Kỷ niệm vẫn c̣n đó

 

 

Để tặng các Trưởng Đức Châu Vũ Ngọc Khuê, Diệu Hiền Nguyễn Thị Thảo,

Quảng Pháp Trần Minh Triết, Phúc Thiện Trần Đ́nh Hùng.


Và các bạn Đặng Quang Sước, Nguyễn Kim Liên, Nguyễn Đ́nh Nam, Bùi Thế San


Nguyễn Thị Tâm, Phan Thái Hà, Lê Viết Đa


Phạm Minh Tâm, Đào Hiếu Thảo, Đặng Đ́nh Khiết


PT


Tôi chưa già nhưng cũng không c̣n đủ trẻ để bay nhảy như xưa, có những giờ phút ngồi yên lặng, chuyện xa xưa gợi lại nhiều kỷ niệm, tôi muốn ghi nó ra, bạn trẻ nào thích th́ đọc cho vui, dù người Pháp có câu ngạn ngữ “cái TÔI đáng ghét”, nếu không có cái TÔI ấy th́ mọi việc đều không, cho nên đừng chấp PHÁP, chấp NGĂ th́ mọi khổ đau không có mặt.

 

Tôi phải bắt đầu từ đâu ? Chắc là phải đi từ đầu. Vậy để tôi kể cho bạn nghe. Năm 1956, anh Nguyễn Quang Vui học ở Trường Quốc Gia Âm Nhạc, tôi học ở Trường Kỹ Thật Phan Đ́nh Phùng chi nhánh của Trường Kỹ Thuật Cao Thắng, cả hai Trường đều có chung một cơ sở ở số 2 Phạm Đăng Hưng Dakao, địa điểm nầy cách Đài Phát Thanh Sàig̣n chỉ chừng 50 thước !

 

Tâm Trí Nguyễn Quang Vui (1938-20–)

 

Chúng tôi cùng tá túc trong trường, nên quen biết nhau, khoảng gần cuối năm 1957, anh Vui đă giới thiệu tôi đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh ở tại chùa Kim Cương Phú Nhuận, lúc đó anh Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục làm Liên Đoàn Trưởng.


Vậy người thứ nhất tôi quen biết là Huynh Trưởng Tâm Trí Nguyễn Quang Vui, sau anh là Đoàn Trưởng của tôi, đến khi anh làm Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, anh đă cất nhắc tôi làm Huynh Trưởng, năm đó tôi mới 18 tuổi !


Anh Vui có tài thuyết phục người khác, có đầu óc lănh đạo và tổ chức nhưng anh có khuyết điểm là hay bỏ dỡ nữa chừng các chương tŕnh, nếu anh gặp trở ngại. Anh là một Huynh Trưởng đă tổ chức khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng đầu tiên cho Gia Đ́nh Phật Tử thuộc Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam, khóa Tuệ Tạng (năm 1960), cũng chính anh đă góp phần h́nh thành Ban Hướng Dẫn đầu tiên của GĐPT thuộc GHTGBVTMN (năm 1961).


Để phát triển mạnh các Gia Đ́nh và cũng để đào tạo những Huynh Trưởng vững chải, anh đă thành lập Trường Đào Tạo Huynh Trưởng A Dật Đa, anh đă tổ chức khảo hạch toàn bộ Huynh Trưởng thuộc GHTGBVTMN để xác định khả năng từng Huynh Trưởng. Có một việc mà anh thất bại là không thể thành lập được Huynh Trưởng Đoàn – Một tổ chức đoàn ngũ và kiện toàn Huynh Trưởng.


Là Liên Đoàn Trưởng, anh Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục đă tổ chức để kiện toàn Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh thuở đó, anh lập Đoàn Nam Phật Tử La Hầu La, tổ chức khóa huấn luyện Đội Chúng Trưởng Ca Diếp I, tôi đă được anh đào tạo trong khóa nầy, tôi đă học nơi anh từng động tác, khi Chủ lễ, khi tập họp chào cờ, khi đưa Gia Đ́nh đi cắm trại.

 

Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục (1927-2007)

 

Anh Thục sanh quán ở Huế, dáng người gầy, mang kiếng cận, anh à nhà giáo cho nên mỗi công việc làm của anh đều trở nên gương mẫu, mô phạm, đời Huynh Trưởng của tôi chịu ảnh hưởng nơi anh khá sâu đậm. Sau khi anh thôi làn Liên Đoàn Trưởng, tôi vẫn đến thăm anh từ căn nhà ở đường Trương Tấn Bửu đến căn nhà ở đường Trương Minh Giảng, phía trong Đại Học Vạn Hạnh, lúc nào anh cũng chạy chiếc xe Lambretta màu trắng.

 

Năm 1961, trong đám tang của Ḥa Thượng Khánh Anh, Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, tôi có hân hạnh chạy chiếc Lambro do hảng Vinaco cho mượn với 50 chiếc Lambretta, anh Thục đứng giữa thủ đại kỳ Phật Giáo, bên trái anh Thục là anh Nguyễn Hữu Huỳnh, bên phải anh Thục là anh Tống Hồ Cầm – Ba Huynh Trưởng đàn anh, đă xây dựng nên Gia Đ́nh Phật Tử Nam Việt – Tôi chạy nối tiếp theo hai hàng 50 Huynh Trưởng mặc đồng phục lái Lambretta, chạy dẫn đường xe tang từ chùa Ấn Quang vào An Dưỡng Địa Phú Lâm.

 

Ngày tôi đến chào từ giả anh để ra nước ngoài, anh kể cho tôi nghe chuyện bị công an thành phố Hồ Chí Minh, hạch hỏi anh về vụ tổ chức Hiệp kỵ ở ĐàLạt vào ngày Vía Đức Quán Thế Âm (19-6 Canh Ngọ), anh và tôi đă cùng dự lễ ấy. Kể xong anh yêu cầu tôi ra về, để tránh bị công an theo dơi cả hai anh em. Anh Thục quy y với Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết.

 

Tôi biết anh Tâm Bửu Tống Hồ Cầm lần đầu tiên, có lẽ đó là lần anh dự lễ chung thất của cố Hoà Thượng Thích Tuệ Tạng, Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, được tổ chức tại chùa Giác Minh vào buổi tối năm 1959, thuở đó anh làm tư chức ở một nhà in nơi đường Bà Lê Chân gần chợ Tân Định, nhà anh ở khu Bà Hạt ( ? ), tôi có đến thăm anh tại nhà ấy hai lần vào ban đêm, cả hai lần đều được anh tiếp chuyện trên gác, sau nầy nghe nói anh đă dời về khu Ngă tư Bảy Hiền.

 

Tâm Bửu Tống Hồ Cầm (1918-2022), lễ mừng Thượng thọ 100 tuổi.

 

Anh Cầm có con trai là Tống Hồ Thanh Kỳ, sinh hoạt ở Đội Sen Nâu, Đội Nam Phật Tử chủ lực của Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Đạo, Kỳ có lẽ băng tuổi tôi, cho nên trong t́nh đạo, t́nh Lam, anh Cầm vẫn đối đăi thân mật với tôi, trong đó dĩ nhiên có xen lẫn t́nh cảm tôi như là những người bạn của Kỳ. Nghe nói Kỳ ở San Jose.

 

Ngày tôi đi học tập cải tạo trở về, tôi có đến thăm anh và anh Cường ở Toà soạn báo Giác Ngộ số 35 đường Nguyễn Đ́nh Chiểu (cạnh Bộ Thông Tin cũ), anh Cầm nói cho tôi nghe về Phật Giáo và chủ nghĩa Mác Lê Nin, c̣n anh Cường bảo tôi viết bài đăng báo Giác Ngộ, tôi không hiểu anh Cường có đọc bài nào của tôi viết chưa ? Hay là anh chỉ nói để khuyến khích và t́m người ủng hộ tờ báo.

 

Nguyên Hùng Vơ Đ́nh Cường (1918-2008)

 

Ngày tôi chào tạm biệt anh Cầm cũng ở ṭa soạn báo Giác Ngộ, anh kéo hộc tủ, lấy ra tấm ảnh màu chụp cảnh tiệc tất niên do các anh em Gia Đ́nh Chánh Đạo tổ chức, tôi nh́n thấy có anh và có cả anh Từ, anh Tú, anh Đoàn Văn Lộc, chị Hoa (vợ anh Chiểu) và nhiều người khác, anh ghi cho tôi đôi ḍng kỷ niệm ở mặt sau tấm ảnh. Anh là một thi sĩ, thơ của anh đăng trên các tạp chí Phật Giáo với bút hiệu Tống Anh Nghị, tôi lấy làm tiếc không có bài thơ nào trong tủ sách để trích cho bạn thưởng thức.

 

Ngồi từ trái: Phan Tùng, Xuân Viên, anh Cầm, anh Tú, Đoàn Lộc, Hải, Lộc

 

Tôi nhớ vào Tết năm Mậu Tuất, Thầy Chánh Tiến c̣n làm Gia Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, Thầy chủ trương đặc san NHỊP CẦU, do Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh phát hành, đặc san nầy anh Thục có viết một bài nhận định về các Gia Đ́nh Phật Tử Nam Việt, Thầy Chính Tiến bảo tôi viết một bài phỏng vấn anh Vơ Đ́nh Cường, đă nghe tên tuổi của anh, nhưng tôi nào có biết anh, Thầy Chánh Tiến viết cho tôi lá thư giới thiệu và bảo tôi chiều tối Thứ Tư vào chùa Ấn Quang, anh có lớp dạy chư Tăng ở đó.

 

 

Tôi về nhà viết mấy câu hỏi vào một tờ giấy đôi kẻ vuông, mỗi câu hỏi tôi chừa trống cho câu trả lời, đến chiều tối Thứ Tư tôi vào chùa Ấn Quang, hỏi thăm vào lớp anh Cường vừa mới bắt đầu, tôi đưa thư và tờ giấy ghi nội dung phỏng vấn, anh nhận lấy và ghi cho tôi địa chỉ nhà anh, hẹn 2 hôm sau đến đó lấy bài phỏng vấn.

 

Đó là lần đầu tiên tôi gặp anh Cường, người anh cao, anh hơi hô, mắt anh dường như lé kim, giọng nói anh to và rơ ràng, anh mặc áo trắng tay dài, quần dài đen, ăn mặc rất tươm tất, nhưng không thắt cà vạt, cho đến sau nầy, tôi vẫn luôn thấy anh mặc áo tay dài, trừ khi mặc đồng phục.

 

Như đă hẹn, tôi đă đến nhà anh ở trong con hẻm đường Hồng Thập Tự, trước mặt Bộ Y Tế, để lấy bài phỏng vấn, bài ấy về sau Thầy Chính Tiến không đăng vào đặc san Nhịp Cầu. Nhà anh Cường sau anh dời về Lư Thái Tổ gầm hiệu kem Cẩm B́nh, anh ở trên, bên dưới là nhà in, ṭa soạn báo Hải Triều Âm đặt ở đây, sau anh dời về ở một con hẻm chênh chếch cửa bệnh Viện B́nh Dân, bên cạnh là nhà anh Lương Hoàng Chuẩn, nay anh đă dời nhà sang một hẻm khác cũng trên đường Phan Thanh Giản cũ, gần đường Nguyễn Thượng Hiền, cách hẻm nhà cũ chừng 200 thước.

 

Nói đến anh Nguyên Hùng Vơ Đ́nh Cường, người ta c̣n tôn xưng anh là anh Cả của Gia Đ́nh Phật Tử, anh là một nhà văn thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, tác phẩm nổi tiếng nhất của anh là Ánh Đạo Vàng, ngoài ra c̣n có những đoản văn trong tập Thử Ḥa Điệu Sống, anh cũng có viết kịch như Suối Từ, Mùa Gặt Ác, tiểu thuyết đầu tay của anh là Những Cập Kính Màu, sau nầy anh có dịch truyện Cô Gái Bất Khuất của Somerset Maugham, cả hai tiểu thuyết nầy anh tặng tôi đều có ghi : ‘‘Mến tặng Huỳnh Ái Tông, Tác giả‘’.

 

 

Khi Gia Đ́nh Phật Tử vừa mới thống nhất tổ chức, bác Nguyễn Đức Lợi Đại Diện GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm, chỉ định tôi giữ chức Thư Kư Ban Đại Diện. Thư Kư và Thủ Quỹ không nằm trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương, nhưng những phiên họp tam cá nguyệt của Ban Hướng Dẫn Trung Ương có Đại Diện Miền đi họp, Bác Lợi không đi, cử tôi Đại diện cho Bác, nhờ đó tôi đi họp với BHD Trung Ương nên biết thêm vài anh chị khác.

 

Ngày tôi chào tạm biệt anh Cường, sáng sớm hôm đó anh tiếp tôi mỗi người một chén trà, đứng ngoài sân chuyện tṛ, anh có nhắn : – Tông ra đến nơi, có gặp anh chị em cho anh nhắn lời hỏi thăm và chúc sức khỏe . Không hiểu sao, anh lại hỏi tôi trước khi chia tay : – Bây giờ Cung Thị Lan Phương ở đâu ? Tôi trả lời, chị ấy ở đường Nguyễn Thiện Thuật.

 

Năm 1959, tôi làm Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, Thầy Chính Tiến bật đèn xanh cho tôi xúc tiến việc liên hệ với Gia Đ́nh Phật Tử Minh Tâm, Thầy bảo tôi liên lạc với anh Trần Trung Du, Đoàn Trưởng Tráng Đoàn Bạch Đằng ở Sàig̣n, anh Du người gầy, cao, nước da trắng, nhà anh là hiệu sách Hiền Lương trên đường Phan Thanh Giản, gần vườn Bà Lớn, anh từng giúp phần chuyên môn cho Gia Đ́nh Phật Tử ở Hà Nội.

 

Sau nầy khi Bác sĩ Phan Huy Quát sắp sửa làm Thủ Tướng, anh Du có đưa cho tôi tấm danh thiếp của ông Phan Huy Quát và bảo ông ta muốn gặp tôi, tôi được ông tiếp trong văn pḥng Tổng Trưởng Y Tế ở đường Hồng Thập Tự, h́nh như Bác sĩ Quát thay đổi chủ trương vào giờ chót, nên cuộc hội kiến ấy không có trao đổi chút ǵ về chánh trị.

Sau khi rời Giác Minh, sang Minh Tâm, nhằm lúc Đoàn Huynh Trưởng A Dục Thành lập, nên các Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Minh Tâm, trong đó có cả tôi gia nhập Đoàn nầy, nhờ vậy tôi mới biết anh Phan Cảnh Tuân và anh Nguyễn Hữu Huỳnh.

 

Nhật Minh Nguyễn Hữu Huỳnh (19– – 2004) và Hồng Liên Phan Cảnh Tuân (1926-2011)

 

Anh Phan Cảnh Tuân lúc đó h́nh như Sĩ quan cấp Thiếu Tá, vóc dáng anh cao lớn đúng là tướng tá nhà binh, da mặt anh bị bệnh nên chỗ trắng chỗ nám, anh làm Đoàn Trưởng một thời gian rồi theo đơn vị Sư Đoàn 7 ở hẳn Mỹ Tho, Thầy Cố Vấn Giáo Lư Thích Thiện Châu đi Ấn Độ du học, Đoàn A Dục dần dần ngưng sinh hoạt.

 

C̣n anh Đoàn Phó Nhật Minh Nguyễn Hữu Huỳnh người không cao, cử động của anh chắc nịch, anh vốn là Huynh Trưởng Hướng Đạo, nhà ở đường Lê Lai. Do lần Đoàn Huynh Trưởng A Dục đi tham quan Đà Lạt vào dịp Noel 1960, anh Huỳnh có cho con trai đi theo, con anh là Nguyễn Hữu Đức lúc đó chừng 6 tuổi, anh Huỳnh bận điều khiển Đoàn nên Đức theo tôi, từ đó em rất mến tôi, thỉnh thoảng tôi hay đến nhà anh Huỳnh chơi với em.

 

Các anh Hổ, Biên và tôi với em Nguyễn Hữu Hồng Đức, ảnh chụp trước chợ ĐàLạt năm 1960

 

V́ lẽ đó nên anh chị Huỳnh có nhiều cảm t́nh với tôi, năm 1964 tôi định đi du học, giờ chót người anh ở Pháp trả lời không có tiền, anh Huỳnh mấy lần bảo với tôi :  – Em cứ đi du học ! Tiền bạc đừng lo, có anh chị giúp cho. Biết anh Huỳnh rất thật t́nh đối với tôi, nhưng tôi nghĩ mang ơn người th́ dễ nhưng trả ơn mới là điều khó, tôi cám ơn và từ chối sự giúp đỡ của anh.

 

Năm 1963, anh Huỳnh tích cực tham gia các hoạt động của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, anh sát cánh với Thầy Giác Đức, anh được cử châm ngọn lửa hỏa thiêu nhục thân Bồ Tát Thích Quảng Đức, thời gian đó, anh bị bắt vào Tổng Nha Cảnh Sát mấy lần, cho nên cách mạng thành công, anh tích cực vận động quyên góp tiểu thương ở chợ Cầu Ông Lănh trái cây, bánh ḿ chở đi ủy lạo binh sĩ. Anh quy y với Minh Trực Thiền Sư, viện chủ tổ đ́nh Phật Bửu (cạnh Tam Tông Miếu) ở đường Cao Thắng.

 

Năm 1961, tham dự Đại Hội Huynh Trưởng kỳ IV tại chùa Xá Lợi, tôi có dịp quen biết anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ. Anh Từ nhỏ con, thoạt trông anh có vẻ nghiêm khắc nhưng nói chuyện với chúng tôi, anh hay đùa hơn là nghiêm túc, nhờ chuyến đi của Phái Đoàn Huynh Trưởng Thủ Đô ra thăm Huế đầu năm 1964, anh Từ với Tuệ Linh, chị Hồng Loan và chúng tôi càng thân hơn, nên năm 1965, Ban Hướng Dẫn Trung Ương lên Đà Lạt họp, Tuệ Linh đang ở đó, đă đưa anh Từ và tôi đi ăn uống nơi nhà hàng Thượng Hải, thưởng trăng ở nhà thủy tạ trên hồ Xuân Hương, kỷ niệm một đêm trăng sáng, sương mù, cảnh vật mờ ảo, đêm ấy thật khó quên.

 

Ảnh chụp trước thềm chùa Linh Sơn năm 1990, anh Từ mang kính đen. Như Tâm Nguyễn Khắc Từ (1928-1993)

 

Năm 1991, ngày tôi sắp sửa lên đường, tôi đến chào tạm biệt anh, tôi thấy anh đă yếu đi nhiều, anh nhắn tôi 2 việc :

 

– Tông qua bên ấy nói với Thu Nhi và Hoài Chân, Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam phong cho hai chị ấy cấp Tấn, thâm niên kể từ ngày các chị tham gia vào Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, nói thêm rằng trong hoàn cảnh nầy, không thể làm một quyết định như b́nh thường. Chuyện thứ hai là tiền vẫn c̣n đủ để trùng tu đài Lục Ḥa ở Trại Trường Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam, Thu Nhi không cần gửi thêm tiền về nữa.

 

Qua đến Mỹ nghe anh bệnh, Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm có gửi cho anh một chút quà, tôi nghĩ nó đă sưởi ấm tấm ḷng của anh. Nghe tin anh mất, Ái Hữu Vĩnh Nghiêm có nhờ Vĩnh Nghiêm bên nhà đi phúng điếu anh. Chị Hồng Loan xúc động, có làm một bài thơ KHÓC ANH, anh có để lại cho Gia Đ́nh Phật Tử tác phẩm Gia Trưởng.

 

Những năm ở Sàig̣n vào khoảng 1961 hay 1962, anh Tâm Khuyến Ngô Văn Măo có sinh hoạt với Đoàn A Dật Đa, anh giảng dạy, tham gia trại, tham gia tiệc trà . . . Anh Măo người cao ráo, nước da đen, anh sinh hoạt rất trẻ trung, không quá nghiêm nghị, nên khóa sinh A Dật Đa rất có cảm t́nh với anh.

 


Tâm Khuyến Ngô Văn Măo (1923-1993)

 

Một lần tham gia tiệc trà của Đoàn A Dật Đa, tổ chức tại chùa Giác Minh, để giúp vui, anh Măo cầm cái ly thủy tinh trong ḷng bàn tay, anh nói : Anh chị em nh́n xem, tôi bóp cái ly, miệng méo nè. Tay anh bóp mạnh cái ly, nhưng ai cũng thấy anh chẳng làm ǵ cho miệng ly méo cả. Anh hỏi : Anh chị em thấy thế nào, ai cũng trả lời miệng ly chẳng có méo, anh giải thích : Tôi bảo miệng méo, không ai chịu nh́n cái miệng tôi nó méo nè !. Lúc ấy mọi người nh́n cái miệng anh méo, mới vở lẽ ra nên cùng phát lên cười.

 

Sau năm 1963, tôi không gặp lại anh Măo, tôi cũng không biết anh ở đâu, qua đến Mỹ được tin anh mất ở Nha Trang, kể ra tôi cũng vô t́nh với anh.

 

Chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc, tôi biết chị qua Đại hội Huynh Trưởng năm 1961 tại Xá Lợi, sau Đại Hội Huynh Trưởng ở Trường Gia Long năm 1964, chị ở thêm mấy tuần tại Sàig̣n, để tổ chức Khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng A Dục đầu tiên dành riêng cho ngành Nữ, khóa nầy tổ chức tại chùa Giác Hải của Ni cô Tịnh Nguyện.

 

Từ trái: Chị X, chị Y, chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), chị Đỗ Thị Kim Oanh, chị Phạm Thị Hoài Chân. Trại huấn luyện A DỤC tại Sàig̣n, 1964

 

Tôi nhớ vào dịp Hè năm 1965, có người cho tôi hay chị Cúc từ Huế vào Sàig̣n, theo lời người ấy chỉ dẫn, tôi đến căn nhà trước mặt Bộ Y Tế để thăm chị, tôi đến nơi chị lại chuẩn bị đi thăm người quen, tôi thăm hỏi chị rồi nhân tiện đưa chị đến nhà quen ở cư xá Nông Nghiệp, cư xá nầy nằm trên đường Trương Minh Giảng gần tới đường Bùi Thị Xuân.

 

Chị Cúc nhỏ người, tóc chị luôn luôn thắt bính rồi vấn lên đầu, mặc áo dài trắng, tôi thấy chị luôn luôn vui vẻ nhưng nghiêm nghị, bởi v́ chị là một nhà giáo, nói đúng hơn chị là Tổng Giám Thị Trường Đồng Khánh Huế. Tuổi thanh xuân chắc chị đẹp nên Hàn Mạc Tử được nguồn xúc cảm, đă sáng tác bài Đây Thôn Vĩ Dạ:

 

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nh́n nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

                    

                      **

Gió theo lối gió, mây đường mây
Gịng nước buồn thiu, hoa bắp lay,
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó ?
Có chở trăng về kịp tối nay ?

 

                    **

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo anh trắng quá nh́n không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết t́nh ai có đậm đà.

 

Chị mất năm 1989 tuần thất thứ ba làm tại chùa Giác Hải, để ghi nhớ nơi đó chị đă tổ chức Trại A Dục có Ni cô Tịnh Nguyện Trụ Tŕ chùa tham dự, tuần thứ tư tại chùa Hải Quang ở Trung Việt Nghĩa Trang (khu ông Tạ), tuần thứ năm tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm, nơi chị từng dự Hiệp kỵ GĐPT Vĩnh Nghiêm, năm 1984.

 

C̣n chị Tâm Huệ Đoàn Thị Kim Cúc, năm 1960 tôi làm Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, trước đó khi anh Vui làm Liên Đoàn Trưởng, có nhờ anh Liên Phú và chị Cung Thị Lan Phương, Huynh Trưởng Gia Đ́nh Chánh Đạo sang làm Đoàn Trưởng Thiếu Niên và Thiếu Nữ. Sau đó anh Phú nghỉ, anh Vui mới đề cử tôi thay thế. Anh Liên Phú trước năm 1963 đă đi hỏi vợ, sau năm 1963 anh hồi hôn rồi đi tu, nay là Thượng Tọa Chơn Kim, trú tŕ chùa Tường Vân ở Đơn Dương, ĐàLạt.

 

Khi anh Vui nghỉ th́ chị Lan Phương cũng nghỉ, tôi phải phụ trách Đoàn Thiếu Nữ, do t́nh trạng thiếu Huynh Trưởng như vậy, nên Thầy Chính Tiến mới mời chị Đoàn Thị Kim Cúc làm Đoàn Trưởng Đoàn Thiếu Nữ, ở Huế thuở c̣n trẻ chị có sinh hoạt Hướng Đạo, c̣n GĐPT vẫn là mới lạ đối với chị cho nên tôi phải làm bí thư cho chị, ngay cả sau nầy khi chị là Ủy viên Nữ Phật Tử của Ban Hướng Dẫn Trung Ương (Nhiệm kỳ 1964-1987).

 

Chị Tâm Huệ Đoàn Thị Kim Cúc (1924-1998)

 

Chồng chị, anh Hồ Văn Tập Phó tỉnh trưởng hành chánh tỉnh Long An, anh mất năm 1958, để lại cho chị 5 con thơ dại, một tay chị nuôi dạy các em nên người, có ở trong gia đ́nh chị mới thấy chị đảm đang và khéo dạy con, các em lễ phép, ngoan ngoăn, từ khi c̣n nhỏ những công việc nhà chị phân công, các em làm rất chu đáo, nên nhà chị luôn luôn sạch sẻ và ngăn nắp, đúng như ngạn ngữ : Nhà sạch th́ mát, bát sạch th́ ngon.

 

Trong tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử, chị là Huynh Trưởng có năng lực, chị đảm nhiệm những chức vụ Đoàn Trưởng, Gia Trưởng, Phó Trưởng Ban, Thủ quỹ, Ủy viên từ đơn vị Gia Đ́nh cho đến Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

 

Chị xem tôi như một đứa em ruột, ngày chị mất tôi thực sự thấy ḿnh cô đơn, những ngày tôi đă sống trong gia đ́nh chị, từ Trương Tấn Bửu sang Bạch Đằng rồi trở về sau Tổng Vụ Thanh Niên, có những bửa ăn đạm bạc nhưng rất ngon miệng, nhất là đầm ấm không khí gia đ́nh, tôi thích nhất là món bún ḅ Huế do chị hay các em Trâm, Phượng nấu.

 

Cho đến năm 1964, tôi mới biết anh Thông Phương Đặng Văn Khuê, anh là một trong những người thành lập Gia Đ́nh Phật Tử ở đất Bắc. Đến năm 1964, anh tham gia Ban Hướng Dẫn Vĩnh Nghiêm, anh người tầm thước trung b́nh, nước da ngâm đen, hút thuốc Bastos hơi nhiều, dạo đó anh hay chạy chiếc Mobylette vàng.

 

Thông Phương Đặng Văn Khuê (19– – 1996)

 

Trông anh có vẽ nghiêm nghị nhưng anh tôi thấy anh thường cười, anh làm việc nghiêm túc, đi họp thường xuyên trong những buổi họp định kỳ hay có thư mời. Gần anh Khuê mới thấy tánh t́nh anh rất dễ mến. Những anh chị khác cùng thời với anh Khuê như anh Lê Vinh, Trần Thanh Hiệp và chị Tuệ mai, tôi chỉ nghe tên nhưng chưa hề được biết, có thể những ngày tháng sinh hoạt ở Gia Đ́nh Minh Tâm, tôi có gặp các anh chị nhưng không ai giới thiệu nên không biết.

 

Trong tài liệu về Gia Đ́nh Phật Tử miền Bắc, anh Khuê có nhắc tới những người ở Huế ra Hà Nội học, đă tiếp tay xây dựng Gia Đ́nh Phật Tử miền Bắc như anh Lữ Hồ, Phạm Mạnh Cương, Minh Tuyền. Họ đều là những nhà giáo.

 

 

Minh Tuyền tôi có biết, là Giáo sư Việt Văn đă dạy tôi từ lớp Đệ Tứ đến Đệ Nhị ở Trường Cao Thắng, sau nầy ông ta đổi về dạy ở Trường Vơ Bị ĐàLạt. Tên ông ta, tất cả học sinh Cao Thắng đều ghi trong Học Bạ là Lê Nguyễn Bá Tước, anh Hựu lại cho biết tên ông ta là Lê Nguyên Bá Tước. Ông ta và người anh Minh Thành, đều là nhiếp ảnh gia tên tuổi, cùng thời với Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, Bàng Bá Lân . . . , tôi có học một lớp nghệ thuật nhiếp ảnh tại trường Cao Thắng do Minh Tuyền phụ trách, các nhiếp ảnh gia tên tuổi kia đă giảng dạy.

 

Anh Phạm Mạnh Cương, tôi nghe tên, biết tiếng anh dạy Triết ở Trung Học Petrus Kư, anh có chương tŕnh Văn nghệ trên Truyền H́nh Việt Nam trước 1975, tôi có gặp anh một lần tại chùa Phước Ḥa năm 1960, hôm đó là Phật Đản hay Vu Lan, anh đến chùa dùng cơm chay với một số vị khác, pḥng ăn ở dăi Đông lang, nằm kế Văn pḥng Ban Hướng Dẫn và Đoàn Quán Gia Đ́nh Phật Tử Minh Tâm.

 

Riêng anh Lữ Hồ tên thật là Nguyễn Minh Hiền, tôi có nhiều kỷ niệm hơn, anh c̣n có năng khiếu về hội họa, huy hiệu của những Đại Hội Huynh Trưởng 1961, 1964 đều do anh vẽ, anh tŕnh bày b́a sách và anh cũng có vẽ tranh. Tôi không nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh ở đâu, nhưng sau nầy thường gặp nhất là các phiên họp của Ban Hướng Dẫn Trung Ương từ năm 1964-1966.

 

Da mặt anh không tốt, anh luôn luôn hút ống điếu. Anh thường cười nói vui đùa hơn là nghiêm túc. Khoảng năm 1978, vào một buổi tối, anh mặc một bộ quần áo nâu ṣng, ngồi một ḿnh ở một chiếc bàn con, tại chợ 20 (Góc ngă tư Phan Thanh Giản, Cao Thắng), anh uống cà phê đá, tôi đi bộ ngang qua đó, anh gọi tôi lại bảo tôi ngồi uống cà phê với anh.

 

Anh cho tôi biết, cả gia đ́nh anh đă đi nước ngoài, anh c̣n kẹt ở lại, sống với đứa con nuôi, đời sống anh cũng b́nh thường, đại khái là như thế. Tôi nói cho anh biết, tôi có đi thăm anh Cường và anh Cầm ở báo Giác Ngộ, hai anh ấy bảo tôi viết bài đăng báo. Anh Lữ Hồ nói : – Anh Cầm đỏ c̣n hơn những người đỏ, các anh ấy bảo cậu viết bài nhưng nghe ta đừng có viết nghe, báo ấy nhuộm đỏ đó. Thật ra tôi có viết một bài, định sẽ đưa Giác Ngộ đăng, nhưng theo lời khuyên anh Lữ Hồ, tôi cất bài ấy lại.

 

Một lần nữa, tôi vừa mới chia tay với một người bạn tại quán cà phê đó, tôi c̣n ngồi nán lại uống cho xong ly nước trà. Anh Lữ Hồ chạy xe ngang qua, thấy tôi nên anh dừng xe lại, anh dựng chiếc Mini Lambretta màu xanh nước biển bên cạnh bàn nước, rồi anh gọi ly cà phê đá, ngồi nói chuyện với tôi về thời sự, về quan điểm chị Cường với thời cuộc.

 

Sau nầy thỉnh thoảng tôi vẫn gặp anh ở khu Bàn Cờ, một hôm sáng sớm tôi đưa nhà tôi đi chợ Bàn Cờ, tôi ngồi tại xe đợi, tôi bỗng gặp anh Lữ Hồ ăn mặc rất lịch sự, áo sơ mi cụt tay trắng, bỏ trong quần màu vàng nhạt, đi giày nâu bóng láng, bên cạnh anh là một cô gái tuổi chừng 20 mặc áo dài trắng, cả hai thong thả đi vào trong chợ. Nh́n thấy tôi, anh Lữ Hồ miệng ngậm điếu thuốc, cười rất tươi, anh không nói thêm tiếng nào khi đi ngang qua tôi, tôi đoán anh đang đi với cô con nuôi, anh đă có nói với tôi một lần trước đây.

 

Chừng một năm sau, trước khi ra nước ngoài tôi mới hay tin anh Lữ Hồ đă mất, cho tới nay tôi vẫn không biết anh mất v́ bệnh ǵ, bởi v́ khi tôi gặp anh lần chót, trông anh rất khoẻ mạnh và yêu đời.

 

Khi gặp lại anh Đỗ Đ́nh Kỳ ở Maryland, tôi có nhắc đến anh Lữ Hồ, anh Kỳ cho biết anh Lữ Hồ không có con nuôi nào cả. Nhắc đến anh Kỳ, tôi nhớ khoảng Đại Hội Huynh Trưởng năm 1961, Trúc Hải Phan Văn Bưởi nói cho tôi biết, tôi không thể nào ngờ anh Kỳ là Đoàn Trưởng khi Trúc Hải c̣n là Oanh Vũ.

 

Đỗ Đ́nh Kỳ (19– – 20–)

 

Đến năm 1964, anh Kỳ được bầu là Ủy viên Xă Hội và HĐTN của Ban Hướng Dẫn Trung Ương, lúc ấy anh là Trung Úy ở Biệt Khu Thủ Đô, anh đi họp đôi khi mặc quân phục, anh hút ống điếu, anh lại đẹp trai, trông tướng anh rất hào hoa phong nhă, sau nầy anh thành hôn với Minh Châu, em của chị Tuệ Tâm, nên anh trở thành rễ nhà Vĩnh Nghiêm cũng như Huỳnh Văn An vậy.

 

Năm 1993, tôi sang vùng Hoa Thịnh Đốn thăm chị Cúc và các anh chị Vĩnh Nghiêm, Khiết mời anh tới chơi, anh bỏ cả ngày để dự bửa cơm tại nhà Khiết, sau đó chờ khách ra về hết mới đưa chị Cúc và tôi đi chợ EDEN, rồi đưa về nhà anh ở Maryland để thăm chị Thanh Minh mới sang định cư và Minh Châu, nhưng Minh Châu lại đi vắng. Tôi rất cảm t́nh với anh về việc nầy.

 

Tôi nhớ rơ, lần đầu tiên tôi biết anh Tâm Huệ Cao Chánh Hựu trong Đại Hội Huynh Trưởng năm 1961 tại chùa Xá Lợi. Lúc đó anh dễ bị chú ư v́ anh thường hay bắt ghế, ngồi ở hành lang phía văn pḥng Hội Phật Học, anh ít nói lại trông rất hiền, v́ lẽ đó mà tôi biết anh. Năm 1964, anh làm Trưởng ban Tổ chức Đại Hội, tôi được đề cử làm Ủy viên, Tiểu ban trật tự và Tạp dịch.

 

Tâm Huệ Cao Chánh Hựu (1930-2009)

 

Về trật tự phải lo canh gát toàn trường Gia Long, nơi Đại Biểu họp, ăn, ở. H́nh như một đại biểu nào đó đi họp xách theo một cái Radios Transitor, thuở đó là hạng nhất rồi, anh ta bị mất cấp, đăy là một khuyết điểm của tôi.

 

C̣n về Tạp vụ, ngày nay ở chốn hải ngoại nầy c̣n có Phạm Minh Tâm, Đào Hiếu Thảo nhớ chớ chẳng thể nào quên, anh em các Gia Đ́nh họ Giác như Giác Minh, Giác Hoa, Giác Trí đă kề vai khiêng những cái bàn ăn bằng Granito nặng không thể tưởng, để bàn ra ngoài sân, lấy chỗ làm Hội Trường, đến khi Đại Hội bế mạc, anh em ră rời tan hàng sớm, tôi phải báo cho anh Hựu tự lo liệu, anh Hựu cũng dễ dăi cười với tôi, rồi phải xin tiền để lo dọn dẹp.

 

Hồi đó Oanh Vũ Cồ thân thiết với anh, tôi những tưởng anh ghé vai làm rễ Vĩnh Nghiêm rồi, hóa ra không phải vậy họ bạn vẫn là bạn.

 

Năm 1980 ( ? ), nghe tin anh đi học tập cải tạo về, tôi ghé căn nhà ở gần chợ Trương Minh Giảng hai lần để thăm anh, sau đó vài lần tổ chức Tết, Phật Đản hay Hiệp Kỵ GĐPT Miền Nam ( ngày Vía Đức Phật A Di Đà 17-11 Âm lịch ), anh có gửi thư báo cho tôi đi dự ở Già Lam, sau đó không thấy anh phụ trách việc nầy, anh Phan Cảnh Tuân lại đảm trách.

 

Ngày tôi sắp rời xa thành phố, nhờ anh Ngô mạnh Thu đưa tôi đi thăm anh Lê Cao Phan và anh Hựu, ghé nhà anh ở đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ), người nhà cho biết anh không muốn tiếp ai hết, nhưng bỗng nhiên anh lại ra tiếp chuyện với chúng tôi, anh ít nói, trong các buổi họp chỉ im lặng để ghi ghi, chép chép, nhưng khi đă nói th́ nói rất nhiều, hôm đó anh kể lại chuyện năm xưa anh đi học ở Mỹ, anh nói cho biết về nét đặc biệt chỗ tôi sẽ định cư. Sau nầy được tin anh sang Mỹ, tôi mới biết anh ít nói mà lại c̣n giữ kín nữa.

 

Tôi không nhớ đă gặp và biết anh Lê Cao Phan từ lúc nào, chắc là sau Đại Hội 1964 khi anh giữ chức vụ Ủy Viên Văn Nghệ. Anh Phan nước da ngâm đen, tóc luôn luôn hớt cao như lính, anh mang kiến cận màu. Lần đi Huế năm 1965, anh đă chỉ tôi nên tập quan sát, ghi nhớ và phán đoán người khác.

 

Quảng Hội Lê Cao Phan (1923-2014)

 

Anh là người có nhiều tài năng, tạc tượng, sáng tác nhạc, vẽ tranh, dịch sách. Bản nhạc Phật Giáo Việt Nam anh sáng tác năm 1951, trong dịp Đại Hội thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đă trở thành bài hát chánh thức của Phật Giáo Việt nam.

 

Anh dịch truyện Kiều ra Anh và Pháp Văn, quyển sách nầy do Unessco in, bác Tôn Thất Liệu khen anh dịch rất tài t́nh, sử dụng mỹ từ lưu loát. Ngày tôi đến thăm anh để từ giả lên đường ra nước ngoài, anh cho tôi biết, anh sẽ đi Canada, lấy bản nhạc Phật Giáo Việt nam do nhà xuất bản Huyền Trang in năm 1960, anh kư tên tặng tôi, ưu ái ghi thêm mấy ḍng chữ : Thân tặng Anh Huỳnh Ái Tông bản nhạc quá xưa cũ để lưu niệm trước ngày rời nước. Tác giả.

 

Một người nữa, tôi cũng chỉ quen biết từ năm 1964 trở đi, đó là anh Nguyên YLương Hoàng Chuẩn, anh Lữ Hồ thường hay gọi là Lương Hoàng Sám. Anh Chuẩn tướng vạm vở, đeo kính cận dầy, anh có để râu mép, h́nh ảnh dễ nhớ là khi anh cười, sau đôi kính cận trông mắt anh h́nh như nhắm lại.

 

Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn (1920-1976)

 

Năm 1976, trong trại học tập ở rừng Cà Tum tỉnh Tây Ninh, ai đó đi thăm nuôi đă mang theo tờ báo Tin Sáng của nhóm Ngô Công Đức, Hồ ngọc Nhuận, Lư Quư Chung, tôi đọc thấy Cáo Phó do ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đ́nh Phật Tử Việt nam và Gia Đ́nh báo tin anh Chuẩn đă mất, tôi nhớ tới anh những lần họp ở Ban Hướng Dẫn Trung Ương, lần đi ĐàLạt năm 1965, trên chuyến phi cơ quân sự DC3, anh đă ngồi hàng ghế ngay trước mặt tôi, lần ấy anh có đưa cô con gái cùng đi, hai cha con nói với nhau về việc học hành của cô ta ở Đại học. Đọc tin anh mất, tôi cảm thấy rừng càng vắng vẻ quạnh hiu.

 

Thỉnh thoảng tôi nghe nhắc tới anh Đoàn Lộc, nhưng anh ta trước kia là Huynh Trưởng Gia Đ́nh Chánh Đạo, không có chi đặc biệt lắm đối với tôi, nhưng anh Lê Lộc th́ có, anh Lê Lộc là Ủy viên Doanh Tế, v́ anh là Giám đốc nhà xuất bản Minh Đức ở Đà Nẳng, anh có nhiều kinh nhiệm về kinh doanh.

 

Khoảng cuối thập niên 80, gặp anh ở Già Lam, nhân nói chuyện sách báo, kinh kệ, tôi nói là tôi thích bộ Thiền Luận của Suzuki, có đọc qua một lần do người bạn cho mượn, thuở ấy sách rất hiếm mà hiếm nhất là kinh sách Phật giáo, nhưng anh Lộc nói ngay với tôi trước mặt vài người khác : Anh có bộ Thiền Luận, em muốn đọc th́ đến nhà anh ở đường Gia Long, anh cho em mượn về nhà đọc. Tôi là người chơi sách, quư sách, mê đọc sách, nghe anh nói vậy tôi cảm kích vô cùng, nhưng tôi không dám làm phiền anh,v́ tôi có bệnh nặng Chỉ đọc sách của ḿnh chớ không thích đọc sách của người khác, trừ khi bất khả kháng.

 

Năm 1962, làm Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Giác Trí một thời gian ngắn, h́nh như lúc đó bác Thuỵ Lâm c̣n làm Gia Trưởng, cho đến năm 1963, bác Nhuận Pháp Tôn Thất Liệu mới làm Gia trưởng, tôi nhớ h́nh ảnh bác mặc áo sơ mi trắng, quần kaki màu vàng tham gia các cuộc tuyệt thực, họp hành ở Xá Lợi trong pháp nạn 1963, v́ lư do đó, năm 1964 bầu Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm, chúng tôi ủng hộ bầu bác làm Trưởng Ban, bác có năng lực và tích cực hoạt động.

 

Nhuận Pháp Nguyễn Phúc Tôn Thất Liệu (—- – 2010)

 

Dù gặp khó khăn v́ thời cuộc, bác vẫn nêu gương một huynh trưởng năng nổ và tích cực, năm 1973 bác đă góp tay vào việc phục hoạt Ban Hướng Dẫn Vĩnh Nghiêm, sau năm 1975, bác cũng âm thầm sinh hoạt, đẩy dần dần bộ máy Vĩnh Nghiêm chạy đều với mọi miền.

 

Tôi không nhớ rơ, có lẽ năm 1989, bác đă mời tôi đến nhà bác dự một bửa cơm, khách ngồi tṛn một bàn, tôi c̣n nhớ bên trái tôi là chị Cúc, bên phải tôi là anh Nguyên Tín Nguyễn Châu, cả ba chúng tôi ăn chay nên ngồi gần nhau, kế đó là anh Nguyên Phương Hoàng Trọng Cang, kế đó nữa là anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ, kế đó nữa là anh Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục kế đó nữa là gia chủ, c̣n hai người nữa tôi đă quên nhưng không phải là anh Cường, anh Cầm hay anh Hựu, bửa ăn đó không khí vui vẻ, thoải mái.

 

Năm 1989, đi dự Hiệp kỵ ở ĐàLạt, lại bạn của bác Liệu, anh Vơ Văn Toàn đă mời phái đoàn Vĩnh Nghiêm 17 Huynh Trưởng cùng với anh Châu, anh Thạnh, anh Để và một vài vị khác nữa tôi không nhớ tên, đă dùng bửa cơm thân mật tại nhà anh, gia chủ tốn thêm một chai rượu mạnh, tôi lại phải làm khách ngủ nhà anh Toàn một đêm, sau nầy mới biết bác Liệu một lần có ơn trọng đă cứu giúp anh Toàn. Ra nước ngoài, tôi chỉ gửi thư cho anh Toàn một lá, quả là người vô t́nh đáng trách.

 

Những Trưởng Đại Diện Miền như anh Chí Pháp Nguyễn Thanh Quang, Minh Từ Mă Thành Cưng, Nguyên Ngộ Nguyễn Sĩ Thiều, Tâm Liên Trần Ngọc Giao, tôi chỉ biết mặt hơn là thân giao, riêng anh Mă thành Cưng sau nầy tôi có gặp nhiều lần ở chùa Long Thiền của Hoà Thượng Huệ Thành, Phó Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt nam, lúc đó anh là Thư Kư Giáo Hội Tỉnh Đồng Nai, anh vẫn điếc lác, vẫn mang máy như ngày xưa vậy.

 

Một buổi sáng khoảng năm 1980, tôi đi phố Lê Lợi gặp anh Văn Đ́nh Hy, lúc đó anh làm ở Sở Giáo dục thành phố, tôi chào và hỏi anh có được khoẻ mạnh không, đưa cùi chỏ tay phải, phía tôi đi bên cạnh, anh nói : – Anh bị thấp khớp nặng, em thấy khớp sưng lên không ? Đêm nhức không ngủ được, nó c̣n có biến chứng sang tim. Nghe anh nói, tôi nh́n kỷ thấy cùi chỏ anh bị sưng lên và đỏ bầm, vài năm sau, tôi nghe anh đă qua đời.

 

Tâm Huyền Văn Đ́nh Hy (1924-1989)

 

Anh Hy trước kia làm Giám Học Trường Quốc Học, từng làm Trưởng ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử Trung Phần, sau anh đổi về Bộ Giáo Dục, vợ anh chị Tống Tịnh Nhơn đổi về Trường Gia Long. Ở đất mới nầy anh Hy đă gặp cảnh trái ngang, tôi không rơ những ngày cuối đời anh Hy có được thanh thản không ? V́ tôi biết anh rất ít.

 

Cũng nên nhắc đến một người nữa là Thiện Quang Đỗ Văn Giu, xưa kia là Gia Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Đạo, pháp nạn 63, một bác người mập mạp có râu tài dưới càm bên phải, chạy xe Lambretta trắng làm Gia Trưởng Chánh Đạo, khi ấy bác Giu làm Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử Nam Việt. Năm 1964, bác làm Trưởng Phái Đoàn Huynh Trưởng Thủ Đô ra thăm Huế, trú ngụ tại chùa Linh Quang.

 

 Thiện Quang Đỗ Văn Giu (19– – 19–)

 

Một buổi sáng sớm, bác đánh thức mọi người :  – Dậy đi! Dậy đi! Anh em dậy đi ! Ăn khoai lang nè. Tôi ngồi bật dậy, nh́n thấy trên bàn uống nước, bác mở chiếc khăn tay ra, mấy củ khoai lang nấu bốc khói như vừa mới vớt từ trong nồi. Có anh em nào đó hỏi :  – Bộ bác đi ngủ đ̣ sao về sớm, lại có khoai lang nữa bác ?. Bác Giu trả lời tự nhiên :  – Ừ ! Đêm hôm đi ngủ đ̣, sáng dậy sớm, bà chủ gói cho mấy củ khoai, gửi về cho các chú đó !

 

Nhà bác Giu trong hẻm Vạn Quốc Tự, xế cổng Cư Xá Đô Thành, cũng gần hẻm nhà anh Chuẩn, cũng không xa nhà tôi chi mấy, đi bộ mất chừng 5 phút. Sau năm 1975, tôi có tới thăm bác một lần, bác vẫn khoẻ mạnh, vui mầng gặp lại tôi. Sau đó nghe bác đă mất, tôi bùi ngùi nhớ tới bác, nhớ tới h́nh ảnh mấy củ khoai lang trong chiếc khăn tay, bốc khói vào buổi sáng sớm, tiết trời lạnh lẻo ở đất thần kinh.

 

Một ngày cuối năm Mậu Dần (30-1-1999) – Hiệu đính 8-10-2019 & 25-6-2023