Giới thiệu GĐPT Vĩnh Nghiêm

Kỷ niệm 15 năm phục hoạt Gia đ́nh Phật tử Vĩnh Nghiêm (1992-2007)

Ngày 2.12.2007 nhằm ngày 23.10. Đinh Hợi, Gia đ́nh Phật tử (GĐPT) Vĩnh Nghiêm long trọng tổ chức lễ chu niên kỷ niệm 15 năm hoạt động, đánh dấu 1 chặng đường sinh hoạt tu học

Đến tham dự và chứng minh có TT. Thích Giác Dũng, phó Ban quản trị Tổ Đ́nh Vĩnh Nghiêm; ĐĐ. Thích Giác Hiệp, cố vấn giáo hạnh GĐPT Vĩnh Nghiêm; ĐĐ. Thích Thiện Hiền; ĐĐ. Thích Giác Thọ… cùng chư đại đức Tăng Ni trong sơn môn Tổ Đ́nh Vĩnh Nghiêm về tham dự.

Các bác huynh trưởng cao niên GĐPT Việt Nam, Phân Ban hướng dẫn GĐPT TPHCM, Gia trưởng – Liên Đoàn Trưởng các GĐPT tại TP.HCM, các phụ huynh đoàn sinh GĐPT Vĩnh Nghiêm, CLB Thanh Niên Phật Tử TPHCM cũng về tham dự.

GĐPT Vĩnh Nghiêm, do cố HT. Thích Thanh Kiểm sáng lập nên, trải qua 15 năm dưới sự hướng dẫn của chư Thượng Tọa, Đại Đức cố vấn giáo hạnh Thích Giác Dũng, Thích Viên Chơn, Thích Trí Chơn, Thích Huyền Đạt, Thích Nguyên Các, Thích Giác Thanh và Thích Giác Hiệp. GĐPT Vĩnh Nghiêm đă thành đạt được nhiều thành tựu như:

Về Tu Học: đào tạo ngành Thiếu (hướng thiện, sơ thiện, trung thiện), ngành Đồng (mở mắt, cánh mềm, chân cứng), cùng với các kỹ năng hoạt động Thanh niên như cứu thương, truyền tin, gút, dấu đi đường…tạo cho các em có đức tính chân chính, nhanh trí, tháo vát, nhẫn nại trực giác cảm ứng trước mọi t́nh huống trong đời sống xă hội.

Về Huấn Luyện: tổ chức  khóa huấn luyện Lộc Uyển; tham gia các trại huấn luyện Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh do Phân ban GĐPT TP.HCM và phân ban GĐPT Trung Ương tổ chức.

Về Giao Lưu: GĐPT Vĩnh Nghiêm tổ chức giao lưu với các GĐPT bạn như Giác Long, Giác Ngạn, Giác Nguyên, Phước Viên, Toàn Giác (Đồng Nai), Linh Long (Mũi Né) thành trại truyền thống Tuệ Tạng. Tham dự trại họp bạn ngành Thiếu tại Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng.

Về Từ Thiện, Xă Hội: GĐPT Vĩnh Nghiêm tổ chức sinh hoạt với các em cô nhi Chùa Long Hoa, tham quan phát quà cho các em khuyến tật và câm điếc (B́nh Dương), cô nhi, viện dưỡng lăo Chùa Cẩm Phong (Tây Ninh)… tổng giá trị tiền và hàng cứu trợ trong 15 năm qua gần 100 triệu đồng.

15 năm là 1 chặng đường mà GĐPT Vĩnh Nghiêm đă và đang thực hiện trên con đường phụng sự Phật pháp. Đại Đức cố vấn giáo hạnh Thích Giác Hiệp đă thắp nến cắt bánh chúc mừng lễ chu niên 15 năm. Thay mặt cho Thượng Tọa Trụ Tŕ và Chư Tăng Tổ Đ́nh Vĩnh Nghiêm, TT.Thích Giác Dũng ban đạo từ đến với GĐPT Vĩnh Nghiêm nhân ngày lễ chu niên 15 năm. Thượng Tọa mong rằng các em đoàn sinh nói riêng và các quư Phật tử luôn ngày càng tinh tấn hơn nữa trong việc phụng sự đạo pháp, học hỏi nghiên cứu giáo lư Phật đà ngày càng ḥan thiện, luôn tránh điều ác, tăng trưởng các điều lành, làm cho hạt giống bồ đề tâm ngày càng tăng trưởng.

Cuối cùng là phần tŕnh diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em đoàn sinh GĐPT Vĩnh Nghiêm biểu diễn trong không khí thắm t́nh đạo vị.

* Cũng trong dịp này, theo đề nghị của quư bác ban bảo trợ, mô h́nh “chùa Một Cột” do Trưởng Tuệ Trí Lê Xuân Kiều thực hiện bằng tăm tre đă được đấu giá để làm từ thiện. Giá khởi điểm là 500.000đ qua gần 2 phút đấu giá đă được kết thúc với giá 1.000.000đ cho bác Diệu Pháp. Toàn bộ số tiền này được chuyển cho phân ban hướng dẫn GĐPT TP.HCM để cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung. Và bác cũng tặng lại mô h́nh này cho GĐPT Vĩnh Nghiêm để kỷ niệm.

GĐPT VĨNH NGHIÊM 15 NĂM VUI BUỒN

Tính đến nay, tôi đă tham gia sinh hoạt tại chùa Vĩnh Nghiêm hơn 10 năm. Bây giờ mới thấy thời gian đi qua nhanh thật. Mới ngày nào bước chân vào chùa, c̣n quá nhỏ để có thể hiểu được “ông Phật” là ǵ, tại sao “ông thầy” trên chùa lại cạo đầu, và cũng chẳng để ư đến các bài giảng của các Trưởng. Lúc đó lên chùa chỉ với ư nghĩ ḿnh đi để gặp bạn, để có chỗ chơi.

Và hơn 10 năm sau, một khoảng thời gian đủ dài để tôi lớn lên, lớn lên trong nhận thức và tư tưởng. Và khoảng thời gian đó cũng đủ để GĐPT Vĩnh Nghiêm thay đổi.

GĐPT Vĩnh Nghiêm bây giờ là 1 Gia đ́nh lớn, được nhiều Gia đ́nh khác biết đến. Để trong mọi kỳ trại: Lục Ḥa, Tuệ Tạng, trại Hiếu, trại Hạnh và trại Dũng; ban quản trại lúc nào cũng rất ưu ái cho GĐPT Vĩnh Nghiêm. Và hiển nhiên trong các kỳ trại không nói ra th́ các bạn cũng thấy GĐPT Vĩnh Nghiêm được rất nhiều Gia đ́nh bạn cũng như các Huynh Trưởng yêu thích, phải nói đây là một vinh dự của chúng ta. Nhưng bất cứ cái ǵ cũng có hai mặt, tuy GĐPT Vĩnh Nghiêm được yêu thích cũng có một số GĐPT khác có sự hiềm khích, có suy nghĩ và có thái độ không hay đối với GĐPT Vĩnh Nghiêm như các bạn cũng thấy rơ qua các kỳ trại. Nhưng dù sao đó cũng là suy nghĩ, hành động ghen ghét hay đố kỵ, cũng đừng nên chấp nhất, hay trả đũa lại mà hăy lấy đó như những bài học để xem lại chính ḿnh và tiến lên phía trước.


Liên Đoàn trưởng Tịnh Uyển Nguyễn Thị Oanh

Gần 15 năm qua, chúng ta thấy Bác Oanh của ḿnh như gầy đi nhiều, bác đă yếu đi rất nhiều rồi nhưng rất đều đặn mỗi sáng chủ nhật, bác vẫn đạp xe từ nhà lên chùa để bán sách, kiếm thêm một khoảng tiền cho các em có thể tổ chức các kỳ trại, du ngoạn và để chi phí cho các hoạt động của Gia đ́nh. V́ sao sau hơn 10 năm mà bác vẫn phải cố gắng như vậy, bác vẫn có thể nghỉ ngơi ở nhà, bác vẫn có thể thôi không làm Liên Đoàn Trưởng… V́ một điều rất thường t́nh, bác đă khoác lên ḿnh chiếc áo màu Lam, chiếc áo đó là chất keo để bác có thể trụ vững. Ta có thể thấy bất cứ kỳ trại nào, dù xa hay gần Bác đều cố gắng tham gia đầy đủ. Bác lo cho các em từ tấm bạt để dựng lều, cái mùng để ngủ, cái chăn để đắp rồi đến lo cho các em từng bữa ăn trong các kỳ trại. Bác luôn nhắc nhở, trông coi và dơi theo những hành động của mỗi đoàn sinh. Có thể màu áo Lam của bác đă bạc dần nhưng ngọn lửa Lam trong bác ngày càng sáng rực lên.


Gia Trưởng Tôn Thất Liệu

Gần 15 năm qua, bác Gia Trưởng tuy tuổi đă rất cao nhưng Bác vẫn tham gia các buổi sinh hoạt ở chùa, vẫn cố gắng tham dự các kỳ trại. Và Bác vẫn luôn nói chuyện, tâm sự với chúng ta, dặn ḍ cũng như hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống cũng như trong tu học. Các bạn thấy đấy, mặc dù tuổi già sức yếu nhưng ḷng nhiệt huyết của Bác rất mạnh mẽ. Bác thực sự là một tấm gương để chúng ta, những thế hệ sau này, bước tiếp trên “Đường Lam”.

Gần 15 năm qua, ta thấy đoàn Oanh Vũ, từ lúc đầu có rất đông đoàn sinh, có thể nói thời gian đó Oanh Vũ rất ngoan, hăng hái học tập, trau dồi kiến thức và cũng đă giành nhiều giải thưởng cho GĐ Vĩnh Nghiêm. Lúc đó các em Oanh Vũ rất nghe lời các anh chị lớn, không bao giờ dám căi lại. Bây giờ nh́n lại Oanh Vũ có lẽ các em không đông đúc như ngày xưa nữa, tinh thần hăng hái học tập có giảm đi đôi chút v́ các em c̣n nhỏ, c̣n ham chơi. Cũng có đôi khi các em không nghe lời các anh chị ngành Thanh Thiếu, nhưng phải nói bây giờ các em Oanh Vũ của chúng ta cũng đóng góp không ít giải thưởng cho GĐ. Có thể giữa các em và các GĐ khác khi đi cắm trại có lời qua tiếng lại, nhưng các em đừng v́ thế mà có những lời nói không hay. Hăy bỏ qua hết mọi chuyện, có thể ḿnh không nói, không căi lại, v́ đó không phải là lỗi của ḿnh. Đừng v́ những chuyện ganh tị nhau mà làm xấu đi t́nh Lam.

Gần 15 năm, đoàn Thiếu Nữ bây giờ đă trưởng thành hơn, đă lớn rất nhiều trong suy nghĩ và tư tưởng. Trước đây, khi lớp thiếu nữ của các Trưởng cũng như các chị Trưởng, đoàn Thiếu Nữ là đoàn giỏi nhất về chuyện chăm lo việc ăn uống cho chùa bởi v́ trước hết để làm một chị thiếu nữ tốt th́ các chị phải là một thiếu nữ đảm đang. C̣n bây giờ đoàn Thiếu Nữ của chúng ta, hăy nh́n qua các kỳ trại sẽ thấy, các bạn đều thực sự là những tiểu thư, các bạn thực sự chưa thấy rơ vai tṛ của ḿnh trong Gia đ́nh Phật tử nói chung và gia đ́nh của chính các bạn. Có thể đời sống bây giờ không như lúc trước, có thể các bạn chưa quen việc dọn dẹp, nấu nướng nhưng các bạn vẫn có thể học hỏi. Hăy học hỏi, dẹp bỏ ganh tị, đố kỵ lẫn nhau, đừng nghĩ mọi người ghét ḿnh nên mới la ḿnh. Hăy đừng tự chia rẽ chính các bạn, hăy cho mọi người thấy sự đoàn kết, thương yêu của các bạn. Bởi v́ khi các bạn c̣n bị người khác la, bị người khác nhận xét, đó là người ta c̣n quan tâm đến các bạn, c̣n muốn các bạn trưởng thành, cố gắng hơn để thành công trong cuộc sống. Vậy, hăy lấy đó làm những lời khuyên để tiến lên phấn đấu hơn nữa.
 

Và gần 15 năm qua, ta không thể quên một đoàn trụ cột của GĐ, Đoàn Thiếu nam. Trước đây ta c̣n thấy các anh Tế, Đấu, Cương, Khoa, Việt, Hiệp… Thế hệ các anh đă mang nhiều thành tích về cho Gia đ́nh. Nhắc đến Vĩnh Nghiêm người khác có thể nhớ đến tên các anh. C̣n bây giờ các anh cũng đă lớn, đă nhận thức vai tṛ của ḿnh, người Huynh Trưởng trong GĐPT. Có thể các anh c̣n bị các Trưởng góp ư nhiều, và có thể các anh chưa hoàn thành hết trách nhiệm để dẫn đến các cuộc tranh luận, nhưng bây giờ các anh đă biết gánh vác công việc của chùa, chia sẻ những suy nghĩ, và ngồi lại để tâm sự nói về những khuyết điểm để tự sửa chữa. Thế nhưng, đoàn Thiếu Nam bây giờ không mạnh mẽ như trước, các bạn vẫn c̣n ngại khó, ngại khổ, và vẫn chưa nhiệt t́nh đóng góp cho GĐ.

Nhưng nói tóm lại, GĐPT Vĩnh Nghiêm đă trải qua gần 15 năm, đă có rất nhiều thay đổi, có thể bị nhiều sự đố kỵ, ganh tị. Nhưng ta thấy GĐPT Vĩnh Nghiêm gần 15 năm qua vẫn tồn tại và phát triển, có thể không nhiều đoàn sinh, nhưng ta phải tự hào v́ chúng ta đă có sự gắn bó, đoàn kết với nhau, đă chia sẻ những suy nghĩ, tâm sự để có thể hiểu nhau hơn. Tôi nhắc đi nhắc lại con số gần 15 năm để mọi người thấy rằng, sau này, 20 năm, 30 năm hay lâu hơn nữa ta vẫn tự hào để thấy GĐPT Vĩnh Nghiêm vẫn tồn tại và phát triển. Các bạn có muốn điều đó sẽ là hiện thực không hỡi những người con áo Lam.

TRAI ÁO LAM

Tự truyện

Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng thôn quê, xa xôi, hẻo lánh. Có ḍng sông xanh có những con đ̣. Có cánh đồng lúa bao la xanh ngát tận chân trời. Có sóng biển vỗ về ru tôi ngủ. Đó là miền quê thân yêu đất mũi Cà Mau, vào mùa hè đổ lửa 1972.

Thời gian dần trôi, tôi mỗi ngày một lớn được cắp sách đến trường, có thêm cô giáo và bè bạn.

Một ngày kia, trời mưa nhiều, cũng dưới ngôi trường làng, trong lúc vui chơi cùng bè bạn tôi đă chợt nhận ra và cảm nhận một điều mà trong cuộc đời con người không ai muốn xảy ra, đó là tôi không c̣n người cha kính yêu trên cơi đời này nữa.  Tôi đă bỏ chạy về nhà giữa cơn mưa tầm tă, tới nhà tôi nhảy dội ôm lấy mẹ và méc rằng: “Các bạn nói con không c̣n cha”. Mẹ tôi ôm tôi vào ḷng không nói ǵ cả. Tôi cảm nhận có những giọt nước ấm đang lăn trên má, tôi cứ ngỡ là những giọt nước mưa c̣n đọng lại trên mặt tôi, nhưng không… mẹ tôi đang khóc. Bà đă khóc thật nhiều trong im lặng. Năm đó tôi vừa tṛn chín tuổi. Từ đó tôi đă có ư thức thật sự về người cha và tôi đă mồ côi cha.

Thời gian lặng lẽ trôi qua, tôi đă sống thật hạnh phúc trong ṿng tay yêu thương vô vàn của người mẹ và cô, chú ưu ái dành cho tôi. Hai năm sau, một lần nữa tôi bị hụt hẫng như rơi vào trong đêm tối khi mẹ tôi quyết định bước thêm bước nữa. Lúc đó tôi buồn lắm, v́ từ nay tôi không c̣n được ngủ trong ṿng tay tŕu mến của người mẹ và lời ru ngọt ngào khi tôi thức giấc. Lúc ấy tôi giận mẹ tôi lắm và ghét bà ta vô cùng, chỉ v́ bà ta là t́nh thương, là chỗ dựa ấm áp duy nhất trong cuộc đời tôi mà tôi không muốn chia sẻ nó cho bất cứ một ai khác.

Tôi như lớn hơn, già hơn trước tuổi v́ bao nỗi âu lo, suy tư và cứ mang trong ḷng nỗi buồn man mác trong cảm giác như thiếu thốn một thứ ǵ đó?! Năm đó tôi đang học năm cuối của cấp một và cũng đến lúc tôi phải rời xa ngôi trường làng đơn sơ, yên tịnh để ra thị trấn học cấp hai.  Tôi đă quyết định ở lại sống chung với hai người bạn cùng cảnh ngộ mồ côi như tôi trong một túp lều tranh bên hông trường. Mẹ tôi nhiều lần t́m đến năn nỉ tôi trở về nhà nhưng tôi dứt khoát từ chối. Hằng ngày tôi vừa đi học vừa đi làm đủ mọi thứ để sinh sống. Hai người bạn thường khuyên bảo tôi nên tập trung cho việc học tập không cần phải bận tâm đến việc kiếm miếng ăn, miếng mặc ngay cả tiền học phí và tiêu xài hằng ngày đă có người bà con nào đó tài trợ rồi và lo cả cho tôi. Ban đầu tôi rất lấy làm ái ngại nhưng hai bạn cứ nhỏ to tâm sự, tôi c̣n nhớ một câu mà bạn tôi ghi lên bảng đen trong túp lều “Quyết tâm nên người là không phụ ḷng ân nhân” tôi thầm nghĩ câu nói rất có lư v́ những người có ḷng nhân ái, th́ mong ước của họ khi ban ơn là mong muốn người được thọ ơn tốt đẹp hơn đó là niềm vui, là hạnh phúc của họ rồi. Thế là tôi vui vẻ thọ nhận và chú tâm vào việc học hành nhiều hơn. Cuộc sống nơi phố thị luôn nhộn nhịp, ồn ào, hối hả, tôi cảm thấy dường như thời gian trôi qua nhanh hơn. Mới đó mà bốn năm học cấp hai đă đến ngày kết khóa. Hai người bạn tri kỷ của tôi từ giă tôi về thăm quê ngoại. Trước khi đi hai bạn đă tiết lộ cùng tôi một điều mà làm cho tôi vô cùng xúc động và hối hận đó là người ân nhân giàu ḷng từ ái đă tài trợ cho tôi ăn học bấy lâu  nay không ai xa lạ mà chính là người mẹ của tôi. Tôi cảm động lắm, vội vă trở về ngôi làng xưa t́m mẹ. Mẹ tôi vẫn như ngày nào ôm chầm lấy tôi. Tôi đă khóc thay lời xin lỗi. Bấy lâu tôi đang hưởng thụ t́nh yêu cao cả, thầm lặng  của người mẹ khốn khổ mà tôi không hề hay biết. Mẹ tôi đă sống cô quạnh hơn mười năm trường trước khi có người bạn đời mới, mẹ đă hy sinh cam chịu quá nhiều thế mà tôi c̣n trách hờn bà, tôi ân hận lắm.

Lần hội ngộ tạ lỗi ấy cũng là lần từ giă trong thinh lặng người mẹ kính yêu v́ tôi đă quyết định rời xa quê hương đi lập thân nơi đất khách quê người. Tôi vượt biên sang Malaysia bắt đầu cho đoạn đường mới, một thách thức mới đồng thời cũng là một cơ hội mới cho cuộc đời tôi vào năm 1989. Con tàu nhỏ sau hai ngày ba đêm chiến đấu với những cơn sống dữ, may mắn vẫn b́nh an và cập bến đảo PuLau-BiDong-Malaysia. Tôi cứ ngỡ từ nay cuộc đời ḿnh chắc được tốt đẹp hơn, một chân trời mới đang rộng mở chờ đón tôi, nhưng nào ngờ từ đây cũng bắt đầu cho những ngày tháng đen tối, buồn tủi.

Trên đảo hội tụ hơn hai chục ngàn người đủ mọi tầng lớp của ba miền đất nước Việt Nam. Cuộc sống chung chạ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đă nảy sinh ra bao  là chuyện đau ḷng. Khắp nơi tự phát h́nh thành các băng nhóm hầu tranh giành địa vị, quyền lực, miếng ăn, miếng mặc, trai gái. Tôi một thân một ḿnh tuổi trẻ háo thắng, nhiều dục vọng không thể làm chủ được bản thân cũng lao vào các cuộc chơi đen tối, đầy ngu muội này. Hằng ngày tôi đi thực hiện các phi vụ buôn bán trái phép như bán thịt heo, rượu bia. Đây là những việc làm mà giới chức Mălay nghiêm cấm v́ hầu hết người Mălay là theo đạo Hồi mà ăn thịt heo là giới cấm hoặc đi chèn ép tranh giành mưu sinh với các băng nhóm khác. Cuộc sống tôi lúc ấy cứ xoay tṛn trong dục vọng, tranh đấu, hận thù và ghen tỵ.

Một buổi chiều đẹp trời, sau giấc ngủ trưa dài, tôi một ḿnh đi tản bộ dọc theo bờ biển khu A. Tiếng sóng vỗ về bất chợt gợi lại trong tôi những kỷ niệm thời thơ ấu ở quê nhà. Tôi dừng lại bên một tản đá lớn dưới chân tượng Đức Phật Di Lặc. Hồi ức về quá khứ đang dâng trào trong tôi. Tôi nhớ quê nhà lắm, nhớ mẹ, nhớ bà nội già, nhớ anh, cô, chú, nhớ từng con đường quê yên tĩnh bên con sông trong xanh hiền ḥa. Tôi khát khao được sống lại những ngày tháng đơn sơ, êm đềm ấy. Trong không gian yên tĩnh, quá khứ đang hoàn toàn ngự trị tâm hồn tôi, phút chốc chợt tan biến bởi một âm vang ngân nga trong gió đă đưa tôi về lại thực tại, đó là tiếng chuông chùa nằm trên ngọn đồi. Tôi lần theo lối ṃn đến tượng Ngài Di Lặc. Tôi bước dọc theo cầu thang khoảng hơn hai mươi mét, bảng hiệu chùa Long Hoa đă hiện ra trước mắt, tôi rất lấy làm ngạc nhiên v́ trong cuộc sống rối loạn, tranh giành lại c̣n có một nơi an b́nh, thản nhiên như thế nầy. Mọi người ngồi trong tư thế rất nghiêm trang cùng đọc những lời kinh nghe thật đồng đều, êm tai. Thỉnh thoảng lại có tiếng chuông ngân lên mọi người cúi lạy. Tôi nhẹ bước sang bên hông chùa nơi có một ghế đá trống dưới gốc cây Bồ đề. Tôi ngồi đó nghe hết một thời kinh. Trong đầu tôi lúc này cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thỏa mái hơn. Đây cũng là một ngày hiếm hoi tôi cảm nhận được những giây phút b́nh yên trong tâm hồn kể từ ngày rời xa quê hương. Từng tốp người lần lượt ra về, tôi vẫn ngồi đó trong im lặng, đến một lúc tôi nh́n lại chỉ c̣n mỗi một ḿnh tôi. Tôi vẫn ngồi đó để hưởng thêm những giây phút thanh b́nh qui báu này. Từ xa, vị thầy – người đọc kinh lúc năy đi đến bên tôi, nh́n tôi. Ông ta cười, không nói lời nào. Ông đi dạo một ṿng quanh sân chùa với một dáng điệu nhẹ nhàng, thanh thản như nụ cười hoan hỷ hiện trên nét mặt Ông ta.

Đêm đă khuya, tôi trở về lại căn nhà tập thể ở phía dưới ngọn đồi và tôi đă có một giấc ngủ thật ngon. Hôm sau tôi đến chùa sớm hơn, vẫn chỗ ngồi cũ, tôi lắng nghe từng lời kinh. Tôi c̣n nhớ rất rơ đoạn kinh “Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin. Điều thứ nhất giữ ǵn thai giáo, mười tháng trường chu đáo mọi bề. Thứ hai sinh đẻ gớm ghê, chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần. Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng, cực đến đâu bền vững chẳng lay. Điều thứ tư ăn đắng nuốt cay, để dành bùi ngọt đủ đầy cho con. Điều thứ năm lại c̣n khi ngủ, chỗ ướt mẹ nằm khô ráo phần con…” Nước mắt tôi đă rơi lúc nào tôi không hay biết. Tôi không đủ can đảm để tiếp tục ngồi đó, trong tôi dâng trào niềm thương nhớ mẹ vô cùng. Tôi cúi mặt chạy thẳng ra bờ biển nơi có bức tượng Đức Phật Di Lặc, tôi gục đầu vào ṭa sen. Tôi muốn thét rào thật to là tôi nhớ và thương mẹ tôi nhiều lắm.

Thời kinh đă hết, mọi người lần lượt ra về, tôi trở lại chỗ ngồi cũ, vị thầy hôm qua lại đến bên tôi. Lần nầy khác hơn lần trước, Ông không cười cũng không bỏ đi, Ông ngồi xuống bên tôi, nh́n đôi mắt c̣n đỏ, thân h́nh gầy c̣m, cánh tay in đầy vết thẹo, Ông từ tốn nói “Con nên tịnh tâm, dành thời gian nghe kinh nhiều sẽ tốt cho con đó. Đời người ví như đang bơi trong biển cả, quay đầu là bờ”. Đêm ấy, tôi bộc bạch cùng Ông rất nhiều điều và Ông đă chỉ bày, giảng giải cho tôi nghe măi đến một giờ sáng. Ông bảo tôi nên ngủ lại và chỉ cho tôi cái gường cạnh pḥng ăn. Suốt đêm đó tôi không sao ngủ được, trong đầu tôi cứ vọng măi những điều Ông giảng giải về Vô thường – Khổ – Vô ngă.

Tiếng chuông cảnh tỉnh ban mai vang lên. Tôi lên Chánh Điện lạy Phật và ngồi chờ Ông hết khóa lễ buổi sáng. Tôi dùng hết can đảm đến bạch cùng Ông cho tôi ở lại chùa để tu học và làm công quả. Tôi rất lấy làm sung sướng là Ông đă hoan hỷ nhận lời ngay không một chút do dự. Ông nói, Phật dạy “Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngă. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính ḿnh. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất chính ḿnh. Ngu dối lớn nhất của đời người là dối trá. Thất bại lớn nhất của đời người là tư đại. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ. Món nợ lớn nhất của đời người là t́nh cảm. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng. Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe và trí tuệ. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung. An ủi lớn nhất của con người là bố thí”.

Lời Ông nói như ngọn đuốc kỳ diệu, xuất hiện giữa đêm tối, xua tan bóng đêm, mang đến cho cuộc đời tôi một niềm tin mới. Tôi quỳ trước mặt Ông ta trong im lặng nhưng trong ḷng tôi muốn thét lên niềm vui sướng v́ tôi đă t́m được đích thực một chân trời mới, “Chân trời của trí tuệ và t́nh thương”.

Đoạn đường mới của cuộc đời tôi bắt đầu từ đây. Tôi đă được quy y Tam Bảo một tuần sau đó vào ngày rằm tháng bảy và được Bổn sư truyền giới đặt cho pháp danh là Nguyên Chiến. Sau lễ Quy – Y  tôi càng thấy hối tiếc về những lỗi lầm trong quá khứ. Tôi tâm nguyện từ đây quyết chí sửa ḿnh, kiên quyết loại trừ tính kêu căng ta đây, ḷng thù hận, tính ganh tỵ, dối trá và cố chấp. Mỗi ngày tôi thức dậy từ lúc 4 giờ sáng. Bắt đầu cho một ngày mới bằng một thời Kinh, tiếp theo là chấp tác như quét chùa, gánh nước, tưới cây cảnh, ăn sáng, đọc sách, cúng ngọ, thọ trưa, chỉ tịnh. Buổi chiều sau giờ chỉ tịnh, tôi tiếp tục nghiên cứu Kinh sách với niềm đam mê mạnh mẽ. Tối đến tôi lau chùa, bày kệ Kinh, phụ lễ đánh chuông mơ. Mỗi ngày cứ như mọi ngày với thời khóa biểu như thế, trong ḷng tôi cảm nhận được một niềm hạnh phúc thực sự, đầu óc thấy nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Đúng như câu nói của một danh nhân người Pháp “Sự an lạc của tâm hồn, ngọt ngào hơn các lạc thú”. Những ngày chưa t́m đến với đạo, hằng ngày tôi luôn cố sức tranh đấu, giành giật hầu mong cầu được niềm vui, sự khoái lạc nhưng dầu đạt được hay không th́ chỉ c̣n đọng lại một hậu quả thân thể gầy c̣m, kiệt sức, đầu óc bất an, cuồng loạn, ḷng chứa đựng thêm bao hận thù, ân oán. Tuy nhiên cũng có lúc tôi như rơi vào tâm trạng yếu ớt, thối chuyển, lung lay ư chí hướng thượng cao đẹp. Thầy tôi hiểu được tâm trạng. Ngài hết ḷng khuyên bảo, Thầy nói: “Không lúc nào biển cả trong suốt, bao la bằng lúc nó yên lặng. Sóng cuồng bạo gây mờ đục và thu hẹp nó lại”. Đời người như con thuyền ở giữa biển khơi, lư tưởng là bánh lái, tinh thần ư chí là động cơ, khi đă xác định mục tiêu th́ phải kiên quyết đến đích cho bằng được th́ mới xứng đáng là đệ tử của Đức Phật, v́ Ngài được tôn vinh là đấng Đại Hùng – Đại Lực – Đại Từ Bi. Đại Hùng ở đây không phải là vị anh hùng lớn ngoài chiến trường mà là với chính ḿnh. “Làm chủ được chính ḿnh như làm chủ được cả vủ trụ, chiến thắng được chính ḿnh hơn chiến thắng bao vạn quân”. Qua những lời nói rất hiền từ nhưng chứa đầy uy lực của Ông đă giúp tôi lấy lại tinh thần, nghị lực.

Ngày qua ngày, mùa Báo Hiếu Vu Lan cũng đă trôi qua, đă gần ba mươi ngày kể từ khi tôi may mắn được nghe lời Kinh Vu Lan thức tỉnh và gặp được vị ân sư khả kính d́u dắt. Một chiều chủ nhật. tôi có dịp ngồi bên thầy, tôi khẽ bạch cùng thầy để t́m hiểu về một tổ chức thanh thiếu niên mà suốt mấy tuần qua tôi để tâm chú ư. V́ nó gây cho tôi nhiều ấn tượng từ cử chỉ, hành động, cách chào kính rất mực lễ phép của những người áo Lam, nhất là đêm văn nghệ cúng dường đại lễ Vu Lan vừa qua được tổ chức tại chùa đă đọng lại trong tôi nhiều lời giáo dục sống động, được thể hiện qua các tiết mục kịch, múa, hát. Thầy tôi chậm răi nói “Đây là một tổ chức giáo dục thanh thiếu đồng niên, một điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam, có tên là Gia Đ́nh Phật Tử (GĐPT), được thành lập từ năm 1951 tại Huế, do sáng kiến của Bác sĩ – cư sĩ Tâm Minh – Lê Đ́nh Thám.

Tiền thân của Gia Đ́nh Phật Tử là Đoàn thanh niên Phật học Đức Dục và Ban Đồng Ấu từ năm 1938. Tôi nghe thích thú lắm liền hỏi thêm: Vậy tổ chức này có nhiệm vụ chính làm ǵ? Tại sao phải mặt chiếc áo màu Lam? Và tiêu chuẩn nào th́ được gia nhập? Thầy tôi nói tiếp: Đây là một tổ chức có nề nếp, qui củ hẳn hoi, có trong hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Nhiệm vụ chính của tổ chức là: Đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính. Góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xă hội. Theo châm ngôn là Bi – Trí – Dũng. C̣n chiếc áo màu Lam nói lên tính dung ḥa, bao dung, không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn. V́ màu Lam là màu ḥa hợp của tất cả các màu sắc khác tạo nên một màu làm hiền dịu, thoáng mát nhăn tâm, không chói loà như màu đỏ, không u buồn như màu đen. Khi mặc chiếc áo màu Lam lên người luôn nhắc nhở chúng ta ḷng khoan dung, nhân ái với mọi người, mọi loài. C̣n tiêu chuẩn gia nhập vào tổ chức th́ không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, giai cấp mọi người đều có thể gia nhập. Nói đến đây th́ kẻng chùa vang lên, giờ thọ trai đă đến, tôi lấy làm tiếc lắm. Thầy tôi phải lên trai đường thọ trưa. C̣n tôi vội mặc chiếc áo chàng lam lên chánh điện cúng ngọ. Thầy tôi c̣n nói với lại “Nếu con thích th́ chờ đến chủ nhật thầy sẽ giới thiệu cho con vào đoàn sinh hoạt”. Tôi hồi hộp và vui lắm.

Ngày chờ đợi đă đến, khoảng 7giờ 30 sáng trong cảnh sắc thanh lương của khuôn viên Phật tự các anh, chị, các em áo Lam đă tề tụ đông đủ tiến hành buổi lễ Phật. Sau đó là lễ chào kỳ hiệu, tiếp theo là phần giới thiệu Đoàn sinh mới. Đích thân thầy tôi dẫn tôi đến và trực tiếp giới thiệu trước Đoàn. Niềm vui xen lẫn e ngại làm tôi toát cả mồ hôi, v́ thầy tôi giới thiệu luôn phần lư lịch trích ngang đầy thành tích xấu của tôi. Thầy tôi dứt lời kèm theo tiếng vỗ tay chào đón của các bạn và tôi được công nhận vào hàng ngũ của Đoàn Áo Lam từ đó.

Thời gian thấp thoáng thoi đưa, bốn năm duyên lành thầy tṛ hội ngộ đă đến lúc phải chia tay. Một buổi chiều tôi được tin vị ân sư khả kính Thượng tọa Thích Nguyên Đạt có tên trong danh sách định cư tại Hoa Kỳ. Tôi buồn lắm nhưng cố gượng cười v́ đó là tin vui của thầy tôi nhưng lại là nỗi mất mát của tôi. Trước khi chia tay, thầy tôi đă trao cho tôi một xâu chuỗi và dặn ḍ: “Con nhớ phải luôn tinh tấn theo tinh thần Bi – Trí – Dũng để xứng đáng một kiếp người. Nhớ luôn luôn kiểm soát và đánh thức tâm hồn. Hăy chuẩn bị một tinh thần luôn có trạng thái thanh thản, kiên quyết, chấp nhận mọi thử thách. Hăy giữ ǵn cho thể xác được lành mạnh. Hăy vượt thắng những mối lo âu. Hăy giữ niềm tin và hy vọng.
Một buổi chiều ái biệt ly khổ rồi cũng trôi qua, sáu năm lưu lạc xứ người cũng đến hồi kết thúc. Tôi đă quyết định đăng kư hồi hương về Việt Nam. Chiếc Boeing – B96 – 2087 hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 28 tháng 01 năm 1994, mở đầu cho đoạn đường mới của cuộc đời tôi.

Ngày đoàn tụ cùng gia đ́nh và đón mừng năm mới thật ấm áp, hạnh phúc, đậm đà t́nh quê hương mà tôi mơ ước bấy lâu. Sau Tết, tôi lại tiếp tục cuộc hành tŕnh viễn xứ, lên Sài G̣n học tập và làm việc. Những ngày đầu nơi phồn hoa đô thị, náo nhiệt, xa hoa, tôi như bị choáng ngợp, bối rối. Tôi thi đậu vào trường Đại học ngoại ngữ, vừa học vừa đi dạy kèm. Cuộc sống đầy dẫy khó khăn, cạm bẫy. Đôi lúc tôi như rơi vào tuyệt vọng, mất hết ư chí và sức chịu đựng, trong tôi như muốn trỗi dậy những tính khí sa đọa của quá khứ. Nhưng may mắn thay tôi đă kịp tĩnh thức chính ḿnh. Tôi t́m lại màu Lam thân thương, hiền dịu và thanh thoát ngày nào tại Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm. Tiềm thức hướng thiện trong tôi như được hồi sinh, t́nh người áo Lam rộng mở, một lần nữa giúp tôi có thêm can đảm và nghị lực để đứng dậy sau khi ngă.


(Đoàn Thiếu Nam GĐPT Vĩnh Nghiêm tham gia tṛ chơi hoạt động tại trại)

Hôm nay ngồi đây, tại Đoàn Quán của những người Áo Lam thân yêu, giàu ḷng nhân ái – Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm. Tôi viết lại tự truyện của cuộc đời tôi như lời bày tỏ tâm sự chân thành đến các bạn trẻ, những người đă và đang sa chân vào con đường đen tối, hoặc đang bị sa cơ cạn kiệt nghị lực hăy dũng mănh đứng lên làm lại cuộc đời vốn rất quư báu. Hăy dùng hết can đảm, ư chí để trở về lại với tư chất con người của chính ḿnh “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Từ đó suy nghiệm, định hướng con đường cải biến để xây dựng cuộc sống hướng thiện bằng lối t́m đến ngôi nhà LAM, tuy giản dị, đơn sơ nhưng đượm nhuần bao t́nh yêu thương trong sáng, cao đẹp trên mọi miền đất nước. Chúng ta mở rộng ṿng tay thân ái, d́u dắt nhau vượt qua nghịch cảnh cuộc đời, cùng cất cao những bài ca trong sáng bằng tất cả trái tim nhiệt thành, cùng nhau quyết vững bước trên con đường đi đến trí tuệ và t́nh thương để xứng đáng một kiếp người.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành kính lời tri ân đến vị ân sư khả kính Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt, Bác Gia Trưởng Nhuận Pháp – Tôn Thất Liệu, Chị Liên Đoàn Trưởng Tịnh Uyển – Nguyễn Thị Oanh cùng quư anh, chị Trưởng Áo Lam Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm đă khuyên bảo, đùm bọc tôi trong cuộc đời viễn xứ.

Thành tâm cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho Quư vị ân nhân thân tâm thường được an lạc, sở nguyện viên thành.

Đoàn Quán GĐPT Vĩnh Nghiêm
Ngày 10 tháng 10 năm 2002
NGUYÊN CHIẾN – Tô Văn Đấu

nh ảnh sinh hoạt GĐPT Vĩnh Nghiêm


Chụp ảnh lưu niệm trước sân chùa


Sinh hoạt trong Giảng đường


Trong Giảng đường


Một nhóm sinh hoạt trong sân chùa


Sinh hoạt tại chùa


Đi cắm trại


Vui chơi


Tham gia cứu trợ ở Gio Linh - Quảng Trị (GĐPT Vĩnh Nghiêm - Giác Ngạn)


Tŕnh diễn Văn Nghệ


Giây Thân Ái