Đại dịch cúm H1N1 là giả mạo
Vào thời kỳ cao điểm, WHO tuyên bố cúm H1N1 trở thành đại dịch. Tuyên bố này đă thực sự khiến thế giới hoang mang.
Hội đồng châu Âu đă mở cuộc điều tra về tuyên bố mới đây của một chuyên gia y tế đầu ngành, rằng "đại dịch cúm H1N1" là hoạt cảnh được các công ty dược dựng nên, và kiếm hàng tỷ đôla trên sự sợ hăi của thế giới.
Wolfgang Wodarg, Chủ tịch ủy ban y tế của Hội đồng châu Âu (EU), đă cáo buộc các nhà sản xuất thuốc cúm và văcxin tác động đến WHO để tuyên bố đây là đại dịch cúm.
Nhờ đó các hăng dược thu được những "khoản lợi nhuận khổng lồ" trong khi các quốc gia đă phải "lăng phí" nguồn ngân sách y tế của họ để hàng triệu người được tiêm pḥng nhằm chống lại một căn bệnh tương đối nhẹ.
Hội đồng châu Âu đă thông qua đề nghị của tiến sĩ Wodarg nhằm mở một cuộc điều tra về vai tṛ của các công ty dược ở đây. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận khẩn cấp vào cuối tháng này.
Lời tuyên bố của tiến sĩ Wodarg được đưa ra vào thời điểm Chính phủ Anh đang gồng ḿnh chống đỡ gánh nặng lên tới một tỷ đôla tiền mua văcxin pḥng cúm, được đặt mua trước tâm lư hoảng sợ của người dân.
Bộ y tế nước này đă đưa ra khuyến cáo sẽ có 65.000 người chết, thiết lập đường dây và trang web tư vấn, bỏ qua những quy tắc thông thường để thuốc kháng virus có thể được phát cho người dân mà không cần kê đơn.
Nhưng thực sự th́ chưa đến 5.000 người ở Anh bị cúm vào tuần trước và tổng thể chỉ có 251 người chết.
Tiến sĩ Wodarg đă đặt tên cho vụ việc H1N1 là "một trong những vụ scandal y tế lớn nhất của thế kỷ".
"Chúng ta đă mắc một loại cúm nhẹ - một đại dịch không có thật".
Cũng theo ông, cội nguồn của sự sợ hăi này đă được reo rắc từ cách đây 5 năm, khi mà nhiều người lo sợ rằng một loại virus cúm nguy hiểm hơn từ chim sẽ biến đổi thành một dạng cúm ở người.
"Bầu không khí sợ hăi" đă khiến các nước đổ xô dự trữ thuốc kháng virus Tamiflu và đặt trước những đơn hàng cho hàng triệu liều văcxin.
Tiến sĩ Wodarg cho biết: "Các chính phủ đă kư hợp đồng với các nhà sản xuất văcxin để đảm bảo rằng những đơn hàng của họ sẽ được làm trước, đồng thời nhận về ḿnh gần như hoàn toàn trách nhiệm. Bằng cách này, các nhà sản xuất văcxin chắc chắn thu được món lợi khổng lồ mà không gặp bất kỳ rủi ro nào về tài chính. V́ thế, họ chỉ cần đợi, cho đến khi WHO tuyên bố 'đại dịch' và khởi động những hợp đồng của ḿnh".
Cũng theo ông th́ các hăng dược lớn đă "cài" người của họ vào trong WHO và những tổ chức có ảnh hưởng khác. Ảnh hưởng của những người này đă khiến WHO nới lỏng hơn các định nghĩa về đại dịch, dẫn đến lời tuyên bố đại dịch bùng nổ trên thế giới vào tháng 6 vừa qua.
Tiến sĩ cũng cho biết: "Để thúc đẩy sáng chế của họ về văcxin và thuốc kháng virus , các công ty dược đă gây ảnh hưởng đến các nhà khoa học và các cơ quan chính phủ, vốn chịu trách nhiệm công bố các tiêu chuẩn y tế và cảnh báo các chính phủ trên thế giới".
"Họ đă khiến các chính phủ hao tổn nguồn nhân lực ít ỏi của y tế cho những chiến lược tiêm chủng không hiệu quả và đẩy hàng triệu người khỏe mạnh phải đối mặt một cách không cần thiết với những nguy cơ gặp phản ứng phụ không rơ ràng của các văcxin thử nghiệm".
Tuy ông không chỉ rơ hăng dược phẩm nào có liên quan đến vấn đề này, song Daily Mail cho biết hăng dược GlaxoSmithKline (chuyên sản xuất thuốc chống virus và văcxin) được dự báo là một trong những người hưởng lợi nhất từ đại dịch này.
Tài Lê