe tôi than phiền về xe cộ, anh bạn NVP - cùng sở làm, có nhiều kinh nghiệm về xe hơi - đề nghị tôi mua một trong các loại xe Nhật như Honda, Toyota, hay Nissan - bền và đáng tin cậy hơn. Anh bạn này có nhiều kiến thức trong đời sống và có thói quen ưa lư luận, cho nên được nhóm bạn cùng ăn trưa mỗi ngày đặt biệt danh là người “nói có sách, mách có chứng.” Tôi quyết định theo lời hướng dẫn của anh bạn “nói có sách, mách có chứng” NVP.
Và tôi đă chọn mua xe Nhật - loại nhỏ - có tên gọi là Toyota Corolla, đời 1987. Đó là chiếc xe Nhật đầu tiên trong đời tôi. Ngoại trừ những lần đem xe đến tiệm để được bảo tŕ định kỳ, xe Toyota Corolla đời 1987 này không thường xuyên kêu gọi đến túi tiền của tôi nữa. Do đó, tôi rất vui. Từ đó, tôi chỉ mua xe Nhật mà thôi, mỗi lần cần thay xe mới, cho đến bây giờ - cũng được hơn 37 năm rồi. Tôi thật sự nhớ ơn anh bạn đồng nghiệp năm xưa tại MCI “nói có sách, mách có chứng” NVP - với lời bàn MTC đáng giá ngàn vàng. Thanh you. Very much appreciated. Từ ngày chia tay tại MCI - dù rất ít cơ hội gặp lại nhau - nhưng tôi vẫn luôn nhớ về anh. Cầu mong mọi việc đều tốt đẹp với anh và gia đ́nh.
Khác hẵn với đời sống Mỹ, những phương tiện di chuyển của tôi lúc c̣n ở Việt Nam (VN) chỉ có: đi bộ, xe buưt, xe đạp, và xe gắn máy. Cũng đúng thôi. Đời sống ở VN làm sao có thể so sánh với Mỹ được! Đi bộ là phương tiện di chuyển duy nhất, thời tiểu học và trung học - từ nhà đến trường học - mất khoảng 30 phút. Not bad at all. Lên lớp Đệ Lục, tôi được Mẹ mua cho chiếc xe đạp. Đó là phương tiện di chuyển của tôi trong vài năm, từ những buổi sáng tập thể dục tại Viện Nhu Đạo Quang Trung (VNĐ/QT) ở Đa Kao, đến những buổi tối luyện sinh ngữ tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp (TTVH/P) gần bệnh viện Đồn Đất. Trước mỗi buổi học - như các bạn cùng lớp - tôi dựng xe đạp dựa vào bờ tường của VNĐ/QT và TTVH/P, và khóa lại bằng dây xích đơn sơ. Rất giản dị. Chẳng có trộm cắp ǵ cả. Xe vẫn an toàn sau giờ tan học. Nhớ lại, đời sống học tṛ trong những ngày tháng ấy thật thanh b́nh.
Tôi vẫn nhớ, vào khoảng thời gian đó, có một loại xe đạp được nhập cảng từ Ư, tên gọi là Lucia. Đây là loại xe đạp dành cho phái nữ, trông rất bắt mắt. Có một dạo, từ đâu đó xuất hiện 2 câu thơ về xe đạp Lucia này, được các anh bạn cùng lớp phổ biến.
Nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát
Bởi v́ em đi xe đạp Lucia
Không biết ai đó, trong giới hâm mộ thi sĩ Nguyên Sa (NS) vang bóng một thời, đă biến chế vài chữ trong 2 câu thơ nguyên thủy của ông: “áo lụa Hà Đông” được thay bằng “xe đạp Lucia.” Vui vui. Không tệ lắm! Đó cũng là kỷ niệm không bao giờ quên - của thuở học tṛ - thơ ngây vô số tội. 2 câu thơ nguyên thủy của thi sĩ NS đi vào ḷng người rất tự nhiên, như là một phần của sinh hoạt hàng ngày.
Nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát
Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông
Nhắc đến nhà thơ NS - cũng là Giáo Sư (GS) TBL, Hiệu Trưởng trường trung học tư thục Văn Học, tọa lạc trên đường Phan Thanh Giản, Sài G̣n - tôi vẫn nhớ câu chuyện vui ông kể trong lớp học. Dĩ nhiên là câu chuyện có phần hư cấu. Nửa thật, nửa giả. 50/50. Tuy nhiên, đó lại là câu chuyện vui. Vô thưởng. Vô phạt. Và đầy thú vị. Very interesting! Ông vẫn kể cho học tṛ các lớp Luận Lư Học hoặc Tâm Lư Học - do ông giảng dạy - để đem đến những nụ cười vui, và làm dịu phần nào, cơn buồn ngủ trong các giờ học buổi trưa chiều.
Trước khi về VN dạy học, thi sĩ NS du học tại Pháp, và cư ngụ tại thủ đô Paris. Trong thời gian du học, ông quen khá thân với cô ca sĩ VN - tên gọi là TY - đang hát mỗi đêm tại một pḥng trà ở Paris. Một hôm, ông mời cô TY uống rượu - với ư định chuốc rượu cho cô ấy say - và ông sẽ d́u cô ấy về nhà. Chỉ có điều ông không ngờ rằng, cô ca sĩ TY càng uống càng tỉnh, và ông - nhà thơ NS lừng danh của giới học tṛ - càng uống càng say. Cuối cùng, ông gục tại chỗ. Khi tỉnh dậy, ông thấy đang nằm trên giường của người đẹp. Hỏi ra, chính người đẹp đă d́u ông lên xe taxi, và đưa ông về nhà cô ấy, đêm hôm đó. Theo lời cô ca sĩ kể lại, anh tài xế taxi da đen - đô con và khỏe mạnh - phải khiêng ông lên pḥng. Ông say bất tận, chẳng biết ǵ cả, và ngủ suốt đêm dài. Thế là hỏng bét! Ông kết luận câu chuyện vui như sau. Tôi hỏi các anh nhé. Được nằm ngủ say sưa - trên giường êm, nệm ấm - của người đẹp trong căn pḥng thơm ngát nước hoa tại thủ đô Paris, phải gọi là h́nh phạt hay diễm phúc? Hạnh phúc quá rồi! C̣n đ̣i hỏi ǵ hơn nữa đây!
Tôi c̣n nhớ - vào những năm đầu của thuở hàn vi trên đất Mỹ, lang thang trên các nẻo đường của thủ đô HTĐ, trong các thập niên 70 và 80 - tôi và anh bạn nhạc sĩ NGT - cô bạn gái Mỹ trắng Helen H. (HH) của NGT gọi anh là “the strolling violinist” tạm dịch “nghệ sĩ vĩ cầm đi dạo” - vẫn thường hào hứng ôn lại câu chuyện này, mỗi khi nhận được bất cứ tin tức ǵ về thi sĩ NS, cũng là GS TBL - người Thầy vui tính của các lớp Triết Học năm xưa - lúc đó đang làm Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút một tờ tuần báo, được xuất bản và phát hành tại Quận Cam (Orange County), tiểu bang California. Tôi vẫn luôn nhớ anh bạn nhạc sĩ NGT - với giọng nói ấm áp và nhẹ nhàng - vẫn thường thêm lời bàn Mao Tôn Cương (MTC) vào các câu chuyện kể. Anh đă vĩnh viễn đi xa được hơn 10 năm rồi. Từ dạo đó, tôi không c̣n cơ hội nào nữa - được thưởng thức những lời bàn MTC đầy thú vị “very interesting” - của người bạn hiền NGT “tài hoa bạc mệnh.” Thật tiếc! Nhớ bạn lắm!
Lên lớp Đệ Tam, tôi được Mẹ mua cho chiếc xe gắn máy Velo Solex - nhập cảng từ Pháp. Xe đạp được giao lại cho các em nhỏ. Chiếc Velo Solex này cũng đi theo tôi được vài năm, cho đến ngày tôi được Mẹ mua cho chiếc xe mô tô Yamaha 50 phân khối, vào năm cuối cùng ở trường Việt Nam Hàng Hải. Xe Velo Solex được giao lại cho người em trai út. Em rất khéo tay và có năng khiếu, trong việc săn sóc và bảo tŕ các loại xe đạp và xe gắn máy, cho 5 anh em chúng tôi. Trưởng thành, em vào nghề cơ khí chuyên nghiệp - từ VN đến Mỹ - cho đến ngày hưu trí, vài năm trước. Xe mô tô Yamaha 50 phân khối đồng hành cùng tôi cho đến khi tôi rời VN sang Mỹ tị nạn, từ năm 1975. Từ dạo đó, xe được em bảo tŕ cẩn thận, cho đến khi đem bán, đế có tiền cho gia đ́nh sống qua ngày - trong những tháng năm gian truân nhất - của cuộc đổi đời.
Trở lại chuyện bảo hiểm xe, cuối cùng rồi tôi cũng phải thanh toán món nợ này, một cách buồn phiền. There’s no choice anyway. B́nh thường thôi. Đời sống vốn có những chuyện không vừa ḷng như thế. Ngày nào c̣n lái xe, ngày đó tôi vẫn bị chi phối bởi những buồn phiền này. Phải chịu thôi. What else can I say? Ôm nặng nỗi buồn phiền cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Thôi th́ hăy cứ cố gắng sống qua ngày vậy. Một ngày nào đó, không c̣n lái xe được nữa, tôi sẽ thoát khỏi sự lệ thuộc và kềm kẹp của vụ bảo hiểm xe. Chỉ là một vài suy nghĩ vẩn vơ thôi. Thật ra, tôi cũng không trông chờ ngày ấy lắm.
Cũng cùng cảm giác đó, tôi nhớ đến vài lời ca - tạm gọi là “có vẻ mông lung,” xen lẫn “đôi chút triết lư” - của bài hát “Để Gió Cuốn Đi” do anh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) sáng tác. Tôi vẫn thường nghêu ngao, ca hát vu vơ, trong các phiên trực đêm, lúc c̣n phục vụ tại chiến hạm HQ 228, lênh đênh trên đại dương bao la - trong các chuyến hải hành từ Sài G̣n đến Phú Quốc và ngược lại, vào những năm đầu của thập niên 70.
Hăy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người
C̣n cuộc đời, ta cứ vui
Dù vắng bóng ai
Những lời này rất hợp với “triết lư cùn” của tôi - giống như anh nhạc sĩ TCS đang nói giùm tôi vậy - cho nên tôi rất thích. Tôi đặc biệt có cảm t́nh với một đoạn khác, cũng mang vẻ "triết lư" không kém, trong cùng bài hát này. Very interesting.
Sống trong đời sống cần có một tấm ḷng
Để làm ǵ, em biết không
Để gió cuốn đi
Sau cuộc bể dâu 1975, tuy rằng TCS vốn là một nhân vật gây nhiều tranh căi (Controversal) trong cộng đồng VN tại hải ngoại, nhưng theo cảm nghĩ của riêng tôi - trên phương diện nghệ thuật thuần túy - anh là nhạc sĩ tài hoa, với tâm hồn thi sĩ - lời nhạc pha lẫn chút ít triết lư về cuộc đời - vốn rất là "ô trọc" này. Dù sao đi nữa, cũng đă có một thời - thuở mới lớn, theo học tại các trường Hồ Ngọc Cẩn và Việt Nam Hàng Hải - tôi rất hứng thú những gịng nhạc trữ t́nh của TCS, từ "Ướt Mi" đến "Nh́n Những Mùa Thu Đi," và nhiều nhạc phẩm khác nữa. Ngay cả đến bây giờ, đă đến tuổi "thất thập cổ lai hy," thỉnh thoảng tôi vẫn ngân nga những lời hát - nhẹ nhàng, nhưng thấm vào ḷng người (dĩ nhiên là vẫn theo thiển ư của cá nhân tôi mà thôi), của TCS, như "Chiều Một Ḿnh Qua Phố" hoặc "Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ."
Riêng nhạc phẩm “Để Gió Cuốn Đi” của anh, đă khiến tôi liên tưởng đến những lời giảng dạy của Đức Phật - được tóm tắt chỉ bằng 3 chữ rất dễ hiểu “Hăy Buông Ra.” Tôi hoàn toàn đồng ư với những quan niệm này. Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi, “Để Gió Cuốn Đi,” bởi v́ cho dù ta có cố gắng níu kéo lại, cũng chỉ là vô ích mà thôi. Ví dụ cụ thể trước mặt, tôi đang mang tâm trạng buồn phiền v́ bảo hiểm xe tăng giá 30 phần trăm. Làm sao giải tỏa đây? Có lẽ biện pháp hay nhất là “Để Gió Cuốn Đi,” cho tâm hồn thanh thản. What else can we do about it anyway? Tương tự như thế, “Hăy Buông Ra,” bởi v́ cho dù ta có cố gắng nắm giữ, cũng không c̣n được nữa rồi. Cho nên, trong trường hợp của tôi, nếu vẫn c̣n cảm thấy bất măn v́ những chuyện không vui, vẫn thường xảy ra, trong cuộc sống hàng ngày. Phải ứng phó thế nào đây? Có lẽ tôi sẽ chọn giải pháp “Hăy Buông Ra,” không chút ngại ngần. Nothing much we can do about that! It’s life!
Tôi vẫn thường nghe phát biểu "vạn sự tùy duyên." trong các câu chuyện phiếm với bạn bè, hoặc đôi khi t́nh cờ đọc - đâu đó - trong một bài viết nào đó, liên quan đến các đề tài Phật Giáo. Theo sự suy nghĩ của tôi, thành ngữ “duyên phận” này mang bản sắc “vô thường” của Phật Giáo - tuy thật giản dị - nhưng rất thực tế, cũng có ít nhiều liên qua đến quan điểm "Để Gió Cuốn Đi" hoặc " Hăy Buông Ra, " như tôi đă đề cập đến, trong vài đoạn trước, của bài viết này.
Đôi khi, trong im lặng, thưởng thức tiếng hát của ca sĩ KL - lừng danh một thời - qua bài “Để Gió Cuốn Đi” của TCS, vang lên từ giàn máy DVD nhỏ trong apartment, tôi thoáng cảm nhận, văng vẳng đâu đây, tiếng vọng từ thinh không - “Hăy Buông Ra” - của Đức Phật. Cả 2 âm thanh đó – tuy không hẹn trước - nhưng cùng lúc thấm vào tâm hồn tôi, nghe như một bản ḥa tấu tuyệt vời, tựa như "một thế giới thật tuyệt vời" của anh nhạc sĩ Mỹ đen huyền thoại - Louis Armstrong - trong nhạc phẩm “What A Wonderful World” vậy.
12/2024
Tưởng niệm NGT
Gởi JS, RS, PS, JZ