LĂNG NGHIÊM THIỂN DỊCH

 

QUYỂN NĂM

 

            Tôn giả A Nan thưa: Bạch Thế tôn! Thế tôn tuy đã nói yếu nghĩa quyết định thứ hai, dạy chúng con muốn cởi trói sáu căn, nhưng chúng con không biết trong sáu  căn, thế nào là trói, thế nào là mở. Con nhìn người thế gian cởi trói, trước hết cần phải biết thế nào là trói thì mới cởi. Thảng như không biết thế nào là trói, con cho rằng cái trói ấy bất luận như thế nào cũng đều không thể cởi được. Bạch Thế tôn! Hàng sơ học Thanh văn trong pháp hội này cũng giống như con, từ vô thỉ kiếp đến nay, với vô minh thô, tế cùng sinh, cùng diệt. Tuy chúng con còn có một chút căn lành, cũng chẳng qua chỉ có thể nghe được nhiều Phật pháp mà thôi. Lấy cái việc xuất gia như thế là ra khỏi hai cánh cửa lớn của ngôi nhà, chứ hoàn toàn chưa ra khỏi ngôi nhà phiền não. Vì thế, lúc sáng, lúc thì tối, lúc ngộ, lúc mê cũng như người sốt rét cách nhật. Ngưỡng mong Thế tôn, đấng đại từ, đại bi thương tưởng chúng con chìm đắm trong biển sống chết, chỉ bàythân tâm của chúng con hôm nay, rốt lại thế nào là trói, thế nào là cởi, đồng thời giúp cho hàng chúng sanh đau khổ sau này được thoát khỏi luân hồi, vượt ra khỏi ba cõi! Sau khi tôn giả A Nan bạch xong, toàn thể pháp hội đều theo tôn giả A Nan năm vóc gieo xuống đất bi thiết chờ đợi đức Thế tôn chỉ bày. 

            Khi ấy, đức Đại giác Thế tôn, thương tưởng A Nan cùng hàng sơ học Thanh văn trong pháp hội, đồng thời cũng vì hết thảy chúng sanh ở đời vị lai chỉ ra con đường tu chứng Nhất thừa, tạo thành thiên nhãn cho chúng sanh trong thời mạt pháp trong tương lai. Tức thời, đức Phật lấy bàn tay màu vàng tử ma giống như màu sắc Diêm phù đàn xoa vào đảnh đầu A Nan. Trong thời gian xoa đầu ấy, tức thì cảm động đến cả cõi nước Phật trong mười phương và phát ra sáu loại chấn động. Vô lượng vô số Như Lai, mỗi vị trú tại thế giới của chính mình, trên đẩnh đầu của mỗi vị Phật đều phóng ra trăm ngàn hào quang quý báu. Hào quang quý báu từ cõi nước của chư vị chiếu đến rừng Kỳ Đà, chiếu đến đảnh đầu của đức Phật. Đấy là cảnh giới không thể nghĩ bàn, giúp cho mọi người trong pháp hội, mỗi người đều hoan hỷ nhảy nhót, niềm vui mừng xưa nay chưa từng có. Khi ấy tôn giả A Nan cùng đại chúng, không ai không nghe vô lượng, vô số Như Lai, miệng thì khác nhưng lời nói thì giống nhau nói với A Nan: Lành thay! Lành thay! Này A Nan! Ông muốn biết kiến phần câu sinh với vô minh núp ở sáu căn, phan duyên với sáu trần, thuận dòng mà ra, khiến ông bị trói trong luân hồi, triển chuyển ở sống chết không? Cái nút trói ấy chính là sáu căn của ông, hoàn toàn không một cái gì khác! Ông có muốn biết Phật đạo vô thượng, khiến cho ông sớm thành bốn đức chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh không? Cũng chính là cởi trói sáu  căn của ông, trừ được chúng thì không còn đạo lý nào khác.

A Nan tuy nghe được thứ pháp âm vi diệu ấy, nhưng trong tâm của tôn giả vẫn mười phần chưa hiểu rõ, tôn giả liền hướng về đức Phật đảnh lễ hỏi: Bạch Thế tôn! Thế nào gọi là giúp cho con thoát khỏi sống chết, luân hồi đạt được bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh, đều do ở sáu căn, ngoài sáu căn hoàn toàn không có cái gì khác?

Đức Phật dạy: Này A Nan! Nhân vì sáu căn với sáu trần cùng một nguồn mà ra. Thế nào là cùng một nguồn mà ra? Nhân vì căn là kiến phần của thức thứ tám, còn trần là tướng phần của thức thứ tám; kiến phần và tướng phần cũng như hai chiếc sừng trên đầu của con trâu, lúc lồi ra chính là căn với trần, thu lại, thì chẳng qua là một thức thứ tám, thế chẳng phải là cùng nguồn hay sao? Đã cùng nguồn thì khi trói buộc thì hướng ra ngoài, khi giải thoát thì thu vào trong. Vì thế, trói với cởi không hai. Còn thức thứ sáu thì sao? Cá tính của nó, chẳng qua là những hình ảnh rơi rụng của tiền trần cũng như hoa đốm trong không trung, không dùng được gì. Này A Nan! Nhân vì có sáu trần, liền khởi lên kiến của sáu  căn; nhân vì có sáu  căn, nên hiển xuất tướng của sáu trần, tướng phần với kiến phần, truy cho cùng thì đều không có bản thân độc lập của chúng. Cũng giống như hai bó lau, nương nhau mà sống, một bó nhào thì bó kia cũng nhào xuống. Vì thế, ông hiện tại biết thì khởi lên cái biết, thấy thì khởi lên cái thấy, cái biết và cái thấy đó chỉ là minh càng thêm minh của cái biết sai lầm, cái thấy sai lầm, là gốc rể của vô minh. Thảng như ông biết mà không biết, thấy mà không thấy, cái biết của không biết ấy, cái thấy của không thấy ấy, một niệm không sinh, một trần không nhiễm, thì mới là không sinh, không diệt, chân thường, chân lạc, chân ngã, chân tịnh, không còn lậu vọng. Khi ấy đức Đại giác Thế tôn, muốn đưa cái nghĩa trọng yếu đó để cho mọi người dễ thấy, dễ nhớ, Thế tôn đọc bài kệ tụng, đại ý của bài kệ như sau :  

            “Nương chân của tự tính khởi thức là pháp hữu vi, pháp hữu vi là không, vì sao? Nhân vì nhiều duyên mà sinh cũng như hoa đốm. Hoa đốm do nhiều duyên mà sinh, vì thế nên không tự ngã thế là hết thảy pháp hữu vi cũng do nhiều duyên mà hiện hữu, do vậy cũng đều không tự ngã. Ngược lại, như hư không, không do nhiều duyên mà hiện hữu, vì thế, hư không không phải là pháp hữu vi. 

            Pháp vô vi cũng đồng dạng với không thực tại, vì sao? Do duyên cớ là không khởi, không diệt, cũng như hoa đốm vậy. Hoa đốm giữa không trung thì không khởi, không diệt, do đó không thực tại. Thế thì pháp vô vi cũng không khởi, không diệt hay sao? Do đó, pháp vô vi cũng không thực tại. Ngược lại, như chân như; chân như là “pháp nhĩ như thị”. Vì thế, chân như không phải không thực tại.”

            Bây giờ căn cứ vào nhân minh học, phân biệt lập ra ba chi tỷ lượng để ông xem:   

1.      Tông          : Pháp hữu vi là không. 

2        Nhân         : Vì duyên sinh. 

3        Đồng dụ    : Như ảo. 

      Dị dụ         : Như hư không.   

1.      Tông          : Pháp vô vi không thật. 

2.      Nhân         : Vì không khởi, diệt. 

3.      Đồng dụ    : Như hoa đốm giữa hư không. 

Dị dụ         : Như chân như.   

Vì sao lại nói đến vọng? Do vì không có vọng thì không thể hiển chân, do đó mà đem cái vọng thúc đẩy để khởi chân. Nhưng cái chân ấy cũng dựa vào bất trú, chân với vọng khác nhau hay đều là vọng? Chân với không chân, rốt lại đều là không. Thế thì cái gọi là kiến phần thuộc sáu  căn, tướng phần thuộc sáu  trần, còn tính để làm gì?  

            Kiến phần với tướng phần chẳng qua nương nhau mà làm kẻ gian, không thể độc lập, vì thế nên nói rằng chúng giống như hai bó lau nương nhau mà đứng, một bó nhào thì bó kia cũng nhào xuống. 

            Nếu biết được sáu căn bị trói như thế nào thì đồng thời cũng biết được cởi ra như thế nào, nhân vì trói với cởi đều ở nơi sáu  căn. Sáu căn bắt đầu trói là phàm phu sống chết, nút trói của sáu  căn được cởi ra là bậc Thánh xuất thế. Thánh với phàm vốn không có hai con đường khác nhau.

            Ông Thử quan sát hai bó lau. Hai bó lau là không? Hay là có?   Nếu nói là không th́ v́ sao lại có hai bó lau? Nếu nói là có th́ hai bó lau hoàn toàn không có thật thể của nó. Như nay, hai phần kiến, tướng cũng như vậy. Nếu nói là không, v́ sao lại có năng kiến thuộc sáu căn với sở kiến thuộc sáu trần? Nếu nói là có, nhưng sáu căn, sáu trần lại không có tự tính khả đắc. V́ thế, nói không, nói có đều không đúng.

             Nếu nói không, có đều không đúng, thế th́ chân với vọng cũng không tồn tại, chân với vọng đă không tồn tại th́ cái kiến phần thuộc sáu căn, cho đến tướng phần thuộc sáu trần, chẳng qua minh càng thêm minh của cái biết và cái thấy sai lầm mà thôi, chứ không phải thêm vào một cái ǵ cả. Nếu kiến phần của sáu căn là mê, tướng phần của sáu trần là mờ th́ chính là căn bản của vô minh, nếu làm cho trong sáng th́ rơ ràng chúng cũng giống như hai bó lau chỉ là giả tướng nương nhau mà tồn tại, thế là giải thoát vậy.

            Trên mặt lư luận, tuy là như thế, nhưng vẫn c̣n có thực tu, công phu của thực tu là ở cái chỗ cởi trói. Cởi trói cần phải có tuần tự, nhân v́ lúc mới trói, bắt đầu từ chân vọng ḥa hợp mà cấu thành thức uẩn thuộc mạng trược, rồi diễn biến thành hành uẩn thuộc chúng sanh trược, tưởng uẩn thuộc phiền năo trược, thọ uẩn thuộc kiến trược, rồi diễn biến thành sắc uẩn thuộc kiếp trược. Mới troói cũng như mặc áo, trước hết từ trong ra ngoài, do đó, khi cởi áo th́ phải cởi từ ngoài vào trong th́ mới có thể cởi dần, cởi dần. V́ thế, cởi trói trước hết cần phải cởi trói căn thân và khí thế giới thuộc hai sắc uẩn, tiếp theo là cởi trói thức thứ sáu thuộc tưởng uẩn, đến thức thứ bảy thuộc hành uẩn, sau đó mới cởi trói đến thức thứ tám thuộc thức uẩn.

            Nút trói của tinh thần giống như nút trói của vật chất, cũng như lấy chiếc khăn lụa liên tục cột thành sáu nút, nếu cả sáu nút đều cởi th́ chẳng những cái tên của sáu nút không c̣n tồn tại mà cái tên của chiếc khăn cũng không hiểu nỗi. Sáu cái nút ấy thuộc năm uẩn, trong sáu căn đều có năm uẩn. Đến như mỗi nút trói của sáu căn không cần phải cởi hết, mà chỉ cần cởi một nút trói là đủ rồi. Nhân đó, một căn ấy có quan hệ trọng yếu, trước hết trong sáu căn, chọn một căn tối viên dung rồi từ căn ấy mà hạ thủ ngược ḍng mà vào th́ có thể thành chánh giác.

A Lại Gia thức với A Đà Na thức, trong cái bất đồng cũng có chỗ tương đồng. A Lại Gia gọi là Vô Một thức, c̣n gọi là Hàm Tàng thức, có khả năng dung chứa căn, thân, khí thế giới và chủng tử, cũng gọi là Như Lai tạng, chỉ v́ bị huân nhiễm vô minh, Như lai tạng chuyển ra Tàng thức, cần tu đến hàng Bồ tát địa thứ bảy, hoặc là A La Hán phá trừ hết ngă chấp th́ mới có thể miễn khỏi cái tên A Lại Gia. Nhưng vẫn lưu lại cái tên là Dị Thục thức, cần tu đến thành Phật th́ mới có thể xă trừ cái tên Dị Thục thức, nhưng vần lưu lại cái tên là A Đà Na thức.

A Đà Na thức gọi là Nhất Thiết Chủng thức, cái thức ấy thông cả phàm thánh, chẳng qua trước khi thành Phật, toàn là các chủng tử ô nhiễm, thành Phật trở về sau là chủng tử thanh tịnh. Lại nữa, cái thức ấy nắm giữ suy nghĩ, nắm giữ hết thảy thiện pháp làm lợi lạc cho chúng sanh, v́ thế nên nói: A Dà Na thức vô cùng sâu xa, nhỏ nhiệm, hết thảy chủng tử như ḍng nước chảy xiết.

A Đà Na thức thể của nó sâu xa khó lường, nhỏ nhiệm khó biết, hàng nhị thừa không thể t́m ra nguồn gốc của nó; hàng đẳng giác không thể ḍm ngó bờ mé của nó, chủng tử mà nó dung chứa, chúng triển chuyển huân biến, chúng càng biến càng nhiều, cũng như ḍng sông lớn, hết làn sóng trước đến làn sóng sau, càng chuyển càng nhiều không ngưng dừng. Nếu nói đến chân của nó th́ trong chân có vọng, chỉ sợ người nghe mê vọng thành chân, nhận giặc làm cha. Nếu nói đến vọng của nó th́ trong vọng có chân, chỉ sợ người nghe mê chân thành vọng, ngựa kư t́m ngựa. Do vậy, đức Phật thường không muốn v́ người mà tuyên nói.

Tất cả chúng sanh v́ không liễu giải hai phần kiến, tướng, mê mê, hồ hồ lấy cái kiến phần cu/a tự thân đi truy cầu cái tướng phần của tự thâ, nương chân mà khởi vọng, không ảo hóa lại biến thành ảo hóa. Giá như không truy cầu tướng phần thuộc ảo vọng, thậm chí không truy cầu ngay cả chân th́ cái tướng phần của ảo vọng kia không có chỗ đứng.

Pháp môn căn tính ấy cũng như hoa sen tịnh diệu, hoa quả đồng thời. Cái gọi là nhân kiêm bị, quả là biển, quả thấu triệt nhân nguồn. Chân là pháp môn vi diệu không thể nghĩ bàn. Lại như chất kim cương tối kiên cố trong kim cương, có khả năng phá hoại tất cả vô minh phiền năo, giải cứu chân tâm ra khỏi, là tịch chiếu viên dung, là đại định của tự tánh thiên nhiên.

Đó là pháp môn ǵ? Là pháp môn quán tưởng. Thế nào gọi là pháp môn quán tưởng? Là tu tập ảo quán, trong không sinh có, khởi lên từ ảo trừ ảo biến hóa cái ảo xa rời hết thảy cảnh giới ảo hóa của pháp môn Tam Ma Bát Đề, cũng chính là pháp môn Thủ Lăng Nghiêm đại định. Nếu ông tu tập pháp môn ấy, chỉ trong thời gian khảy móng tay liền có thể vượt qua tứ quả A La Hán.

Đó là pháp môn không thể so sánh, là pháp tối cao, tối tôn, tối thắng, không có giáo pháp nào khác có thể sánh được. V́ thế, Như Lai trong mười phương đều y chiếu vào con đường tu hành ấy mà chứng đắc vô dư đại Niết bàn, đúng là pháp môn độc nhất.

Sau khi đức Phật nói xong bài kệ tụng. A Nan cùng đại chúng cho rằng bài tụng ấy gồm trùng tụng với phúng tụng kết hợp mà thành, văn cú th́ tinh đẹp, về lư th́ thanh tịnh, về nghĩa th́ sáng thấu. Đức Phật từ bi giáo giới khiến cho mọi người mở rộng tâm nhăn thấy rơ căn tính của Như Lai tạng là pháp môn liễu nghĩa, hoan hỷ chưa từng có.

Tôn giả A Nan liền chấp tay hướng về đức Phật đảnh lễ thưa: Với tâm đại bi vô hạn của Thế tôn, con vừa được nghe Thế Tôn đưa ra những luận bàn vi diệu, luận bàn đến vi diệu, thanh tịnh của căn tính cho đến ngôn ngữ chân thật về chân thường. Nhưng trong tâm con vẫn c̣n chưa hiểu rơ cái gọi là sáu nút trói nếu được giải trừ th́ tên của chiếc khăn cũng không tồn tại, cho đến việc tuần tự cởi trói. Ngưỡng mong Thế tôn đại từ đại bi thương tưởng chúng con là quần chúng trong pháp hội cùng tất cả chúng sanh đời sau, bố thí một giọt pháp âm cam lồ tẩy sạch những tạp khí hư vọng ở trong căn từ  nhiều kiếp đến nay, những cấu uế trầm trọng đă kết buộc.

Khi ất thế tôn ngồi trên pháp ṭa, Thế tôn chỉnh lại chiếc y trong làm lay động đại y của ngài, một tay đặt lên ghế bảy báu rồi đưa chiếc khăn lụa do Dạ Ma Thiên cúng dường trước đại chúng, Thế tôn cột nút thứ nhất rồi hỏi A Nan: Đây là cái gỉ

A Nan và đại chúng đều trả lời: Đó là cái nút buộc.

Đức Phật lại lấy chiếc khăn cột nút thứ hai rồi hỏi: Đây là cái ǵ?

A Nan và đại chúng đều trả lời: Đó là cái nút buộc!

Cứ như vậy, đức Phật liên tục cột sáu nút buộc, cột xong một nút, đức Phật đều hỏi tôn giả A Nan, A nan cùng đại chúng đều dựa vào thứ lớp mà trả lời: Đó cũng là nút buộc!

Đức Phật nói với A Nan: Ban đầu khi Như Lai cột nút, ông nói là nút buộc, chiếc khăn lụa này chỉ có một chiếc mà thôi, nhưng khi Như Lai cột nút thứ hai và thứ ba, v́ sao các ông trả lời là nút buộc?

Tôn giả A Nan thưa: Bạch Thế Tôn! Chiếc khăn lụa ấy, khi nó được dệt thành khăn, tuy vốn là một thể, nhưng theo cách nh́n của con, Thế Tôn cột một nút liền có tên một nút, nếu cột đến một trăm nút, há lại chẳng có tên một trăm nút hay saỏ Hà huống chiếc khăn lụa ấy, chẳng qua chỉ có sáu nút, tối đa cũng không quá bảy nút, v́ sao Thế Tôn chỉ chấp nhận nút thứ nhất mới là nút buộc, c̣n cái thứ hai, thứ ba không thừa nhận gọi chúng là nút buộc?

Đức Phật dạy: Này A Nan! Chiếc khăn lụa ấy ông đã biết nguyên vốn chỉ một chiếc mà thành lập. Bây giờ Như Lai  đem nút thứ sáu gọi nó là nút thứ nhất có được không?

Tôn giả A Nan đáp: Không được! Không thể được! Nhân vì nút thứ sáu  buộc xong là nút thứ sáu  chứ! Sao lại có thể gọi nó là nút thứ nhất? Dù cho A Nan con bất luận là tranh cãi như thế nào đi nữa cũng không chấp nhận sự thay đổi điên đảo của cái tên nút thứ sáu .

Đức Phật đồng ý nói: Đúng! Đúng! Sáu nút buộc xác thật là không giống nhau, nhưng nếu ông muốn truy cứu đến nguồn gốc của chúng đều đựoc tạo thành bởi một chiếc khăn. Bây giờ nếu đem cái tên nút mà đảo chuyển đương nhiên là không đúng. Nhưng ông cũng cần biết, sáu căn của ông cũng như vậy. Sáu căn vốn là tướng đồng, cũng như chiếc khăn, nhưng sáu căn biến thành sáu  tác dụng, há chẳng bằng cái tên của sáu  nút lại không tương đồng? Thế là trong cái giống nhau sinh ra cái khác nhau. Này A Nan! Nếu ông không vừa ý chiếc khăn có sáu  nút buộc mà chỉ hy vọng chúng thành một chiếc khăn, thử hỏi như thế nào có thể khôi phục thành một chiếc khăn?

Tôn giả A Nan đáp: Con không đồng ý cái lý do chiếc khăn có sáu  nút buộc, bởi vì sáu  nút buộc một khi đã thành lập, chúng lại xuất hiện rất nhiều cái phải, trái. Có thể có một số người cho rằng, cái nút buộc này không phải là cái nút buộc kia, cái nút kia lại không giống với cái khác; phải, trái càng nhiều hơn, há chẳng phiền sao? Thế tôn lấy sáu  nút buộc rồi cởi ra hết, nút buộc không còn nữa. Nút buộc còn không có thì làm gì có cái nút này, nút kia? Thậm chí ngay cả chữ một của chiếc khăn cũng không tồn tại, làm gì còn có sáu?

Đức Phật dạy: Đúng! Này A Nan! Nhân có sáu  thì mới có một, không có sáu thì cái chữ một cũng không có. Nhưng ông cần biết rằng sáu  nút buộc ở trong căn của ông cũng như vậy. Do các ông từ vô thỉ đến nay, trong cái tâm chân như thanh tịnh, một niệm vô minh vọng động khởi đó chính là cái nút buộc thứ nhất, từ đó phát sinh ra cái biết và cái thấy sai lầm, đó chính là cái nút buộc thứ hai, thứ ba. Vô minh vọng tâm càng phát càng tệ hại không ngưng nghỉ, đó chính là nút buộc thứ tư, thứ năm điên đảo vọng tưởng phát ra không thể nào thu lại khiến càng mỏi mệt nên liền có ba thứ tương tục, thế giới, chúng sanh, nghiệp quả mà chịu trần lao, phiền não chìm đắm ngày mỗi sâu không thể thoát khỏi thế là sáu  nút buộc đều buộc chặt. Nghĩa lý ấy cũng như dùng hai con mắt nhìn chăm chú vào một chỗ quá lâu đến nỗi quá mệt mỏi liền nhìn thấy giữa hư không có hoa đốm bay lung tung. Hai con mắt vốn trong sáng, tại sao lại biến thành như vậy? Này A Nan! Chẳng những đối với con mắt, ngay cả chân tâm của ông cũng như vậy. Chân tâm vốn trong sáng bất động, linh minh, một niệm vô minh vọng động khởi liền vọng xuất hết thảy núi, sông, đại địa của tất cả thế gian, sự trói buộc của sáu  căn, một khi đã buộc chặt thì không ngừng luân hồi, sống chết. Trong đó có một số người chán nản luân hồi sống chết, họ̣ tu tập đạo A La Hán mà đạt đến cái gọi là Niết bàn, nhưng cũng giống như hoa đốm do hiện tượng mệt mỏi điên đảo mà thôi.       

            Tôn giả A Nan hỏi: Thế thì cái tướng hoa của sự mệt mỏi, điên đảo cho đến nút buộc của chiếc khăn, như thế nào để mà giải trừ?

            Khi ấy đức Phật lấy chiếc khăn đã buộc, dùng tay kéo nút buộc phía trái hỏi: Như vậy có mở được không?

            A Nan đáp: Không được.

            Đức Phật lại lấy tay kéo nút buộc phía phải hỏi: Như vậy có thể cởi được không?

            A Nan đáp: Cũng không được.

            Đức Phật hỏi: Này A Nan! Như Lai vừa kéo nút buộc trái và phải nhưng đều cởi không ra, ông thử nghĩ ra biện pháp xem ông làm thế nào thì có thể cởi ra được?

            A Nan đáp: Nếu Như Lai đưa ngón tay từ trung tâm của nút buộc mà cởi thì cởi ra được ngay.

            Đức Phật khen: Đúng! Này A Nan! Nếu muốn cởi nút buộc thì phải bắt đầu từ trung tâm nút buộc mà cởi. Nút buộc của sáu  căn cũng như vậy. Như Lai nói là để cho ông lựa chọn một căn rồi từ căn đó mà cởi có thể thẳng tiến thành Phật. Như Lai nói như vậy cũng là pháp nhân duyên sinh, nhưng Như Lai lấy cái căn tính tròn đầy, trong sáng, bất sinh, bất diệt làm nhân, lấy tuần tự cởi nút buộc tu chứng làm duyên, là tướng nhân duyên nhỏ nhiệm, không phải là bốn đại hòa hợp thế gian, sinh ra vô số biến hóa của tướng nhân duyên.

            Đức Phật đưa ra pháp nhiễm của sáu cõi phàm thế gian và xuất thế gian, cho đén pháp tịnh của bốn bậc thánh, đều không rời khỏi nhân duyên. Pháp nhiễm của thế gian thì ở trong nghiệp thức hàm tàng các chủng tử hữu lậu làm nhân, lấy phương tiện tu hành đời này làm duyên. Vì thế, thế gian cho đến xuất thế gian, đức Phật đều thấy rõ cái nhân vốn có, mỗi nhân tùy theo duyên đã gặp mà ảo xuất nhiễm tịnh trong mười pháp giới, đều do nghiệp mà phát hiện. Đức Phật chẳng những biết rõ tổng tướng của mười pháp giới, thậm chí đến cả biệt tướng nhỏ nhiệm của giới hữu tình với giới vô tình Ngài đều liễu tri tất cả. Vì thế, ngoài hằng sa thế giới, các thế giới rất xa, một giọt nước từ không trung rơi xuống đức Phật đều biết rõ. Thực vật trước mắt vì sao cây tùng bá lại ngay thẳng? Dây dợ vì sao lại quanh co, uốn éo? Về phương diện động vật, vì sao loài hạc mới sanh ra thì lại màu trắng? Loài quạ vì sao mới sanh ra thì lại màu đen? Đức Phật biết rõ nguyên do của chúng. Trí tuệ của đức Phật, không có chỗ nào không biết. Thế thì, từ căn cởi nút buộc mà Như Lai nói, chính là pháp môn tu duy nhất để thành Phật, quyết đừng để sai ngộ! Vì thế, này A Nan! Tùy tâm chính tự thân ông, cẩn thận lựa chọn, trong sáu  căn chọn lấy một căn tối viên thông, dựa vào căn ấy mà cởi nút buộc, nút buộc của một căn nếu được cởi, thế là các tướng trần sáu  thô, ba nhỏ nhiệm, tự nhiên nhi nhiên được tiêu trừ. Lúc này vọng được đoạn hết, cấu uế đã được trừ, chỉ còn lại một chân tâm. Một chân thì tất cả đều chân, không còn vọng đối đãi, chẳng phải thuần tâm là gì? 

            Này A Nan! Như Lai lại hỏi ông, chiếc khăn ấy đã buộc thành sáu nút buộc, có thể cởi ra đồng thời không?

            A Nan đáp: Không thể được. Sáu nút buộc ấy bắt đầu theo thứ tự mà buộc nay phải cần theo thứ tự để mà cởi nút buộc. Sáu nút buộc tuy cùng ở nơi chiếc khăn, nhưng khi buộc thì có trước sau không giống nhau, vì thế không thể cởi ra một lần được.

            Đức Phật dạy : Đúng vậy! Này A Nan! Nút buộc của sáu  căn cũng không thể đồng thời giải trừ. Nút buộc của sáu  căn, nút buộc thứ nhất cần giải trừ các hiện hành của phân biệt ngã chấp và phân biệt pháp chấp. Các hiện hành của hai thứ chấp được giải trừ, rồi dần dần cởi nút buộc các chủng tử của phân biệt ngã chấp và phân biệt pháp chấp. Chủng tử của hai thứ chấp đã trừ sạch thì mới có công phu giải trừ các hiện hành của câu sinh nhân ngã chấp và câu sanh pháp ngã chấp. Hiện hành của hai thứ chấp đã được giải trừ, tiến thêm một bước nữa, các chủng tử của câu sanh nhân ngã chấp và câu sanh pháp ngã chấp đều được quét sạch. Đến lúc ấy, không trụ Niết bàn, chẳng lạc thế gian gọi là Câu Không bất sinh. Vị Bồ tát ấy, từ trong chánh định, liễu tri tất cả pháp, xác thật thì không có pháp khả đắc, không sinh, không diệt, không đến, không đi, chứng đạt vô minh pháp nhẫn.  

            Khi ấy, tôn giả A Nan cùng đại chúng được Thế tôn chỉ bày rõ ràng, diệu trí thông sáng, đối với việc từ căn cởi nút buộc không còn một chút nghi ngờ gì nữa, tất cả đều chấp tay đảnh lễ sát hai bàn chân của đức Phật bạch: Bạch Thế tôn! Chúng con hôm nay tâm nhãn mở sáng, thân tâm vô cùng nhẹ nhàng, tuyệt không ngăn ngại. Đối với đạo lý sáu với một đều mất, tuy đã hiểu đôi chút nhưng thế nào gọi là căn bản của viên thông? Chúng con vẫn chưa rõ ràng một cách triệt để. Chúng con từ nhiều kiếp đến nay, phiêu linh trong ba cõi, cô khổ không nơi nương tựa, hôm nay dù có mơ cũng không được, được tham dự cùng với Như Lai, cũng như đứa trẻ mồ côi mất sữa, bỗng dưng được gặp mẹ. Nếu được nương vào chút quan hệ huyết thống, y giáo tu hành, điều gọi là gió mây gặp hội, đạo nghiệp được viên thành. Nếu chỉ đạt đến khẩu quyết của Thế tôn mà không chịu từ căn mà cởi nút buộc thì dẫu cho nghe được khẩu quyết trọng yếu thì vẫn chạy theo cái tri kiến trước kia thế là nghe rồi với chưa nghe có phân biệt được gì? Ngưỡng mong Thế tôn, đại từ, đại bi bố thí cho chúng con Phật pháp bí mật trang nghiêm giúp cho chúng con dựa vào chánh pháp mà tu hành thì mới tròn đầy triệt để những lời mở bàycủa Như Lai. Sau khi A Nan bạch xong hướng về đức Phật, năm vóc gieo xuống đất rồi trở về chỗ ngồi của mình, trong tâm thầm cầu mong sao được đức Phật trao truyền pháp lớn, cái gọi là lấy tâm truyền tâm.

            Khi ấy, đức Phật đứng trước chư đại Bồ tát, chư đại A La Hán đã chứng đắc diệt hết lậu hoặc trong pháp hội nói: Các ông, mỗi vị đại Bồ tát, cho đến đại A La Hán, trong chánh pháp của Như Lai, hôm nay đã tu thành bậc tuyệt học vô vi, Như Lai muốn hỏi các ông, Nhân địa khi mới phát tâm. Các ông dựa vào nhân địa mà tu hành, đạt ngộ vào mười tám giới, lấy một pháp môn tối viên thông, từ pháp môn ấy mà phương tiện hạ thủ, vô cùng dễ dàng đắc nhập chánh định? 

            Khi ấy, năm vị xuất gia là A Nhã Đa, Mã Thắng, Tiểu Hiền, Câu Lợi và Ẩm Quang tức thì từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới hai chân đức Phật rồi bạch: Khi chúng con còn ở tại Lộc Uyển và Vườn Gà, nhìn thấy Như Lai vừa mới thành đạo, nghe âm thanh thuyết pháp ngộ được tập và nhân của phiền não khổ, khổ là quả khổ của phiền não, đạo là nhân của lạc xuất thế, diệt là quả lạc của Niết bàn . Lúc ấy, Thế tôn hỏi chúng con có hiểu không, chúng con thưa: Chúng con đều đã hiểu rõ, Thế tôn liền ấn chứng cho chúng con, gọi làA Nhã Đa cũng chính là kẻ đầu tiên được giải thoát. Từ âm thanh của Thế tôn, ngộ được thanh trần là pháp duyên sinh, tướng của nó tuy vọng, tính của nó thì chân, nguyên là diệu giác minh thể, thể của nó bí mật khó biết, tròn chiếu khắp pháp giới. Do đó, chúng con lấy việc quan sát thanh trần, chứng đắc đạo A La Hán . Hôm nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tói viên thông, cứ theo sở chứng của con, lấy thanh trần mà hạ thủ thì vô cùng dễ dàng đắc nhập chánh định. 

            Ưu Ba Na Sa Đa tức thời từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con cũng nhìn thấy Như Lai khi mới thành đạo, chỉ vì con quá nặng phiền não chướng, nhiều tham dục nên Thế tôn dạy con pháp tu tập pháp quán bất tịnh. Quán bất tịnh thuộc một trong bốn niệm xứ, cái gọi là quán thân bất tịnh, con tu tập pháp quán ấy bàyra chín thứ tưởng sau khi chết. Từ tưởng sình chương, tướng tan rã cho đến tưởng thiêu đốt . Con quán cái sắc thân này, từ chủng tử đến nay đã bất tịnh, sau khi chết lại càng bất tịnh hơn quả là đáng sợ. Do đó con sinh ra cái tâm nhàm chán, yểm ly, giác ngộ đến tất cả sắc tính đều bất tịnh. Sau khi thiêu biến thành xương trắng, xương trắng lại biến thành vi trần, vi trần gặp một cơn gió thổi bay khắp rồi lại trở về không. Vì thế, sắc chính là không, không cũng là sắc, sắc với không không hai, không khác. Do uán tưởng như vậy mà đắc thành A La Hán vô học, Thế tôn ấn chứng con và đặt cho con cái tên là Ni Sa Đà có nghĩa là sắc tính vốn không. Sắc trần nhìn thấu rồi thì chỉ có tính là không diệt, tính của sắc mới là vi diệu, diệu sắc chính là tính của sắc, con liền liễu ngộ cái bí mật khó biết của diệu sắc, tròn đầy cùng khắp pháp giới. Con lấy quán sắc làm nhân địa chứng đắc đạo A La Hán. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, chiếu theo sở chứng của con, lấy việc quán sát sắc trần thì vô cùng dễ dàng đắc nhập chánh định. 

            Hương Nghiêm đồng tử tức thì rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con từng nghe Thế tôn dạy con chú tâm quán sát các tướng hữu vi đều không rời khỏi nhân duyên sinh. Khi ấy, con từ giã Thế tôn, ẩn tàng an cư trong một căn phòng thanh tịnh. Sau đó, con nhìn thấy rất nhiều vị xuất gia đốt trầm thủy hương, loại trầm ấy do cây trầm ngã xuống nằm trên mặt đất lâu ngày, vỏ cây đều bị rã, chỉ còn lại lõi cây rất chắc có rất nhiều dầu nên các loại côn trùng không thể phá hoại nó. Cây trầm ấy thả xuống nước, áp xuất nước cũng không làm cho nó nổi lên, vì thế nên gọi là Trầm thủy hương. Chỉ cần đốt một chút, mùi thơm của nó tỏa ngát ngoài trăm dặm, là loại trầm quý nhất trong các loại trầm. Khi đó con nhìn thấy các vị ấy đốt trầm hương, mùi hương vốn tịch nhiên bất động, không hình, không tiếng, nhưng tại sao mùi hương của nó lại bay vào mũi của con? Con liền nhất tâm quan sát, mùi thơm ấy không phải bay ra từ đầu cây, không phải ra từ hư không, nói nó là khói thì không phải khói; nói nó là lửa, cũng không phải là lửa, đi không có chỗ đi, đến không có chỗ đến. Con quan sát như vậy thật lâu rồi thân tâm con nhập vào trạng thái không tịch. Mùi hương không còn đeo dính, mũi cũng không nghe mùi thơm, căn với trần không hợp tác nhau, do đó ý thức của con cũng không phát huy tác dụng. Căn, trần, thức đều không, liền thành tựu đạo vô lậu, Thế tôn ấn chứng con, gọi con là Hương Nghiêm đồng tử. Từ đó đến nay hương trần tiêu diệt, liền phát ra diệu hương của tự tính, loại hương ấy bí mật khó biết, tròn đầy, cùng khắp. Con quan sát mùi hương mà chứng đắc quả A La Hán, hôm nay Thế tôn hỏi về một pháp môn tối viên thông, theo sở chứng của con thì từ mùi hương mà hạ thủ rất dễ dàng đắc nhập chánh định. 

            Hai vị Bồ tát Dược Vương và Dược Thượng cho đến năm trăm vị Phạm thiên ở trong pháp hội đều từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Chúng con từ vô số kiếp đến nay, thường ở thế gian làm thầy thuốc lương thiện, miệng của chúng con từng nếm qua các thứ cây, cỏ, vàng, đá cọng cả mười vạn tám ngàn loại và đều biết rõ vị thuốc của chúng, loại thuốc này là vị đắng, một số thuốc là vị chua, vị mặn, vị lạt, vị ngọt. Lại nữa, chúng con cũng biết nhiều loại dược phẩm hợp lại thành một vị, như các loại thuốc viên là tính hòa hợp. Như cam thảo sanh ra là đã ngọt, hoàng liên sanh ra là đã đắng, chúng mang tính câu sanh. Như trãi qua nung nấu, cứu thì mới công hiệu là tính biến dị. Một số loại mang tính hàn có khả năng trị bệnh nóng. Một số thuốc mang tính nóng, có khả năng trị các bệnh chứng hàn. Một số thuốc không mang tính chất độc có thể sử dụng, chúng con đều biết rõ cả. Chúng con lấy phương tiện điều trị người bịnh, theo Thế tôn nghe Thế tôn nói pháp. Lấy cái hiểu biết mùi vị của hàng trăm loại thuốc, quan sát ra không phải là không, cũng không rời không, không tức lưỡi, cũng không rời khỏi lưỡi, chẳng tức tác dụng của tâm lý, cũng không rời khỏi tác dụng của tâm lý. Chúng con thực hành một hạnh, học một hạnh và tinh thông hạnh ấy. Nhân vì lấy phân biệt vị trần làm tâm nhân địa, từ đó liền khai ngộ đến vị trần, cũng là tính chân như diệu chân của Như Lai tạng. Được Thế tôn ấn chứng gọi chúng con là Dược Vương, Dược Thượng là con của Pháp vương. Chúng con nhờ vị trần mà ngộ được bản giác chân tâm nhiệm mầu trong sáng, đắc nhập quả vị Bồ tát. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, theo sự thân chứng của chúng con cho rằng từ vị trần mà hạ thủ rất dễ dàng đắc nhập chánh định. 

            Bạt Đà Bà La, xuất lãnh mười sáu  vị đồng đạo của ông ta đã là hàng khai ngộ, tức thời từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Chúng con lúc ban đầu dưới thời Thế tôn Uy Âm Vương, sau khi nghe được chánh pháp rồi theo đức Phật xuất gia. Bấy giờ đức Phật dạy về chế độ có bảy chúng luật nghi về tắm rửa, mỗi nửa tháng Tăng chúng tắm rửa một lần. Khi con tắm, theo lệ vào phòng, chính vào cái lúc đang tắm gội, nước đụng vào thân rồi có cảm giác do cái gì mà có cảm giác lạnh, ấm, ướt? Truy cứu đến cùng thì biết do vì tẩy trần mà có xúc giác hay nhân vì rửa mình mà có xúc giác? Nếu bảo tẩy trần mà có xúc giác, trần vốn không biết thì lấy gì mà làm xúc? Nếu bảo do rửa mình mà có xúc giác, cái thể giả hợp của tứ đại ấy vốn là vật vô tình thì lấy cái gì mà có cảm giác là có xúc ? Như thế chúnh con quan sát chen đan bỗng nhiên lãnh ngộ đến cái nhân của nước. Nếu không rửa bụi bặm, không rửa thân thì căn trần hình như không phát sinh quan hệ, mất cả chủ thể lẫn đối tượng, cái thức ở giữa, an nhiên không thể sinh ra. Bạch Thế tôn! Đó là những tích tập của con ở đời quá khứ, huân tập thành chủng tử, cất giữ trong đám ruộng của thức thứ tám, nhiều kiếp đến nay hoàn toàn không bị mất. Ở giữa, nhân vì con từng khinh mạn, chê bai Bồ tát Thường Bất Khinh, sau này nhìn thấy thần lực của Bồ tát thì con mới biết sửa chữa lỗi lầm từ trước. Nhưng con phải chịu trong hai trăm ức kiếp không gặp Phật, không nghe chánh pháp, không thấy chúng tăng. Một ngàn kiếp ở trong địa ngục A Tỳ, vô cùng đau khổ. Nhưng trong kiếp quá khứ cũng từng nhờ quan sát cái nhân của nước, tập khí cũ không mất, cho đến hôm nay mới được theo Phật xuất gia, thành tựu quả A La Hán vô học, Thế tôn vì con cho pháp danh Bạt Đa Ba La, có nghĩa là hiền thủ hay hiền hộ. Con lấy việc diệt trừ vọng xúc, phát sinh diệu xúc, chẳng có, chẳng không duy chỉ còn một tính Như Lai tạng, cái gọi là tùy tâm hiện lượng, tùy nghiệp phát hiện mà thôi. Từ đó, tiến thêm một bước nữa, con đắc thành Phật tử trụ nhập quả vị đẳng giác. Nay Thế tôn hỏi chúng con về một pháp môn tối viên thông, dựa vào thân chứng của con, cho rằng lấy nhân của xúc rất dễ dàng đắc nhập chánh định. 

            Đại Ca Diếp xuất lãnh tỳ kheo ni Tử Kim Quang, tức thời từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Trong quá khứ kiếp của con, ở thế giới ta bà này, bấy giờ có một vị Phật tên Nhật Nguyệt Đăng Minh, con được thân cận với Thế tôn, được nghe Thế tôn thuyết pháp, con dựa vào chánh pháp mà tu hành. Sau khi đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nhập Niết bàn, con cúng dường linh cốt của Thế tôn, thắp đèn trước đức Phật làm cho nó sáng suốt ngày đêm. Sau này con lại gặp được đức Phật Tỳ Bà Thi, sau khi Thế tôn viên tịch, màu vàng trên thân Phật hư hoại, bấy giờ có cô gái nghèo khổ nhìn thấy màu vàng trên thân Phật hư hoại, trong tâm cô ấy thấy mười phần khó chịu. Cô ta nghĩ đến việc trùng tân lại màu vàng nhưng lại không có tiền. Cô ấy đi xin được tiền muốn mời một người thợ vàng để sơn lại màu vàng. Lúc ấy, con là người thợ vàng liền hợp tác với cô ấy, sơn lại màu vàng trên thân Phật xong con kết hôn với cô ấy, thề thốt làm chồng vợ đời đời kiếp kiếp. Vì thế, chúng con từ chín mươi mốt  kiếp đến nay, không màng gì đến việc được sinh ở cung trời, mà sinh tại thế gian cũng được, thân thể toàn một màu vàng, cũng như lấy vàng ròng kết tụ nên. Vị tỳ kheo ni Tử Kim Quang đấy chính là vợ của con từ nhiều kiếp trước, đồng thời phát tâm học Phật từ lúc ban đầu. Bạch Thế tôn! Con quan sát sáu  trần ở thế gian, hình ảnh rơi rụng của năm trần trước, lưu lại trong mảnh đất ý, ấn tượng sâu sắc liền thành pháp trần. Pháp trần thì thay đổi theo từng niệm, cái đương thể của nó là không tự ngã. Con theo đó tu tập chín định tuần tự, bước sau cùng là diệt tận định, không khởi lên phân biệt, lấy không bỏ pháp trần, ngay cả nửa phần nhiễm pháp của Mạt Na thức cũng không cho khởi lên mà chỉ giữ lại nửa phần tịnh pháp của Mạt Na thức để duy trì định mà thôi. Con nhờ nhập vào định ấy, thân tâm tự tại, có khả năng vượt qua trăm ngàn kiếp như thời gian gãy móng tay. Con dùng không quán, lấy không đuổi pháp trần mà thành tựu A La Hán. Thế tôn tán dương con là Đệ nhất đầu đà, tức là Đấu Lẫu pháp trần, có nghĩa là làm cho thanh tịnh. Vọng pháp tiêu trừ, khai ngộ pháp tính, các thứ lậu đều được dứt sạch, chấp pháp cũng không còn. Nay Thế tôn hỏi một pháp môn tối viên thông, theo sự thân chứng của con, lấy việc quan sát pháp trần làm tâm nhân địa, con cho rằng rất dễ đắc nhập chánh định.  

            A Nậu Lâu Đà tức thời từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Khi con mới xuất gia mỗi khi nghe đức Phật nói pháp liền buồn ngủ, đức Phật lấy một bài kệ trách mắng con. Kệ rằng: 

                    “Tiếc thay ! Sao lại ngủ

                        Côn trùng đủ các loài 

                        Ngủ giấc một ngàn năm

                      Không nghe được tên Phật”  

Con nghe lời chê trách của Phật liền khóc ròng, vừa khóc vừa tự trách mình không tinh tấn, nghiệp chướng sâu nặng, ỷ lại vào ơn của Phật. Như thế con khóc đến bảy ngày bảy đêm, không hề ngủ nghỉ khiến phải bị mù cả hai mắt. Mắt lấy giấc ngủ để nuôi dưỡng, như thế trãi qua một trăm bốn mươi tám  giờ nhãn tinh không được dinh dưỡng, làm sao mà không mù? May thay, đức Phật đại từ đại bi dạy cho con chẳng cần phải ưa thích nhìn sắc trần, nhìn sắc trần là ra khỏi dòng giải thoát, chẳng bằng chuyển nhãn căn, ưa thích nhìn vào cái tâm sáng vốn có, soi chiếu cái tính năng kiến của chính mình. Như thế mà phản chiếu, chiếu đến cái tự tính vốn sáng suốt, không động, không hư hoại, đột nhiên khai phát mắt kim cương. Một pháp môn đó, gọi là Lạc Kiến Chiếu Minh Kim Cương tam muội. Từ đó, con đạt đến nửa đầu thiên nhãn. Hiện tại con không dựa vào phù trần căn, cũng không dựa vào thắng nghĩa căn mà chỉ dựa vào cái tính thấy của chân như tự tính trong suốt, không ngăn ngại, có khả năng nhìn thấy mười phương thế giới cũng như nhìn thấy quả mang trong bàn tay và được đức Phật ấn chứng, nói con đã đạt quả A La Hán. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, theo sự thân chứng của con, lấy cái tính thấy đưa nó trở về chiếu vào cái chân kiến sáng suốt thoát khỏi trói buộc của sắc trần của một căn chuyển hướng vào bên trong nằm yên, con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất.  

            Chu Lợi Bàn Đặc Ca tức thời từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Trí nhớ của con không tốt, vì thế nên con không có học vấn. Có lẽ từ nhiều kiếp trước của con còn có một chút căn lành nên mới được sanh ra cùng thời với đức Phật, cùng sống một nơi, hôm nay con mới được gặp Phật, theo Phật xuất gia. Thế tôn dạy cho con bốn câu kệ:

“ Thân, ngữ, ý nghiệp không làm ác

Không khổ thế gian các hữu tình

           Chánh niệm quán biết cảnh dục không

Khổ đau vô ích liền xa lìa”

Câu kệ thứ nhất con niệm đến một trăm ngày, chỉ nhớ bốn chữ đầu thì lại quên ba chữ sau, nhớ được ba chữ sau thì lại quên bốn chữ trước. Bấy giờ có năm trăm vị A La Hán, thay nhau để dạy con, con đều không đọc ra được. Người anh của con tên là Chu Lợi thấy con ngu xuẩn như vậy, nói con dù có xuất gia cũng vô dụng và muốn con trở lại với đời sống thế gian, con chỉ tự oán hận mình như vậy thì chẳng trúng vào đâu cả, chẳng những chết đi còn hơn. Con liền đi đến dưới gốc cây ở sau vườn để tự vẫn. Khi ấy có vị thần cây đến mắng con, nói rằng con ở trong kiếp quá khứ vào thời đức Phật Ca Diếp đã là đại pháp sư thông hiểu ba tạng kinh luật luận, có năm trăm đệ tử, chỉ vì con keo lận Phật pháp, không chịu dạy cho người khác, do đó hôm nay phải chịu quả báo. Vị thần cây bảo con hãy tự trách mình thực hành sám hối, chứ không được tự sát. Huống nữa, sau khi tự sát không được đi đầu thai, há chẳng phải lại càng đau khổ hơn? Vị thần cây nói xong, tức thì hiện ra bản tướng, nguyên chính là đức Thế tôn, chẳng qua biến làm thần cây để điểm hóa cho con mà thôi. Đức Phật lại còn an ủi con dạy con chớ nản lòng, thành tựu Phật đạo vô thượng, không phải do anh của con lãnh đạo. Đức Phật liền đưa con vào một tịnh thất chỉ vào cái chổi hỏi: Đây là cái gì? Con thưa: Đó là cái chổi. Đức Phật lại hỏi: Hai chữ “Cái chổi” ông nhớ được không? Con đáp: Nhớ được! Nhớ được! Đức Phật dạy con đêm ngày đều niệm cái chổi; cái chổi. Một thời gian lâu sau, Thế tôn lại dạy con niệm “Trừ dơ! Trừ dơ!” Con suy nghĩ bụi trần quét sạch rồi thì mặt đất trở nên sạch sẽ. Nhờ đó, ngày đêm con niệm không ngưng, sử dụng một cái chổi không tướng, quét đi quét lại những dơ uế ở trong tâm đến chỗ hoàn toàn sạch sẽ. Đức Thế tôn thương con quá ngu xuẩn, Ngài lại cho con an cư trong một phòng vắng, điều hơi thở để nhiếp tâm. Con chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra, con có cảm giác chúng vô cùng nhỏ nhiệm giữa hơi thở vào, hơi thở ra có các tướng sanh, tồn tại, biến đổi, hoại diệt không giống nhau. Bốn loại tướng ấy, chỉ trong thời gian một sát na vẫn trôi chảy không ngừng. Nhờ chú ý quan sát hơi thở vào, hơi thở ra đến trình độ nhỏ nhiệm như thế, hoát nhiên mắt tâm bừng sáng đại ngộ, từ đó quán thông tất cả các pháp, đạt đại vô ngại thành tựu lậu thông, chứng quả A La Hán, đức Phật liền ấn chứng cho con bảo con đã thành tựu đạo vô học. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, theo sự thân chứng của con, mũi không phan duyên với ngoại trần chỉ là truy cứu cho cùng sự sanh diệt của hơi thở, kết quả là tướng không, cái gọi là thở ra không vướng các duyên, thở vào không trụ giới uẩn, con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất . 

            Kiều Phạm Bát Đề, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con ở kiếp quá khứ, khẩu nghiệp không được thanh tịnh, thường chế diễu người xuất gia. Có một lần, con nhìn thấy một vị trưởng lão Tỳ kheo, cả hai hàm răng rụng hết, khi ăn cái gì thì giống như con trâu nhai cỏ, con cười vị ấy. Vị ấy nói với con, ông chẳng làm được gì còn ta đã chứng đạt quả vị A La Hán, ông phạm khẩu nghiệp hãy mau sám hối. Lúc ấy, con cũng biết mình không phải, tuy đã sám hối nhưng chỉ là từ đó về sau còn đời đời kiếp kiếp con bị thọ quả báo cảm giác như có cái lưỡi trâu, khi ăn cái gì cũng giống như trâu nhai cỏ vậy. Cái bệnh ấy gọi là bệnh Ngưu ty. Đức Phật dạy con trú ở trên trời để người phàm không nhìn thấy, họ lại cười chê khiến cho họ phải thọ báo. Mỗi lần muốn đến tham gia pháp hội, đức Phật dạy con miệng ngậm chuỗi hạt thì mới có thể tránh mọi người trào tiếu. Đức Phật lại dạy con pháp môn một vị thanh tịnh, cái gọi là pháp môn một vị, hoàn toàn không phải là vị ngọt, đắng, cũng không phải vị lạt hay không vị mà là phản quan của tính biết của thiệt căn, không quán các vị trần ngọt, lạt cái gọi là tâm đại bổn nguyện, một vị thanh tịnh. Bạch Thế tôn! Con nhờ không dính vào các vị ngọt, lạt mà khởi phân biệt để thanh trừ các thức tâm phan duyên mà nhập chánh định. Con quan sát tính biết của nếm vị, không sanh ở thiệt căn nếu không có vật bên ngoài thì lưỡi không thành cái biết; vị cũng không sanh ở ngọt, lạt nếu như lưỡi không nếm, thì làm sao mà biết vị? Từ đó liền giải thoát căn, rời khỏi trần, trong một niệm vượt qua dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu của thế gian. Bên trong thân tâm như thoát lạc, bên ngoài như quên mất thế giới, xa rời trói buộc của ba cõi, cũng như con chim ra khỏi lồng bay nhảy giữa không trung. Hết thảy trần cấu của phiền não thô tế đều quét sạch, đắc pháp nhãn thanh tịnh, thành tựu đạo A La Hán. Đức Phật ấn chứng cho con đạt đến quả vị vô học. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, theo sự thân chứng của con thì xoay chuyển cái tính biết của lưỡi không để vị trần dính vào, giữ vững cái tính biết của chân thường, một khi hào quang hiện tiền, căn với trần không hợp tác với nhau thì thức thứ sáu không thể hiện hành, con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất .

          Tất Lăng Ca Bà Tha liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Ý nghĩa danh hiệu của con là Dư Tập. Thế nào gọi là Dư Tập? Nhân vì năm trăm đời quá khứ con thuộc chủng tộc Bà la môn, tính tình của con vô cùng kiêu mạn, mỗi lần qua sông Hằng con gọi: Con tiểu tỳ thần sông hãy mau ngăn dòng nước! Nhân vì nhiều đơì trước con có uy lực, nên bà ấy không dám không theo sự chỉ huy của con, tuy mỗi lần bà ta theo lệnh chặn dòng sông nhưng bà ấy không hứng khởi chút nào, bà ấy đem sự việc bẩm báo với Thế tôn, Thế tôn dạy con xin lỗi bà ấy, con chắp hai tay nói: Con tiểu tỳ thần sông! Xin đừng tức giận! Câu nói đó vừa ra khỏi miệng, ai nghe cũng đều cười lớn. Thế tôn dạy thực tế con không có tâm kiêu mạn chỉ nhân thần sông trong đời quá khứ đã từng làm tỳ nữ của con, đó chỉ là tập khí dư tàn chưa trừ hết mà thôi, vì thế, danh hiệu của con gọi là Tất Lăng Ca bà Tha. Đến đời này thì sao? Khi con mới phát tâm xuất gia, có nhiều lần nghe Thế tôn nói đến thế gian có rất nhiều sự tình khiến cho con người không được vui sướng, tức là khổ đế. Có một hôm con vào thành khất thực, vừa đi vừa tư duy về khổ đế đến nỗi có gì trên mặt đất con cũng không hề chú ý đến, nào ngờ một chân trúng phải gai độc liền sưng nhức, toàn thân đau đớn. Con lại suy tưởng cơn đau là khổ đế! Nhưng tại sao con lại biết đau? Có lẽ ở trong thân con có cái giác tính biết đau, có giác tính thì mới biết đau chứ! Con lại suy tưởng, cái biết đau đó là ai? Trong thân căn có cái gì đó biết đến cơn đau, cũng có thể nó là vọng tri, vọng giác, nhưng cái tâm của con xưa nay vốn thanh tịnh, thực tế thì không có giác đến cơn đau, cơn đau lại không thể làm đau đến cái tâm. Con lại tiếp tục suy tưởng, thế thì một cái thân con thật khó mà nói có hai cái tri giác? Con suy tưởng rồi lại suy tưởng, chuyên tâm nhất ý, suy tưởng chẳng bao lâu, hốt nhiên có cảm giác như thân tâm đều không, cứ vậy lấy nó làm chuyên đề, trãi qua hai mươi mốt ngày, thật lạ lùng! Các thứ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu của con từ trước đều trừ sạch, thành A La Hán, được đức Phật ấn chứng nói con đã đạt đến quả vị vô học. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn  tối thượng, cứ theo sự thân chứng của con thì quên mất cái thân thể, cái ấy cũng chính là chân tâm vậy! Bạch Thế tôn! Con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất.            

            Tu-Bồ-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con từ nhiều kiếp lâu xa đến nay, tâm đạt vô ngại, ý căn thanh tịnh, có túc mạng thông. Con nhớ được việc từ nhiều kiếp quá khứ, nhiều không cách nào tính toán. Khi ở trong thai mẹ đã biết rõ tất cả đều không, sau khi rời khỏi thai, từ ngộ nhân không mà ngộ nhập pháp không, cho đến cả vạn hữu trong mười phương thế giới không thứ nào là không không tịch. Sau khi xuất gia, lại vì hết thảy chúng sanh, tuyên nói chân lý của hai không nhân pháp, khiến cho chúng sanh đề̀u chứng đạt tính không. Lại được Thế tôn khải phát, giúp con ngộ được tánh không chính là tính Như Lai tạng, giác tính chính là chân không. Ngộ tính không đến tròn đầy mà sáng suốt liền chứng đạt quả vị A La Hán, kế đến lại chứng nhập chân không tánh hải, tri kiến như Phật. Tri kiến của Phật là không biết mà chẳng không biết, không thấy mà chẳng không thấy, đức Phật liền ấn chứng con thành tựu đạo vô học. Con tuy chứng đạt tánh không nhưng chẳng trụ ở nơi không, không bị trói buộc bởi không, do vậy mà đạt đến giải thoát triệt để, thành tựu vô thượng, đức Phật tán thán con là giải không đệ nhất. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, theo sở chứng của con, tướng nhân, tướng pháp nhập hết vào không, trí năng không cho đến cảnh sở không đều quy về đệ nhất nghĩa không là pháp môn đệ nhất.

            Xá Lợi Phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con từ nhiều kiếp lâu xa đến nay, nhãn thức đã thanh tịnh, chẳng những sử dụng nhãn căn mà còn sử dụng mắt trong tâm để nhìn hết thảy. Như vậycon nhớ được sự việc cả trăm ngàn vạn kiếp nhiều không thể đếm được. Các sự tướng thuộc thế gian và xuất thế gian như Phàm thánh, nhiễm tịnh, thiện ác, khổ lạc, lớn nhỏ, quyền thật, ngàn biến vạn hóa, vừa nhìn thấy liền thông đạt, liễu giải không một chút khó khăn . Còn đời này thì sao ? Đầu tiên làm đệ tử của Sa nhiên Phạm chí, sau khi vị ấy chết, con chẳng có bổn sư. Một hôm, đang đi trên đường gặp Mã Thắng cùng ba anh em Ca Diếp, họ gồm bốn người họp thành một chúng, con nhìn thấy cử chỉ của họ trang nghiêm, uy nghi đáng kính liền hỏi họ bái vị nào làm bổn sư. Ca Diếp cho biết bổn sư của họ chính là Phật đà. Con lại hỏi: Phật đà nói pháp gì ? Ca Diếp đáp: Các pháp từ duyên sinh, các pháp từ duyên diệt, đức Phật đại Sa môn của tôi thường nói như vậy. Con suy nghĩ những điều mà đức Phật dạy, tất cả mọi thứ đều không rời nhân duyên sinh, ở pháp thế gian mà nói thì thật là hoàn toàn đúng! Sau khi con trở về đem sự việc gặp gỡ ấy kể lại cho Đại Mục Kiền Liên, Đại Mục Liên cũng mừng khen: Đúng thế! Đúng thế! Chúng con liền xuất lãnh các đệ tử của mình đến lễ bái đức Phật làm bổn sư. Con từ giáo lý nhân duyên mà ngộ nhập Như Lai tạng tâm, cùng khắp pháp giới, từ sau khi xuất gia, dựa vào sự gia trì của Thế tôn, cái thấy của tâm càng ngày tròn sáng, đắc đại vô úy, thành tựu đạo A La Hán, làm đệ tử thủ tòa của Thế tôn. Bạch Thế tôn! Sự thành tựu của con là nhờ nghĩa lý từ kim khẩu của Thế tôn nói ra cùng với sự nuôi dưỡng của chánh pháp mà có. Nay Thế tôn hỏi đến  một pháp môn tối viên thông, dựa theo sở chứng của con là đem con mắt ở trong tâm mà nhìn thấy hết thảy, cái thấy của tâm lại càng phát ra ánh sáng của trí tuệ, cùng một tri kiến như Phật, con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất.

            Bồ tát Phổ Hiền liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con đã theo hầu vô lượng vô số Như Lai hoằng dương Phật pháp, con là người kế thừa chư Phật, nhân đó nên gọi con là con của pháp vương. Chư Như Lai nếu phát hiện đệ tử có căn khí đại thừa đều hướng dẫ̃n họ tu học hạnh Phổ Hiền, pháp môn ấy là quán tưởng mười phương thế giới, cùng khắp hư không đều là Như Lai, trước mỗi vị Như Lai đều có mặt con, hướng đến chư Như Lai mà đảnh lễ, cung kính, hầu hạ và cúng dường. Cứ vậy mà tu tập thì gọi là hạnh Phổ Hiền. Pháp môn ấy, từ con mà phát khởi. Bạch Thế tôn! Con không dùng nhĩ căn để nghe mà dùng tai trong tâm để nghe, liền có thể phân biệt ra một chúng sanh có tri kiến như thế nào. Nếu có một chúng sanh ở xa ngoài hằng hà sa số thế giới, trong tâm của chúng sanh ấy phát khởi hạnh Phổ Hiền, cùng việc tu tập pháp môn Phổ Hiền, con liền cởi lên voi sáu  ngà đến trước mặt chúng sanh ấy để an ủi. Giả như có trăm ngàn chúng sanh đồng thời tu tập pháp môn đó, con cũng phân thân ra trăm ngàn Phổ Hiền, cởi trăm ngàn voi sáu  ngà đến chỗ ở của họ dù cho nghiệp chướng của họ sâu nặng như thế nào, nhìn không thấy con, con cũng xuất hiện trước mặt họ, kín đáo xoa vào đảnh đầu họ, ủng hộ và an ủi giúp họ tu tập chóng thành công. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, chiếu theo nhân địa của con, là lấy tai trong tâm để nghe hết thảy, vì thế mà có khả năng tự tại không chướng ngại phân biệt rõ tất cả, con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất.

            Chồng của Tôn Đà La tên Nan Đà liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Khi con mới xuất gia, theo đức Phật học đạo, tuy tôn thủ giới luật, không hề sai phạm, nhưng khi ngồi thiền trong tâm không tránh được tán loạn, tâm tán loạn thì không thể đắc định, không có định thì tuệ không phát, không có trí tụê thì không thể đoạn trừ các hoặc, không đoạn trừ các hoặc thì không thể đạt đạo vô lậu. Đức Phật hướng dẫn con cùng Câu Hy La lấy hai mắt nhìn vào sống mũi phát ra màu trắng. Con quán tưởng hai mươi mốt ngày, có cảm giác trong mũi có khí, cũng như làn khói ra vào. Từ đó thân tâm đều định, tròn sáng thấu rõ, nhìn thấy hết thảy thế giới, hư linh, thanh tịnh cũng như pha lê trong ngoài đều sáng suốt tướng khói từ từ biến mất, hơi thở liền biến thành màu trắng. Lúc ấy, chân tâm của con mở sáng, các lậu đều hết, tất cả hơi thở vào ra đều hóa thành trí tuệ sáng suốt, chiếu khắp mười phương thế giới, thành tựu đạo A La Hán, đức Phật vì con mà ấn chứng, thọ ký bảo con tương lai sẽ chóng thành Phật. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, theo sở chứng của con, quán tưởng hơi thở, khói tiêu thành màu trắng, phát ra trí tuệ sáng suốt, chiếu khắp mười phương thế giới tiêu trừ các chủng lậu, con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất. 

            Mãn Từ Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con từ nhiều kiếp lâu xa đến nay, có bốn loại biện tài: Một là biện tài pháp không chướng ngại có khả năng nói về các danh tướng của thế gian và xuất thế gian, không tướng nào là không liễu tri ý nghĩa của nó. Hai là biện tài nghĩa không vướng ngại có khả năng nói về nghĩa lý khác nhau của các pháp, thông đạt không vướng ngại. Ba là biện tài từ không vướng ngại có khả năng lấy một câu nói mà diễn giải nghĩa lý nhiệm mầu không bờ mé và cũng có khả năng quy nạp nhiều nghĩa lý, dùng vài câu nói là diễn đạt ra ngay. Bốn là biện tài nhạo thuyết không vướng ngại, có đầy đủ khả năng tùy thuận vào ưa thích của chúng sanh, phương tiện, khéo léo vì họ mà diễn nói. Con có đủ bốn loại biện tài không vướng ngại đó nên có thể vận dụng phát huy giáo lý vô thường, khổ, không, bất tịnh, cho đến liễu giải nghĩa lý vi diệu của chân như thật tính. Thậm chí đối với vô số vô lượng Như Lai, có pháp môn bí mật con ở trước đại chúng đều có đủ khả năng nói năng như hoa trời rơi xuống, do đó con đạt đến bốn loại vô sở úy: Một là Nhất thiết trí vô úy; Hai là Lậu tận vô sở úy; Ba là Thuyết chướng đạo vô sở úy; Bốn là Thuyết tận khổ đạo vô sở úy. Ở trước đại chúng rống lên tiếng rống sư tử, tâm không hề sợ hãi, vì vậy ở nơi các pháp chứng đạt tự tại. Đức Phật biết con có đại biện tài nên hướng dẫn con lấy âm thanh để hoằng dương Phật pháp, do đó con thường ở hai bên đức Phật, hổ trợ đức Phật hoằng dương giáo hóa. Nhân vì con giỏi nói pháp mà đắc quả A La Hán. Đức Phật ấn chứng cho con gọi con là thuyết pháp đệ nhất. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con lấy âm thanh nói pháp, ma chướng trong ba cõi, oán tặc năm uẩn đều hàng phục cả, các chủng lậu cũng đều được tiêu trừ hết sạch, con cho rằng lấy cái đầu lưỡi để hoằng dương chánh pháp là đệ nhất.

            Ưu Ba Ly liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Tên của con vốn gọi là Xa Nặc, khi thái tử trốn ra khỏi thành xuất gia, con lấy ngựa Kiền Trắc theo thái tử đến rừng khổ hạnh để cầu đạo, tự thân con nhìn thấy đức Phật trãi qua sáu  năm cần khổ, tự thân con nhìn thấy đức Phật hàng phục chúng ma, tự mắt con nhìn thấy đức Phật chế phục bọn ngoại đạo Thân nhựt giải thoát các lậu tham dục của thế gian. Sau khi thành Phật đạo, Ngài dạy cho con như thế nào để giữ gìn hai trăm năm mươi  giới, từ đó tinh tấn tu hành trong đi, đứng, nằm, ngồi đều đầy đủ hai trăm năm mươi  giới, lấy bốn nhân với hai trăm năm mươi  thành một ngàn, lấy ba tụ tịnh giới để tính thành ra ba ngàn, do đó gọi là ba ngàn uy nghi. Lấy ba ngàn phối hợp với bảy chi thân miệng thành hai vạn một ngàn, rồi lại phối hợp với tham, sân, si, mạn, nhân với bốn thành ra tám vạn bốn ngàn. Vì vậy mà nói tám vạn bốn ngàn tế hạnh. Vì thế, con đối với tính nghiệp của sát, đạo, dâm, vọng cùng các giá nghiệp đều thọ giữ thanh tịnh không phạm. Thân với miệng đều nhập vào cảnh giới tịch diệt thành tựu quả A La Hán. Con thừa từ mệnh của Thế tôn, kiểm tra trong tăng chúng vị nào giữ giới, vị nào phạm giới phân biệt nặng nhẹ theo đó mà xử lý như pháp làm thủ lãnh trong giới luật. Được đức Phật ấn chứng nói con thân tâm thanh tịnh, giữ giới đệ nhất. Nay Thế tôn hỏi một pháp môn tối viên thông, con lấy việc nghiêm giữ thân giới, thân liền đạt đến tự tại, dần dần giữ đến tâm giới, tâm đạt đến thông đạt, do đó thân tâm đều đạt đến thông lợi, con cho rằng giữ thân gìn giới là đệ nhất.

            Đại Mục Kiền Liên liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Đồng học của con là Xá Lợi Phất, từng đem sự việc gặp Ca Diếp kể lại cho con, nhưng có một hôm con đang đứng một bên đường khất thực, lại gặp ba anh em, một người tên Mộc Trảo Lâm, một người tên Tượng Đầu Sơn và một người tên Na Đề Giang họ cũng chuyển lại nghĩa sâu nhân duyên mà Phật đà đã nói, con liền phát tâm theo Phật xuất gia, từ đó con thông đạt cái tâm của thức thứ sáu nguyên là tính Như Lai tạng. Được đức Phật ban cho tấm cà sa che thân, râu tóc đều tự rụng trở thành tướng tỳ kheo. Con có thần thông có thể du hành khắp mười phương thế giới, đi về tự do không vướng ngại. Đức Phật tán dương con trong hàng A La Hán , con là thần thông đệ nhất. Bạch Thế tôn! Không chỉ Thế tôn tán dương con, cho đến chư Phật trong mười phương thế giới đều tán thán con có thần lực lớn. Một là đi khắp mười phương làm mọi Phật sự được tròn sáng; hai là Nhất chân bất động, một hạt bụi không nhiễm, do vậy mà đắc thanh tịnh; ba là Nhiệm vận thị hiện, giải thoát không vướng ngại, do đó đắc tự tại; bốn là Hàng phục chúng ma, có oán tằng đều chế phục, do đó mà đạt không sợ hãi. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con đem ý thức hư vọng phân biệt mà xoay chuyển về với tâm tính sáng suốt bất động, tâm phát hào quang trí tuệ cũng như lấy nước đục làm cho trong rồi biến thành tính của Như Lai tạng trong sạch, con cho rằng pháp môn ý thức là đệ nhất.

            Ô Sô Sắc Na liền đến trước đức Phật chắp tay đảnh lễ hai chân Thế tôn rồi thưa: Bạch Thế tôn! Nhớ lại quá khứ nhiều kiếp lâu xa trước kia, con là một kẻ phàm phu, tính nhiều tham dục, bấy giờ có đức Phật Không Vương ra đời, Ngài dạy: Người đa dâm lúc còn sống bị lửa dục thiêu đốt, sau khi chết liền bị nghiệp lửa đốt, do đó mà thành ngọn lửa hung mãnh chẳng những đốt cháy căn lành mà còn đốt cháy hạt giống trí tuệ, Thế tôn dạy con quán xương cốt khắp toàn thân, cho đến hai tay, hai chân, trước khi tâm dục động, toàn thân trong sạch, sau khi dục niệm động thì toàn thân phát nóng, từ đó có thể chứng minh, đúng là ngọn lửa hung mãnh. Con nương lời giáo giới ấy mà tu tập, quán hơi nóng khắp toàn thân, tâm sinh nhàm chán và sợ hãi, cái tâm dâm dần dần ngưng rồi nhập chánh định. Một đoạn thần quang ngưng tụ ở bên trong đem ngọn lửa đa dâm chuyển thành ánh sáng trí tuệ rồi đạt hỏa quang tam muội. Từ đó về sau, hết thảy chư Phật đều gọi con là Hỏa Đầu Kim Cương. Con lấy sức mạnh của hỏa quang tam muội, đoạn trừ các lậu hoặc, thành tựu đạo A La Hán. Con phát khởi nguyện lớn hộ trì Phật pháp, chư  Phật thành đạo con đều làm đại lực sĩ ủng hộ Phật pháp, chế phục ma oán. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con chú ý quan sát hơi nóng xúc chạm thân tâm thành trí tuệ hỏa quang đốt sạch hoặc nghiệp do đó mà đắc vô ngại, cùng khắp mười phương, dung thông với tạng tánh, các thứ lậu đều tiêu trừ, thành tựu hỏa quang tam muội, đắc Bồ đề vô thượng, con cho rằng chuyên tâm nhất ý quán sát hỏa đại là pháp môn đệ nhất.

            Bồ tát Trì Địa liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân đức Phật rồi:  Bạch Thế tôn! Con nhớ lại kiếp quá khứ, đức Phật Phổ Quang xuất hiện ở cuộc đời, con bấy giờ là người xuất gia thường ở nơi bến đò, các trục lộ giao thông đất đai hiểm trở, eo hẹp, thấy có chỗ nào không hợp lý hoặc làm hư hại xe ngựa, con đến sang bằng ngay. Hoặc là dựng một cây cầu, hoặc là mang bao cát lắp bằng các chỗ thấp. Làm như thế, trãi quá vô lượng Như Lai xuất hiện ở đời, con cũng làm cái công việc lao nhọc ấy. Hoặc khi thấy có người tại các đô thị ồn ào náo nhiệt cần có người khuân vác, con tự động khuân vác cho họ, đưa đến tận nhà liền đi ngay, cũng không cần đến tiền của họ, sau này được gặp đức Phật Tỳ Xá Phù xuất hiện ở đời, gặp khi mất mùa đói kém, con vẫn làm người khuân vác, không cần hỏi đường xá xa gần, chỉ cần người ta trả một chút tiền công là đủ rồi. Có khi nhìn thấy hoặc xe, hoặc bò, hoặc là cả xe lẫn bò bị lún sâu xuống bùn lầy không thể di chuyển được, do con có sức mạnh nên con quyết giúp đỡ họ, đẩy xe lên bạt trừ nỗi khổ đau cho họ. Có một lần nhà vua thỉnh đức Phật thọ trai, con đang đứng tại một nơi đường bằng thẳng chờ đức Phật đến. Quả nhiên Tỳ Xá Như Lai đi qua đường này, đức Phật xoa vào đỉnh đầu con rồi nói: Này Thiện nam tử! Nếu như ngươi làm bằng thẳng cái tâm địa thì đất của thế gian cùng hết thảy đều bằng thẳng! Con nghe xong, tâm nhãn đều mở sáng, con thấy vi trần ở trong thân hoàn toàn không khác với vi trần tạo thành đại địa. Vi trần là sắc pháp thuộc địa đại trong và ngoài, với tâm pháp thuộc tính Như Lai tạng cũng không hai. Sắc với tâm không hai, cũng như không hợp với không, nước hợp với nước không hề chướng ngại nhau, cho đến thương đao thuộc ngoại địa đại với nhục thân thuộc nội địa đại cũng không vì tiếp xúc mà thương tổn nhau. Từ trần bên trong với trần bên ngoài con liền ngộ nhập hết thảy các pháp đều cùng một tự tính rồi chứng nhập vô sinh pháp nhẫn, thành tựu đạo A La Hán. Lại tiến thêm một bước nữa, con hồi tiểu hướng đại nên bây giờ đã vào địa vị Bồ tát. Giả như có Phật xuất hiện ở đời, tuyên giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm, vì hết thảy chúng sanh mở tri kiến Phật, con quyết chẳng những là người đầu tiên đến tham gia pháp hội để làm kẻ phát khởi mà còn để chứng minh nữa. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con chú tâm quan sát hai trần trong ngoài thuộc địa đại hoàn toàn không sai khác, đều là tính Như Lai tạng, toàn tướng tức tính, vạn pháp duy tâm, chẳng qua do có vọng thì mới phát ra trần, trần tiêu trừ ắt trí sáng tròn đầy, con cho rằng chuyên tâm quán sát địa đại là pháp môn đệ nhất.

            Nguyệt Quang Đồng Tử  liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con nhớ lại vô số kiếp quá khứ, có một vị Phật ra đời tên là Thủy Thiên, ngài dạy các vị Bồ tát tu tập quán nước, do quán tưởng thủy đại mà nhập chánh định. Trước hết là quán tính nước ở trong tự thân hoàn toàn không tương khắc, tương phạm. Sau đó quán tưởng nước mũi, nước miếng, dịch dưới yết hầu rồi quán thẳng vào tinh ở trong xương tủy, máu trong gân thịt, quán đến nước tiểu đại tiện chúng di chuyển ở trong thân, không cần chú ý đến sự khác nhau về dơ, sạch nhưng cái tướng động của nước, tánh ẩm ướt của nước vẫn là một. Nước ở trong thân với nước ở ngoài thân cho đến ngoài thế giới như nước biển thơm của Phù Tràng Vương Sát đều giống nhau. Thế nào gọi là Phù Tràng Vương Sát? Trong thế giới biển hoa tạng có một đóa sen lớn tên là Chủng Chủng Quang Minh chỉ hương tràng, đóa sen lớn ấy, chứa hương thơm của nước biển thuộc vị trần mười cõi nước Phật, trong mỗi biển, biển nào cũng có một sát chủng có hai mươi cõi nước Phật chất cao như hệt pháp tràng, là vua của cõi nước Phật do vậy nên gọi là Phù Tràng Vương Sát. Nước nhiều như vậy, với nước ở trong thân là không hai, không khác. Bạch Thế tôn! Con tu tập thủy quán, lấy cái trí chủ thể quán với cảnh, đối tượng quán ban sơ đạt đến tương ưng, trong khi nhập quán, không thấy có người mà chỉ tòan là nước, lấy nước làm thân khi mà quán đến không tướng. Khi ấy, con là kẻ xuất gia, có một hôm, con đang hành thiền ở trong tịnh thất, đang tu tập thủy quán, con có một chú điệu đang đứng ở phía ngoài cửa sổ nhìn lén con, nó chỉ thấy cả phòng toàn nước trong ngoài nước trong không có một thứ gì khác. Tính tình của nó lại nghịch ngợm nó lấy một miếng gạch liệng vào nước nghe một tiếng bình rồi nhìn vào liền bỏ chạy. Sau khi con ra khỏi định, không biết vì sao hôm nay, con bị đau bụng? Con không phải là Xá Lợi Phất từng gặp quỷ ám hại, từ trước tôn giả thường nhập định tại núi Kỳ Xà Quật, lúc ấy có hai con quỷ từ hư không đi ngang qua, một con tên Vi Hại, một con tên là Phục Hại, con quỷ Phục Hại nói với con quỷ Vi Hại: Ta muốn đánh Tỳ kheo ấy một quyền. Quỷ Vi Hại khuyên: Không nên đánh, không nên đánh! Quỷ Phục hại không nghe lời khuyên liền đánh một quyền vào đầu Xá Lợi Phất. Sau khi tôn giả Xá Lợi Phất xuất định cảm thấy đau đầu, tôn giả vội vàng đến thỉnh vấn Thế tôn, thưa Thế tôn là tôn giả xưa nay không hề bịnh hoạn, vì sao hôm nay lại bị bịnh đau đầu? Thế tôn dạy: Có con quỷ Ca La đánh vào đầu ông, con quỷ ất sức mạnh không ai bằng, nếu nó đánh vào núi Tu di thì cũng phải vỡ thành hai, nếu Xá Lợi Phất không có sức mạnh của định thì thân của tôn giả nát như cám. Có lẽ con quỷ Ca La gây nghiệp ác nên phải chịu quả báo ác đọa vào địa ngục A Tỳ. Bạch Thế tôn! Con lúc ấy cũng giống hệt như Xá Lợi Phất bụng đau không chịu nỗi. Con nghĩ hiện tại con đã đạt đến quả vị A La Hán. Nhân duyên của bịnh cũng không có, vì sao hôm nay bụng lại nổi lên cơn đau? Khó bảo rằng công phu của con bị thối thất? Bấy giờ chú điệu của con chạy băng băng đến trước mặt con kể lại hiện tượng chú ấy đứng ngoài cửa sổ nhìn thấy cả phòng ngập nước, con bảo chú ấy lần sau nếu nhìn thấy nước thì hãy mở cửa lấy miếng gạch ra. Chú ấy nghe theo lời, chờ khi con nhập định nó lại lén nhìn con, cũng nhìn thấy cả phòng ngập nước liền mở cửa lấy viên gạch. Sau khi con ra khỏi định, toàn thân khỏe mạnh trở lại không còn đau bụng . Từ đó về sau con được thân cận nhiều vị Phật, cho đến đức Phật Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Như Lai xuất hiện ở đời, quán tưởng của con mới thành công, quên cái thân, quên cả nước, nhân vì đã kết hợp với nước biển thơm trong mười phương thế giới thành một mảng, tính nước tương hợp với chân tâm, chân tâm  chính là tính nước, tính nước cũng chính là chân tâm, hoàn toàn không sai khác. Hôm nay, dưới sự chỉ dẫn của Thế tôn đạt được cái tên Đồng Chơn, có mặt trong hàng Bồ tát. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con lấy tính chất của nước, bất luận là nước ở trong thân hay nước ở ngoài thân đều một tính trôi chảy hoàn toàn không hai. Con liễu tri tính nước không tịch, vốn không sinh cũng không diệt liền đạt vô sinh pháp nhẫn, chứng nhập Bồ đề vô thượng, pháp môn thủy quán đó con cho rằng là đệ nhất.

            Lưu Ly Quang Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ, có vị Phật xuất hiện ở đời tên là Vô Lượng Thanh, Thế tôn dạy: Cái tính của linh giác vốn có tự nhiên, thể của nó nhiệm mầu, dụng của nó sáng suốt, thể thuộc diệu thì bất biến; dụng của sáng suốt thì tùy duyên, do vậy cái tính của linh giác vốn có là tịch nhiên bất động, có cảm ắt thông, là yếu nghĩa của bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến. Vô Lượng Thanh Như Lai đem yếu nghĩa nhất thừa tối thượng ấy để chỉ bày cho chư vị Bồ tát của Thế tôn. Ngài còn hướng dẫn chư vị Bồ tát quán sát́ cái thân của chúng sanh và thế giới đều bị ngọn gió vô minh, vọng duyên chuyển động. Con lúc ấy quán sát mười phương thế giới dựng lên như thế nào? Phải chăng là do sức mạnh của gió vọng chấp giữ? Quán sát hiện tượng di dời, chuyển động của ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai không hiện tượng nào là không do sức mạnh của gió vọng kín đáo di chuyển? Quán sát vào đi, đứng, nằm, ngồi của thân không trường hợp nào không bị sức mạnh của gió vọng chuyển dịch? Quán sát về động niệm của tâm, không rời khỏi sanh, tồn tại, biến đổi, hoại diệt cũng không có hiện tượng nào không bị dắt dẫn bởi sức mạnh của gió vọng? Quán sát như vậy, ngoài là thế giới, trong thì thân tâm không tướng động nào không chỉ là một tính gió, tính của gió, đến không chỗ đến, đi không chỗ đi, nguyên Lai mười phương thế giới vi trần, cho đến hết thảy điên đảo chúng sanh cùng một hư vọng, đều bị ngọn gió vọng chuyển động. Quan sát như vậy cho đến ba ngàn đại thiên thế giới, chúng sanh trong mỗi thế giới cũng như ở trong chiếc bình pha lê với tiếng kêu loạn xạ của trăm ngàn con muỗi. Trong một phân một tấc không gian có biết bao tiếng khóc than náo loạn như thế còn có ý nghĩa gì nữa! Khi ấy con được đức Phật khai thị, cứ vậy mà quán sát không bao lâu liền đạt đến vô sanh pháp nhẫn thân tâm mở sáng, nhìn thấy chân thể bất động của đức Đông Phương Bất Động Như Lai. Tại chỗ của đức Phật Bất Động Như Lai làm con của vị Pháp vương, từ đó về sau theo hầu Như Lai trong mười phương biết rõ vọng thân và vọng tâm đều bị chuyển dịch bởi sức mạnh của ngọn gió vọng, nhân đó thân tâm của con phát ra ánh sáng của trí tuệ, trong ngoài sáng suốt cũng như lưu ly, tự tại không vướng mắc. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con nhờ quán sát́ sức mạnh của gió không nương tựa, không nương tựa chính là vô thể, hết thảy thế giới, thân, tâm không nương tựa, vô thể đều là tướng không. Từ đó ngộ ra giác tâm Bồ đề, đắc nhập chánh định, với tâm ấn nhiệm mầu của mười phương Như Lai   trao truyền, hoàn toàn không khác. Con cho rằng, quán sát sức mạnh của gió vọng duyên nguyên là chân thể sáng suốt của Bồ đề là đệ nhất.

            Hư Không Tạng Bồ tát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con với Phật tại kiếp quá khứ theo hầu đức Phật Định Quang Như Lai, khi ấy con đã đạt được thân vô biên. Thân vô biên do vì hư không là vô biên, vã lại không chổ nào là không cất giữ, có khả năng tàng chứa mười phương thế giới, cho đến cả báu vật vô số của mười phương thế giới, tàng chứa vô số y phục thức ăn uống và nhiều thứ khác, vì thế tàng chứa của hư không là tàng chứa vô tận. Con nắm giữ ngọc báu của bốn đại ngọc báu phát ra ánh sáng của không trí chiếu khắp số cõi nước Phật như vi trần, sở hữu ngoài bốn đại, mỗi mỗi hóa thành hư không. Lại nữa từ trong tự thân hiện ra Đại Viên cảnh trí, chiếu khắp ba đời mười phương, từ tổng trí của đại viên cảnh trí , phóng ra mười lọai ánh sáng của biệt trí, ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mười phương đến tận bờ mé của hư không, các thế giới sở hữu hư không, không một thứ gì không ở trong ánh sáng trí tuệ, sắc không không vướng ngại, lý sự viên dung. Những gì thuộc Phù Tràng Vương Sát đều nhiếp vào bên trong đại viên kính trong thân con. Thân với hư không, sự sự vô ngại, rộng hẹp tự tại. Lấy cái thân chánh báo của con, khéo dung nhập cõi vi trần thuộc y báo để làm các Phật sự không bờ mé, đắc đại tự tại. Sức mạnh đại oai thần như thế do quán sát bốn đại không có cái thể, duy tâm mà hiện, tùy theo vọng tưởng, tâm sinh thì pháp sinh, tâm diệt thì pháp diệt. Vì thế hư không với bốn đại, về mặt tướng ắt có hai về mặt tính ắt không hai. Bốn đại với hư không đã không hai, mà cõi nước Phật cũng tạo thành bởi bốn đại. Do đó cõi nước Phật cũng bằng hư không mà phát minh tính Như Lai tạng. Tính không tức là chơn giác, tính giác tức là chân không, thanh tịnh là bản nhiên của nó nhưng có khả năng cùng khắp pháp giới, tính không tròn sáng, sinh tức vô sinh, do đó mà chứng đạt vô sinh pháp nhẫn. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, còn thấy quán sát hư không là rộng lớn đắc nhập chánh định, con cho rằng quán sát hư không không bờ mé, tính không tròn sáng là pháp môn đệ nhất.

            Di Lạc Bồ tát liền từ chổ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn: Con nhớ lại quá khứ vô lượng vô số kiếp có một vị Phật ra đời tên là Nhựt Nguyệt Đăng Minh, con theo Thế tôn xuất gia, cái tâm sinh lợi của con quá nặng, thích chạy theo các gia đình giàu có, thường quan hệ với những người giàu sang, đức Phật Nhựt Nguyệt Đăng Minh dạy con tu tập duy tâm thức định, quán sát ba cõi đều duy tâm tạo, vạn pháp biến hoá bởi thức. Con tu tập theo định ấy, tâm không tản mạn, không cầu ở bên ngoài đắc nhập chánh định. Từ đó về sau, trãi qua nhiều kiếp đến nay đều lấy duy thức tam muội theo hầu vô số vô lượng.

            Như Lai, hầu hạ cúng dường, do đó với cái tâm cầu danh, cầu lợi được tiêu trừ, cho đến khi đức Phật Nhiên Đăng ra đời, con mới được thành tựu duy tâm thức định, vô thượng diệu viên, cõi nước của đức Phật nào phàm thánh cùng ở có tịnh, có uế, cõi nước thường tịch quang không tịnh, không uế hay cõi nước thật báo trang nghiêm có tịnh, có uế đều biến hiện ra bởi tâm thức của con. Bạch Thế tôn! Con nhờ hiểu rõ do tâm thức biến hiện mà biết rõ từ thức tính hiện ra vô lượng Như Lai, cũng hiện ra vô lượng chúng sanh. Nay được Thế tôn thọ ký làm vị Bồ tát bổ xứ tương lai chờ đến năm mươi bảy vạn vạn năm, cũng chính là Phật Di Lặc, vị Phật thứ năm trong hiền kiếp sẽ hạ sanh trong tương lai. Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con lấy chú tâm quan sát thế giới mười phương đều biến hiện bởi tâm thức. Thức tâm tròn sáng, chứng nhập Viên Thành Thật tính thuộc chân như, rời xa mọi duyên, đối tượng Sinh Y Tha Khởi tính, không bị rơi vào Biến Kế Chấp tính, đạt đến vô sanh pháp nhẫn, con cho rằng pháp môn duy tâm thức định là đệ nhất. 

            Đại Thế Chí pháp vương tử, xuất lãnh năm mươi hai vị Bồ tát, mỗi vị từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa : Bạch Thế tôn! Con tương lai   ở thế giới cực lạc, chờ bổ làm Phật, vì thế hiện nay gọi con là con của pháp vương. Con lấy niệm Phật thành đạo, nhưng niệm Phật cũng có nông sâu không giống nhau, từ phát tâm cho đến thành Phật, ở giữa có năm mươi hai giai đoạn, do vậy niệm Phật của hàng Bồ tát cũng có năm mươi hai vị. Con nhớ lại vô số vô lượng kiếp trước có một vị Phật Vô Lượng Quang, kế đến lại có đức Phật Vô Biên Quang, đức Phật Vô Ngại Quang, đức Phật Vô Đối Quang, đức Phật Diệm Vương Quang, Phật Thanh Tịnh Quang, đức Phật Hoan Hỷ Quang, đức Phật Trí Huệ Quang, đức Phật Bất Đoạn Quang, đức Phật Nan Tư Quang, Vô Xưng Quang, cho đến đức Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, trong một kiếp ấy tổng cộng có năm mươi hai vị Phật tiếp nhau ra đời, vị Phật sau cùng chính là đức Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, Thế tôn dạy con pháp môn niệm Phật, đắc nhập chánh định vì thế nên gọi là niệm Phật tam muội. Bạch Thế tôn! Vì sao nên niệm Phật? Ví như có hai người, một là anh A, một là anh B. Anh A đêm ngày chuyên tâm nhớ anh B, nhưng anh B thì không nhớ đến anh A, thế là giữa hai người có khi gặp nhau, có khi không gặp nhau, giả như cả hai người đều nhớ đến nhau nhớ nghĩ rất sâu nặng, tất là đời đời như bóng theo hình mãi mãi không xa nhau. Như nay chư Phật trong mười phương, thương tưởng chúng sanh, ức niệm chúng sanh, cũng như người mẹ nhớ đến con vậy, giả như người con cố trốn tránh, dù người mẹ đêm ngày nhớ đến con cũng là vô dụng. Giả như người con cũng nhớ đến mẹ, cũng như người mẹ cũng nhớ đến con, thế là mẹ với con đời đời không rời xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh lúc nào cũng nhớ đến Phật, lúc nào cũng niệm Phật dù cho đời này không thấy được Phật thì tương lai   nhất định sẽ gặp được Phật. Dù không thấy được Phật nhưng cách Phật không xa, pháp môn niệm Phật không phải dùng bí quyết nào khác mà chỉ niệm Phật liền đạt đến tương ưng với tâm Phật, tâm nhãn tròn sáng, hợp nhất với Phật. Như có một số người, trên thân thể của chính họ tuy không tỏa ra mùi thơm, nhưng trên áo quần của họ có rảy dầu thơm nên toàn thân đều tỏa mùi thơm. Vì thế, pháp môn niệm Phật, nhiễm được mùi thơm của Phật tắm được hào quang của Phật do vậy nên gọi là Hương Quang Trang Nghiêm. Bạch Thế tôn! Nhân địa gốc nguồn của con, là lấy tâm để niệm Phật, tâm tâm không gián đoạn đạt đến vô sanh pháp nhẫn, hiện nay con vẫn ở tại thế gian, nhiếp dẫn người niệm Phật trở về với cõi Phật thanh tịnh. Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con không phải suy nghĩ cũng không chọn lựa nhiều, chỉ cần thu nhiếp sáu căn nhất tâm niệm Phật, niệm thật nhiều, trong tâm tự nhiên không có vọng niệm, biến thành vô niệm, vô niệm chính là tịnh niệm, niệm niệm không rời tịnh niệm liền đạt đến chánh định, con cho rằng một pháp môn niệm Phật là đệ nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Mục Lục LNTD