LĂNG NGHIÊM THIỂN DỊCH

 

QUYỂN TÁM

 

            Này A Nan! Trên đây là mười hai loài chúng sanh, trong mỗi loài đều có đủ mười hai loại, trong điên đảo có điên đảo, một khi đã khởi lên điên đảo thì lại càng điên đảo hơn. Cũng như dụi con mắt thái quá liền thấy hoa đốm bay lung tung giữa hư không. Con số một trăm bốn mươi bốn thứ điên đảo ấy vốn ở bên trong chân tâm sáng suốt nhiệm mầu ảo hiện ra chỉ có một niệm vô minh vọng động là có đủ loạn tưởng hư vọng ấy. Như nay ông muốn tu tập để cầu thực chứng chánh định của Phật thì trong mỗi niệm vọng động nên xây dựng ba tiệm thứ, tuần tự tu hành thì mới có thể loại trừ điên đảo. Cũng như chiếc bình nước trong sạch, chỉ vì rót một chút mật độc liền biến thành chiếc bình nước độc giết người, nay trước hết phải đổ mật độc ra dùng nước sôi trụng chiếc bình, lấy nước thơm để rửa chiếc bình thật sạch sẽ, sau đó mới có thể dùng chiếc bình ấy chứa nước cam lộ. Này A Nan! thế nào gọi là ba tiệm thứ? Thứ nhất là luyện tập, khi luyện tập trước hết là loại trừ cái trợ nhân tạo thành điên đảo; thứ hai, cần sử dụng các phương pháp chân tu để loại trừ sát, đạo, dâm; thứ ba, cần nỗ lực, tinh tấn, một lời nói, một hành động phải ngược lại với hiện hành của vọng nghiệp cực đoan. Như thế gọi là ba tiệm thứ.

            Thế nào gọi là trợ nhân? Này A Nan! Mười hai loài chúng sanh trên nếu như không có một thứ gì đó để ăn thì không thể tồn tại, nhưng ăn cũng có bốn loại:  

            -Một là đoạn thực, trước hết là lấy thức ăn bày ra, khi ăn cũng chia thành sáng, trưa, chiều. Con người, súc sanh và A Tu La đều đoạn thực. 

            -Hai là xúc thực, phàm khi gặp thức ăn, không dùng miệng để ăn mà dùng mũi để ngửi mùi thơm của thức ăn như các loài quỷ thần, đó là xúc thực. 

            -Ba là tư thực, tư là thiền tư, lấy phương pháp tư duy của thiền định để làm thức ăn, tức là như cõi thiền sắc giới, thiên nhơn ở đó không ăn uống như con người chúng ta mà dùng thiền tư để nuôi dưỡng. 

            -Bốn là thức thực, lấy thức làm thức ăn, nhân vì cõi trời vô sắc giới không có chất tố hình sắc nhưng vẫn ăn. Chỉ trên mặt tâm lý cho rằng đã ăn no là kể như đã ăn rồi cũng như nhìn mơ hết khát nước, vẽ bánh no bụng vậy, đó là cách ăn của chúng sanh ở cõi trời vô sắc giới. Ông xem hạng chúng sanh ấy trãi qua nhiều kiếp đến nay không hề ăn uống, phải chăng họ phải chịu chết? Nhưng cho đến hiện tại hạng chúng sanh ấy vẫn không chết, có thể thấy rằng nhờ có nghiệp thức nên họ không chết, do vậy thức cũng là một loại thức ăn. Này A Nan! Hết thảy chúng sanh nhờ ăn các thứ ngon ngọt, phàm có lợi ích cho thân thể mới sinh tồn, nếu ăn nhầm thứ độc liền có hại cho thân thể nên bị chết. Do đó, hàng chúng sanh nào muốn cầu chánh định thì không được ăn ngũ tân mà người đời thường ăn. Năm thứ ấy nếu nấu chín rồi ăn thì sẽ tăng hoả ở mệnh môn dẫn đến phát dâm; nếu ăn sống thì sẽ tăng hoả ở gan càng thêm sân nhuế, sân là mắng mỏ người khác, nhuế là trong lòng phẫn hận. Tóm lại năm thứ đó dù ăn chín hay sống đều không tốt. Vì thế, người thế gian ăn ngũ tân dù cho thông hiểu mười hai bộ kinh, nói ra như hoa trời rơi rụng, nhưng thiên tiên trong mười phương thế giới đều không ưa vị ấy, chỉ có ngạ quỷ sau khi vị ấy ăn ngũ tân chúng đến trước mặt vị ấy, liếm vào môi vị ấy, như thế là vị ấy thường chơi với ngạ quỷ, phước đức ngỳ càng mất mát. Người ăn ngũ tân, tuy tu tập chánh định, chư Bồ tát tiên thiên cho đến chư vị thần hộ pháp trong mười phương đều không đến bảo vệ vị ấy. Chỉ có Đại Lực quỷ vương, có cơ hội biến thành thân Phật mới theo vị ấy mà nói pháp, phản đối ngũ giới, tán thán tham, sân, si. Sau khi vị ấy chết thì làm quyến thuộc của ma vương, tương lai   phước ma hưởng hết, tất phải bị đoạ vào địa ngục vô gián. Này A Nan! Người tu học đại đạo Bồ đề cần đoạn tuyệt ngũ vị tân, đó là bước thứ nhất tuần tự tu hành. 

            Thế nào gọi là chánh nhân?  Này A Nan! Giết hại, trộm cắp, dâm dục là chánh nhân của luân hồi sống chết. Kẻ tu tập chánh định, ngoại trừ việc không ăn ngũ vị tân, trước hết cần phải nghiêm trì giới luật, vĩnh viễn đoạn trừ tâm dâm dục, không uống rượu, không ăn thịt. phàm ăn một thứ gì đó phải được nấu chín, không nên ăn sống. Này A Nan! Người tu hành giả như không đoạn trừ dâm dục, không giữ giới sát mà lại thoát khỏi ba cõi là tuyệt đối không có xảy ra. Nên quán sát dâm dục hơn cả rắn độc, oán tặc trước hết cần tuân giữ bốn tội Ba La Di thuộc tiểu thừa, đó là giết hại, trộm cắp, dâm dục và nói dối, nếu là Tỳ kheo ni ngoại trừ bốn tội trên còn thêm vào bốn tội nữa, đó là xúc, nhập, phúc, tuỳ cọng lại gồm tám khí giới. Thân có ba chi sát, đạo, dâm; miệng có bốn chi: nói dối, nói lời thêu dệt, nói hai lưỡi, nói lời thô ác cọng thành bảy chi, kiên trì không phạm. Sau đó mới thực hiện giới thanh tịnh của hàng đại thừa Bồ tát, cái gọi là việc ác, một niệm không sinh. Giữ giới cần giữ thật thanh tịnh, ở trên thế gian mãi mãi không để phát sinh trường hợp giết hại, không cướp đoạt. Người giữ giới thanh tịnh như vậy tu tập chánh định, tuy là nhục thân do cha mẹ sanh ra, không cần thiên nhãn thông gì cả, tự nhiên cũng nhìn thấy Phật, Bồ tát trong mười phương thế giới, thường được nghe diệu pháp, được đức Phật gia trì thọ ký, đắc đại thần thông, có thể du hành khắp mười phương thế giới, biết rõ tự thân nhiều kiếp trước, gặp điều dữ hoá lành, đó là bước thứ hai tuần tự tu hành. 

            Thế nào gọi là hiện nghiệp? Này A Nan! Người giữ giới thanh tịnh ấy, trong tâm đã không chạy theo với tham dâm, trước sáu trần bên ngoài không bị chúng làm mê dính. Không rơi vào nắm giữ và buông bỏ thì tự nhiên tinh thần tập trung. Trước sáu trần không phan duyên thì sáu căn không có đối tượng, tinh thần không hướng ra ngoài nên khôi phục hoàn toàn cái tính nghe thì những thứ kiến, văn, giác, tri hư vọng cũng đình chỉ tác dụng. Khi ấy chỉ thấy mười phương cõi nước đều sáng suốt không còn có tình thế gian và khí thế gian, cũng như quả cầu pha lê màu xanh bên trong chứa vầng trăng sáng, cả bên trong lẫn bên ngoài đều sáng, thân tâm trong sạch không bị trói buộc, vì vậy nên gọi là Diệu, không bị ngăn ngại nên gọi là Viên. Thân tâm cùng khắp sa giới, hữu tình với vô tình đồng thể không phân chia, tâm Phật với tâm chúng sanh dung hợp không hai. Chứng đạt đại bình đẳng như vậy liền đạt đến đại an lạc. Cảnh giới nghiêm mật, tròn đầy, thần diệu của chư Phật trong mười phương cùng khắp hiển hiện trong tấm kính tâm, người tu hành ấy tức khắc chứng nhập vô sanh pháp nhẫn. Sau khi đã lập định căn cơ như vậy, lại tuần tự từng bước tu tập, xem vị ấy thực hiện đến trình độ nào, phối hợp với quả vị tương ứng, như vậy gọi là bước thứ hai tuần tự tu hành. 

            Này A Nan! Thiện nam tử ấy, ái dục đã khô héo, thân căn với đối cảnh xúc trần không phát sinh quan hệ, cái nhục thân hiện tại là nhục thân cuối cùng, không còn kế tục sinh ra nữa. Lấy hành vi của tự thân khiến cho cái tâm địa hư linh hoàn toàn biến thành trí tuệ, trí tuệ tròn đày đến cực điểm, ánh sáng của trí tuệ chiếu diện đến khắp mười phương thế giới, tu hành đạt đến trình độ ấy gọi là Càn tuệ địa. 

            Tập khí của ái dục bắt đầu khô cằn nhưng vô minh chưa phá thì chưa thể tiếp hợp với chân như pháp tính của chư Phật Như Lai vẫn cần dùng đến cái tâm càng tuệ ấy, y chiếu trung đạo quán ngược dòng mà vào khi ấy diệu tâm viên thông từng bước, từng bước như đoá sen nở, từ cái tâm chân diệu tròn sáng phát ra trí sáng hơn nữa, có năng lực loại trừ hết thảy vọng tưởng, cái gọi là phá một phần vô minh thì hiển lộ một phần pháp thân, đạt đến cảnh giới ấy thì tin tưởng tâm Phật, chúng sanh không sai khác. Khi ấy chỉ thuần lý thể trung đạo, tín tâm kiên cố giai đoạn ấy gọi là tín tâm. Cái chân tín tâm đã phát huy ra thì hết thảy sự lý đều viên thông, năm uẩn không thể che mờ, mười hai xứ không thể hạn cục, mười tám giới không thể gây trở ngại, viên dung thông triệt đạt đến cực điểm thì mọi sự tình ở đời quá khứ, đời vị lai   vô số vô lượng kiếp liên quan đến tự thân như thế nào không có gì không hiện ra trong tâm một cách rõ ràng, khi nhớ lại, hoàn toàn không quên một mảy may, đến giai đoạn này gọi là niệm tâm. Thần diệu mà tròn sáng, thuần chân trí, chân mà tinh, có năng lực đem tập khí từ vô thỉ đến nay dung thông làm một với tạng tâm trong sáng, rồi lại tiếp tục tu tiến đến cảnh giới chân tịnh gọi là tinh tấn tâm. Nắm giữ trí tuệ cực sáng cùng khắp pháp giới, trí sáng tịch nhiên bất động, trong như nước không gợn sóng, định cảnh trong lặng thường ngưng tụ gọi là định tâm. Định lực đã được sâu thì phát ra ánh sáng của trí tuệ, ánh sáng của trí tuệ càng vào càng sâu, định tuệ ngang nhau, chỉ có tiến không lùi gọi là Bất thối tâm. Tâm đã không lùi, an nhiên tiến về phía trước, giữ gìn không để mất, cùng tiếp xúc với khí phần chân như của mười phương Phật, bên trong thì hộ tâm pháp, bên ngoài thì hộ Phật pháp gọi là Hộ pháp tâm . Trí tuệ của thỉ giác giữ gìn không để mất, có năng lực lấy sức mạnh nhiệm mầu của trí sáng, hồi chuyển từ quang của chư Phật vào trong tâm của tự thân, tâm quang của tự thân lại hồi hướng vào trong tâm của Phật; Tâm, Phật không hai cũng như hai tấm kính đối diện nhau, trong kính có kính, trong ảnh có ảnh, trùng trùng, luỹ luỹ nhiếp nhập nhau gọi là Hồi hướng tâm. Tâm quang với Phật quang ngưng hợp ở cảnh giới thanh tịnh nhiệm mầu, an trú trong pháp vô vi, không có một niệm rơi rỉ ở hữu vi gọi là Giới tâm. Giữ giới mà giữ đến thân tâm tự tại, chỉ trong một niệm, có khả năng tuỳ nguyện du hành mười phương thế giới gọi là Nguyện tâm.

            Này A Nan! Thiện nam tử ấy lấy phương tiện tu tập nhĩ căn viên thông thì mới có thể phát khơỉ mười loại tâm trên đây, tâm tính phát sáng thì diệu dụng của mười thứ tâm nhập vào nhau mà thành một tâm gọi là phát tâm trụ. Trong tâm phát ra diêụ trí ví như chiếc bình pha lê thanh tịnh, bên trong hiện ra vàng ròng, lấy mười hai lọai diệu dụng của tâm làm bế ngại, lại cầu tiến lên gọi là Trị địa trụ. Thường lấy mười loại tâm trước mặt làm bế ngại, mười loại diệu dụng xen lẫn nhau, cảnh giới của mười loại tâm đều chiếu sáng, liền có thể đi khắp mười phương thế giới, đi, về tự do, hoàn toàn không có trở ngại gọi là Tu hành trụ. Hành vi giống như Phật, nhận được khí phần của Phật, tâm tinh với Phật tương thông cũng như cái thân trung ấm tự cầu cha mẹ vậy, tâm địa này kia tương đồng, nghiệp hoặc tương đồng nên tương hợp với Phật, trở thành giống Như Lai gọi là Sanh quý trụ. Đã nhập vào giống Như Lai ở nơi thai tạng của Phật, thân thừa đạo thống của Phật, như cái thai tướng đã trưởng thành, tướng mạo của con người hoàn toàn không thiếu gọi là Phương tiện cụ túc trụ. Dung mạo với tâm lý đều giống như Phật gọi là Chánh tâm trụ. Trong ngoài đều giống như Phật, dần dà tăng trưởng gọi là Bất thối trụ. Thân Thanh văn, thân Duyên giác, thân Bồ tát, thân Như Lai, pháp thân, trí thân, thân hư không, thân nghiệp báo, thân chúng sanh, thân quốc độ, mười loại thân ấy là báo thân của Lô xá na, tuy có mười loại thân tướng, nhưng chưa hiển lộ trưởng thành cụ thể nhưng lại vi tế gọi là Đồng chân trụ. Dung mạo của Phật đã hình thành, sau khi ra khỏi bào thai là con cháu của Phật cái gọi là sinh ra từ miệng của Phật, từ pháp hoá sanh gọi là Pháp vương tử trụ. Tuổi tác dần dần trưởng thành, hiển lộ nghi biểu, nói là con thân của Phật, cũng như Kim luân thánh vương đem việc nước giao cho thái tử, trước tiên là thực hành tập quán như Thái tử của Lật tán vương, lớn lên thành người ắt trưng bày bảo toạ, màn trướng, âm nhạc, bình vàng các thứ, lấy nước trong biển lớn rưới vào đỉnh đầu của Vương tử gọi là Quán đảnh trụ. 

            Này A Nan! Thiện nam tử ấy đã thành con Phật, công đức vô lượng, thù thắng nhiệm mầu của Phật đều đầy đủ, có thể đến mười phương thế giới, tuỳ nguyện vãng sanh gọi là Hoan hỷ hạnh. Khéo tạo lợi ích cho hết thảy chúng sanh gọi là Nhiêu ích hạnh. Tự thân đã giác ngộ lại giúp cho người khác giác ngộ, nhẫn nhục nhiếp thọ chúng sanh gọi là Vô sân hận hạnh. Thường ở trong mười hai loài chúng sanh, chốn chốn thọ sanh hết đời vị lai  , ba đời bình đẳng, sự tình trong mười phương thế giới đều thông đạt gọi là Vô tận hạnh. Đối với hết thảy các pháp môn đều dung hội quán thông, tuỳ cơ mà nói pháp hoàn toàn không sai lạc gọi là Ly si loạn hạnh. Hết thảy pháp môn, hết thảy sự lý, trong chỗ giống nhau mà thấy chỗ không giống nhau của chúng, trong chỗ không giống nhau mà thấy chỗ giống nhau của chúng, chân tục hài hoà, sự lý không ngăn ngại gọi là Thiện hiện hạnh. Sự lý không ngăn ngại như vậy cho đến hư không giới trong mười phương, giả sử đầy cả vi trần, có thể hiện ra mười phương thế giới, vi trần tuy nhỏ nhưng không thấy nó nhỏ, thế giới tuy lớn nhưng không thấy nó lớn, nhỏ với lớn không ngăn trở nhau gọi là Pháp giới sự sự vô ngại. Như thế gọi là Vô trước hạnh chẳng những sự lý không ngăn ngại và sự sự không ngăn ngại mà còn biểu hiện vô số hành vi đạt đến Niết bàn bờ bên kia gọi là Tôn trọng hạnh. Ở trong một loại hành vi như thế mà dung hợp với hết thảy hạnh lành, có đầy đủ các pháp tắc và quy phạm mà chư Phật đã thành tựu gọi là Thiện pháp hạnh. Lục độ vạn hạnh của Bồ tát, trong mỗi hạnh đều là hạnh thanh tịnh và hạnh vô lậu do vì thật tánh chân như vốn nhất chân vô vi gọi là Chân thật hạnh. 

            Này A Nan! Thiện nam tử ấy thần thông đã đạt được đầy đủ, Phật sự đã thành tựu, cái thể của Như Lai tạng đã thuần khiết, cái dụng của Như Lai tạng tính đã tinh chân, không dính nơi có, ắt không lo lắng bên trong, không dính nơi không ắt không lo lắng bên ngoài, khi đang độ chúng sanh mà không thấy tướng chúng sanh, cũng không có cái tướng độ, chuyển cái tâm vô vi hướng về nẻo Niết bàn gọi là cứu độ nhất thiết chúng sanh ly chúng sanh hồi hướng. Pháp khả hoại thì diệt trừ hết, pháp nên rời thì không pháp nào không xa rời gọi là Bất hoại hồi hướng. Tính bản giác cũng như nước lắng trong suốt bất động, bản giác của tự thân đồng đẳng với diệu giác của Phật gọi là đẳng nhất thiết Phật hồi hướng. Phật địa làm quả địa giác, tâm tinh chân làm nhân địa, tinh chân đã toả sáng bằng với quả địa giác của Phật, hàm tàng cảnh giới vô biên, thường hiện vô lượng cõi Phật gọi là Trí nhất thiết xứ hồi hướng. Thế giới của y báo, căn thân của chánh báo tương nhập tương dung, lấy y báo đi vào chánh báo, ắt là trong một sợi lông có vô lượng bảo sát nhiệm mầu trang nghiêm; lấy chánh báo đi vào y báo ắt là trong một vi trần có vô lượng Như Lai   chuyển bánh xe pháp lớn, như lưới đầy ngọc chen đan lấp lánh, một hạt ngọc vào trong nhiều hạt ngọc, trong nhiều hạt ngọc hàm tàng một hạt ngọc, một với nhiều tương nhiếp, khách chủ qua lại, do vậy mà đắc không ngăn không ngại gọi là Vô tận công đức tạng hồi hướng. Tánh giác ngang bằng với tánh giác của Phật ắt địa cũng giống với địa Phật, ở trong mỗi địa đều sanh khởi nhân thanh tịnh, mỗi cái nhân thanh tịnh đều phát ra ánh sáng của trí tuệ để chứng giữ cái nhân của Niết bàn. Nhưng Niết bàn chính là quả của mỗi địa thanh tịnh, như thế gọi là Tuỳ thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng. Bình đẳng thiện căn thật sự thành tựu thì chúng sanh trong mười phương đều là tính Phật của mình, tính Phật của mình đã đạt đến thành tựu tròn đầy cũng là thành tựu tròn đầy tính Phật của hết thảy chúng sanh, nhân vì tính Phật của chúng sanh chính là tính Phật của mình, do đó mà không mất chúng sanh như thế gọi là tuỳ thuận đẳng quán nhất thiết chúng sanh hồi hướng . Y chiếu chân như tuỳ duyên tức hết thảy pháp, không mất chúng sanh; y chiếu vào chân như bất biến tức rời hết thảy tướng, không dính chúng sanh, rời hết thảy tướng nên không có đối tượng dính mắc, tức hết thảy pháp cũng không có đối tượng dính mắc như thế gọi là Tố chân như tướng hồi hướng. Nếu thật sự đạt đến chân như tức chứng đắc chân như là một tướng, đã là một tướng ắt tâm Phật, chúng sanh, y báo, chánh báo dung nhiếp thành một thể, do đó nên mười phương thế giới cùng là pháp giới, lý với sự đều đạt không chướng ngại như thế gọi là Vô phược vô thoát hồi hướng. Đã không dính mắc, ắt đạt đến cái thể của tính đức chân như làm Bát Nhã đức, đã không chướng ngại ắt đạt đến cái dụng của tính đức chân như làm giải thoát đức mới đắc viên thành, tính đức viên thành ắt thể không chỗ nào không có, dụng không chỗ nào không khắp, tuỳ vào một sắc, một hương chẳng thứ gì mà không trung đạo, một trần một giọt nước đều ngang bằng với pháp giới nhất nhất không có hạn lượng, ắt pháp giới cũng không có hạn lượng làm pháp thân đức như thế gọi là Pháp giới vô lượng hồi hướng. 

            Này A Nan! Thiện nam tử ấy bắt đầu từ Càn tuệ địa đến hồi hướng thứ mười thì dừng, thực hành hết bốn mưới mốt giai đoạn mới đạt đến tứ gia hạnh. Giai đoạn ấy do gia công tiến hành, chính là bậc thánh cao nhất ở thế gian. Gia hạnh thứ nhất: Là lấy tâm của Phật làm nhân tâm tự thân, Phật tức là tâm, cái nhân tâm muốn quên mà chưa quên quả dụng như phát mà chưa phát, cũng như mài cây, lửa trí tuệ vốn ở trong cây, cái cây vô minh chưa phá thì lửa trí tuệ chưa ra, lúc ấy ở trong vốn có sẵn tướng nóng, vì ánh sáng của lửa trí tuệ sắp phát ra, giai đoạn đó gọi là Noãn địa. Gia hạnh thứ hai: Lại lấy cái nhân tâm tự thân làm Phật để nương, tâm tức là Phật, như chân đạp đất, tự hồ như nương mặt đất mà tự hồ như chẳng nương mặt đất, tâm tướng chưa hoàn toàn quên, tự hồ như vẫn nương vào mặt đất, tâm tướng sắp hết, lại tự hồ như không nương vào mặt đất, cũng như người lên núi cao, cái thân ở trong mây nhưng hai chân không rời khỏi đỉnh núi, dưới chân vẫn còn chướng ngại vi tế, nói là chướng ngại vi tế, ắt là tâm tướng không có nhiều, giai đoạn đó gọi là Đảnh địa. Gia hạnh thứ ba: Lấy cái tâm của mình tương đồng với Phật, tức tâm tức Phật, Phật tâm với giác tâm của tự thân, hỗn hợp làm nhân tâm, trong tâm mình thường thường thể hội đến nghiệp dụng của Phật, ở cái chỗ mà Phật sở hành cũng thường làm trong sáng cái tâm của mình, khéo léo đạt lý thể trung đạo như sắp chứng mà chưa chứng, trong tâm tuy sáng suốt, thổ lộ không ra, như người nhẫn nhục đã không thể cất giữ ở trong tâm nhưng lại không thể nói ra nơi miệng giai đoạn đó gọi là Nhẫn địa. Gia hạnh thứ tư: Trong noãn địa trên, lấy tâm Phật làm tâm mình, vẫn còn lại số lượng của tâm mình, trong đảnh địa, lấy tâm mình làm hài của Phật thì vẫn tồn tại số lượng hài của Phật; trong nhẫn địa, tâm với Phật tương đồng, thì vẫn còn số lượng của tương đồng, đến lúc ấy, số lượng cũng đã diệt trừ, không mê nơi trung đạo, cũng không giác nơi trung đạo, dưới ắt không có tâm tự thân; trên ắt không có tâm chư Phật, tâm với Phật không sở kiến, không sở danh, số lượng đều tiêu diệt, đến cái cảnh giới không tâm, không Phật, giai đoạn đó gọi là Thế đệ nhất địa.

            Này A Nan! Thiện nam tử ấy, thiện xảo thàh tựu Thế đệ nhất địa liền phá trừ một phần vô minh, nơi Bồ đề vô thượng tuy chưa thể thành tựu nhưng đã khéo léo thông đạt cái tâm của tự thân với diệu giác của Phật dung thông không hai, liễu tri hết mọi cảnh giới nhiệm mầu của chư Phật, sở ứng của chư Phật ba đờĩ mình đã đắc, cái vốn có nơi hết thảy chúng sanh mình đã chứng, nhân đó nên hoan hỷ đến cùng cực gọi là Hoan hỷ địa. Tính của chín cảnh giới chúng sanh đều không giống nhau, nhưng nhập vào Phật tính của Như Lai ắt không bất đồng, đối với cái không bất đồng ấy, nếu chưa thể quên, vẫn là vết nhơ nhỏ nhiệm của chân tâm thanh tịnh, dị đã là cấu uế, đồng cũng là cấu uế, cấu uế của tính dị đã diệt trừ thì cấu uế của tính đồng cũng hết, gọi là Ly cấu địa. Cấu uế nhỏ nhiệm tuy đã rời khỏi nhưng cái rời ấy vẫn không rời, như nay đem cái rời của rời cấu uế cũng rời nốt, gọi là tịnh cao nhất ắt minh sinh, sau đó chân giác hiển lộ, gọi là Phát quang địa. Tịnh cực điểm ắt minh sinh, minh cực điểm ắt là giác tròn đầy, giác trí đầy đủ gọi là Diệm huệ địa. Khi ở nơi sơ địa tính giác của tự thân với tính giác của Phật đã tương đồng, lúc ở nơi địa thứ hai, giác đồng với Phật giác, cái tính đồng cũng diệt, tịnh đến cực điểm thì minh sinh, lúc ở nơi địa thứ ba, tịnh cực điểm thì minh sinh, minh cực điểm thì giác tròn đầy, đến địa thứ tư, ắt cái đồng dị trước đó sâu rộng bất khả đắc, chân trí với tục trí dung hợp tương ưng gọi là Nan thắng địa. Minh sinh giác tròn đầy, vượt ra khỏi đồng dị, phàm tình thánh giải đạt đến đây tất cả đều không, công dụng hữu vi đạt đến cực điểm, tức là khế hợp với vô vi chân như, nhưng chân như nhiệm mầu vốn thanh tịnh, đạt đến chỗ này ắt là cái tính thanh tịnh hiển lộ rõ ràng, mới đầu đắc thân chứng, gọi là Hiện tiền địa. Đã chứng chân như đến bờ mé cuối cùng của nó, gọi là Viễn hành địa. Đã đạt đến tột cùng bờ mé chân như ắt trong lặng bất động, chỉ thuần một tâm chân như, pháp nào cũng chân cả, pháp nào cũng như cả, gọi là Bất động địa. Đã đắc cái thể tính của chân như, ắt phát ra cái dụng của chân như, đầy đủ bốn biện tài không chướng ngại, là đại pháp sư, diễn nói vô lượng câu nghĩa không cùng tận, gọi là Thiện huệ địa. 

            Này A Nan! Trên đây là các địa của Bồ tát, sau khi công đức tu tập đã tròn đầy, cũng gọi địa này là Tu tập vị, công đức tu tập đến địa này là đã đạt đến cực điểm, tâm từ, trí huệ nhiệm mầu cũng như áng mây lớn vầng vũ che khắp, che khuất biển quả Niết bàn do đó nên gọi là  Pháp vân địa.

            Phật đã tròn đầy nhân quả, chứng đắc Niết bàn, chỉ vì không bỏ chúng sanh nên quay hướng thuyền từ, ngược dòng Niết bàn đi vào biển lớn sống chết, còn phàm phu thì từ sơ phát tâm vào kim cương càng tuệ địa, trong đó trãi qua năm mươi bốn trạm mới đến trạm Đẳng giác, cứ thế thuận đường mà đến. Cái chỗ mà phàm phu đến là trạm Đẳng giác sau cùng, nhưng Như Lai trước tiên đến trạm Đẳng giác, do đó trạm ấy gọi là Giác tế nhập giao, cũng gọi là Đẳng giác Bồ tát. Này A Nan! Từ càn tuệ đến quả vị Đẳng giác, mở đầu là đắc kim cương hậu tâm, trước càn tuệ, chẳng qua là kim cương sơ tâm sau càn tuệ mới là kim cương hậu tâm. Bắt đầu từ càn tuệ dừng ở diệu giác, trong đó tu đơn như càn tuệ địa, noãn địa, đảnh địa, nhẫn địa, thế đệ nhất địa, đẳng giác và diệu giác cọng có bảyloại; tu kép như thập tâm, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cọng có năm loại. Bảy thêm năm là mười hai nên nói trùng trùng mười hai đơn, kép mới đạt đến cùng tận ngọn nguồn, quy về nơi diệu giác, thỉ bổn hợp nhất, thành tựu Phật đạo vô thượng. Các loại địa này đều lấy cái tâm kim cương, dùng mười loại để quán sát. Cái gọi là quán hết thảy nghiệp như ảo, quán hết thảy pháp như ánh sáng, quán hết thảy thân như trăng đáy nước, quán diệu sắc như hoa đốm giữa hư không, quán diệu âm như tiếng dội lại từ hang trống, quán cõi nước chư Phật như thành càn thát bà, quán Phật sự như mộng, quán thân Phật như ảnh, quán báo thân như ảnh trong gương, quán pháp thân như ảo hoá, không thể nắm, không thể bỏ, hết thảy đều không tự ngã . trong pháp môn Xa Ma Tha, vận dụng phương pháp vi mật quán chiếu Tỳ bà xá na mà chư Phật quá khứ sử dụng, tu hành thanh tịnh cho đến thuận thứ chứng nhập sâu xa. Này A Nan! Tu hành như vậy, đều y chiếu vào Xa Ma Tha, Tam ma bát đề, cho đến thiền na là ba pháp môn đại tăng tiến, thiện xảo thành tựu năm mươi lăm quả vị đại đạo Bồ đề chân chính. Này A Nan! Chiếu phép quán Như Lai như vậy mới là chánh quán, nếu không chiếu phép quán của Như Lai như vậy là tà quán. 

            Khi ấy Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân của đức Phật rồi thưa: Bạch Thế tôn! Những gì Thế tôn nói hôm nay đều là kinh nhưng con không biết bộ kinh ấy nên gọi bằng tên gì? Lại nữa, chúng con cho đến hết thảy chúng sanh nên như thế nào để phụng hành?

            Đức Phật dạy: Này Văn Thù! Bộ kinh ấy có thể gọi là “Đại Phật đảnh Bạch Tán Cái Vô Thượng Tâm Ấn” vì mắt trí tuệ của mười phương Như Lai trong biển tâm thanh tịnh; lại nữa, có thể gọi là nhân chính cứu giúp người tu ly dục, khiến cho A Nan cùng Bảo Kê Đề trong hội đạt đến giác tâm Bồ đề nhập vào tánh hải chánh biến tri. Lại nữa, có thể gọi mật nhân của Như Lai là pháp môn liễu nghĩa của tu hành chứng quả, cũng có thể gọi là Đại phương quảng bất khả tư nghì liên hoa tạng tâm, vì Phật mẫu mười phương sản sinh hết thảy thần chú tổng trì của hết thảy chư Phật, lại nữa, có thể gọi là thuộc vào Quán đảnh bộ, vì là kinh điển của chư Bồ tát thành tựu vạn hạnh kiên cố, rốt ráo, các ông hãy khéo trì tụng phụng hành!

            Sau khi đức Phật nói xong, tức thì A Nan cùng đại chúng đã được đấng Đại giác Thế tôn chỉ bày tâm ấn bí mật, các lợi ích của việc tụng trì thần chú Bạch Tán Cái, lại còn nghe được cái tên của bộ kinh liễu nghĩa, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi ngộ được pháp môn thiền na nên tu như thế nào để góp phần vào việc tiến vào các quả vị Thánh, tức thời đạt đến vạn tượng một tâm, cái cảnh giới mà ngôn ngữ, tư duy không đến được, đoạn trừ các phiền não nhỏ nhiệm thuộc sáu  phẩm của dục giới, chứng đắc thánh vị Thanh văn, quả thứ hai hàng hữu học. 

            Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ hai chân của đức Phật chắp tay cung thưa: Uy đức của Thế tôn lớn thay! Từ âm của Thế tôn, đem mười hai loại chúng sanh điên đảo vọng tưởng, cho đến năm mươi lăm quả vị Bồ đề nhiệm mầu đều nói rõ ràng không giữ lại một chút nào, khéo léo khai mở câu sinh vô minh của hết thảy chúng sanh, khiến cho chúng con hôm nay thân tâm khoan khoái, đạt được rất nhiều lợi ích. Bạch Thế tôn! Nếu cái chân tâm sáng suốt nhiệm mầu ấy vốn thanh tịnh, tròn đầy, cùng khắp, thế thì khí thế gian, một ngọn cỏ, một cây trên đại địa, cho đến tình thế gian một con chim, con trùng, con cá, chúng vốn có đủ chân như tự tính chính là cái chân thể thành Phật của thập phương Như Lai, đã là chân thể của Phật vì sao lại có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhơn đạo, thiên đạo cùng nhiều sai biệt khác? Sáu đường chúng sanh ấy vốn có hay sao? Hay là chúng từ tập khí hư vọng đến nỗi có sống chết luân hồi? Bạch Thế tôn! Tức như tỳ kheo ni Bảo Liên Hương, nữ tu ấy đã giữ đại giới của Bồ tát chỉ do vì lén lút dâm dục rồi lại nói càn rằng hành dâm chẳng qua là giao hoan giữa người này kẻ kia, để tinh thần có được chút an ủi, đã không phải giết người cũng không phải trộm cắp thì còn có nghiệp báo gì. Sau khi cô ấy nói những điều trên, liền đó từ nữ căn sanh khởi ngọn lửa mãnh liệt thiêu đốt toàn thân xương tuỷ của cô ấy, thần thức của cô ấy liền bị đoạ vào địa ngục Vô gián. Lại nữa, như tỳ kheo Thiện Tịnh, kể từ khi thân cận với kẻ ác, liền thối thất cảnh giới tứ thiền, lại còn nói càn rằng hết thảy pháp không, không nhân, không quả, không Phật, không có Niết bàn. Vị ấy thầm cầu được cúng dường, nhận tín thí không thanh tịnh, thuyết pháp cuồng vọng, xem thường chúng sanh, huỷ bỏ giới cấm của Phật, sau đó cũng bị đoạ vào địa ngục A tỳ. Bạch Thế tôn! Rốt lại, phải chăng là có một nơi chốn nhất định hay là mỗi người có nghiệp cảm riêng, hay là mỗi người có báo ứng không giống nhau? Ngưỡng mong Thế tôn đại từ đại bi khai mở mê mờ vô tri của chúng con cũng giúp cho những người giữ giới nghe được sự lý quyết định để cho mọi người vui vẻ giữ giới không dám khinh phạm một mảy may nào.

            Đức Phật dạy: Này A Nan! Ông hỏi rất đúng! Câu hỏi của ông có thể khiến cho hết thảy chúng sanh không bị rơi vào tà kiến. Ông hãy lắng nghe! Này A Nan! Hết thảy chúng sanh vốn là chân, vốn là tịnh, chỉ vì vô cớ khởi lên vọng tưởng liền có vọng kiến, vọng kiến đã có rồi thì có vọng tập, có phần trong và phần ngoài. Cái gì là phần trong? Phần trong tức là mối quan hệ thân tâm ở bên trong của chúng sanh, nhân vì con người ai cũng có bảy thứ tình: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục. Bảy thứ tình ấy ngày càng tích tập càng nhiều, tích tập đầy rồi thì sanh ra nước ái. Vì thế, nên hết thảy chúng sanh trong tâm khởi lên ý tưởng muốn ăn ngon thì tự nhiên nước miếng riệu ra. Trong tâm nghĩ đến người yêu đã chết thì tự nhiên trong mắt trào ra nước mắt tương tư. Trong tâm nghĩ đến phát tài thì ngày đêm cứ chú ý đến lợi nên bị ảnh hưởng đến hào quang trên gương mặt. Trong tâm nghĩ đến hành dâm, nam căn hoặc nữ căn liền chảy ra tinh dịch. Này A Nan! Ái tuy có nhiều loại không giống nhau, nhưng đều uẩn kết ở trong tâm thì giống nhau rồi có nước chảy ra cũng giống nhau. Ông suy nghĩ cái gì đó ẩm ướt chắc chắn là không bay lên được, ngược lại nó bị rơi xuống, đó chính là phần trong. Thế nào gọi là phần ngoài? Phần ngoài là những cái gì ngoài thân. Chúng sanh đối với cảnh giới thắng diệu, do vì quá khát vọng nên có ngưng tưởng hư vọng, đã nghĩ về càng nghĩ về tích tập ngày càng nhiều, khí thù thắng liền sanh khởi, vì thế nên hết thảy chúng sanh kiên tâm trì giới, giữ giới có thể sinh khởi thắng khí, do đó mà toàn thân đều cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Có người trong tâm không ngừng trì chú, hai tay bắt ấn, do vì bắt ấn và trì chú cũng sinh khởi thắng khí, phát tâm muốn sanh thiên nên ngày đêm tơ tưởng trong giấc mơ thường thấy mình bay trong hư không. Có người thường tưởng nhớ đến cõi nước Phật, có người muốn sanh về thế giới tây phương cực lạc, có người muốn được sanh tại nội viện của Bồ tát Di Lặc ở cung trời Đâu suất vì thế nên họ nhìn thấy thánh cảnh của thế giới Phật . Có người thì theo hầu hạ một vị Đại đức đã thành tựu, Đại đức bảo người ấy nhảy xuống ghềnh sâu, vị ấy không nghĩ đến thân mạng liền nhảy xuống ngay. Này A Nan! Tưởng tuy có nhiều loại không giống nhau nhưng cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái thì không ai khác ai, nhẹ nhàng thanh thoát ắt là bay cao, bay cao là bay động, bay động thì không phải rơi xuống, thế là tự nhiên nhi nhiên vượt ra khỏi thế gian, như thế gọi là phần ngoài. 

            Này A Nan! Hết thảy thế gian hữu tình, sanh đến, chết đi liên tục không ngừng. Sanh thì tuỳ thuận vào tập khí của nghiệp thiện ác đã tạo mà sanh, còn chết thì trôi chảy theo dòng lưu chuyển biến đổi mà nhận cái thân không giống nhau. Vậy nên khi sắp lâm chung, sáu  thức không hoạt động nhưng thức thứ tám vẫn chưa rời khỏi thân nhân vì hơi nóng ở trong thân vẫn còn. Nếu thức thứ tám rời khỏi thân thể thì hơi nóng cũng không còn gọi là chết. Nhưng ở vào cái thời khắc sắp chết mà chưa chết, hiện ấm đã tàn, trung ấm chưa sinh, chính trong cái thời khắc sợ chết, cầu sống ấy, lấy sống là thuận để mà dục cầu, lấy chết là nghịch để muốn tránh, cái tâm lý giữa thuận với nghịch cùng phát tác một lúc. Vị ấy đem mọi nghiệp thiện ác đã làm suốt cả đời đặt vào đầu óc, cũng như điện ảnh vậy, từng hình ảnh nhanh chóng hiện ra. Khi ấy tình với tưởng cùng hiện ra một lần. Ông nhìn những biểu hiện sắp lâm chung của người ấy thì biết rõ tình huống của người ấy sau khi chết. Có người tạo ra nhiều nghiệp ác đa đoan thì hiện ra tướng địa ngục, tướng ngạ quỷ, tướng súc sanh. Có người tạo nghiệp lành nhiều thì hiện ra tướng tốt, hoặc là nhìn thấy cung điện ở cõi trời, nhìn thấy tiên nữ, thiên nhơn, nhìn thấy nhiều loại thiên y đều là trang nghiêm diệu bảo, hoặc nhìn thấy thế giới Phật, trang nghiêm bảy báu, thấy Phật nghe pháp đều hiện ra tướng lành. Khi ấy, nhục thân vẫn chưa chết hoàn toàn do nghiệp lực dắt dẫn nên có nhiều biểu hiện không giống nhau.  

            Tưởng ấy không phải là tưởng lung tung mà là quán tưởng. Lúc còn sống tập quán quán tưởng về thắng diệu, giả như thuần quán tưởng cảnh giới thắng diệu thì cái thần đi ra phần ngoài. Do vậy mà cái tâm thường bay cao, sau khi chết ắt được sanh vào cõi trời. Giả như ngoài thuần tưởng lại còn kiêm tu phước huệ, như cúng Phật là làm nghiệp phước, nghe pháp là làm nghiệp tuệ, hoặc giả có cả tịnh nguyện thì lúc lâm chung tự nhiên tâm mở, mắt sáng, sau khi chết lập tức đến cõi nước Phật, nhìn thây mười phương chư Phật, tuỳ theo bổn nguyện mà vãng sanh cõi nước Phật trong mười phương. Nếu là người không tu dưỡng, sau khi chết thần  thức hôn muội nhìn thấy mười phương như một màu đen mơ mơ hồ hồ không thấy đường mà đi, thế là chẳng may. Nếu như tình ít mà quán tưởng nhiều, tuy cũng có bay lên, nhưng không quá cao, người ấy sau khi chết làm tiên Phi hành thuộc chín tưởng, làm Đại lực quỷ vương thuộc tám tưởng, làm Phi hành Dạ xoa thuộc bảy tưởng, làm Địa hành La sát thuộc sáu tưởng. Hàng chúng sanh ấy đều bay được tới tứ thiên vương trở xuống, chỗ đến, đi hoàn toàn không trở ngại. Chúng sanh hàng sáu tưởng, bảy tưởng, tám tưởng và chín tưởng nếu như có nguyện lành, tâm lành thì hộ trì Phật pháp . Nếu như giữ gìn giới cấm thì bảo vệ người giữ giới. Nếu như giữ gìn thần chú thì bảo vệ người trì chú . Nếu như giữ gìn thiền định thì bảo vệ kẻ hành thiền. Họ là những thiện thần hộ pháp thuộc thiên long bát bộ thường ở gần chỗ Như Lai. Hàng năm tình, năm tưởng thiện ác bằng nhau, hạng người ấy thì không bay cao được, không làm thiên tiên thiện thần, cũng không bị đoạ xuống để rơi vào ba đường ác, do vậy được sanh ở nhân gian. Tóm lại quán tưởng nhiều ắt sáng suốt, sáng suốt ắt thông minh, thông minh ắt năng lý trí, trong lý trí ắt hơn hẳn ba đường, tình ái nhiều ắt u ám, u ám ắt ngu muội, ngu muội ắt trọng ở tình cảm, trọng tình cảm ắt xếp vào nhơn thiên. Hàng bốn tưởng lục tình thì bị chìm dưới thuỷ luân, trên hoả luân nhận chịu lửa lớn, kết khí thành hình biến thành ngạ quỷ, nhân vì nhận thọ lửa lớn nên thường bị lửa thiêu, tuy gặp nước nhưng nước không biến thành lửa, nước cũng không tổn hại tự thân mà là chiêu cảm của nghiệp lực. Kỳ thật, nước mà không nhất dịnh là nước, do vì thiên nhơn thấy nó như là đất báu lưu ly, loài rồng cá thì thấy là hang ổ, loài người thì thấy là nước, loài ngạ quỷ thì thấy nước là lửa, ngạ quỷ thấy nước là sông máu. Do đó trong ngạ quỷ đạo thì không ăn không uống, trãi qua thời gian lâu xa trăm ngàn vạn kiếp phải chịu đau khổ vì đói khát. Hạng tám tình hai tưởng cho đến hạng chín tình một tưởng đều bị chìm đắm xuyên qua hoả luân, thân thể ở nơi chỗ hai luân lửa gió gặp nhau, nằm ở giữa hữu gián địa ngục với vô gián địa ngục; hàng tám tình hai tưởng, sanh ở địa ngục hữu gián; hàng chín tình một tưởng thì sanh ở địa ngục vô gián. Nếu như tình hoàn toàn ắt là bị chìm đắm triệt để, chìm đến địa ngục A tỳ. Nếu có cả tội huỷ báng đại thừa phá hoại giới cấm của Phật, nói pháp càng rở, tham lam tín thí, lạm dụng cung kính, thậm chí phạm tội ngũ nghịch, cái gọi là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hoà hợp tăng, làm thân Phật chảy máu, hoặc phạm cả mười trọng giới cho đến việc cố ý phá huỷ tượng Phật, hoặc nhiếc mắng, hoặc đánh đập, hoặc kích hoặc lấy vật dơ rưới vào tượng Phật đều là tội làm thân Phật chảy máu cùng một tội với giết hại Phật, hạng người này thuần tình cảm mà lại kiêm cả lăng nhục tượng Phật tất là phải chìm đắm tới địa ngục A tỳ, địa ngục ấy hư hoặc thì vẫn bị đưa đến địa ngục A tỳ ở thế giới khác không co kỳ hạn ra khỏi. Hết thảy chúng sanh đều theo nghiệp ác mà tự mình tạo ra, tuy là tự mình chiêu cảm, tự mình thọ báo nhưng cũng là chiêu cảm nghiệp chung thuộc vào chúng đồng phận, nhân đó nên không phải không có xứ sở nhất định. 

            Này A Nan! Hết thảy chúng sanh nhờ quán tưởng mà bay cao, do tình ái mà xuống thấp, giai do vì nghiệp lực tự thân mà chiêu cảm. Thế nào gọi là nghiệp? Nghiệp có nghĩa là tạo tác, tạo tác nhân của mười loại tập khí nên có mười loại chủng tử, đã có chủng tử tất nhiên là phát ra mười loại hiện hành; phát ra hiện hành, tất có quả báo, đấy gọi là sáu giao báo. Đã có mười loại nhân của tập khí tất có mười loại quả của tập khí, có quả của sáu giao thì phải có nhân của sáu giao, nhân quả không rời nhau. 

            Thế nào gọi là mười tập nhân?  

            -Một là tập khí dâm dục, do giao tiếp mà có nghiệp, phát ra hiện hành tức là cọ xát qua lại, cọ xát không dừng tất phát ra ánh sáng của ngọn lửa lớn, so với việc lấy hai tay ma sát vào nhau, tức khắc có tướng nóng. Còn chủng tử dâm dục thì hiện hành, tăng gia chủng tử, chủng tử mới cũ thiêu đốt đến cực điểm do đó mà có cảm nhận địa ngục giường sắt, địa ngục trụ đồng. Thần thức của ngươì chết nhìn thấy trụ đồng, hình dạng của nó như một ngọn núi lửa rất cao, dưới cây trụ đồng có lửa lớn, trên ngọn lửa có giường sắt, trên giường sắt có vòng đao, có cả loại trùng miệng sắt, có cả loại chim mỏ sắt. Như kẻ diệt luân thường làm thương tổn phong hoá, không hợp lúc, không hợp chỗ, người phạm phải giới dâm sau khi chết thì đến trên cây trụ đồng bị lửa lớn đốt thân thể. Trong cơn kinh hoàng sợ hãi nhìn thấy trên giường sắt có người đàn ông hay đàn bà đẹp, tâm liền sinh ái dục, từ trên trụ đồng rơi xuống giường sắt. Nam căn hoặc nữ căn tức thời phát ra ngọn lửa, loài chim trùng mỏ sắt lièn tìm đến bò ra bò vào nơi người đàn ông hay người đàn bà ấy. Như thế trong thời gian một ngày một đêm phải chịu chết đến một trăm ức lần, sống đến chín trăm ức lần, có thể thấy rằng quả báo của dâm dục tuy do tâm mà hiện nhưng cũng khổ đau cùng cực. Vì thế Như Lai trong mười phương, hình dung tình huống hành dâm gọi là lửa dục, thấy dục như thấy hố lửa liền viễn ly.     

            -Hai là tập khí tham, do tính toán mà có nghiệp, phát ra hiện hành, tức là hấp thu không chán, tích tụ khí lạnh thành băng, gió rét lẫm liệt, so như lấy miệng hút gió vào lập tức sanh khởi xúc giác lạnh. Còn chủng tử tham hiện hành ra lại gia tăng chủng tử, chủng tử mới cũ xâm đoạt lẫn nhau, do đó có cảm giác tra tra, la la, sen xanh đỏ, trắng của địa ngục sáu lạnh. Thần thức của người chết ở trong địa ngục sáu lạnh nhận chịu khổ đau vì lạnh rét nên phát ra tiếng kêu tra tra, ba ba, la la. Lại còn có một chỗ gọi là địa ngục A Phù Tha, thân thể bị đông cóng; lại còn có địa ngục Nê La Phù làm cho tay chân rụng xuống. Sáu thêm hai thành địa ngục Bát Hàn. Vì thế Như Lai trong mười phương hình dung tình huống tham cầu gọi là nước tham, hàng Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của tham cầu nên thấy tham như thấy biển chướng liền viễn ly. 

            -Ba là tập khí kiêu mạn, nhân tự thị mà có nghiệp phát ra hiện hành, tức là khinh miệt không ngừng nên có sóng gió dập dồn, so như lấy lưỡi tự liếm nước dịch chảy ra. Còn chủng tử kiêu mạn thì có hiện hành, càng gia tăng chủng tử, chủng tử mới cũ cổ động lẫn nhau do đó mà có cảm giác có địa ngục sông máu, sông tro, cát nóng và biển độc. Trong địa ngục có hai ngọn núi lớn, tội nhân đi vào giữa hai ngọn núi, hai ngọn núi giáp lại nên máu chảy thành sông, tội nhân nam nữ có đến mấy vạn, ra khỏi chặng giữa gọi là sông máu. Còn sông tro thì rất sâu, rất rộng, tro lửa vọt lên, tội nhân vào trong dòng sông thì có sắt đâm vào thân thể máu chảy ra đau đớn vô cùng. Cát nóng tức là cát đen, gió nóng bỗng nhiên thổi lên làm cho cát đen nóng bỏng, gió nóng thổi vào thân thể tội nhân, thiêu đốt thịt xương đau đớn khó nói hết. Biển độc cũng là cát nóng như cát trôi chảy trong sông, chợt tăng chợt giảm, có thể mang tội nhân chôn dấu trong cát nóng. Có địa ngục nấu nước đồng rót vào miệng tội nhân, có địa ngục nấu nước sắt rưới vào thân thể tội nhân. Vì thế, Như Lai trong mười phương hình dung tình huống kiêu mạn gọi là nước si, uống nước si rồi liền si mê điên đảo. Ở Ấn độ có suối si, cũng như suối tham ở Lãnh Biểu. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của kiêu mạn, thấy kiêu mạn như nhìn thấy núi to bạo phát liền viễn ly. 

            -Bốn là tập khí sân nhuế, do đắc tội với người khác mà có nghiệp, phát ra hiện hành, tức là kết oán không ngừng, tâm nóng phát ra ngọn lửa giận, khí giận kết thành năm thứ lợi khí, cái gọi là núi đao, gộp đao lại thành núi, côn sắt, kiếm cây, dựng kiếm như rừng cây; bánh xe kiếm, búa sắt, thương sắt, cưa sắt, những thứ đó đều đằng đằng sát khí như muốn tìm người để báo thù. Còn chủng tử sân nhuế thì hiện hành ra càng gia tăng chủng tử, chủng tử ngày càng nhiều, niệm niệm đặt nơi việc giết hại, do đó nên thần thức của người chết có cảm thọ bị cắt nam căn, chém đầu, chặt xương, róc thân thể, đâm xuyên bụng, chuỳ đánh vào lưng, trượng đánh vào tay nhiều nỗi đau đớn. Vì thế, Như Lai trong mười phương hình dung tình huống của sân nhuế gọi là đao kiếm bén, Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của sân, thấy sân nhuế như thấy có người chém đầu mình nên liền xa lánh.     

            -Năm là tập khí gian trá, nhân vì dụ dỗ người khác mà có nghiệp, nghiệp phát ra hiện hành tức là đùa bỡn man trá, khinh miệt không dừng khiến cho người khác không còn hay biết nhân đó mà có cảm nhận có dây thòng lọng không thoát ra được, cũng như lấy nước tưới ruộng, trong cái lúc cấy cỏ không hay không biết mà lớn lên. Chủng tử khi trá còn thì hiện  hành ra càng gia tăng chủng tử, chủng tử mới cũ ngày mỗi nhiều do đó mà có gông cùm, xiềng xích, roi trượng, côn, bỗng cùng nhiều nỗi đau đớn khác. Vì thế, Như Lai mười phương hình dung tình huống gian trá gọi là sâm tặc. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của gian trá cũng như gặp phải sài lang liền xa lánh.

            -Sáu là tập khí lừa dối, do vì lừa dối mà có nghiệp phát ra hiện hành tức là lừa phỉnh, dối gạt, đem tâm làm điều gian dối không thôi, nhân đó mà cảm nhận có gió cuốn cát bụi đen trời tối đất, người đứng trước mặt mà không nhìn thấy cho đến các địa ngục ô uế bất tịnh . Còn chủng tử dối gạt thì hiện hành ra càng gia tăng chủng tử, chủng tử mới cũ gia tăng ngày càng nhiều, đo đó mà có địa ngục nấu phẫn, tội nhân chìm đắm trong phẫn và nước tiểu. Lại còn có địa ngục cát bay, tội nhân bị trói giữa hư không, gió thổi rơi xuống rồi các thứ dơ dáy, cát bụi, phân, nước tiểu hoặc thổi lên cao, hoặc hất xuống, hoặc chìm đắm, hoặc lưng chừng. Vì thế, Như Lai trong mười phương hình dung tình huống dối trá gọi là cướp của hại mạng. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của dối gạt thấy dối gạt cũng như đạp phải rắn độc liền xa lánh.     

            -Bảy là tập khí oán hận, nhân vì hiềm hận mà có nghiệp, phát ra hiện hành tức là ôm hận vào xương tuỷ, tìm kẻ thù để báo cừu do đó mà có địa ngục đá bay, gạch đá liệng xuống như mưa, hoặc bị nhốt trong hộp, hoặc bị xe cùm giam giữ, bên ngoài lửa đốt hoặc bỏ vào bao ôm liệng xuống đất, chính như người âm mưu kế độc, ôm ấp mưu gian, tâm đầy kế ác. Còn chủng tử oán hận hiện hành ra càng gia tăng chủng tử. Hận không được ăn tươi sống kẻ thù, do đó mà có các loại địa ngục cát bay đá chạy, bắt sống bỏ vào hộp, vào củi, vào bao, đưa lên cao liệng xuống, ngói gạch dánh vào đầu, đá bắn vào thân. Vì thế, Như Lai trong mười phương hình dung tình huống oan gia gọi là quỷ Vi Hại. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của oán hận cũng như muốn chư vị uống rượu độc nên liền tránh xa.    

            -Tám là tập khí ác kiến, một là thân kiến chấp có cái ngã và ngã sở; hai là biên kiến, chấp đoạn, chấp thường; ba là tà kiến, bài bác không có nhân quả; bốn là kiến thủ kiến, không quả nói quả như lấy cõi trời vô tưởng nói là Niết bàn; năm là giới cấm thủ kiến, không phải nhân nói nhân như giữ giới trâu, giới chó nói là nhân sanh thiên. Lấy năm loại ác kiến mà tranh cãi nhau nên có nghiệp, phát ra hiện hành, trái ngược với thế gian, đến nỗi sứ giả của Diêm la vương là quan chủ quản sổ sách, văn tịch chứng minh sở chấp của người ấy, như người đi đường, kẻ đi người đến gặp nhau, cái gọi là thấy mặt gặp nhau không thể tránh trớ. Còn chủng tử ác kiến còn hiện hành ra lại càng gia tăng chủng tử; chủng tử mới cũ gặp nhau tranh cãi phải trái nên có tra hỏi, quyền xưng, trá đáp, bức khảo, phỏng vấn, rút ra cái lý của nó rồi chiếu vào sự vụ liền có đồng tử thiện ác tay cầm văn bản để mà biện hộ, công việc của các quan ty khác. Vì thế, Như Lai mười phương hình dung tình huống của ác kiến gọi là kiến khanh. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của vọng chấp, vọng kiến cũng như rắn độc tụ lại một nơi nên liền xa lánh.        

            -Chín là tập khí vu vạ, do vì chụp mũ cho người khác mà có nghiệp phát ra hiện hành tức là vu cáo, nhân đó mà có hai ngọn núi đối nhau, tội nhân vào giữa, hai ngọn núi khép lại, xương thịt vụn nát; hoặc là có một tảng đá lớn tội nhân nằm ở trên đó rồi lấy tảng đá lớn ép xuống, tương tợ như ép mía lấy đường; hoặc là có bánh xe lửa nghiền nát thân thể tội nhân, hoặc là có mài lớn, mài nhỏ đem tội nhân ra mài những hình cụ đó cũng như vu khống người khác, áp bức người không có chỗ dựa, gia hại người hiền lương. Còn chủng tử vu vạ thì còn hiện hành, càng gia tăng chủng tử, chủng tử mới cũ gộp lại, vu vạ không ngừng do đó sau khi mệnh chung, thần thức cảm nhận có áp giải, đè đập, ép huyết, tuốt mình. Vì thế, Như Lai mười phương hình dung tình huống vu vạ gọi là sám hổ. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của oan uổng như nghe tiếng sét đánh nên liền xa lánh.  

            -Mười là tập khí kiện thưa, nhân vì đánh đập nhau, thưa kiện mà có nghiệp phát ra hiện hành, tức là che giấu tội lỗi của mình, tấn công vào chỗ yếu của kẻ khác nhân đó mà có nghiệp kính đài, chiếu vào nghiệp nhiều kiếp trước, có nghiệp hoả châu soi rọi cái tâm quanh co, khiến cho người ấy không che dấu được, cũng như ánh sáng mặt trời, không thể tự che dấu ảnh của mình vậy. Còn chủng tử thưa kiện thì hiện hành càng gia tăng cho chủng tử, chủng tử mới cũ xếp thành hàng, do vậy mà kẻ tạo ác ở kiếp trước bị kính nghiệp chiếu vào sự vụ, hoả châu thì soi vào tâm khiến cho người ấy không thể không lộ ra nghiệp quá khứ. Vì thế, Như Lai mười phương hình dung che giấu tố tụng gọi là âm tặc. Bồ tát biết rõ quả báo tệ hại của thưa kiện, so như đầu đội núi cao liệng vào biển lớn nên liền xa lánh.    

            Thế nào gọi là lục giao báo? Này A Nan! Hết thảy chúng sanh nghiệp ác mà có sáu loại thức đã tạo, tương lai   sẽ chiêu cảm ác báo, cũng vẫn từ sáu căn mà ra. Thế nào là từ sáu căn ra?   

            -Một là thấy quả ác của quả báo dắt dẫn: Ở phương diện nghiệp báo tự thân, lúc lâm chung, trước hết là nhìn thấy hư không mười phương đều là lửa dữ, thần thức của người chết cởi khói bay vào hư không rồi lại rơi xuống cho đến đoạ xuống địa ngục, sau khi vào địa ngục liền có hai loại tình hình, một là thấy rõ, thấy hết tướng ác như rắn lửa, chó lửa, đầu trâu,mặt ngựa, liền vô cùng sợ hãi; hai là thấy tối, ngoài việc trời đất u ám thì không còn trông thấy gì cả, lại vô cùng sợ hãi; ở phương diện giao nghiệp báo, thấy quả báo về lửa đốt nhãn căn biến thành giường sắt lửa, trụ đồng lửa, đốt nhĩ căn biến thành nước sôi, nước đồng, đốt tỷ căn biến thành khói đen chướng khí, ánh sáng đầy trời; đốt thiệt căn biến thành viên sắt, nước sắt; đốt thân căn biến thành tro cháy, lò lửa cháy; đốt ý căn biến thành sao hoả tuông lửa xuống bốn mặt, lửa đầy cả hư không giới.            

-Hai là nghe quả ác thuộc quả báo dắt dẫn: Ở phương diện nghiệp báo tự thân khi lâm chung, trước hết nhìn thấy sóng to ngập cả trời đất, thần thức của người chết chìm vào trong sóng gió, càng chìm càng xuống sâu, sau khi vào địa ngục, có hai tình hình xảy ra: một là nghe nhiều âm thanh khó nghe khiến cho tinh thần người chết bị mê loạn; hai là không nghe được âm thanh gì cả giống như u hồn của chính mình chẳng biết chìm đắm đến nơi nào; ở phương diện giao nghiệp báo nghe quả báo về nước ngập nhĩ căn biến thành chỉ trích tội trạng, tra hỏi tội tình; ngập nhãn căn biến thành sấm sét, gió bão cho đến khí độc ác; ngập tỷ căn biến thành mưa lớn, sương mù dày đặc, trùng độc đầy người; ngập thiệt căn biến thành máu thắm, cho đến các vật dơ dáy khác; ngập thân căn biến thành hình dạng súc sanh, quỷ quái đáng sợ, hoặc là bốn bề đều là phân tiểu; ngập ý căn biến thành sấm sét, băng giá đè nát ruột gan hồn phách.   

            -Ba là quả ác thuộc nghiệp báo ngửi dắt dẫn: ở phương diện tự nghiệp báo, khi sắp chết, trước hết là nhìn thấy khí độc che kín gần, xa, thần thức của người chết chui xuống để tránh, nhưng khí độc cũng đầy dẫy cả mặt đất, do đó, người ấy lại từ trong đất ngoi ra, không có đường để chạy thoát, liền vào địa ngục; sau khi vào địa ngục có hai tình hình: một là mũi thông mũi, thông thì ngửi toàn khí độc xông lên đến độ khó chịu nỗi làm cho tâm thần rối loạn, hai là mũi nghẹt thì khó mà chịu được cho đến khi hết hơi, hôn mê nhào xuống đất. Ở phương diện giao nghiệp báo thì quả báo về khí của ngửi xông vào tỷ căn biến thành chất chứng ở công đường, chân đạp vào hình cụ; xông vào nhãn căn biến thành hoả khí cho đến cả đống lửa; xông vào nhĩ căn biến thành ngập chìm trong đống phân sôi; xông vào thiệt căn biến thành thức ăn thối tha; xông vào thân căn biến thành núi thịt lớn có trăm ngàn con mắt, vô số côn trùng đến ăn thịt vữa nát; xông vào ý căn biến thành cát bay đá chạy đánh nát thân thể.   

            -Bốn là quả ác về nghiệp báo của nếm dẫn dắt, ở phương diện tự nghiệp báo, khi sắp chết trước hết nhìn thấy lưới sắt, lửa cháy đỏ che kín thế giới, thần thức của người chết tìm đường chạy trốn nhưng lại bị lưới sắt giữ lại không sao lọt ra nỗi, đầu bị mắt vào lưới liền vào địa ngục. Sau khi vào địa ngục, có hai tình hình xảy ra: một là hít khí, hít khí vào kết thành băng đóng khắp mình; hai là thở ra, khí thở ra bay thành lửa dữ đốt thân thể xương tuỷ cháy rụi; ở phương diện giao nghiệp báo qua thiệt căn là muốn lưỡi gánh lấy tội báo, nhẫn chịu khổ đau, qua nhãn căn thì nhìn thấy thiêu đốt năm khoáng vật cho đến thiêu đốt đầu đá; qua nhĩ căn thì nghe tiếng đao kiếm bén; qua tỷ căn thì nhìn thấy lồng thép lớn che kín hư không; qua thân căn thì bị cung bắn vào mình; qua ý căn thì nhìn thấy sắt đỏ từ giữa hư không bay xuống như mưa giáng.  

            -Năm là quả ác của xúc báo dắt dẫn: ở phương diện tự nghiệp báo, khi sắp chết trước hết là nhìn thấy núi lớn hợp lại từ bốn mặt tìm không có đường ra, thần thức của người chết lại nhìn thấy thành sắt, trong thành có rắn lửa, chó lửa, cọp lửa, lang lửa, sử tử lửa, lại còn có ngục tốt đầu trâu, la sát đầu ngựa trong tay cầm thương mâu đẩy tội nhân vào cửa thành, nguyên  cửa thành chính là địa ngục, vào địa ngục có hai tình hình xảy ra: một là hợp xúc, có núi lớn hợp lại ép thân thể khiến cho xương,thịt máu nát bấy; hai là ly xúc, đao kiếm chạy vào thân thể, tim gan bấy liệt, khi rút đao kiếm ra càng đau đớn hơn; ở phương diện giao nghiệp báo thì hợp xúc qua thân căn gậy đánh, trượng đâm, đao chém, bị tên bắn; qua nhãn căn thì bị lửa đốt; qua nhĩ căn thì nhìn thấy đường của địa ngục, nhìn thấy phòng ngục dài và quanh co, nghe tiếng tra hỏi ở trong sảnh đường, rồi lại thấy án kiện buộc tội; qua tỷ căn thì nhìn thấy bao trói, bao giam, sau đó lại bị tra tấn, trói chặt khiến tội nhân không còn thở nỗi; qua thiệt căn thì bị rút luỡi lấy dao cắt lưỡi thành nhiều khúc; qua ý căn thì bị rơi xuống rồi lại bay cao, chợt lên chợt xuống, hoặc bị lửa đốt tương tợ như nướng cá, hoặc bị lửa cứu tương tự như quay gà vịt.     

            -Sáu là quả ác của tự báo dẫn dắt: Ở phương diện tự nghiệp báo, khi sắp chết trước hết là nhìn thấy ác phong, núi, sông, đại địa đều bị gió làm sụp đổ, thần thức của người chết bị ác phong đẩy lên hư không rồi lại đẩy xuống, nương theo sức mạnh của gió thổi. Tới địa ngục, có hai tình hình xảy ra: một là mê man, mê man đến cực điểm, tâm thần hoảng loạn chạy bỏ mạng; hai là không mê, cái gì cũng hiểu nhưng đối tượng để biết tức là đau đớn, lòng như lửa đốt trăm nỗi đau chen đan không thể chịu nỗi. Ở phương diện giao nghiệp báo thì tà tư trói hết ở ý căn liền nhìn thấy nơi chốn thọ tội; kết buộc ở nhãn căn thì nhìn thấy kính nghiệp và bạn ác làm chứng; trói buộc ở nhĩ căn thì nhìn thấy khối đá lớn hợp lại hoặc nhìn thấy băng sương đầy mặt đất; kết buộc ở tỷ căn thì nhìn thấy xe lửa lớn, thuyền lửa dữ cho đến củi giam lửa dữ; kết buộc ở thiệt căn thì nghe âm thanh hô gọi lớn, cho đến các thứ âm thanh khóc lóc, kêu gào đau đớn; kết buộc ở thân căn thì bị ác phong thổi phình ra rồi lại thổi xẹp nhỏ lại, gió thổi đến chết, rồi lại thổi sống lại, trong một ngày vạn lần chết, vạn lần sống.   

            Này A Nan! Trên đây chính là mười tập nhân của địa ngục đạo, quả báo lục giao chúng sanh đều không hay biết bởi chúng xuất hiện do tự tâm, mê ở vọng kiến nên phát khởi vọng tình, vọng tác, vọng thọ. Nếu lúc sắp lâm chung, tướng địa ngục hiện thì hãy gấp gấp niệm Phật, có nhân mà không có duyên ắt không bị rơi xuống địa ngục, ngưỡng mong Phật  lực có cơ hội chuyển đổi. Ngày thường cố gắng tinh tấn tu, lấy việc đoạn tuỵệt các nhân, lúc lâm chung lại càng cần niệm Phật, chớ lãnh duyên của nó, tuy hiện ra âm cảnh nhưng không theo vị ấy, niệm Phật vãng sanh vạn vô nhất thất, đó là việc quan hệ đến sống chết, chớ có xem thường. Nếu không như vậy ắt hết thảy chúng sanh, sáu căn đối đãi với mười loại nhân nghiệp ác đã có không nghiệp nào không tạo thành, cái gọi là thuần tình tức chìm vào địa ngục A tỳ, lúc ấy nhận chịu vô lượng khổ đau, trãi qua vô lượng số kiếp không có kỳ hạn ra khỏi, há chẳng đáng thương, đáng tưởng? Nếu như trong sáu căn, mỗi căn tự tạo nghiệp riêng, tội đó còn nhẹ, nếu như ngoài sáu căn lại thêm vào cảnh thuộc mười nhân, người đó chính là chín tình một tưởng sau khi chết tất bị rơi vào tám địa ngục vô gián. Nếu như thân, miệng, ý đều phạm sát, đạo, dâm nhưng không phải sáu căn giao tác cũng không phải mười nhân tạo thành tội ác cũng không tính đạt tới cực điểm người ấy sau khi chết chỉ vào bát hoả địa ngục, thập hàn địa ngục cọng lại thành mười tám tầng địa ngục. Nếu như thân, miệng, ý không kiêm phạm, trong đó chỉ phạm hai tội tức như một, thân, miệng phạm sát đạo, hai thân miệng phạm sát dâm, ba thân miệng phạm đạo dâm; bốn thân ý phạm sát đạo; năm thân ý phạm sát dâm; sáu thân ý phạm đạo dâm; bảy là miệng ý phạm sát đạo; tám là miệng ý phạm sát dâm; chín là miệng ý phạm đạo dâm; mỗi trường hợp đều đủ hai thiếu một người ấy sau khi chết chỉ vào tam thập lục địa ngục. Nếu trong sáu căn chỉ có một căn đơn phạm một nghiệp, người ấy sau khi chết thì nhập vào nhất bách bát địa ngục. Lấy tội nặng thuộc viên phạm kiêm phạm và tội nhẹ thuộc đơn phạm, độc phạm so ra khác nhau do chúng sanh tạo nghiệp không giống nhau nên nhận quả báo cũng khác nhau, sự sai biệt riêng thuộc chúng đồng phận ở trong thế giới chứ hoàn toàn không phải kia kia phát nghiệp, mỗi mỗi nhận thọ quả báo riêng. Đó chỉ là vọng tưởng phát sinh thì không phải không có địa ngục nhưng không phải vốn có. Nếu thường liễu tri, nghiệp tuần tự vọng phát thì sở hữu nhân quả đều như cảnh giới trong mộng, khi mộng thì chẳng không, đến lúc tỉnh thì hiểu không được là vậy.   

            Này A Nan! Chúng sanh vào địa ngục do vì huỷ báng luật nghi, phạm đại giới Bồ tát, hoặc là phá hoại Niết bàn của Phật cho đến việc tạo mười tập nhân và lục giao báo cùng nhiều tội nặng khác. Sau khi đoạ vào địa ngục nhiều kiếp bị lửa thiêu đốt, thiêu đốt hết nghiệp quá khứ thì thác sinh vào quỷ đạo. Nếu ngày trước lấy tham cầu mà thành tội, người ấy chịu tội hết thì rời khỏi địa ngục, nhưng vẫn dựa vào tập khí tham cầu tài vật, nương vào vật chất mà thành hình thì gọi là quái quỷ, chính là nương cỏ dựa cây thành ra loài tinh tác quái. Nếu như ngày trước do tham cầu sắc đẹp mà thành tội, người ấy nhận chịu hết tội thì rời khỏi địa ngục nhưng vẫn còn tập khí tham dâm, cái tâm ái đi đây đó, gặp gió thành hình thì gọi là bạt quỷ, bạt là quỷ cái, còn gọi là yêu nữ, người đời gọi là yêu phụ. Nếu trước kia lấy tham cầu dối trá mà thành tội, người ấy đền tội xong thì rời khỏi địa ngục nhưng vẫn còn tập khí dối trá gặp súc sanh thành hình thì gọi là mị quỷ như loài hồ ly, dã can, gà, chuột thành tinh. Nếu như trước kia lấy tham cầu sân hận mà thành tội, người ấy đền tội xong thì rời khỏi địa ngục nhưng vẫn còn tập khí sân hận, ôm hận trong lòng, gặp ôn sâu thành  hình thì gọi là cổ độc quy . Nếu như trước kia ôm oán hận mà thành tội, người ấy đền tội xong thì ra khỏi địa ngục nhưng vẫn mang tập khí oán hận khiến người khác suy bại, gặp ôn thành hình thì gọi là lệ quỷ, loài lấy khí âm dương bất chính gieo rắc ôn dịch. Nếu như lấy tham cầu ngạo mạn mà thành tội, người ấy đền tội xong thì ra khỏi địa ngục nhưng vẫn mang tập khí kiêu mạn, dưới mắt không còn ai, gặp khí thành hình gọi là ngạ quỷ, loài bụng lớn họng nhỏ, trãi qua nhiều kiếp không hề nghe đến tiéng nước. Nếu như trước kia lấy tham cầu vu oan mà thành tội, người ấy đền tội xong thì ra khỏi địa ngục nhưng vẫn mang tập khí vu oan, gặp u ám thành hình, thừa lúc người ta ngủ say thì quấy phá khiến cho hơi thở người ấy không thoải mái thì gọi là áp quỷ. Nếu như trước kia do tham cầu tà kiến mà thành tội, người ấy đền tội xong thì ra khỏi địa ngục nhưng vẫn mang tập khí tà kiến, thu hút tinh hoa của mặt trời mặt trăng, dựa vào đó mà thành hình, hiển hiện ra hiện tượng lạ lùng tại khe đầm thì gọi là võng lượng quỷ. Nếu như trước kia lấy man trá mà thành tội, người ấy đền tội xong thì ra khỏi địa ngục nhưng vẫn mang tập khí man trá, dựa vào chú thuật thành hình bị sức mạnh của chú sai khiến thì gọi là dịch sứ quỷ. Nếu như trước kia lấy tham cầu kết bè đảng kiện thưa mà thành tội, người ấy đền tội xong thì ra khỏi địa ngục nhưng vẫn mang tập khí thưa kiện, gặp người thì nương vào thân thể, truyền bá lành dữ thì gọi là truyền tống quỷ. 

             Này A Nan !Hạng chúng sanh ấy chỉ vì tình ái quá nặng nên phải chịu đoạ chờ cho đến khi nghiệp báo bị lửa thiêu đốt sạch thì mới ra khỏi địa ngục, lên cao một cấp sanh vào quỷ đạo. Đó đều do vọng nghiệp của tự thân dắt dẫn. Nếu giúp cho vị ấy giác ngộ được cái tâm Bồ đề vốn vi diệu, linh minh, tròn đầy mà cùng khắp và biết rõ địa ngục, ngạ quỷ toàn do tâm tạo, do vọng tưởng mà sinh. Này A Nan! Hạng người ấy khi nghiệp báo hết, tuỳ thuộc vào tình với tưởng trước kia đồng thời tiêu trừ, sau đó mới sanh trở lại thế gian, các oan gia trái chủ gặp lại vị ấy hoặc là cần làm thân súc sanh để thù đáp vị ấy. Nếu như ngày trước do tham cầu tài vật mà thành quỷ quái, khi vật báu tiêu trừ hết, thì sanh vào thế gian, phần nhiều đều thuộc loài chim muông. Ngày trước do tham cầu sắc đẹp mà làm bạt quỷ, khi vị ấy diệt trừ phong báo thì sanh vào thế gian, phần nhiều thuộc loài chim nha. Ngày trước do tham cầu vu oan mà làm mị quỷ, vị ấy tieu trừ hết súc báo thì sanh vào thế gian phần nhiều thuộc loài hồ ly. Ngày trước do tham cầu sân hận mà làm độc quỷ, vị ấy tiêu trừ hết độc báo thì sanh vào thế gian đa số thuộc loài xà yết. Ngày trước do tham cầu kiêu mạn mà làm ngạ quỷ, vị ấy tiêu trừ hết khí báo thì sanh vào thế gian đa số́ thuộc loài làm thức ăn. Ngày trước do tham cầu vu oan mà làm áp quỷ, vị ấy diệt trừ hết u báo thì sanh vào thế gian đa số thuộc loài phục lao như trâu, ngựa, lừa. Ngày trước do tham cầu tà kiến mà làm võng lường quỷ, vị ấy diệt trừ hết tinh báo thì sanh vào thế gian đa số thuộc cái gì đó thức thời như loài chim én mùa xuân, chim hồng mùa thu. Ngày trước do tham cầu gian trá mà làm dịch sứ quỷ, vị ấy diệt trù hết trá báo thì sanh vào thế gian hầu hết thuộc cái gì đó về điềm lành như loài phụng hoàng, kỳ lân. Ngày trước do tham cầu kết đảng mà làm truyền tống quỷ, vị ấy diệt trừ hết tụng báo thì sanh vào thế gian đa số́ đều thuộc cái gì đó tuần thuận như loài ưng, khuyễn, vịt trắng.  

            Này A Nan! Hạng chúng sanh nghiệp báo khổ đau về lửa, sau khi đốt cháy hết túc nghiệp thì sanh vào thế gian làm súc sanh, mang lông đội sừng, đều do hoặc nghiệp hư vọng chiêu dẫn đến . Nếu như ngộ được cái tâm Bồ đề thì hết thảy nghiệp duyên hư vọng cơ bản là không tự ngã tức như ông nói về tỳ kheo ni Bảo Liên Hướng và tỳ kheo Thiện Tịnh, nghiệp ác của họ là do bản thân họ tạo ra, đã không phải từ trên trời rơi xuống cũng không phải từ dưới đất vọt ra, cũng không phải từ người khác trao cho mà chính do họ vọng tác, vọng chiêu và vọng nhận. Căn cứ vào cái tâm Bồ đề Đại giác mà nói, đấy đều là vọng tưởng hư phù ngưng kết mà thành ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.   

            Này A Nan! Giả như anh A từ súc sanh đạo đến gánh phần trách vụ của anh B, nếu như anh A thực hiện được thì anh A sanh vào thế gian còn anh B thế phần của anh A. Nếu như anh B có sức mạnh, có phước đức thì ở nhân gian không bỏ cái thân người, đời này có thể nhận trách vụ của anh A. Nếu như không có phước đức thì anh B vẫn biến làm súc sanh thay phần của anh A. Này A Nan! Vì thế, ông nên biết, nếu lấy vàng bạc tài vật là có thể ở trong nhơn đạo thì cái việc trách nhiệm đời này nếu không có phước đức vàng bạc, tài vật vẫn biến thành súc sanh để thay thế, chờ đến khi hết trách vụ, ân oán của hai bên thì mới có thể chấm dứt. Nếu như trong thời gian thay đổi trách vụ mà lại giết hại thân mạng của họ, hoặc là ăn máu thịt của người ấy, như vậy thì đời đời kiếp kiếp giết hại nhau, thôn  tính lẫn nhau cũng như bánh xe cùng cao cùng thấp, trừ phi chân Phật ra đời dạy con người như thế nào tu tập Xa Ma Tha soi tỏ rõ ràng thì mới mong có một ngày tiêu oan, cởi buộc, tuy trãi qua số kiếp như vi trần trách mệnh ấy là không có kỳ hạn. 

            Này A Nan! Ông nên biết, thế thì kẻ quái quỷ tham vật kia biến thành chim muông thuộc một loài chúng sanh, khi trách vụ của vị ấy hoàn thành thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là hạng người ngu xuẩn, Bạt quỷ tham sắc biến làm chim cưu thuộc một loại chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là người quái . Mỵ quỷ vu oan biến làm hồ ly thuộc một loài chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là người nịnh hót. Độc quỷ tham sân, biến làm ngô công một loại chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là người hung dữ. Lệ quỷ tham oán biến làm hồi trùng thuộc một loài chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo đại khái là người ty tiện. Ngạ quỷ kiêu mạn biến làm heo, dê, gà, vịt thuộc một loài chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là người nhu nhược. Mạt quỷ tham cầu oan uổng biến làm trâu, ngựa, lừa thuộc một loài chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái làm người nghèo khó, lao nhọc. Võng lường quỷ tham tà kiến biến làm chim én mùa xuân, chim hồng mùa thu thuộc một loài chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là làm người thông minh, trí tuệ. Truyền tống quỷ tham kiện thưa biến làm chó, vịt trắng thuộc một loài chúng sanh, khi vị ấy hoàn thành trách vụ thì trở lại nguyên hình sanh vào nhơn đạo, đại khái là người tình thông lý đạt.

            Này A Nan! Các hàng chúng sanh ấy, trách vụ cũ đã hoàn thành, sanh trở lại nhơn gian đều là vọng kế và ác nghiệp đã tạo từ vô thỉ đến nay, nhân đó mà người này sanh làm kẻ kia, kẻ kia sanh làm người này, điên đảo giết hại lẫn nhau liên tục không ngừng. Nếu không gặp được Như Lai, không nghe được Phật pháp, ở trong trần lao phiền não cũng như quy định luân hồi sống chết, quả là đáng thương!    

            Này A Nan! Còn có một hạng chúng sanh ở trong nhân đạo chẳng phải không chịu tu hành, chỉ là cái đạo mà hạng chúng sanh ấy tu không dựa vào Bồ đề chánh giác mà tu, mà nội dung tu lại không phải chánh định, họ có phương pháp riêng, không thể không căn cứ vào vọng tưởng để tu. Họ dong ruổi tinh hồn cứ nghĩ đến một nơi nào đó hoặc là một vật gì đó để giữ lấy cái sắc thân trẻ mãi không già. Xưa nay thì sao? Cầu sống lâu thì còn khả dĩ, nếu muốn cầu không chết, cơ bản là không bao giờ xảy ra. Hạng người ấy đa phần là ẩn cư trong rừng sâu, nơi chẳng hề có dấu chân người, trong số đó đại khái có mười loại tiên. Loại thứ  nhất chuyên tâm chế dùng các loại thuốc, hoặc sao, hoặc cứu, hoặc chưng, hoặc làm thành bánh, hoặc chế thành viên không hề dừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công có thể khoẻ mạnh sống lâu, thân thể nhẹ nhàng di chuyển rất nhanh, hạng này gọi là Địa hành tiên. Loại thứ hai là một thời gian rất dài chuyên ăn các thứ cỏ cây như tử chi, hoàng tinh, tùng chi, bá diệp, phục thần không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công có thể đi như bay, lên núi vượt ghềnh, nhìn xa ngàn dặm gọi là Phi hành tiên. Loại thứ ba là thời gian rất dài chuyên ăn uống vàng đá, luyện dưỡng chu sa không ngưng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công, có thể hoá hình đổi xương, điểm đá thành vàng vượt thoát người phàm, chu du khắp chốn làm lợi ích cho nhân quần gọi là Du hành tiên. Loại thứ tư là chuyên tâm lâu  dài, động ắt vận khí khắp mình, dừng ắt dưỡng tinh an thần, tu tập du già, chú ý vào hơi thở vào ra không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công, ắt hình thần đều mầu nhiệm, cởi mây cởi gió gọi là Không hành tiên. Loại thứ năm là chuyên tâm lâu dài uống tân dịch, cái gọi là Cổ thiên trì, Thôn ngọc dịch, khiến cho nước lên cao, lửa xuống thấp kết thành nội đan không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công bên trong thông ruột gan, bên ngoài khuôn mặt hồng hào, có thể đi mây về gió gọi là Thiên hành tiên. Loại thứ sáu là chuyên tâm lâu dài hứng tinh hoa của mặt trời mặt trăng, nuốt thải sắc của mây không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công, có thể thân hình hoá thành khí, thần thông với vật xuyên qua vàng đá, đi vào nước lửa, giao thông với tạo hoá gọi là Thông hành tiên. Loại thứ bảy là chuyên tâm lâu dài, bắt ấn, niệm chú, hàng phục yêu ma không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công, lấy đạo ấy mà trị bệnh, dưỡng thân, cứu đời gọi là Đạo hành tiên. Loại thứ tám là chuyên tâm lâu dài cứ nghĩ đến việc xuất thần ở đảnh đầu, tụ khí dưới đan điền không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công, thần ra vào mà vẫn tự tại, khí trên dưới giao thông gọi là Chiếu hành tiên. Loại thứ chín là chuyên tâm lâu dài về nước lửa giao cấu, lấy nước làm Khảm, lấy lửa tâm làm Ly, nắm Khảm ám Ly không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công đưa lửa vào nước khiến chúng giao cấu, đắc thành thai tiên gọi là Tinh hành tiên. Loại thứ mười là chuyên tâm lâu dài, biến hoá tột cùng để tìm cầu đạo, nghiên cứu hoá lý thâm sâu không ngừng nghỉ. Lâu ngày tu luyện thành công, cùng thông với tạo hoá có khả năng dời núi lắp biển gọi là Tuyệt hành tiên.   

            Này A Nan! Hạng chúng sanh ấy đều ở trong nhơn đạo mà luyện tâm nhưng cái tâm đó không phải là chơn tâm mà là vọng tâm của thức thứ sáu. Họ không hiểu để mà tu luyện cái chân tâm Bồ đề chánh giác nhưng cũng hợp với đạo lý trường sinh, do vậy mạng sống của họ cũng có khả năng lâu dài, hoặc một ngàn tuổi, hoặc mười ngàn tuổi. Sau khi thành công đa số ở tại núi sâu rừng rậm, hoặc là trên hải đảo, người đời không lui tới. Các loại tiên này vẫn ở trong luân hồi vọng tưởng, sống chết lưu chuyển nhân vì không biết tu tập chánh định, một mai phước báo hết lại rơi vào luân hồi như cũ, vào một trong sáu đường.  

            Này A Nan! Có người phát tâm cầu đạo, chỉ vì không biết làm thế nào để tham cầu cái chân tâm thường trụ, lại không buông xả ái ân của vợ con, nhưng đối với phương diện tà dâm, vị ấy không phạm, tâm cũng không tưởng đến. Tâm không tưởng thì không rơi vào phóng dật, nước ái trong lắng, tâm địa tự nhiên sáng suốt. Người ấy sau khi chết được sanh gần với mặt trời, mặt trăng gọi là Tứ thiên vương thiên, cách người đời ba trăm ba mươi sáu  vạn dặm, mình cao bảy mươi lăm trượng, sống đến chín trăm vạn năm. Nếu đối với vợ mình, chánh dâm ít oi, khi độc cư thiền định thì tâm lý không tránh khỏi một chút ức niệm, vị ấy sau khi chết được sanh ở mặt trời mặt trăng trở lên, ở chót vót nhân gian, gọi là Đao lợi thiên cũng gọi là cõi trời ba mươi ba, cách thế gian sáu trăm bảy mươi hai vạn dặm, mình cao một trăm năm mươi trượng, thọ mạng đến ba ngàn sáu trăm vạn năm. Ở hai cõi trời ấy so với việc hành dâm của người đời cũng tương tự nhưng tiết ra hơi gió thì ngưng ngay dục niệm cũng không chảy ra thứ bất tịnh. Nếu như lúc vợ chồng gặp nhau cũng hứng thú nhưng sau giây phút đó thì không nhớ lại, còn người đời thì động ít, tịnh nhiều, lúc độc cư thì nội tâm thanh tịnh, vị ấy sau khi chết sanh ở giữa hư không, có đất như mây nên vẫn an trú tự nhiên gọi là Tu diệm ma thiên. Tại đó ánh sáng mặt trời mặt trăng cũng không chiếu thấu, nhưng từ trong cung điện phóng ra hào quang nên bản thân của mỗi người cũng có hào quang, hào quang chen đan chiếu diệu, do đó mà không chờ ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Cõi đó cách nhân gian một ngàn hai trăm tám mươi vạn dặm, mình cao hai trăm hai mươi lăm trượng, thọ mạng tới một vạn vạn bốn ngàn bốn trăm vạn năm. Nam nữ yêu nhau chỉ nắm tay là thành dâm, chứ hoàn toàn không giao cấu. Khi làm người thì thích tịnh không thích động, có cần xúc chạm thì yêu cầu chứ không muốn nghịch ý của người yêu, chỉ có hư mà thôi. Vị ấy sau khi chết thì càng lên cao càng cách xa hạ giới gọi là Đâu suất đà thiên. Cõi trời này có nội viện và ngoại viện; ngoại viện thì có Tiểu ma ni, chỗ ở của phàm phu, nội viện thì có Đại ma ni, nơi ở của Bồ tát Di lặc. Khi kiếp hoại thì không bị ba nạn nước, lửa, gió. Cách thế gian hai ngàn năm trăm sáu mươi vạn dặm, mình cao ba trăm trượng, thọ mạng năm vạn vạn bảy ngàn sáu trăm vạn năm. Nam nữ yêu nhau chỉ lấy nụ cười làm dâm lại càng không đợi để nắm tay nhau. Nếu vị ấy vốn không có ý dâm dục, chỉ vì tình huống bức bách không thể không thù đáp, nhưng trong lúc đó không cảm thấy có ý vị gì cả, vị ấy sau khi chết sanh tại Hoá lạc thiên, cách nhân gian năm ngàn hai trăm mười vạn dặm, mình cao ba trăm bảy mươi lăm trượng, thọ mạng hai mươi ba vạn vạn linh bốn trăm vạn năm. Cảnh giới năm trần ở cõi trời ấy do tự thân biến hoá ra và tự mình thọ dụng. Nam nữ yêu nhau chỉ nhìn nhau làm dâm chứ không cần phải cười. Nếu như nhàm chán dâm dục bất tịnh của thế gian thì hoàn toàn không phát sinh hứng thú, chẳng qua vì không thể không kết thành chồng vợ, lúc hành sự tâm không hề chú ý, vẫn tự nhiên siêu thoát, vị ấy sau chết được sanh vào cõi trời thứ tư thứ năm trở lên gọi là Tha hoá tự tại thiên, cách nhân gian một vạn vạn linh hai trăm bốn mươi vạn dặm, mình cao bốn trăm năm mươi trượng, thọ mạng chín mươi hai vạn vạn một ngàn sáu trăm vạn năm. Cảnh giới năm trần tại đó không cần tự thân biến hoá ra mà chỉ lợi dụng cõi trời khác biến hoá ra làm thọ dụng của tự thân. Việc nam nữ, lấy con mắt liếc nhìn nhau là đã hành dâm dục. Này A Nan! Sáu cõi trời trên đây, một mặt ở thân thì tự hồ đã rời khỏi dâm dục nhưng ở phương diện tâm thì vẫn còn chút ái dục chưa thanh tịnh hoàn toàn, khái quát gọi là chúng sanh dục giới.   

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Trở về Mục Lục LNTD