TỰA
Cách đây sáu năm, nhân dịp vào thành phố Hồ chí Minh, tôi đến thư viện Vạn Hạnh t́m một vài cuốn kinh sách cần thiết để nếu có thuận duyên tôi sẽ dịch thuật.
Sau một hồi lục t́m , cuối cùng tôi đă chọn được một số kinh sách theo ư ḿnh trong đó có bộ “Lăng nghiêm thiển dịch” bằng ngôn ngữ bạch thoại của Bồ tát Mạc chánh Hy dịch từ bản Lăng nghiêm hán cổ là kích thích tôi nhiều nhất.
Tôi đă đọc nhiều lần, nhận thấy đây là một trong các Phật sự có ư nghĩa đối với dịch giả đồng thời tôi cũng nảy sinh ư định dịch bộ kinh này ra Việt ngữ, góp phần vào việc cung cấp cho các giới Phật tử tại gia có thêm tài liệu nghiên cứu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch đă có.
Có thể nói rằng, dùng ngôn ngữ bạch thoại để phiên dịch kinh điển Phật giáo là một trong những việc làm vừa mới mẻ lại vừa can đảm của tác giả. Chính v́ vậy nên công tŕnh này phải sau 15 năm mới ra mắt độc giả Phật giáo Trung quốc v́ phần đông tín đồ Phật giáo cho rằng ngôn ngữ bạch thoại không thể dùng để dịch thuật kinh giáo.
Trước khi bắt tay vào dich thuật, việc làm đầu tiên của chúng tôi là so sánh, đối chiếu giữa các bản dịch đă có và tôi quyết định chọn bản dịch của cụ Tâm Minh xuất bản năm 1973 để đối chiếu v́ bản này lưu hành phổ biến hơn cả và được các giới Phật tử nồng nhiệt đón nhận. Kế đến tôi đối chiếu bản bạch thoại với hán bản kinh Lăng Nghiêm; giữa bản bạch thoại với bản dịch của cụ Tâm Minh. Chúng tôi nhận thấy trong hai bản này có nhiều điểm khác nhau về nội dung cũng như về ư nghĩa. Bản bạch thoại, dịch giả không dịch sát với kinh văn vốn rất cô kết, có thêm phần diễn giải rơ ràng, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp thu nghĩa lư nhưng vẫn không lệch lạc với ư kinh. Có lẽ đây cũng là một ưu điểm tất yếu của người bản xứ khi phiên dịch ngôn ngữ bản địa. Do vậy, công tŕnh này chỉ dùng cho việc đọc, t́m hiểu, nghiên cứu chứ không để tụng như các kinh Vô Lượng Thọ, Di Đà, Địa Tạng . . .
Lư do thứ hai, kinh Lăng Nghiêm là một trong các bộ kinh đại thừa giàu tính văn học, ngôn từ trau chuốt và có nhiều bản dịch, nay chúng tôi mạo muội góp thêm vào một bản nữa th́ thiết tưởng cũng không thừa. Hơn nữa, khi đối chiếu các bản kinh, chúng tôi thấy rằng không chỉ có sự khác nhau về nghĩa lư mà c̣n khác nhau về một số nội dung, v́ thế, chúng ta có thể khẳng định rằng có nhiều Hán bản khác nhau, đó cũng là động cơ để chúng tôi dịch bộ “Lăng Nghiêm thiển dịch” này.
Trong quá tŕnh dịch thuật, chúng tôi đă cố gắng hết sức nhưng cũng khó tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong chư tôn thiền đức, chư độc giả thương tưởng chỉ giáo.
Vu lan, phật lịch 2547
Kính tựa
Nguyên Trừng