Giáo Sư Phạm Công Thiện qua đời,
thọ 71 tuổi
Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đ́nh.
Di ảnh cư sĩ Phạm Công Thiện.
Theo lời một thành viên gia đ́nh nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đ́nh “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”
Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đ́nh, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”
Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ c̣n có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đ́nh Thiên Chúa giáo.
Từ tuổi thiếu niên ông đă nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đă đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra c̣n biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.
Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đă cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài G̣n.
Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài G̣n.
Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương tŕnh giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại Học Vạn Hạnh.
Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.
Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp.
Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Đại Học Toulouse.
Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies.
Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.
Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài G̣n, mà cuốn đầu tiên gây chú ư nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ư Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Yên Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967).
Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ th́ có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970).
Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài G̣n ấn hành.
Tại hải ngoại ông đă xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất (1988), Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lư Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Đạo Lư Phật Giáo (1998), v.v...
Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.
Thượng Tọa Thích Viên Lư, viện chủ Chùa Điều Ngự, California, người từng nhiều năm cư ngụ cùng Phạm Công Thiện tại chùa Diệu Pháp, nói rằng cư sĩ Phạm Công Thiện đă “đóng góp rất lớn về mặt văn hóa đối với Việt Nam,” và luôn “mong Phật Giáo Việt Nam được xiển dương một cách đúng mức.”
Từ khi c̣n rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đă đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học.
Đối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công tŕnh nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đă góp nhiều công sức xây dựng viện Đại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài G̣n từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.
Phạm Công Thiện:‘Đă đi mất hẳn đi rồi’
Viên Linh
Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lănh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đă tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Đông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đă xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.
Chưa bao giờ sinh viên học sinh miền Nam, vốn khắc khoải trước các vận động mở cửa nh́n ra thế giới, ù tai và nhức óc với những kinh điển siêu h́nh phương Tây, lại thấy được chân trời lồng lộng sáng ḷa, hiển thế, thân ái, ai ngờ lại ở ngay ngưỡng cửa của ngôi nhà dân tộc ḿnh. Hăy trở về Phương Đông, hăy vực dậy Hồn Việt.
Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa t́nh yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng.
Họ không phải một người. Họ là một toán, một đoàn, một đội. Thời ấy miền Nam đâu đâu cũng nói chuyện vơ hiệp, như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ t́m về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay; họ t́m về Cao Đẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng.
Không kể các bậc thầy đă xa như Đức Nhuận, Thanh Kiểm, Thanh Từ,... hay kế tiếp như Minh Châu, Nguyễn Đăng Thục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Ninh, Vũ Văn Mẫu,...
Nhóm Trẻ là “Tây Độc” Phạm Công Thiện, “Đông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, vơ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào.
Hôm qua, 8 tháng 3, 2011, Phạm Công Thiện đă ra đi.
Nói đến Phạm Công Thiện là nói đến tác phẩm “Ư thức mới trong văn nghệ và Triết học,” cuốn sách các sinh viên thường có trong tay, xuất bản năm 1965.
Cũng phải nói đến cuốn luận văn quan trọng của Thiện, phê b́nh sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo, và những cuốn khác như:
“Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ sư Thiền tông” 1964, “Im lặng hố thẳm, Phương pháp suy tư về Việt và Tính, con đường của Triết lư Việt Nam” 1967, “Hố thẳm của tư tưởng, Đặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay” 1967; không kể truyện ngắn, hay những cuốn sách viết về Rilke, 1969, Miller, 1969,...
Với những cuốn sách ấy, Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đă đóng góp công lao lớn trong sự xây dựng Phật Giáo Việt Nam.
Để đưa tiễn nhà thơ triết gia, không ǵ bằng nhắc đến một câu thơ của Goethe mà tác giả “Hố Thẳm” hay nhắc: “Trên Tất Cả Các Đỉnh Cao, Là B́nh Yên.” Mới năm kia, Phạm Công Thiện đă sửa lại hai chữ sau cùng, dùng để đặt nhan đề cho tập thơ cuối cùng của ông, do Hương Tích xuất bản:
Trên Tất Cả Các Đỉnh Cao Là Lặng Im.”
Đă đi rồi đă đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đă đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển h́nh trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Đại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.
(Phạm Công Thiện, Đi, tr. 22, Trên tất cả...)