LĂNG NGHIÊM THIỂN DỊCH

 

QUYỂN SÁU

                        

              Lúc ấy, Bồ tát Quán Thế Âm từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ hai chân Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Con nhớ lại vô số vô lượng kiếp trước, có một vị Phật xuất hiện ở đời, con ở dưới sự hướng dẫn của Thế tôn, phát khởi tâm Đại giác Bồ đề vô thượng, đức Phật Quán Thế Âm dạy cho con từ văn, tư, tu mà nhập tam ma địa. Cái gọi là Văn, tức là chỉ vào căn tính của đối tượng nghe, Tư là lấy chánh trí mà quán chiếu, Tu là thường xuyên không ngừng luyện tập, thường xuyên lấy chánh trí để chú ý đến cái căn tính của chủ thể nghe thì có thể dần dần đắc nhập chánh định .

            Thế tôn dạy con bước đầu tiên hạ thủ là phải chú ý đến tính nghe của căn tính, nhĩ căn không phan duyên với thanh trần ở ngoài; nếu phan duyên với thanh trần ở bên ngoài thì tự tâm bị chuyển bởi âm thanh liền rời khỏi dòng giải thoát, rời khỏi dòng giải thoát là bị trói buộc của luân hồi sống chết. Thế tôn dạy con cần phải chuyển ngược lại, đem hết tinh thần tập trung thống nhất, chú ý đến nhĩ căn của chính mình thì nghe được một thứ âm thanh ở bên trong như tiếng Úm! Úm! Hoặc là tiếng A! A! Tiếng ấy rất nhỏ nhiệm, lúc tỏ lúc mờ không dễ gì phân biệt được. Loại âm thanh đó phát ra từ bảyluân xa của mạng căn, ở trong mạch quản có bảy luân xa, luân xa dưới hết gọi là Hải Để luân ở giữa trực trường với nan bối là nguồn gốc của tất cả kinh mạch trên toàn thân, kế đến là Sanh Thực luân, ở cách bụng ba ngón rưỡi tay, đến Kỳ luân ở nơi bụng, đến Tâm luân ở vùng tim, đến Hầu luân ở vùng họng, đến Mi Gian luân ở giữa hai chân mày, đến Đảnh luân ở đỉnh đầu. Bây giờ thứ âm thanh ở bên trong ấy là do bảy luân xa phát ra, theo Ấn độ giáo gọi là Thánh âm, Phật giáo gọi là Phạm âm. Từ Thánh âm phát ra âm thanh thuộc Kì Chấn âm, Phật giáo gọi là Diệu âm. Từ Kì Chấn âm phát ra Trung âm thuộc thức căn, Phật giáo gọi là Quán Thế âm. Từ Trung âm phát ra ngôn âm của câu, chữ, Phật giáo gọi là Hải Triều âm. Do tập trung tinh thần chú ý nơi âm thanh ở bên trong là Phạm âm, tâm niệm liền bị thu nhiếp bởi mạng căn khí. Khi ấy, toàn thân cũng như khúc gỗ không hay biết đến nóng lạnh, không biết đến buồn vui. Lúc có âm thanh thì giác sát tâm ý vẫn tồn tại, nhưng đến lúc âm thanh bên trong bị đình chỉ, khi mà không nghe âm thanh ở bên trong liền nhập vào cảnh giới tương tự như tịch diệt. Cứ như vậy mà chú ý đến âm thanh ở bên trong không chú ý đến âm thanh ở bên ngoài, cái gọi là máy nghe chuyển qua nghe tự tính, như thế không phải là ra khỏi dòng giải thoát mà là nhập vào dòng giải thoát . Giả thiết tinh thần đã được thống nhất, tập trung cả tâm lực mà vẫn không nghe được âm thanh ở bên trong thì cần giả tưởng mỗi luân xa trong kinh mạch giống như đang phát ra một thứ âm thanh nhỏ nhiệm như ở luân xa ở giữa hai chân mày có tiếng Úm! Úm! Luân xa ở vùng họng có tiếng A! A! Giả tưởng như vậy, tức là ảo tưởng, Phật giáo gọi là quán tưởng, cũng là pháp môn Tam Ma Đề lấy ảo tu ảo, cái gọi là như ảo tam ma đề như ảo văn huân, văn tu, câu chữ như ảo không thể nghĩ bàn.

            Khi mới hạ thủ công phu không thể cự tuyệt ngay tất cả thanh trần, trước hết cần trừ các trần thô ở bên ngoài, xa gần nhưng còn tạm thời giữ lại các trần nhỏ nhiệm ở bên trong, lợi dụng chúng tạo thành những cảnh đối tượng của quán mà nhiếp tâm. Do đó, ban đầu trong nghe, không nghe các trần thô thuộc bên ngoài mà cần nghe các trần nhỏ nhiệm ở trong tự tính thì liền vào dòng giải thoát. Khi đã vào dòng giải thoát, dần dần quên mất âm thanh ở bên trong, đối tượng của nhập là quên đối tượng. Âm thanh ở bên trong vẫn là tướng động, đợi đến lúc quên mất tướng động của âm thanh bên trong thì liền cởi cái nút động thứ nhất, đồng thời cũng phá trừ sắc uẩn thuộc khí thế giới.

            Âm thanh bên trong, đối tượng nhập đã quên rồi thì không còn tướng động của âm thanh bên trong, lúc ấy vẫn có cái tướng tịnh của âm thanh bên trong, chờ đến khi tuớng tịnh của âm thanh bên trong cũng quên thế là hai tướng động tĩnh tự nhiên không sinh, tướng tịnh cũng không sinh, là cởi nút tịnh thứ hai, đồng thời cũng phá được sắc uẩn thuộc thân căn , chờ đến khi tuớng tịnh của âm thanh bên trong cũng quên thế là hai tướng động tĩnh tự nhiên không sinh, tướng tịnh cũng không sinh, là cởi nút tịnh thứ hai, đồng thời cũng phá được sắc uẩn thuộc thân căn. 

            Nút buộc động của tướng động đã cởi thì sắc uẩn thuộc khí thế thế giới cũng phá trừ,  nút buộc tính của tướng tịnh đã được cởi thì sắc uẩn thuộc thân căn được phá trừ, thế là sáu nút buộc của sáu căn đã được cởi hai cái gọi là hết sắc uẩn, trong năm trược, tiêu trừ được kiếp trược.

            Do liên tục tập trung tâm lực, chú ý đến âm thanh bên trong, mà tiến nhập giai đọan thứ nhất quên đối tượng nhưng vẫn cần tiếp tục nổ lực dần dần gia tăng định lực ắt âm thanh thuộc văn căn của chủ thể nghe cùng tùy vào âm thanh bên trong thuộc đối tượng của nghe, cùng lúc tiêu trừ sạch cả hai, trong sáu cái nút buộc đã cởi được nút căn thứ ba, đồng thời cũng phá trừ thọ uẩn thuộc tiền ngũ thức, tiêu trừ kiến trược.

            Âm thanh bên trong, đối tượng nghe với nhĩ căn, chủ thể nghe, giá như quét sạch hết thì vẫn cần không dừng, không trụ tiếp tục đi tới cái chỗ cùng thì lộ ra một cái giác tính, giác tính vẫn là tính biết, có giác, có biết vẫn là ngã tướng, tiến thêm một bước nữa, ngay cả biết cũng không biết, giác cũng không giác, cái gọi là chủ thể giác cùng đối tượng của giác đều không là đã cởi nút giác thứ tư đồng thời cũng phá trừ thức thứ sáu tưởng uẩn tiêu trừ phiền não được.

            Giác với biết đều không tự tính, không đến cùng cực, gọi là không giác cực viên, vẫn cần lấy chủ thể không với đối tượng của không tiêu trừ hết cả hai thì cởi được cái nút buộc không thứ năm đồng thời phá được Mạt Na thức thứ bảy thuộc hành uẩn, tiêu trừ chúng sanh trược.

            Không với đối tượng của không đều diệt trừ nhưng vẫn giữ lại các tướng diệt nếu còn cai tướng diệt thì vẫn còn cái tướng sanh, chờ đến khi tướng sanh và tướng diệt đều diệt, đó là cởi cái nút diệt thứ sáu, đồng thời cũng phá trừ A Lại Gia thức thuộc thức uẩn, tiêu trừ mạng trược.

             Nói tóm lại động tĩnh không sinh là phá trừ sắc uẩn. Nghe và đối tượng nghe hết là phá trừ thọ uẩn. Giác và đối tượng giác đều không là phá trừ tưởng uẩn.  Không với đối tượng không diệt đó là hành uẩn. Sanh diệt diệt là phá trừ thức uẩn. Động diệt vẫn còn tịnh, tịnh diệt vẫn còn căn, căn diệt vẫn còn giác, giác diệt vẫn còn không, không diệt vẫn còn sanh diệt, sanh diệt diệt mới là cảnh giới tịch diệt. Khi ấy chỉ cần nhĩ căn giải thóat, các căn khác như mắt, mũi, lưỡi, thân, ý đồng thời cùng giải thoát có thể có tác dụng qua lại.

            Thực sự đến cái chổ một niệm không sinh của cảnh giới tịch diệt thì A Lại Gia thức sẽ chuyển biến cái thân trung ấm không ôm nổi pháp thân chỉ trong khỏanh khắc vượt ra khỏi thế gian cho đến vượt ra khỏi xuất thế gian hết thảy  của mười phương thế giới đều là tự thân nguyên do là chân tâm của con dung hợp hết thảy thế giới tinh thần và thế giới vật chất tròn đầy mười phương chiếu sáng pháp giới cái gọi là tất cả đại địa là ánh sáng của tự thân.

            Tất cả hư không là toàn thân của tự thân khi ấy đạt đến hai lọai cảnh giới thù thắng không phải là phàm phu nhị thừa và ngoại đạo  mơ ước và đạt được?

            Một là từ phương diện cao mà nói thì cái tâm của con với chân tâm sáng suốt nhiệm màu của chư Phật dung hợp làm một, từ bi nguyện lực của mười phương chư Phật chính là từ bi nguyện lực của con.

            Hai là từ phương diện thấp mà nói thì cái tâm của con với giác tâm vốn nhiệm màu của chúng sanh mười phương dung hợp làm một nhiệt tình ngưỡng mộ của chúng sanh sáu đường chính là nhiệt tình ngưỡng mộ của con. Bạch Thế tôn! kể từ khi con được thân gần cúng dường đức Phật Quán Thế Âm được Thế tôn chỉ dạy cho con lấy ảo tu ảo của  pháp môn Tam Ma Bát Đề ảo tưởng âm thanh bên trong ảo quán các trần nhỏ nhiệm lấy ảo nghe để huân tu, lấy ảo quán mà luyện tập,  lấy chánh định để chứng nhập kim cương không hoại diệt, trên với mười phương Như Lai cùng một chân thể, cùng một tự lực, thể đã đồng thì dụng cũng đồng  khiến cho con thành tựu ba mươi hai tướng hóa thân  có thể biến nhập hết thảy thế giới.

            Bạch Thế tôn! Nếu có vị Bồ tát nào đã đắc nhập chánh định, tiến thêm một bước, tu tập pháp vô lậu, với thắng giải cao sâu của chư vị, thời điểm sắp tròn đầy  con liền thị hiện thân Phật vì chư vị mà nói pháp, giúp chư vị đạt đến giải thoát. Nếu có các vị học giả sơ nhị, tam quả thích thú độc cư tịch tĩnh, cầu tuệ tự nhiên, đến lúc sắp tròn đầy, con liền hiện đến trước mặt họ, thị hiện thân Độc giác vì họ mà nói pháp, giúp họ đạt đến giải thoát. Nếu có hàng học giả sơ, nhì, tam quả đã phá mười hai nhân duyên, thắng giải diệu ngộ, khi sắp tròn đầy, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Duyên giác vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt đến giải thoát. Nếu có hàng sơ, nhị, tam quả tu tập pháp tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo gần đắc nhập trạch diệt vô vi, thắng giải sắp tròn đầy, con liền đến trước mặt họ thị hiện thân A La Hán vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt đến giải thoát. Nếu có hàng chúng sanh nào, đối với cái tâm ái dục đạt được khai minh giác ngộ, không muốn tái phạm trần lao ái dục, muốn cái thân nhân ái dục mà sinh được thanh tịnh, con liền đến trước mặt họ thị hiện thân Phạm vương vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt đến giải thoát. Nếu có hàng chúng sanh nào muốn làm vua trời Đao lợi, thống lảnh cõi trời thứ ba mươi ba, con liền đến trước mặt họ thị hiện thân Đế thích vì họ mà nói pháp giúp họ đạt được thành tựu . Nếu có hàng chúng sanh nào muốn được thân Tự tại thiên vương có thể du hành mười phương cõi nước, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Tự tại thiên vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào muốn được thân Đại tự tại thiên có thể phi hành trong hư không, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Đại tự tại thiên vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào thích thống lãnh quỷ thần, cứu giúp quốc gia con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Đại tướng quân vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào thích thống trị thế giới, bảo hộ nhân dân con liền đến trước mặt họ thị hiện thân Tứ thiên vương vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào thích sanh tại cung trời, có thể sai khiến quỷ thần, con liền đến trước mặt họ thị hiện thân Tứ đại thiên vương hoặc là thân thái tử Na Tra, vì họ mà nói pháp giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào thích làm Nhân vương con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Nhân vương, vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào, thích làm lãnh tụ của một dòng tộc muốn được người đời tôn trọng, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Trưởng giả, vì họ mà nói pháp, giúp họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào, thích bàn xưa, luận nay, tâm trong sạch ít dục, an cư lạc đạo, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân cư sĩ vì họ mà nói pháp, giúp họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào thích tề gia trị quốc, xử lý việc công của nhân dân, làm cho việc tố tụng công bằng, không bị oan uổng, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Tể quan vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có hàng chúng sanh nào, thích nghiên cứu thiên văn, địa lý, âm dương ngũ hành, y bốc tinh tượng, rảy nước họa bùa, điều nhiếp thân tâm, giữ tinh dưỡng khí, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Bà la môn vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có người đàn ông nào hiếu học xuất gia, thọ giữ giới luật, con liền đến trước mặt vị ấy thị hiện thân Tỳ kheo vì vị ấy mà nói pháp khiến cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có người đàn bà nào hiếu học xuất gia, thọ giữ giới luật, con liền đến trước mặt vị ấy thị hiện thân Tỳ kheo ni vì vị ấy mà nói pháp giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có người đàn ông nào nguyện giữ năm giới, con liền đến trước mặt vị ấy, thị hiện thân Cận sự nam vì vị ấy mà nói pháp, giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có người đàn bà nào nguyện giữ năm giới, con liền đến trước mặt vị ấy, thị hiện thân Cận sự nữ vì vị ấy mà nói pháp, giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có người đàn bà nào muốn làm chủ phụ của gia đình u nhàn, trinh tịnh, hoặc là làm người mẹ mô phạm của vị tề gia trị quốc, con liền đến trước mặt vị ấy, thị hiện thân đệ nhất phu nhân, hoàng hậu, mệnh phụ, đại gia vì vị ấy mà nói pháp giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có chúng sanh nào, muốn bảo thủ thân đồng nam, nam căn không hoại, con liền đến trước mặt vị ấy, thị hiện thân đồng nam vì vị ấy mà nói pháp, giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có khuê nữ nào muốn giữ gìn thân nữ như ngọc trắng không tỳ vết, không bị xâm phạm, con liền đến trước mặt vị ấy thị hiện thân đồng nữ, vì vị ấy nói pháp, giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có thiên nhơn thuộc ba cõi muốn rời khỏi thân thiên nhơn, con liền thị hiện thiên thân vì vị ấy mà nói pháp, giúp cho vị ấy đạt được thành tựu. Nếu có bốn loại rồng, hoặc giữ cung điện cõi trời, hoặc giăng mây cho mưa, hoặc thông lưu sông ngòi, hoặc ẩn tàng giúp đỡ, muốn rời khỏi thân rồng, con liền thị hiện thân rồng vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có ba loài Dược xoa, hoặc đi trên đất, hoặc đi trên không, hoặc bay muốn thoát khỏi thân Dược xoa, con liền đến trước mặt họ, thị hiện thân Dược xoa vì họ mà nói pháp giúp cho họ đạt được thành tựu . Nếu có thần Hương ấm nào muốn thoát khỏi thân Hương ấm, con liền đến trước mặt vị ấy thị hiện thân Càn thát bà vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có vị Phi thiên, muốn thoát khỏi thân Phi thiên, con liền đến trước mặt họ thị hiện thân A tu la vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu, nếu có nghi thần nào muốn thoát khỏi thân nghi thần con liền đến trước mặt vị ấy thị hiện thân Khẩn na la vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tưụ, nếu là khủng long nào, muốn thoát khỏi thân khủng long, con liền đến trước mặt vị ấy, thị hiện thân Ma Hồ la già vì họ mà nói pháp, giúp cho họ đạt được thành tựu. Nếu có chúng sanh nào muốn đời đời kiếp kiếp sanh ở nhân gian, con liền hiện thân người vì họ mà nói pháp giúp cho họ đạt được thành tựu. nếu có hàng chúng sanh phi nhân hoặc có hình hoặc không có hình, hoặc có tưởng hoặc không có tưởng không muốn thoát khỏi cái thân ấy còn liền đến trước mặt họ thị hiện các loại thân khác nhau vì họ mà nói pháp giúp cho họ đạt được thành tựu; như thế là đi vào mười phương hết thảy cõi nước trong lba mươi hai loại thân tuỳ loại mà thị hiện không hề bị nhiểm ô thân ứng hóa đều do chánh định của nhĩ căn, lấy cái tính nghe của bản giác hướng vào bên trong làm huân khởi thỉ giác diệu trí thành tựu sức mạnh màu nhiệm vô vi mà tự tại thị hiện.

            Bạch Thế tôn! Con dùng lỗ tai chú ý đến âm thanh bên trong huân tập tính nghe của chính mình đắc nhập chánh định kiên cố rốt ráo và chứng đắc diệu lực vô vi tuỳ theo cái tâm nhiệt tình ngưỡng mộ của chúng sanh trong sáu đường thuộc mười phương ba cõi kết lại thành một mãng, có thể khiến cho hết thãy chúng sanh  ở trong thân tâm của con đạt đến mười bốn thứ không sợ hải.

            Một là do con không quán âm thanh bên ngoài chỉ lấy tính nghe của tự thân quán âm thanh bên trong của tự thân nội căn với nội trần cùng xuất hiện ở tự chứng phần, căn trần cùng nguồn do vậy mà thoát khỏi sự phục tùng ở bên trong có thể giúp cho chúng sanh đau khổ trong mười phương cũng tự thân chú ý đến âm thanh của tự thân niệm đến danh hiệu của con tức là niệm đến con, con liền giúp họ đạt đến giải thoát.

            Hai là đã không phan duyên với ngoại trần mà chỉ chú ý đến âm thanh bên trong của tự thân một căn đi ngược lại với nguồn thế là nhãn căn cũng không phan duyên với ngoại sắc. Mũi, lưỡi thân căn cũng không phan duyên với ngoại trần mà chỉ nằm yên ở bên trong do đó có thể khiến cho hết thảy chúng sanh giả như gặp phải hỏa hoạn nhờ niệm danh hiệu của con tự thân chú ý đến âm thanh của tự thân. Niệm danh hiệu con tức là niệm đến con, con liền khiến cho lữa dữ không thể nào đốt đến vị ấy.

             Ba là chú ý đến âm thanh bên trong chính là quán chiếu đến tính nghe không duyên với ngoại trần chính là chuyển ngược cái nghe, nếu có chúng sanh nào bị nước cuốn trôi nhờ niệm danh hiệu đến của con tự thân chú ý đến âm thanh của tự thân. Niệm danh hiệu con tức là niệm đến con, con liền làm cho cơn nước lớn ấy không dìm chết vị ấy.

            Bốn là không chú ý đến tiếng ở bên ngoài mà chỉ chú ý đến âm thanh ở bên trong, ý thức bị âm thanh bên trong thu nhiếp những suy nghĩ lung tung đều đoạn trừ, vọng tưởng đã không có thì cái tâm giết hại cũng không khởi khiến cho hết thảy chúng sanh nhờ niệm đến danh hiệu của con tự thân chú ý đến âm thanh của tự thân, vị ấy niệm danh hiệu con tức là niệm đến con dù có bị rơi vào cõi nước La sát thì t quỷ la sát cũng không hại được vị ấy.

            Năm là bản giác hướng vào trong mà huân tập cái nghe sai lầm bằng cái nghe chân thật, một căn đi ngược lại nguồn thì sáu căn cũng đồng thời hết vọng trở lại chân tác dụng có thể qua lại. Giả như có hàng chúng sanh nào  đang bị hại , nhờ niệm đến danh hiệu của con tự thân chú ý đến âm thanh của chính mình. Niệm danh hiệu con tức là niệm đến con, con liền làm cho cây đao của người muốn hại vị ấy gãy ra nhiều đoạn khiến lợi khí của người ấy mất hết tác dụng, cũng như lấy dao chém nước, nước không bị tổn thương, lấy miệng thổi ánh sáng, ánh sánh không hề mất.

             Sáu là huân tu chuyển ngược cái nghe trở về với cái tính bổn nguyện, phát ra ánh sáng của trí tuệ vốn có, hào quang chiếu sáng khắp pháp giới thì tất cả quỹ thần u ám trong đó không cách nào mà còn được; tuy có Dạ xoa là quỷ đực, La sát là quỷ cái, Cưu bàn trà , Tỳ xá già ăn tinh khí, cho đến loài quỷ phát ra bệnh sốt, khi đến gần người niệm danh hiệu của con, ngay cả người cũng nhìn không thấy hà huống là muốn gia hại!

            Bảy là âm thanh bên ngoài và âm thanh bên trong, tướng động tướng tịnh đều tiêu trừ, tính năng văn ngược dòng mà vào, hết thảy phù trần hư vọng đều xa lìa hết khiến cho người niệm danh hiệu của con không bị gông cùm trói buộc câu thúc chân tay vị ấy.

             Tám là âm thanh tịch diệt rồi, thì tính nghe đạt được tròn đầy tương ứng với Phật, sức mạnh của tâm từ sinh khởi cùng khắp, khiến cho chúng sanh niệm danh hiệu của con giả như đi qua con đường hiểm yếu, trộm cướp cũng không dám cướp đoạt của cải của vị ấy.

             Chín là lấy cái tính nghe tự huân tự tu, xa lìa mọi sắc thanh vọng trần tuy có sắc đẹp ở trước mặt nhưng không bị nhan sắc của người ấy làm lay động khiến cho chúng sanh nhiều dâm dục niệm danh hiệu của con tiêu trừ niệm dâm dục, xa lìa tham dục.

             Mười là toàn là phạm âm không phải ngoại trần căn với cảnh dung hợp làm một, khôi phục lại tự chứng phần, không có căn năng đối, không có trần sở đối, một niệm không sinh ánh sáng tự chiếu, khiến cho chúng sanh phẩn nộ, sân hận niệm danh hiệu của con xa lìa niệm sân hận phẩn nộ.

             Mười một là thanh ,trần trong ngoài đều diệt hết khôi phục lại ánh sáng của tánh nghe trí tuệ vốn có, khí thế gian thuộc bên ngoài, thân tâm thuộc bên trong, sáng chiếu cũng như pha lê, có khả năng khiến cho chúng sanh niệm danh hiệu của con, đoạn trừ ngu si, sanh khởi thiện tâm, xa lìa tà kiến.

            Mười hai là tiêu dung ảo hình của tứ đại, khôi phục cái tính nghe vốn có chân tâm bước vào ba thứ thế gian cũng không ngược lại với pháp thế gian, có khả năng đi khắp mười phương thế giới, cúng dường hết thảy Như Lai, ở trước chư Như Lai trở thành người con của vị pháp vương kế thừa Phật. Do vậy có khả năng khiến cho chúng sanh niệm danh hiệu của con muốn cầu con trai thì sanh con trai có đầy đủ phước đức trí tuệ, người đời gọi con là Quan âm cho con.

             Mười ba là một căn đã ngược nguồn thì sáu căn đồng thời cũng viên thông, có thể tác dụng qua lại tuỳ vào một căn đều sáng chiếu, hàm chứa bên trong mười phương thế giới vô lượng pháp môn bí mật của Như Lai, chẳng hề quên. Do vậy, có khả năng khiến cho chúng sanh niệm danh hiệu của con, muốn cầu con gái liền sanh con gái đầy đủ phước đức, nhu thuận tướng mạo đoan chính, người con gái ai thấy cũng yêu.

            Mười bốn là ba ngàn đại thiên thế giới này đếm có một trăm vạn vạn mặt trời và mặt trăng,nhưng hiện nay coi pháp vương tử ở tại thế gian có đến sáu mươi hai hằng  hà sa số chư vị đều tu học Phật pháp, làm mô phạm cho người đời đều có khả năng tuỳ thuận tâm lý của chúng sanh, vận dụng vô số phương tiện thiện xảo, lấy trí tuệ để giáo háo chúng sanh. Trong hết thảy pháp vương tử, chỉ có con là đạt đến viên thông nhĩ căn phát huy diệu dụng to lớn của tánh nghe, lại còn có khả năng ngay trong tự tâm của con nhiệm mầu hàm chứa cả pháp giới không nơi nào không cùng khắp. Do vậy có khả năng khiến cho chúng sanh niệm danh hiệu của con so bằng trì niệm sáu mươi hai hằng hà sa số, danh hiệu của các pháp vương tử, phước đức mỗi vị tự đắc đều bằng nhau hoàn toàn không hơn thua. Bạch Thế tôn! một danh hiệu của con so với danh hiệu của chư vị hoàn toàn không có phân biệt, đều nhờ pháp môn tu tập của con mà đạt đến viên thông, do đó mà phát huy diệu dụng vĩ đại như thế. Trên đây chính là mười bốn loại thần lực vô sở uý của con, đầy đủ phước đức để bố thí công đức của hết thảy chúng sanh.

            Bạch Thế tôn! Con đã đạt đến nhĩ môn viên thông, trở lại tu hành để cầu chứng đạt Phật đạo vô thượng lại thiện năng đạt đến bốn loại không thể nghỉ bàn, nhiệm vận mà thành ,không phải diệu dụng tác ý:

            Một là,do con mở đầu tu tập công phu nhập lưu đạt đến tính nghe nhiệm mầu không thể nghĩ bàn, khi ấy duy chỉ một cái diệu chân như tâm tâm tịnh phát lộ không còn căn chủ thể nghe, với cảnh đối tượng nghe biến thành tác dụng qua lại giữa sáu căn thậm chí mắt thấy, lưỡi nếm, mũi ngữi, thân xúc, ý hay biết đều không phân ra giới hạn. Sáu loại tính biết hợp thành một bảo giác viên dung thanh tịnh. Do vậy con có khả năng biến hiện ra rất nhiều dung mạo, nói ra rất nhiều mật chú, có lúc hiện ra một đầu, ba đầu, năm đầu, bảy đầu, chín đầu, mười một đầu như thế, hện ra một trăm đầu vạn đầu, cho đến hiện ra một ngàn đầu vạn đầu, cho đến hiện ra tám vạn bốn ngàn cái đầu kiên cố bất hoại, có khi hiện ra hai tay, bốn tay, sáu tay, mười hai tay, mười bốn tay, mười sáu,mười tám, hai mươi, hai mươi hai, hai mươi bốn tay như thế, hiện ra mười tám0 tay, một ngàn tay vạn tay cho đến hiện ra tám vạn bốn ngàn tay,  mỗi tay đều bắt ấn. Có khi hiện ra hai mắt, ba mắt, bốn mắt, chín mắt như thế hiện ra mười tám0 mắt một ngàn mắt vạn mắt cho đến hiện ra tám vạn bốn ngàn mắt cám mục trừng thanh. Trong số đó có mắt từ, có mắt uy thế, có mắt thiền định, có mắt trí huệ đều có khả năng soi thấy chúng sanh, cứu khổ nạn của họ nhiệm màu mà thành không phải tác ý.

            Hai là, do con từ văn mà tư, suy tư đến chổ sâu xa, thoát khỏi thanh trần bên trong và bên ngoài cũng hoàn toàn thoát khỏi năm trần còn lại, khi ấy cũng như âm thanh xuyên qua tường vách,tường vách không thể ngăn cách được do vậy con có thiện năng biến hiện ra vô số hình mạo, thiện năng trì tụng vô số thần chú, hình hiện do con, chú tụng bởi con có khả năng mang uy lực không sợ hải, trao cho hết thảy chúng sanh, vì thế mười phương cõi nước như vi trần, chúng sanh trong đó đều gọi con là vị Bồ tát thí vô uý.

            Ba la,̀ do con từ nhĩ môn chuyên tâm tu tập cái vốn nghe nhiệm màu tròn đầy linh thông, thanh tịnh, do vậy thế giới mà con đến du hoá,chúng sanh trong đó đều phá trừ kiên tham, bố thí trân báu thậm chí lấy thân mạng mà bố thí, ai cầu lòng thương tưởng của con.

            Bốn là, pháp môn con tu tập sâu như tâm nhân địa bí mật của chư Phật Như Lai, quả vị sở chứng là đại định kiên cố, rốt ráo do vậy thường đem nhiều trân báu cúng dường, trên thập phương chư Phật, dưới hết thảy chúng sanh trong sáu đường pháp giới, muốn cầu vợ giúp cho người ấy có vợ, muốn cầu con giúp cho người ấy có con muốn cầu chánh thọ giúp cho người ấy được chánh thọ, muốn cầu sống lâu giúp cho người ấy sống lâu. Tóm lại người ấy cần gì, con liền cho cái đó, cho đến vị ấy muốn đạt Niết bàn. Nay Thế tôn hỏi đến một pháp môn tối viên thông, con thì từ nhĩ môn hạ thủ, chú ý đến âm thanh bên trong tính nghe tròn chiếu mà đắc chánh thọ, tâm không duyên trần nhiệm vận tự tại đều là đưa vào công phu chuyển ngược cái nghe, nhập vào dòng quên đối tượng mà đạt đến chánh định cho đến thành tựu Bồ đề vô thượng. Con cho rằng pháp môn đó là đệ nhất. Bạch Thế tôn! Đức Phật Quán Thế Âm thấy con khéo tu tập pháp môn viên thông, xưng dương tán thán ở trong đại hội, vì con mà thọ ký đặt hiệu là Quán Thế Âm. Do con chú ý đến âm thanh bên trong, quán chiếu tính nghe, nhiếp tâm quên trần, tròn sáng, liễu tri phương thế giới. Do vậy danh hiệu Quán Thế Âm cùng khắp mười phương thế giới . 

            Khi ấy, đức Đại giác Thế tôn ngồi trên pháp toà, biểu hiện tinh thần vĩ đại về nói pháp vô uý, từ trên đảnh đầu Thế tôn, hai tay, hai chân đều phóng ra trăm đạo hào quang sắc báu chiếu khắp mười phương thế giới, cũng đảnh đầu của Phật, đảnh đầu của pháp vương tử và đảnh đầu của chư đại Bồ tát nhiều như vi trần, chư Phật trong mười phương thế giới nhiều như vi trần, tay, hai chân đồng thời phóng ra trăm luồng hào quang sắc báu, từ vô lượng vô số phương diện, chiếu vào đảnh đầu đức Phật cùng chư đại Bồ tát trong pháp hội cho đến đảnh đầu của chư vị A La Hán , tức thời, trong rừng Kỳ đà cây lớn, cây nhỏ, hồ lớn, hồ nhỏ, nước chảy hoa trôi gió đưa hàng cây không thứ gì không tấu lên khúc nhạc pháp âm của lạc quốc. Hào quang của chư Phật chen đan nhau tương tự như võng báu. Bảo quang, diệu âm hợp thành một mảng, đồng thể không phân, không tạp, không loạn, không nơi nào không biểu hiện ra cảnh giới nhất chân pháp giới không thể nghĩ bàn. Khi ấy quần chúng trong pháp hội đều hân hoan chưa từng có, mọi người đều đạt đến kim cương chánh thọ kiên cố rốt ráo. Tức thời lại có vô lượng vô số bách bảo liên hoa, hoặc là màu xanh, hoặc là màu vàng, hoặc màu đỏ, hoặc màu trắng, hoặc màu xanh pha vàng, màu vàng pha đỏ, màu đỏ pha trắng màu trắng pha xanh, năm sắc xen nhau từ trên không trung bay xuống như mưa. Một lát sau mười phương hư không mặt đất biến thành vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã naõ, san hô, hổ phách, trân châu, ánh sánh của ngọc vàng lấp lánh chen lẫn nhau xưa nay cái gọi là thống khổ, cao thấp không bằng phẳng của thế giới ta bà như núi sông đại địa bỗng nhiên không thấy mà chỉ thấy cỏi nước của chư Phật nhiều như số vi trần hợp làm một cõi nước trùng trùng luỹ luỹ không chướng ngại nhau phạm âm tán tụng ca vịnh tiết tấu tự nhiên không khác nhạc trời giữa hư không hoà nhã vui tai.

             Bấy giờ đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử: Này Văn Thù! Ông phải xem hai mươi lăm vị đại Bồ tát tu học vô vi cho đến các vị A-La-Hán mỗi vị đều nói ra pháp môn phương tiện ban đầu mà chư vị thành đạo cho rằng pháp môn của chư vị tu tập đều chân thật viên thông phương pháp tu hành của chư vị hoàn toàn không có việc phương pháp này tốt phương pháp kia không tốt phương pháp này hướng về phía trước phương  pháp kia rơi lại đằng sau; chẳng qua Như Lai muốn giúp cho A Nan chóng khai ngộ, lấy căn khí của A Nan mà xem xét chẳng hiểu hai mươi lăm phương pháp ấy phương pháp nào thì thích hợp? Đồng thời sau khi Như Lai diệt độ, chúng sanh trong thế giới ta bà này tu Bồ tát thừa, cầu chứng Phật đạo vô thượng. Ông  cho rằng pháp môn nào tối phương tiện tối dễ thành tựu? Này Văn Thù! Ông thử chọn xem!

            Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử liền theo lời Phật dạy từ chổ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân đức Phật nương vào sức mạnh oai thần của chư Phật gia bị nói lên bài kệ:

                        Đại giác như biển lớn

                        Tính biển  vốn trong sáng

                        Mênh mông chứa vạn hữu

                        Đại giác cũng như thế

           

                        Đã tròn đầy trong sáng

                        Tính giác tự nhiệm mầu

                        Chỉ do vì vọng chiếu

                        Vọng chiếu sinh sở chiếu.

 

                        Vọng chiếu thành vô minh

                        Sở chiếu tức cảnh vọng

                        Cảnh sở chiếu thành lập

                        Tính năng chiếu ẩn tàng

                       

                        Mê vọng có hư không

                        Nương không có thế giới

                        Vọng tưởng thành cõi nước

                        Vọng tưởng thành chúng sanh

                       

                        Như mặt biển nổi gió

                        Gió thổi sóng thành bọt

                        Hư không từ Đại giác

                        Như bọt nước trên biển

 

                        Cõi hữu lậu vi trần

                        Nương hư không mà sống

                        Bọt tan về biển lớn

                        Phá vọng về Đại giác

 

                        Hư không nếu nát vụn

                        Như bọt tan trở về

                        Hư không vốn là không

                        Ba cõi là vật gì

 

                        Ngược vọng về chân không hai

                        Phương tiện nên có nhiều cữa

                        Bậc thánh sở chứng đều không

                        Đường nào cũng đến Trường an

 

                        Thuận nghịch đều vào đạo

                        Chỉ cần hợp căn cơ

                        Sơ học cầu chánh thọ

                        Nhanh chậm có khác nhau

 

                        Sắc là vọng tưởng ngưng kết

                        Tâm quán chẳng thấu triệt

                        Sở quán không thấu triệt

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Tiếng là ngôn lời chữ nghĩa

                        Cũng là phù hiệu vạn pháp

                        Một câu chẳng mang nhiều nghĩa

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Hương vào mũi thì biết hương

                        Hương rời mũi ắt không hương

                        Nắng khứu sở khứu không thường

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Vị đến lưỡi thì biết vị

                        Không đến lưỡi thì không vị

                        Năng vị sở vị không thường

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Xúc chạm thân thì biết xúc

                        Xúc rời thân ắt không xúc

                        Hợp thân rời thân bất định

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Pháp là ý địa nội trần

                        Hình ảnh năm trần rơi rụng

                        Trước sau không thể toàn duyên

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Cái thấy của mắt tuy sáng

                        Phía sau, phải, trái không sáng

                        Bốn phương nào thấy phương trước

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Mũi thở tuy có thông

                        Ở giữa ngưng ra vào

                        Chẳng phải một hơi thành ngay

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Lưỡi vốn không đối tượng

                        Nhờ vị mới giác tri

                        Không vị giác tri không

                        Làm sao thành nhân viên thông

                       

                        Thân có xúc mới biết

                        Thân biết xúc không biết

                        Bờ xa phân sai khác

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Ý́ căn nghĩ tạp loạn

                        Không thấy chân tính sáng

                        Niệm tưởng không ngưng lường

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Căn trần thức hoà hợp

                        Nhiều duyên sinh nhân thức

                        Duyên sinh tức hư vọng

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Tai tâm nghe mười phương

                        Chổ sâu Bồ tát học

                        Sơ học không thể vào

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Tỷ thức vốn quyền nghi

                        Trụ tâm hơi thở trắng

                        Có trú thức có dính

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Thiệt thức nói nhiều lời

                        Chứng đắc do nhiều kiếp

                        Hữu vi không vô lậu

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Giữ giới chỉ trói thân

                        Tâm pháp thì khó trói

                        Tham sân trói chẳng được

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Thần thông nhiều kiếp tu

                        Vô quan ý phân biệt

                        Phan duyên chẳng rời vọng

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Tính đất cứng ngăn bịt

                        Chẳng phải là viên dung

                        Hữu vi không hợp thánh tính

                        Làm sao thành nhân viên thông

                        Thuỷ đại do quán ảo hiện

                        Đều từ vọng tưởng sinh

                        Không hợp trí như như

                        Làm sao thành nhân viên thông

 

                        Hoả đại do quán ảo hiện

                        Ly dục phương tiện dùng

Không phải hàng sơ học

Làm sao thành nhân viên thông

 

Tính gió động tĩnh không thường

Chen đan mà sinh diệt

Đối đãi không hợp Bồ đề

Làm sao thành nhân viên thông

 

Tính hư không mê muội

Thể chẳng tri giác sáng

Không giác không Bồ đề

Làm sao thành nhân viên thông

 

Thức không thường không trụ

Niệm sanh diệt chẳng dừng

Bản thân là hư vọng

Làm sao thành nhân viên thông

 

Trôi chảy là vô thường

Niệm không rời sanh biệt

Nhân tu quả huyền thù

Làm sao thành nhân viên thông

 

Con nay bạch Thế tôn

Phật hiện cõi ta bà

Ta bà là giáo thể

Ứng cơ tại nhĩ căn

 

Muốn tu Tam Ma Đề

Chú ý nghe nội thanh

Rời dòng là đau khổ

Vào dòng mới giải thoát

 

Vị đại đức Quan Âm

Hằng hà sa số kiếp

Vào cõi nước chư Phật

Đắc đại từ đại lực

 

Cho chúng sanh không sợ

Diệu âm tức chấn âm

Trung âm Quán thế âm

Phạm âm là thánh âm

 

Ngôn âm hải triều âm

Nhập thế cứu an lành

Xuất thế độ thành đạo

Con nay bạch Như Lai 

 

Như Quan Âm đã nói

Có người ở tịnh thất

Mười phương cùng đánh trống

Mười xứ đều cùng nghe

 

Đó là chứng cớ viên thông

Mắt không nhìn xuyên vải

Miệng mũi rời trần không biết

Thân xúc chạm mới biết

Ý́ niệm càng tạp loạn

Duy có pháp nhĩ căn

Cách tường vẫn nghe được

Xa gần đều nghe rỏ

 

Năm căn không bì kịp

Đó là chứng cứ viên thông

Âm thanh có động tĩnh

                        Tính nghe không hữu vô

 

Không tiếng há chẳng nghe

Tính  nghe nương tồn tại

Không tiếng tính nghe không diệt

Có tiếng tính chẳng sinh

 

Tính nghe rời sanh diệt

Đó là chứng cớ thường

Dù cho trong giấc mộng

Không vì không nghĩ mà không

 

Tính nghe vượt tư duy

Thân tâm không bì kịp

Nay cõi nước ta bà

Tuyên dương lời bàn luận

 

Sáu phái khinh long phái

Hiển tiếng tiếng thường luận

Xem trọng pháp học tiếng

Năm minh có thanh minh

 

Chúng sanh không ngộ căn nghe

Tính vốn thường viên thông

Vọng tuỳ tiếng lưu chuyển

Là bỏ gốc lấy ngọn

 

A Nan tuy nhớ nhiều

Không tránh khỏi tà tư

Há chẳng đọa nổi trôi

Vào dòng thì rời vọng

 

A Nan hãy lắng nghe

Tôi nương Phật gia trì

Tuyên nói pháp rốt ráo

Pháp môn ảo tu ảo

 

Cũng như mẹ chư Phật

Sanh chân thật chánh thọ

Nghe nhiều lời Phật dạy

Tất cả nghĩa bí mật

 

Nếu nghe trừ dục lậu

Nghe nhiều thành sai ngộ

Chỉ nhớ lời chư Phật

Không nghe ngược tính nghe

 

Tính  nghe không tự sinh

Nhờ tiếng mà có danh

Tính nghe không nhân duyên

Động tĩnh tính nghe thường có

 

Xoay chuyển tai vào dòng

Với cởi trói ngoại trần

Trần hết căn liền hết

Ai còn gọi nhĩ căn 

 

Thuần một mảng chân tâm

Kiến, tướng phần dứt sạch

Một căn nếu ngược nguồn

Năm căn cùng giải thoát

 

Năng kiến, năng văn, năng giác

Cũng như con mắt bệnh

Nếu chữa mắt được lành

Ba cõi như hoa đốm

 

Tính nghe ngược nguồn vào dòng

Trị hết con mắt đỏ

Sáu trần đều trừ sạch

Chân giác tròn sáng thanh tịnh

 

Tịnh, trí sáng thông đạt

Tịch chiếu khắp hư không

Trở lại nhìn thế gian

Đúng là như giấc mộng

 

Con gái Ma Đăng Già

Không lay động thân ông

Tức như người trong mộng

Không thể đem mộng ngoài thân

 

Xảo thuật ảo sư thế gian

Biến ra con trai gái

Chẳng khác đưa tay chân

Kỳ thật máy thao túng

 

Máy dừng về tịch nhiên

Các ảo không tự tính

Sáu căn cũng như vậy

Nguyên dựa kiến phần lại da

 

Phân ra thành sáu dụng

Căn trần đủ sinh thức

Một căn nếu ngược nguồn

Sáu dụng cùng biến đổi

 

Căn trần như hai bó lau

Căn nhào, trần nhào theo

Trần buộc, căn cũng buộc

Khôi phục sáng tròn đầy

 

Chân giác nhiệm mầu thanh tịnh

Vô minh chưa dứt như trần

Ngươi tu cần quét sạch

Như trần tiêu hoặc dứt

 

Cực sáng là Như Lai  

A Nan cùng đại chúng

Chuyển máy nghe như vậy

Ngược nghe, nghe tự tính

 

Tính hiện về chân thành đạo

Pháp môn viên thông như vậy

Đó là chư Phật như vi trần

Duy chỉ một nẻo tu hành

 

Chư Phật Như Lai quá khứ

Tu như thế mà đạt thành tựu

Chư đại Bồ tát hiện tại

Mỗi vị đều đạt viên minh

 

Chúng sanh tu học vị lai  

Cũng nương theo pháp như vậy

Con đây, Văn thù sư lợi

Cũng từ nhĩ căn chứng đạo

 

Không chỉ một Quan Âm

Tu thành Phật Thế tôn

Hỏi con trong các pháp

Pháp nào dễ thành tựu

 

Con lấy việc cứu đời sau

Chúng sanh cầu thoát khổ nạn

Thành tựu tâm không sanh diệt

Lấy pháp Quan Âm là trọng

 

Ngoài ra hai mươi bốn loại

Cũng là pháp môn phương tiện

Ngưỡng mong oai thần chư Phật

Dễ dàng buông bỏ luỵ trần

 

Không phải tu học thông thường

Nông sâu ứng dụng khác nhau

Đảnh lễ tính Như Lai tạng

Pháp vô lậu không thể nghĩ bàn

 

Nguyện cầu gia trì vị lai  

Nhĩ căn không còn nghi hoặc

Phương tiện dễ dàng thành tựu

Chọn cho tôn giả A Nan

 

Cùng kẻ đắm chìm đời sau

Để biết lấy căn này tu

Viên thông vượt quá pháp môn

Vâng lời chọn căn như thế

            Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử, sau khi nói bài kệ xong A Nan và đại chúng, trong tâm đều tỏ rõ, chư vị đều có cảm giác vô cùng nhẹ nhàng, hôm nay được đức Thế tôn chỉ bày chánh pháp màu nhiệm, giác ngộ thành đại Bồ đề và đại Niết bàn mà Phật sở đắc, cũng như có người đi xa bị lạc đường nay bổng nhiên tìm ra đường quay trở về, tất cả mọi người trong đại hội, trong số đó có thiên long bát bộ cùng sơ, nhị, tam, tứ quả Thanh văn, Độc Giác, Duyên giác cùng hết thảy chư Bồ tát phát tâm tổng cộng nhiều đến mười hằng hà sa số, đều ngộ đạt chân tâm vốn có,xa lìa hết thảy phiền não,đạt đến pháp nhãn thanh tịnh,liễu tri hết thảy pháp. Cô gái Bảo Kê Đề con của Ma Đăng Già, sau khi nghe được bài kệ dài, cũng từ sơ quả, phá sạch ngã chấp đắc nhập tứ quả A-La Hán. Còn có vô lượng vô số chúng sanh ở trong đại hội được nghe chánh pháp đều phát khởi cái tâm Bồ đề đại đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác không thể so sánh.

Khi ấy A Nan ở trong đại hội sửa lại y phục chấp tay cung kính đảnh lễ sát hai chân Phật, cái tâm năng tri với pháp sở tri của tôn giả đã dung hợp thành một thể, niềm hân hoan bi thiết không thể lấy ngôn ngữ mà nói hết. Tôn giả vì hết thảy chúng sanh đời vị lai   được tắm gội lợi ích từ chánh pháp liền hướng về đức Phật bạch: Bạch Thế tôn! Đấng đại từ đại bi, con nay đã lãnh ngộ pháp môn đưa đến thành Phật nương vào nhĩ căn mà tu hành, quyết định đạt thành chánh quả vô thượng, vã lại, con thường nghe Thế tôn dạy, tự thân chưa đắc độ cho người khác là phát tâm của hàng Bồ tát, tự thân đã tu đến giác ngộ tròn đầy lại giúp đỡ cho người khác đều giác ngộ là Như Lai vào đời. Bản thân con tuy chưa được độ nhưng con phát nguyện trước hết độ thoát cho hết thảy chúng sanh thời mạt kiếp. Bạch Thế tôn! chúng sanh đời mạt kiếp rời khỏi Phật ngày càng xa, lúc ấy tất cả có nhiều tà sư như cát sông hằng nói đến tà pháp thế thì chúng sanh trong tương lai   muốn nhiếp tâm cầu đạo cầu vào chánh định chúng con nên làm như thế nào để hướng dẫn họ, bố trí đạo tràng như thế nào thì mới xa lìa sự nhiễu loạn của vô số tà ma quỷ quái khiến cho cái tâm tu tập đạo lớn Bồ đề của họ không bị khuất phục bởi tà ma quỷ quái mà thối thất định lực?

            Khi ấy đức Phật ở trong pháp hội xưng tán tôn giả A Nan: Lành thay! Lành thay! Này A Nan! theo như ông hỏi muốn bố trí đạo tràng như thế nào để cứu giúp chúng sanh chìm nổi trong thời mạt kiếp! Ông hãy lắng nghe!

A Nan và đại chúng vô cùng hân hoan đồng thanh nói: Chúng con lắng  nghe Thế tôn chỉ bày.

            Đức Phật dạy: Này A Nan! Ông chẳng từng nghe qua trong luật tạng của Như Lai cũng có ghi về ba thứ yếu nghĩa quyết định của việc tu hành hay sao? Cái gọi là thu nhiếp tâm gọi là giới, tâm đã được thu nhiếp tịch nhiên bất động gọi là định. Định lâu ắt minh sinh gọi là tuệ, giới định tuệ chính là cái gọi là ba vô lậu học để không còn rơi vào ba cõi, có nghĩa là không rơi vào nhị biên có không. Này A Nan! vì sao Như Lai nói nhiếp tâm gọi là giới? Nếu chúng sanh sáu đường trong thế giới không khởi tâm dâm thì không dính mắc dâm dục đến nổi không đoạn trừ được sống chết. Sở dĩ ông tu tập chánh thọ là muốn thoát khỏi lao lụy của sáu trần mà thôi. Nhưng không trừ cái tâm dâm dục thì không thể thoát khỏi trần lao. Dù cho có trí huệ rất cao, thiền định cũng thường có mặt, nếu không đoạn trừ cái tâm dâm tất là bị đoạ vào đường ma, cao nhất là làm vua ma, nữa chừng tức làm dân ma, thấp nhất là làm ma nữ. Bọn chúng là một tập thể yêu ma to lớn, mỗi yêu ma đều có quyến thuộc của chúng, mỗi ma vương ma sư đều nói là đã thành tựu đại đạo vô  thượng. Như Lai nghĩ rằng sau khi Như Lai diệt độ trong thời kỳ mạt pháp loại ma dân đó nhiều không đếm nổi, chúng tất là hành dâm đầy dẫy tự xưng là hàng thiện tri thức không thể hiểu nổi, thế là hại cho vô số chúng sanh tin nhầm vào tà thuyết của chúng, rơi vào hố sâu của ái dục, tà kiến làm mất đi con đường chánh Bồ đề đại giác. Này A Nan! Ông cần hướng dẫn người đời nếu tu tập chánh định thì trước hết phải đoạn trừ dâm niệm, đó là giáo nghĩa thứ nhất mà chư  Phật Thế tôn quá khứ phải quyết tôn thủ. Vì thế, Này A Nan! Nếu không chịu đoạn trừ dâm niệm mà lại tu thiền định thì cũng như chưng cát nấu đá, muốn chúng thành cơm, tuy nấu đến trăm ngàn vạn kiếp thì cũng chỉ gọi là nấu cát. Vì sao? Bởi vì cát không phải là nguyên liệu để thành cơm, nếu lấy cái thân dâm dục mà cầu Bồ đề Phật quả dẫu cho đạt đến khai ngộ nhiệm mầu thì không tránh khỏi phát ra từ gốc dâm. Gốc rễ ấy là dâm , nên cành hoa quả cũng là dâm. Dâm càng thêm dâm, tất bị luân hôì sáu đường đoạ nhập tam đồ đến khi ấy làm thế nào mà xuất ly giải thoát? Đại đạo Niết bàn của Như Lai thử hỏi từ đường nào để tu chứng? Ngược lại đem cái động cơ dâm dục là thân là tâm đều đoạn tận ngay cả chữ đoạn cũng đoạn luôn thì Bồ đề của Phật mới hy vọng. Này A Nan! Chiếu theo lời Như Lai nói là Phật nói, không chiếu theo lời Như Lai nói là  ma vương nói.

Này A Nan! Chúng sanh sáu đường trên thế giới, nếu không khởi lên tâm giết hại thì không bị dính mắc vào nghiệp giết hại lẫn nhau, sống chết không đoạn trừ thì chánh thọ mà ông tu tập với bổn ý là vượt ra khỏi trần lao, nếu tâm giết hại không đoạn trừ thì không thể ra khỏi trần lao. Dù cho có trí huệ rất cao, thiền định cũng  thường có mặt, nếu không đoạn trừ nghiệp giết hại tất bị đoạ vào quỷ thần đạo, cao nhất là quỷ Đại lực, kế đến là thân hình Dạ xoa chúng cũng xưng vương xưng đế. Ở giữa là Không hành Dạ xoa, kế đến là Thần hoàng, Thổ địa, hạ đẳng là Địa hành La sát ăn tinh khí của người. Các loại quỷ thần ấy cũng có quyến thuộc của chúng, ai cũng đều nói thành tưụ đại đạo vô thượng. Tương lai   sau khi Như Lai diệt độ, trong  thời kỳ mạt pháp hạng quỷ thần đó nhiều không đếm được đều cho rằng uống rượu ăn thịt là con đường chính Bồ đề Đại giác. Này A Nan! Thịt của chúng sanh không được ăn Như Lai dạy hàng xuất gia, chỉ có thể ăn năm tịnh nhục:

Một là không thấy giết hại

                        Hai là không nghe giết hại

                        Ba là không  biết vì mình mà giết hại

                        Bốn là từ thịt chết

                        Năm là thịt điểu tàn

            Năm thứ thịt đó, Như Lai lấy sức mạnh của thần thông hoá hiện mà thành, vốn không có mạng căn chỉ nhân vì địa phương Bà la môn của các ông đất đai quá khô cằn hoặc là quá ẩm ướt, cát đá lại nhiều nên các thứ rau quả không thể sanh trưởng, Như Lai vận dụng thần lực đại bi, ảo thành năm thứ thịt đó, để các ông cũng nếm được một chút tư vị cũng không sao, tương lai   sau khi Như Lai diệt độ có một số người tu đạo ngang nhiên ăn thịt của chúng sanh mà cũng nói rằng họ là con của dòng họ Thích! Này A Nan! Ông nên biết, người ăn thịt, dù có đạt đến giải thoát đạt tương tợ định cũng chẳng qua là một loại La sát hưởng hết phước báu thì sẽ chìm nổi trong biển khổ sống chết. Hạng người ấy Như  Lai   không thừa nhận là đệ tử của Phật, giết hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau không ngưng dừng thì làm sao mà vượt ra khỏi ba cõi? Này A Nan! Ông cần phải hướng dẫn những ai tu tập chánh định, cần nhất là tu giới tuyệt không sát sanh, đó là căn bản giáo nghĩa quyết định thứ hai mà chư Phật Thế tôn trong quá khứ trước hết cần tuân giữ, vì thế này A Nan! Giả như không đoạn trừ được nghiệp giết hại mà lại tu thiền định cũng như tự bít lỗ tai mình rồi lớn tiếng kêu gọi, cứ tưởng người khác cũng không nghe tiếng, há lại có đạo lý như vậy sao? Cái gọi là bịt tai trộm chuông chỉ là muốn che dấu mà thôi. Ông thử nghĩ người xuất gia thanh tịnh cùng các vị đại Bồ tát dù cho đang đi trên con đường nhỏ hẹp như ruột dê cũng không muốn đạp lên cỏ xanh hà huống dùng tay để nhổ cỏ? Thế thì tại sao lại xưng là người đại từ đại bi mà lại ăn máu thịt của chúng sanh? Nếu là người xuất gia thì không mặc lụa là gấm vóc của nước Tàu đông phương cũng  như mang dép da cừu của người thiên trúc, hạng xuất gia ấy có thể thoát ly khỏi khiên lụy của thế gian mạng sống vẫn trong sạch không trở lại ba cõi. Vì sao? Do vì khoác lên thân lông da của chúng sanh liền theo chúng mà kết duyên không giải được cũng như  nhân loại ăn các thứ hạt sinh ra từ mặt đất nên hai chân không  thể rời mặt đất. Người tu đạo tất cần thân với tâm đối với thịt lông da trên thân chúng sanh đều không ăn không mặc chúng, thậm chí trên mặt tâm lý cũng không còn một niệm, muốn ăn, muốn mặc chúng là sinh duyên của ba cõi thì mới đoạn tuyệt được. Như Lai cho rằng một người như thế mới đúng là người giải thoát. Chiếu theo lời Như Lai nói thì mới là Phật nói, không chiếu theo lời Như Lai nói thì đó là  ma vương nói.

            Này A Nan! Chúng sanh sáu đường trên thế giới, nếu  không khởi tâm trộm cắp thì không bị dính mắc vào trộm cướp, thương đoạt, tham ô, bá chiếm cùng nhiều nghiệp trộm cướp khác đưa đến luân hồi sống chết. Tu tập chánh thọ của ông vì muốn giải thoát khiên lụy trần lao, nếu trước hết không trừ được cái tâm trộm cướp thì  trần lao cũng không thể giải được. Dù cho trí huệ rất cao thiền định thường có mặt, giả như không  đoạn trừ tâm trộm cướp, tất là bị đọa vào tà đạo, tối cao là tinh, linh, ma, quái trộm tinh hoa của mặt trời, mặt trăng, ăn cắp tinh khí của trời đất, phó thác cho núi sông, hoặc người tế tự; trung đẳng thì là yêu mị, ăn trộm nước dịch của người, vật, ăn cắp khí nhuần của rừng núi; hạ đẳng là tà nhân bị tinh linh nương tựa, thọ mê loạn của yêu mị, cả một lũ yêu tà ấy đều tự cho rằng thành tựu diệu đạo vô thượng tương lai  , sau khi Như Lai diệt độ, trong thời kỳ mạt pháp, loại tà nhân yêu mị đó nhiều không đếm nỗi, nơi nào chỗ nào chúng cũng che giấu tông tích quỷ bí gian xảo, khinh đời trộm danh, đầu cơ, tự xưng là đại thiện tri thức, tự cho rằng đã đạt đến chỗ chân truyền bí quyết, khoe khoang mê hoặc hạng người không có kiến thức, lấy lời lẽ khủng bố doạ nạt để người khác bàng hoàng không làm chủ được để cướp đoạt tài vật, tan gia bại sản. Này A Nan! Như Lai dạy người xuất gia, đóng cửa đi xin ăn chính là muốn cho họ xã ly kiên tham thì mới có thể tu hành Phật đạo, vì thế không để cho họ tự nấu ăn mà chỉ mượn ba cõi như nhà khách, lấy ăn chay nuôi cuộc sống thừa, chỉ đi về một phen, đi rồi không trở lại nữa. Có một số người, thân khoát y phục của Như Lai   mượn danh nghĩa của Như Lai, lợi dụng chiêu bài của Như Lai để kiếm của cải tạo vô số nghiệp ác. Ngược  lại, chúng còn nói như thế mới là Phật pháp? đối với người xuất gia cầu đạo chân chính chúng không tiếc lời huỷ báng chê bai, đối với vị Tỳ kheo đầy đủ giới, chúng cho là tiểu thừa khiến cho vô lượng chúng sanh hoài nghi khốn hoặc thối thất lòng tu, tạo nhiều nghiệp ác, người mù dẫn những người mù đều đoạ vào địa ngục vô gián. Từ sau khi Như Lai diệt độ, nêú có bộ phận người xuất gia phát khởi đại nguyện quyết định muốn tu tập Tam ma đề thì thường ở trước tượng Như Lai, đốt một mồi hương, đốt một ngón tay Như Lai nhận túc nghiệp của người ấy nhất thời đã trả hết, có thể hướng về phàm phu sống chết mà vẫy tay chào, nói một tiếng Gặp lại! Gặp lại! Sở hữu dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu mãi mãi thoát ly tuy đối với đại đạo Bồ đề vô thượng vẫn chưa hiểu rõ triệt để nhưng Phật pháp chân thật đã hạ quyết tâm. Nếu cái nhân nhỏ thắp một mồi hương chú mà không làm được thì việc sám trừ nghiệp chướng của túc nghiệp kia chưa hết ắt là trở lại nhân gian làm người như trước. Như Như Lai ở thời quá khứ, nhân vì mắng nhiếc Sa môn thích ăn mã mạch, ngay tại đời này ở ấp Tỳ Lan, trong cung vua A Xà Đạt đúng là phải ăn mã mạch suốt chín mươi ngày. Này A Nan! Ông dạy cho người thế gian tu tập chánh định, vẫn cần đoạn trừ trộm cắp, đó là giáo nghĩa quyết định thứ ba mà Như Lai cùng chư Phật Thế tôn phải tôn thủ. Vì thế, này A Nan ! Nếu không đoạn trừ tâm trộm cướp mà tu tập thiền định, cũng như lấy nước rót vào cái chén thủng muốn nước đầy cái chén đó, dù cho chăm đến trăm ngàn vạn kiếp cũng đều không thể đầy chén. Người xuất gia trong đời, ngoại trừ ba y một bình bát, một mảy may đều không cất giữ, những gì xin được ăn xong còn dư nên chuyển bố thí cho hết thảy chúng sanh nghèo đói, khiến cho thân tâm chính mình đều có thể buông bỏ thậm chí đến máu thịt, xương, tuỷ đều có thể đem cho chúng sanh thì mới xoay chuyển kiên tham, biểu hiện tính đồng thể đại bi. Khi ở nơi chúng hội, thì chấp tay lễ kính bốn chúng, giả như có người đánh đập mắng nhiếc ông vẫn vui vẻ lãnh thọ, cũng như lời tán dương vậy. Như thế thì cái tâm trộm cắp diệt tận, một niệm thuần chân, không cần mang lời nói bất liễu nghĩa mà Như Lai đã nói để trang sức kiến thức cho riêng mình khiến người học Phật sai lạc từ đầu, đức Phật ấn chứng cho người ấy là người đạt đến chân thật chánh thọ. Lời Như Lai nói như vậy là lời Phật nói, không chiếu theo lời Như Lai nói, đó là Ma vương nói . 

            Này A Nan! Chúng sanh sáu đường trong thế giới, một mặt đối với thân không phạm giết hại, trộm cắp, dâm dục, một mặt đối với tâm không tham, sân, si ba độc đều thanh tịnh, hạnh từ, hạnh xã cho đến phạm hạnh đều đã tròn đầy, nhưng về phương diện khẩu nghiệp vẫn cần thanh tịnh đồng thời. Giả sử phát ngôn không được chân thật là tiểu vọng ngữ, vọng tự khoe chứng quả là đại vọng ngữ. Người phạm đại vọng ngữ đều có cái tâm tham cầu được cúng dường, đối với việc tu tập chánh định thì không được thanh tịnh thành ra con ma ái kiến, mất hạt giống Như Lai. Thế nào là đại vọng ngữ? Cái gọi là không đắc đạo nói đắc đạo, chưa chứng quả lại nói chứng quả. Hoặc là tham cầu được tối tôn, tối thắng trên thế gian, tham cầu hư danh, vọng nói với người khác mình đã chứng sơ quả, quả thứ hai, quả thứ ba, quả thứ tư cho đến nói ta đã thành tựu quả Bích chi Phật, thành tựu Địa tiền Bồ tát, thành tựu Bồ tát thập địa. Rồi bảo người khác lễ bái mình, sám hối với mình, tham cầu danh lợi, cung kính của thế gian và cả cúng dường nữa. Hạng người ấy, nói thẳng ra là hạng Nhất xiển đề phá hoại căn lành, diệt hết chủng tử thành Phật vốn có của người ấy, cũng như lấy dao chém đứt cây Cụ đa la vậy, nhân vì cây Cụ đa la, một khi chặt đứt thì mãi mãi không thể sống lại. Như Lai nhận hạng người đó, mãi mãi đoạn diệt căn lành, không trở lại chánh tri, chánh kiến, tương lai   chắc chắn bị đọa vào ba đường dữ, thọ chư khổ não. Dù có một chút thiền định và trí tuệ cũng chẳng qua chỉ nối thêm ma nghiệp, không đắc chánh định chân thật. Này A Nan! Tương lai, sau khi Như Lai diệt độ, tất là bảo các vị Bồ tát cùng các vị đại A La Hán lấy thân ứng hoá sanh vào thời kỳ mạt pháp, biến hiện ra nhiều loại thân để độ thoát chúng sanh, tránh mọi khổ đau bởi luân hồi. Thân mà chư vị biến hiện hoặc là Sa môn, hoặc là Cư sĩ, hoặc là Nhân vương, hoặc là Tể tướng, hoặc là đồng nam, hoặc là đồng nữ thậm chí có khi biến hiện làm dâm nữ, quả phụ hiếp người, làm kẻ cắp, đồ tể, các loại thân như thế không thân nào không thị hiện nhưng trên thực tế hoàn toàn không có phiền não. Chẳng qua là lợi dụng cái thân phận ti bỉ hạ lưu ấy thì mới có thể kết duyên với hạng chúng sanh ấy bằng cùng ở, cùng ăn cùng làm và cùng lui tới để dễ dàng tiếp nhận họ trở về với chánh đạo. Mới đem Phật pháp, Phật thừa thường xuyên tán thán với họ giúp cho họ thân tâm được thanh tịnh, dần dần đắc nhập chánh định. Nhưng chư vị Bồ tát, A La Hán không được biểu lộ ra thân phận của chư vị, không được tự xưng mình là Bồ tát, là A La Hán, cũng không được tiết lộ cho người tu học về bí mật của nguyên nhân mà chỉ được viết ít lời di chúc khi sắp lâm chung trình bàymột đôi chút mà thôi. Cứ vậy mà nhìn thì những người chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói mình đã chứng, làm sao mà không làm rối loạn chúng sanh, tạo đại vọng ngữ. Này A Nan! Ông cần dạy cho người đời sau, nếu tu tập chánh định vẫn cần đoạn trừ đại vọng ngữ. Đó là giáo nghĩa quyết định thứ tư mà Như Lai   cùng chư Phật trong quá khứ đều tuân giữ . Vì thế, này A Nan! Nếu không đoạn trừ đại vọng ngữ, cũng như khắc phân khô để thành cây chiên đàn vậy, thử hỏi phân khô thì làm sao mà phát ra hương thơm? Như Lai căn dặn người xuất gia, cái tâm ngay thẳng là đạo tràng trong hết thảy thời đi, đứng, nằm ngồi cho đến nói năng, im lặng, động, tĩnh, còn không được giả dối, huống là tự xưng đã đạt đến diệu pháp tối cao, tối thượng? Há chẳng bằng như một người nghèo khổ xưng là đế vương để tự chuốt lấy hoạ tru diệt? Hà huống là tự xưng Pháp vương đã đồng thể với pháp giới. Các vị tam hiền thập thánh còn không dám xưng càn, vì sao mà một kẻ phàm phu sống chết lại dám tự xưng là Phật? Người ấy trên mặt nhân địa, đã không chân thật, tương lai   về mặt quả báo thì khó tránh khỏi nhiều lời muốn cầu Bồ đề đại đạo cũng như tự mình cắn vào bụng mình, bất luận cái thân quanh co như thế nào, cắn lui, cắn tới như thế nào cũng mãi mãi không cắn được. Nếu như hàng xuất gia, cái tâm thẳng như dây đàn, trong hết thảy thời bất luận là nói năng, im lặng, động hay tĩnh đều nói lời chân thật, muốn tu tập chánh định, quyết không bị nhiều thứ ma chướng, Như Lai ấn chứng cho vị ấy được thành tựu chánh tri, chánh giác vô thượng của Bồ tát. Như lời Như Lai nói là Phật nói, không như lời Như Lai nói tức là Ma vương nói.

  

     

 

 

 

 

 

 

Trở về Mục Lục LNTD