Lửa Rừng
Khi tôi viết những ḍng chữ này th́ tôi đang ngồi ở thủ đô Phnom Penh, Cambodia. Một thành phố có thể ví như là một tỉnh lớn - nhưng nghèo - của Việt Nam. Cũng ít khi tôi có dịp đi đến một nơi xa lạ mà lại thấy nơi đó nghèo hơn nước ḿnh. Cho dù bộ mặt của thủ đô Nam Vang đă có nhiều thay đổi tích cực trong những năm vừa qua nhờ vào chính sách cho ngoại quốc vào đầu tư khá thoáng của chính phủ Hun Sen.
Nhưng không như những lần trước, trong những ngày vừa qua đầu óc của tôi chỉ bị một chuyện duy nhất luôn ám ảnh. Đó là trận cháy rừng khủng khiếp nhất, tổn hại nhất trong lịch sử trên 200 năm của nước Úc. Ở ngay tại tiểu bang Victoria nơi tôi lớn lên và cũng là nơi gia đ́nh tôi đang cư ngụ. Cho đến giờ phút này, cả nước vẫn không biết đă có bao nhiêu thường dân bị tử nạn. Và cho đến bao giờ tất cả những trận cháy rừng, vẫn đang hừng hực thiêu đốt trên toàn tiểu bang, mới được dập tắt.
Nước Úc có tất cả 6 tiểu bang và 2 lănh thổ (territory) trực thuộc Chính Phủ Liên Bang. Với xấp xỉ 21 triệu dân, đây là một đất nước giàu, sung túc v́ thường được cho là có ít dân, nhưng lại nhiều đất và lắm tài nguyên (nhất là vàng và uranium). . Bởi vậy đây là đất nước mà từ lúc c̣n ở trung học chúng tôi đă luôn được nhắc nhở là một đất nước may mắn, a lucky country.
Nhưng bạn phải có dịp sống qua vùng đất này, ở Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Úc và là thủ đô của tiểu bang Victoria, bạn mới có thể cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt của Châu Úc, nhất là vào Mùa Hè. Không như ở Nam Cali hay ở Việt Nam, có những ngày Hè ở Melbourne nhiệt độ có thể lên đến trên 40 độ C. Và vào Thứ Bảy tuần vừa rồi hàn thử biểu ở Melbourne đă đạt đến mức kỷ lục: 47 độ. Với những cơn gió khô của sa mạc ở miền Trung Nam nước Úc thổi về, cái nóng bức oi ả, hừng hực như lửa đốt sẽ làm cho bạn có cảm giác như bạn không c̣n một tí sinh khí ǵ, để làm bất cứ một điều ǵ. Kể cả việc lái xe đến một băi biển gần đó tắm cho bớt nóng. Đơn giản là v́ chiếc xe hơi của bạn, ghế yên, tay cầm đều đă bị thiêu đốt, cầm vào có thể bị phỏng tay. Lúc ấy nếu bạn vào bếp đem chảo ra để giữa sân nhà trong một thời gian, bạn có thể chiên cả trứng mà không cần bếp lửa. Tôi không cường điệu khi nói lên điều này. Những ai lớn lên ở Úc đều được kể đi kể lại những câu chuyện như thế để nhắc nhở cho nhau rằng: Mùa Hè ở đây khắc nghiệt lắm. Có thể lên đến 47 độ đấy. Nhưng chỉ trong ṿng vài ba phút sau, nhiệt độ cũng có thể giảm xuống chỉ c̣n 10, 15 độ kèm theo mưa đá hoặc gió mạnh sau khi có một cơn gió lạnh (cool front) từ Nam Cực thổi lên làm thay đổi thời tiết ngay lập tức. Bởi vậy trong các anh chi em nghệ sĩ Việt Nam đă từng có dịp đến Úc tŕnh diễn, khi nói đến Melbourne th́ h́nh như ai cũng biết là thành phố này cũng thường được mệnh danh là thành phố mà trong một ngày có thể có đến 4 mùa: sáng trời xuân trong sáng, trưa hè không mây nóng bức, nhưng khi chiều về th́ gió lạnh đă thổi mạnh và tối đến khi thành phố chưa kịp lên đèn th́ trời đă mưa tầm tă.
Tôi vẫn c̣n nhớ những ngày tháng Hè như thế. Lúc
ấy gia đ́nh tôi vẫn c̣n chật vật lắm v́ vừa mới đến xứ người quê lạ lập nghiệp.
Căn nhà đầu tiên ba mẹ tôi mua dọn về ở là một căn nhà gỗ nhỏ
weatherboard, không phải là nhà gạch nên rất dễ bị đun nóng. Nhà lại không có
máy lạnh nên cứ trưa hè nóng trên 30 độ là sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng. V́ vậy tất
cả cửa kính lớn nhỏ đều sẽ được đóng kín. Những kẽ hở ở cửa sẽ được anh em chúng
tôi dùng khăn bịt kín ngăn không cho gió nóng lọt vào. Điều này sẽ giúp được cho
căn nhà mát hơn ở bên ngoài được vài tiếng đồng hồ chờ cho đến khi chiều về nếu
như may mắn th́ thời tiết thay đổi mát trở lại.
Nhưng tiểu bang Victoria đă không được may mắn như thế trong tuần vừa qua. Tuần trước đó, 3 ngày liên tiếp nhiệt độ không giảm và lên đến trên 40 độ. Một ngày sau đó nhiệt độ lên đến 45.3 độ. Và cuối cùng là ngày định mệnh Thứ Bảy Đen của ngày 7 tháng 2 năm 2009. Ngày nóng nhất được ghi nhận kể từ khi thời tiết của thành phố Melbourne được lưu giữ từ 150 năm trước. Nghe lời khuyên bảo của chính phủ địa phương, phần đông người dân ở các vùng nông thôn đều trốn ở trong nhà. Họ cũng đóng chặt cửa như mọi người, như mọi năm mỗi khi có gió nóng. Họ cũng nghĩ là như những cơn nóng hè thường ngày, rồi th́ nó cũng trôi qua và mọi việc sẽ trở lại như cũ. Nhưng với cái nóng lịch sử, với sức gió mạnh lên đến 60 miles/giờ, cùng với nạn hạn hán nặng nề trong những năm vừa qua, nhiều người dân vô tội đă không thoát khỏi sự cuồng nộ hỏa phong của tạo hóa. Họ đă chạy không kịp. Có nhiều xác người, cả gia đ́nh 6 người, được t́m thấy chết cháy ngay trên xe của họ. Theo một số nhân chứng sống sót kể lại, ngay cả những đội xe cứu hỏa cũng không ngờ được sức cháy mạnh và nhanh đến khủng khiếp. Ba phút trước đó ngọn lửa c̣n ở dưới đồi cách xa 5, 7 cây số. Nhưng chỉ trong tích tắc, những ngọn lửa cao đến 30, 40 mét đă thiêu rụi tất cả. Lửa chưa đến nhưng sức nóng của nó đă làm nổ tung tất cả những cánh cửa kiếng, b́nh gas, và ngay cả nóc nhà cũng sẽ bắt đầu bùng cháy v́ những mảnh lửa được gió tung tóe từ xa đưa đến. Bạn không thể chạy ra ngoài v́ bên ngoài sức nóng có thể làm da bạn phồng lên và tự động lột trần ra từ chính thân thể bạn. Nhưng bạn cũng không thể chạy ngược vào bên trong v́ bạn biết là nếu như thế, bạn chỉ c̣n duy nhất sự hy vọng và lời cầu khẩn vào thượng đế.
Và cho đến thời điểm này chúng ta biết có ít nhất là 181 người dân Victoria đă không được thượng đế ban lành trong lời cầu khẩn tuyệt vọng đó. Trong đó có một người mà hầu hết mọi người dân ở thành phố Melbourne đều biết. Đó là ông Brian Naylor, người đọc tin tức thời sự trên đài truyền h́nh ăn khách nhất số 9 trong suốt thập niên 80 và 90. Tôi vẫn c̣n nhớ rơ gương mặt đàn ông, giọng nói điềm đạc, chuẩn mực của ông vào mỗi buổi chiều lúc 6 giờ trước khi gia đ́nh họp mặt ăn tối. Mỗi đêm trước khi chấm dứt chương tŕnh ông vẫn luôn chúc mọi người với câu nói cuối cùng của ông: 'May all your news be good news . And good night'.
Nhưng cũng như nhiều trái ngang trong cuộc đời, tin cuối cùng từ ông lại không phải là một tin vui. Như nhiều bạn bè Việt Nam lớn lên và trưởng thành ở Úc, tôi thường tự cho tôi là một người Việt nhưng đă bị lai căng trong kiến thức lẫn tư tưởng. Có thể nói một cách trừu tượng là mẹ tôi là Việt Nam nhưng ba tôi là Úc Châu. Hôm nay nhân ngày tang lớn của đất nước, của quê hương thứ hai của tôi, xin cho tôi chắp tay tưởng niệm đến những linh hồn đă khuất, của một người tôi chưa quen nhưng rất quen thuộc, Brian Naylor. Mong sao cho họ sớm được siêu thoát. Và những gia đ́nh c̣n sống sót, những nạn nhân đang được cứu chữa sẽ sớm được b́nh an.
May all your news be good news.
( Tác Giả TH )
Trang nhà AHVN: Xin hăy cầu nguyện cho những nạn nhân đáng thương tâm này!