Đức Phật Thầy Tây An và những môn đệ

Chúng ta biết rằng đức Phật Thầy Tây An tên họ ngài là Đoàn Văn Huyên, sanh vào giờ Ngọ, ngày Rằm tháng Mười năm Đinh Măo (1807), chánh quán ở làng Ṭng Sơn, nay là xă Mỹ An Hưng, huyện Lấp Ṿ, tỉnh Đồng Tháp, không rơ tên thân phụ và thân mẫu của Ngài, nhưng mộ của thân mẫu Ngài ở rạch Cái Nai thuộc An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ngôi mộ nầy người ta gọi là mộ Phật Mẫu.

Có lẽ khi c̣n niên thiếu th́ song thân qua đời, từ đó Ngài đă đi tầm sư học đạo, người ta cũng không rơ Ngài đă đi học đạo ở đâu, với ai và bao lâu. Chỉ biết vào khoảng đầu năm 1849, Ngài trở về làng Ṭng Sơn bằng chiếc xuồng con, tá túc ở mái sau đ́nh làng.


Năm đó, bịnh “bệnh thời khí” nỗi lên ở những làng khác, rồi lan sang làng Ṭng Sơn (Vài mươi năm về trước, ở Việt Nam, bệnh thời khí là một thứ bệnh nguy hiểm, vừa ói mửa, vừa bị tiêu chảy nên thân thể mau mất nước và chết, c̣n dịch tả chỉ bị đi tiêu chảy, nhẹ hơn, nó lây lan nhanh chóng v́ ruồi muỗi, v́ thức ăn uống không nấu chín...).Theo lệ xưa, mỗi khi có bệnh thời khí hay bệnh dịch, Làng nhóm họp lại tại đ́nh để bàn định việc đóng”bè thủy lục”, làm heo, gà, vịt, cúng vái để “tống ôn dịch” ra khỏi làng. (Bè thủy lục thường làm bè chuối để nổi trên nước, không tốn kém, to hay nhỏ đặng để đủ vật cúng, có khi có cả mái che như cái nhà, luôn luôn cắm cờ xí xanh, vàng, đỏ, vật cúng như heo, gà, tam xên, bánh trái, gạo muối...).

 

Trong khi làng đang nhóm họp như thế th́ Ngài lại khuyên nên tin tưởng Trời, Phật t́m Thầy chữa trị, không nên giết hại súc vật cúng kiếng vừa mê tín, vừa mang tội sát sanh. Làng không bằng ḷng lời ngài khuyên và thấy Ngài là người lạ, không rơ tông tích đến cư ngụ tại đ́nh, Làng quyết định sai Thị Sự báo cho Ngài phải rời khỏi làng, được thông báo nầy, ngài xin Thị Sự sắm khai lễ, để ngài tŕnh làng về lai lịch của ḿnh.

 

Do yêu cầu của ngài, chức việc làng đă họp lại để nghe Ngài tŕnh lai lịch, lúc đó người ta mới biết tổ phụ Ngài gốc gác người làng Ṭng Sơn, trong làng c̣n có hai người anh em chú bác, đó là ông Đoàn Văn Điểu và ông Đoàn Văn Viên, hai ông nầy được làng cho đ̣i tới để kiểm chứng. Hai ông tới nơi không nhận biết ngài, sau đó ngài phải kể lại những chuyện xưa trong gia đ́nh, lúc đó hai ông mới biết ngài là thân tộc của ḿnh. Việc nầy và ngôi mộ thân mẫu ngài ở rạch Cái Nai, chứng tỏ gia đ́nh đă rời khỏi làng khi Ngài c̣n niên thiếu, đă có đủ trí khôn để nhớ đến việc gia đ́nh, và cũng v́ khi Ngài rời khỏi làng lâu rồi, lúc ngài c̣n quá nhỏ, nay trở về đă 43 tuổi nên hai người kia không thể nhận ra ngài, vậy gốc gác ngài chính thật là người làng Ṭng Sơn.

 

Ngay sau khi tŕnh bày lai lịch cho làng biết, nhận họ hàng anh em, ngài mới giảng giải đạo lư cho mọi người nghe rồi liền xuống xuồng đi đến rạch Trà Bư thuộc xă An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, nơi đây ngài vạch đế sậy bên bờ rạch, che túp lều tranh để ở. Anh em ông Điểu, ông Viên và vài dân làng Ṭng Sơn bơi xuồng theo, mời ngài trở về ở Ṭng Sơn để gần họ hàng và trị những người bị bệnh dịch. Ngài từ chối trở về, nhưng cho biết có để lại một cây cờ ở sau đ́nh để trị bệnh dịch. Những người ấy trở về làng, t́m thấy cây cờ, họ xé ra, đốt rồi pha nước cho người bệnh uống, người bệnh khỏi, khi nhiều người bệnh dùng hết cây cờ, người ta lấy cộc cờ đốt lấy tro pha với nước uống cũng khỏi, khi đă hết cờ, hết cán cờ, người ta lại kéo nhau vào rạch Trà Bư để xin thuốc chữa bệnh.

Thuốc của ngài chỉ là giấy vàng (loại giấy mỏng, màu vàng thường người ta hay dùng để vẽ bùa với mực màu đỏ hay đen), tro, nhang hay bông hoa.

 

Rồi nghe tin ở làng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới) có dịch hoành hành, Ngài rời Trà Bư bơi xuồng đến rạch Xẻo Môn. Ở đây, Ngài chọn cách làm cho dân chúng phải tin một cách nhanh chóng, bằng cách đến nơi vào đêm khuya không ai hay biết, rồi ngài ngồi trên bàn thờ thần hoàng của đ́nh làng Kiến Thạnh (xưa kia ở vàm Chân Đùn, chớ không phải tại đ́nh Long Kiến như ngày nay). Sáng sớm ông Từ vào trong đ́nh, thấy trên bàn thờ thần có một người ngồi, ông thất kinh hồn vía, vừa la bài hải vừa chạy, ngài gọi ông Từ lại và cho biết ḿnh là Phật giáng trần để cứu dân, độ thế. Ông từ định tâm lại, người ngồi trên bàn thờ thần hoặc là bị bệnh “tâm thần” hoặc là “đấng siêu phàm”, cho nên ông Từ phải kiểm chứng lại, bằng cách yêu cầu ngài trị bệnh thời khí cho một người c̣n trẻ tên Thuông ở ngay bên cạnh đ́nh, ngài nhận lời điều trị ngay và người ấy được cứu khỏi bệnh, từ đó người ta lan truyền ra, thiên hạ đua nhau đến xin phép để trị bệnh, ngài vừa trị bệnh vừa giảng dạy mọi người ráng làm lành lánh dữ, niệm Phật, c̣n ông Thuông về sau làm đến chức Hương Cả trong làng.

 

V́ người ta tấp nập đến đ́nh để xin thuốc chữa bệnh, Làng sợ bị quan trên quở trách v́ tụ tập đông người tại đ́nh, sẳn có cái cốc của ông Kiến không người ở, nên ba hôm sau, Làng yêu cầu ngài sang đó cho tiện việc chữa bệnh, phát thuốc và khuyến đạo. Ở đây ngài thâu nhận đệ tử và sửa sang cốc, bài trí cách thờ cúng, trên bàn thờ chỉ có “Tấm Trần Điều” (tấm vải nâu: tượng trưng cho thanh tịnh), nước lả và hoa. Về sau nơi đây cất thành chùa Tây An Cổ Tự, năm 1952, tướng Nguyễn Giác Ngộ khởi công cất lại chùa nầy, rằm tháng Giêng năm Quư Tỵ (1953) làm lễ Khánh Thành, chùa cất rất khang trang cho đến nay.

 

Có lẽ có người v́ tâm địa không tốt, hay v́ lư do ǵ đó nên đă mật báo với Huyện Đông Xuyên (nay là Thị xă Long Xuyên) ngài là ông đạo giả hiệu để tụ tập nhiều người, không có lợi cho sự trị an. Quan Huyện phải báo cho Tỉnh. Tổng Đốc tỉnh An Giang đă cho một người Cai và đội lính đến để đưa Ngài về tỉnh thẩm tra xem giả hay thật, có mưu đồ chi để phản nước hại dân không.

 

Tại đây người ta đă giam ngài, lại bày ra những cuộc thử xem coi ngài có thần thông, bùa phép ǵ không. Ngài đă chứng tỏ ḿnh là bậc chân tu, ăn chay, niệm Phật lo cứu dân độ thế, khuyến giảng cho người ta biết ăn hiền ở lành, từ đó tỉnh báo về triều đ́nh Huế, trường hợp của ngài. Triều đ́nh Huế vốn kính Phật, trọng tăng cho nên dạy ngài muốn tu phải trở thành Tăng, xuống tóc, quy y Tam Bảo.

 

Ngài tuân theo chiếu chỉ của triều đ́nh, cắt tóc và quy y đầu Phật. Lễ quy y do một vị Thiền sư ḍng Lâm Tế thuộc phái Nguyên Thiều cử hành tại chùa Tây An, núi Sam. Ngài được đặt pháp danh là Pháp Tạng. Tóc đă cắt, Ngài phân chia gửi cho một số đệ tử, nay con cháu họ vẫn c̣n ǵn giữ.

 

Sau khi quy y rồi, ngài ở lại chùa Tây An để hành đạo và gần tỉnh thành cho các quan dễ bề theo dơi sự truyền bá đạo của Ngài.

 

Về chùa Tây An, theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Lục Tỉnh Nam Việt Tập Hạ, viết về chùa này như sau: “Chùa Tây An ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên; nguyên Tổng đốc Mưu lược tướng Tuy Tĩnh Tử Doăn Uẩn kiến trúc năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa theo ṿm núi, tiếng người lặng lẽ, cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thuyền lâm vậy.”

 

Từ chùa Tây An ở núi Sam, là ngôi chùa Thiền Tông, không hợp với chủ trương truyền bá phương pháp tu của ngài, nên ngài lập trại ruộng ở Thới Sơn (xưa kia có tên là trại ruộng Hưng Thới), có trại để thờ phượng và tu theo đường lối ngài chủ trương, sau nầy cất chùa là Thới Sơn tự, lại có một trại ruộng khác cách đó chừng hai cây số, nơi đây trước chỉ để hai con trâu (gọi là ông Sấm và ông Sét), sau nầy cũng cất chùa là Phước Điền tự. Hai nơi nầy Ngài giao cho hai đệ tử là ông Tăng Chủ và ông Đ́nh Tây trông nom. Về sau đức Phật Thầy có lập trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh, nơi nầy Ngài giao cho đệ tử là đức Cố Quản Trần Văn Thành trông nom. Về sau con đức Cố Quản là ông Hai Nhu cất chùa, đặt tên là Bửu Hương Các tự, nay thuộc Thạnh Mỹ Tây, quận Châu Phú tỉnh An Giang.        

 

Ngài viên tịch tại chùa Tây An vào trưa ngày 12 tháng Tám năm Bính Th́n (1856), thọ 50 tuổi đời, Ngài chỉ hành đạo khoảng 7 năm. Mộ Ngài hiện nay ở tại chùa Tây An, dưới chân núi Sam, Châu Đốc, đặc biệt mộ không có đấp nấm mồ, chỉ là khoảng đất bằng, quanh năm không có cỏ mọc. Có dựng bia mộ bằng đá. Người ta truyền tụng rằng đức Phật Thầy dạy: Người chết dùng 7 miếng tre cho Nam hay 9 miếng tre cho Nữ bó chiếu rồi đem chôn, mồ không cần đấp nắm.

 

Linh vị của Ngài ghi :


     Ngươn sanh Đinh măo niên, thập ngoạt, thập ngũ nhật, ngọ thời, hưởng dương ngũ thập tuế.

     Cung thỉnh Lâm Tế chánh tông tam thập bát thế, thượng Pháp hạ Tạng tánh Đoàn, pháp danh húy Minh Huyên đạo hiệu Giác linh chứng minh.

     Văng ư Bính Th́n niên, bát ngoạt thập nhị nhựt, ngọ thời nhi chung.

 

Nghĩa: Sanh năm Đinh măo (1807), ngày Rằm tháng 10, thọ 50 tuổi.

Cung thỉnh Lâm Tế chánh tông thế thứ 38, pháp danh Pháp Tạng, họ Đoàn, Pháp hiệu Minh Huyên chứng minh.

Mất năm Bính Th́nh (1856), ngày 12 tháng 8, vào lúc giữa trưa.

Những người quy y với Ngài hay đệ tử của Ngài, họ được cấp cho một Điệp quy, thường người ta gọi là “tờ phái” hay “ḷng phái” là một tờ giấy vàng, có in dấu son chữ Hán: Bửu Sơn Kỳ Hương, nên cũng được gọi là Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tổ đ́nh là Thới Sơn Tự tọa lạc tại khu vực Núi Két thuộc xă Thới Sơn huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang.

Đức Phật Thầy Tây An có nhiều môn đệ, người sau có tôn xưng Thập nhị hiền thủ là 12 vị đệ tử đứng đầu, nhưng chưa có sách nào ghi rơ 12 vị đệ tử ấy là những ai. Có người cho Cậu Hai Nhu con đức Cố Quản Trần Văn Thành cũng như ông Ba Thới là thuộc Thập nhị hiền thủ, theo tôi ông Trần Văn Nhu sinh năm 1847, đức Phật Thầy tịch năm 1850, năm đó cậu Hai Nhu mới có 3 tuổi, tuổi đó không thể đứng vào hàng Thập nhị hiền thủ.

C̣n ông Ba Thới tức Nguyễn Văn Thới sanh năm 1866, tức là đức Phật Thầy tịch diệt trước đó 16 năm cũng không thể là đệ tử mà chính danh là Tín đồ của đức Phật Thầy hay Bửu Sơn Kỳ Hương mà thôi. Vậy Thập nhị hiền thủ của đức Phật Thầy Tây An là những vị sau đây:

1.- Đức Cố Quản: Ngài tên là Trần Văn Thành ( ? – 1873) sinh ra trong một gia đ́nh trung nông ở ấp B́nh Phú (Cồn Nhỏ), làng B́nh Thạnh Đông, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc ấp B́nh Thành, xă Phú B́nh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

Làm chức Chánh Quản Cơ dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức. Ông quy y với đức Phật Thầy ở Xẻo Môn, sau khi đức Phật Thầy vào núi Sam cất chùa, ông giao hết ruộng đất, nhà cửa cho cháu, rồi đưa cả vợ con theo đức Phật Thầy, ông được giao cho trông nom trại ruộng ở Láng Linh. Sau khi 3 tỉnh miền Tây mất, ông có chiêu binh chống lại Pháp, ở Bải Thưa và Láng Linh, một trận Pháp bao vây năm 1873 ông bị mất tích, nghĩa quân tan ră. Một đời của ông v́ đạo, v́ nước, đúng với tôn chỉ tu nhân của đức Phật Thầy. Ông là đệ tử đầu tiên của đức Phật Thầy, vừa cao niên, lại có chức phận Chánh Quản Cơ đàng cựu, nên người đời tôn xưng ông là đức Cố Quản. Ông được đức Phật Thầy giao cho cắm bốn cây thẻ quanh vùng Thất sơn, một cây ở Kinh đào, một cây ở Vĩnh Hanh, c̣n hai cây kia người ta không nhớ, đức Phật Thầy dạy về sau đừng ở trong khu vực bốn cây thẻ đó, v́ khi tới đời, núi nổ có đền đài cung điện, đá văng sẽ chết người.

 

2. Ông Tăng Chủ : Họ Bùi, không rơ tên thật cũng như năm sinh năm mất, không vợ không con, có lẽ v́ ông làm chủ trại ruộng, sống như vị Tăng cho nên người ta gọi ông là Tăng chủ - có người cho là đức Phật Thầy đặt tên là Tăng Chủ- và ông cũng thường ngồi thiền để tu luyện như một thiền sư, cho nên ngày nay mộ bia ông ghi: “Tăng Chủ Bùi Thiền Sư”.

   

3. Ông Đ́nh Tây: Tên thật là Bùi Văn Tây (1802-1890) , không rơ gốc tích (có người cho là gốc gác ở Năng Gù, huyện Châu Thành tỉnh An Giang, điều nầy chắc không đúng, v́ kẻ viết bài là người Năng Gù, chưa từng nghe ai nói như vậy, chỉ biết ở Năng Gù nay là làng B́nh Thủy, có ông Cai Ba tên là Phan Văn Hội, có công trận với nhà Nguyễn nên được đổi ra họ Nguyễn là Nguyễn Văn Hội, đức Phật Thầy có dạy ông Nguyễn Văn Hội chọn đất cất đ́nh B́nh Thủy hiện nay, ông Hội là anh ruột của Bà Cố Nội tôi ), ông Đ́nh Tây là cháu cũng là con nuôi của ông Tăng Chủ, người được đức Phật Thầy giao cho những vật để sau nầy bắt sấu thần gọi là “Ông Năm chèo”.

 

4. Ông Đạo Xuyến: Tên thật là Nguyễn Văn Xuyến (1834-1914), quê ở Ba Giác, Mơ Cày tỉnh Bến Tre, quy y với đức Phật Thầy khi  ông lên 17 tuổi, cách đi giảng đạo của ông là đi ghe giăng buồm chạy trên sông, khi hết gió ngừng lại chỗ nào th́ giảng đạo chỗ đó, ông đi quanh vùng Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên giảng đạo. Ông có dựng chùa Châu Long Thới ở Cái Dầu, Châu Đốc.

 

5. Ông Đạo Ngoạn: Tên thật là Đặng Văn Ngoạn (1820-1890), người làng Nhị Mỹ, Cao lănh tỉnh Đồng Tháp. Ông có lập chùa ở Trà Bông (Cao Lănh) và có nhiều đệ tử ở đây.

 

6. Ông Đạo Lập: Tên thật là Phạm Thái Chung ( - ), quê quán ở xă Đa Phước, c̣n gọi là Cồn Tiên, ở bên kia thành phố Châu đốc, đối diện với Châu Giang, gọi là Đạo lập v́ ông có lập ngôi chùa Bồng Lai cũng có tên là Chùa Bà Bài, thuộc xă Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Ông là một cao đệ  của đức Phật Thầy có tài ba, huyền thuật ḱ bí, Phật pháp ông cao thâm, tín đồ đông đảo.

 

7. Ông Đạo Lănh: C̣n gọi là ông Hai Lănh ( - ), không rơ gốc gác ở đâu, ông có vợ là bà Nguyễn Thị Ngôn ở Nhà Bàn, tỉnh An Giang, hai ông bà đều là đệ tử của đức Phật Thầy. Năm 1859, người Miên nỗi loạn ở Láng Cháy, vợ con chết hết trong trận nầy, ông mới tu và đắc đạo, trị bệnh cho nhiều người, sau lên G̣ Sặt ở Kampuchea hành đạo, có nhiều đệ tử người Miên. Ông tịch và thiêu ở nơi đây. ( 2 )

 

8. Ông Đạo Sĩ: Ông là người gốc ở làng Trà kiết thuộc tỉnh Long xuyên. Khi Đức Phật Thầy mới ra đời tại cái cốc ở Xẻo môn, ông đă đến qui y thọ phái rồi. Ông hằng theo hầu hạ và trong lúc Đưc Phật Thầy bị điệu về An giang, ông vẫn đi theo để nghe ngóng tin tức. Bởi vậy, bao nhiêu chuyện xăy ra trong lúc Đức Phật Thầy ở An giang, đều nhờ ông thuật lại mà sau này người đời mới biết.


Về sau, khi Đức Phật Trùm ra đời và khi ông nhận biết đó là Đức Phật Thầy chuyển kiếp th́ ông một ḷng qui ngưỡng. Nghe đâu ông được Đức Phật Trùm trao cho giữ một cái khăn của Ngài.

Ông có lập ở Trà kiết một cái cốc để phát phù trị bịnh. Dân trong làng đến qui y thọ phái khá đông.           


 9. Ông Đạo Thắng: Ông là nội tổ của ông Bảy C̣n, biệt danh là Nguyễn Văn Thắng. Đáng lư th́ tiểu sử của ông sẽ được kể lại đầy đủ hơn các ông Đạo khác, nhưng hềm v́ ông bảy C̣n không muốn cho biết, sợ rằng không khéo người ta sẽ cho ông tự làm quảng cáo cho ḍng dơi của ḿnh. Bởi vậy, ngày nay về ông Đạo Thắng, người ta chỉ biết khi Đức Phật Thầy ra đời th́ ông là người đến phục vụ trước nhứt. Ông theo sát bên Đức Phật Thầy và được Ngài truyền nhiều bí pháp để ông truyền lại cho con cháu.


Ông tịch ngày 28 tháng 3. C̣n bà th́ măn phần nhằm ngày mùng 8 tháng 8.

                    

10. Ông Đạo Chợ: Ông quê quán ở Chưn đùn, gần vàm ông Chưởng phiá Hậu giang. Cũng như ông Đạo Thắng, khi hay Đức Phật Thầy ra đời tại cốc của ông Kiến th́ đă có đến thọ giáo rồi, nhưng từ đó về sau ông vẫn ở nhà lo ruộng rẫy làm ăn. Ông cũng giỏi về việc phát phù trị bịnh cho bá tánh.

 

Người ta c̣n nhắc lại rằng: Một hôm ông đang cuốc đất ngoài đồng, có người đến rước ông chữa bịnh. Ông bảo đợi cho ông cuốc hết luống đất, nhưng người ấy cứ yêu cầu ông đi gấp. Sẵn cây cuốc trên tay, ông trở cán lại rồi bổ lên đầu người ấy một cái chết giấc. Ông để nằm đó rồi tiếp tục cuốc đất như thường. Khi cuốc xong, ông kêu người ấy tỉnh lại, thế mà người đau ở nhà hết bịnh.


11. Ông Đạo Đọt: Ông là người được Đức Phật Thầy cho giữ việc hương khói nơi trại ruộng ở Thới sơn. V́ thấy ông già, nên người ta gọi ông là ông từ Lăo. Ông cũng giỏi về cách trị bịnh phát phù cho bá tánh.

 

12. Ông Đạo Thạch: ở xă Thạnh Mỹ Châu Đốc,

 

Trên đây là những ông Đạo c̣n lưu lại ít nhiều tung tích. Ngoài ra c̣n nhiều ông Đạo nữa mà ngày nay ít người được biết.

 

Nh́n tổng quát lại, người ta nhận thấy rằng Đức Phật Thầy có rất nhiều đệ tử, đều là những bậc tu hành đạo cao đức cả, có phép thần thông, làm rạng rỡ cho giáo phái của Ngài bằng những phép huyền diệu đem ra cứu dân độ thế, gây nên một phong trào đạo hạnh rất to tác ở miền Nam. Sở dĩ Ngài có được một số đệ tử cao siêu như thế là cũng nhờ phép huyền diệu và pháp môn hành đạo của Ngài truyền cho trong môn phái Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.

 

 

866403022023