Một đời làm Trưởng

Phúc Trung
866406052020

Chương hai: Những ngày làm Trưởng

14. Bước đầu làm Trưởng

Rồi chị Nguyễn Thị Thủy nghỉ sinh hoạt, do đó chị Diệu Kim Nguyễn Thị Ngân được đề cử làm Đoàn Trưởng Đoàn Nữ Oanh Vũ.

Anh Nguyễn Đ́nh Thống và Chị Nguyễn Thị Thủy và Ngành Nữ GĐPT Giác Minh

Các Đoàn khác do các anh Trúc Hải, Liên Phú, Lê Xuân Thiệu, Nguyễn Địch Thái và chị Cung Thị Lan Phương phụ trách. Đó là thời kỳ GĐPT Giác Minh sinh hoạt năm 1959-1960.

Không bao lâu sau, anh Liên Phú không sinh hoạt với Đoàn Thiếu Niên nữa, anh từ giả Giác Minh. Chính lúc ầy khoảng Hè năm 1959 tôi được Ban Huynh Trưởng đề cử giữ chức vụ Đoàn Trưởng Đoàn Thiếu Niên, một Đoàn không đông lắm, Đoàn sinh vỏn vẹn chừng 15 em, trong đó có Nguyễn Quốc Hùng, Đào Đức Khiết, Độ, Quốc, Vân, Bằng,Vương Nghiêm, Thạch, Tu… Có những Đoàn sinh kỳ cựu hơn tôi như Hùng, Khiết, Quốc. Chẳng những vậy mà riêng Hùng, c̣n cùng dự khóa huấn luyện Đội Chúng Trưởng Ca Diếp với tôi, cho nên đảm nhiệm chức vụ nầy quả là có khó cho tôi.

 

 

Tôi không hiểu v́ sao Ban Huynh Trưởng nhất là anh Nguyễn Quang Vui đă chọn tôi làm Đoàn Trưởng, thời gian trước một vài tháng Nhụ đă được chọn làm Đoàn Trưởng Đoàn Nam Oanh Vũ, tôi được chỉ định làm Đội Trưởng Đội Sen Trắng, rồi Nhụ nghỉ sinh hoạt, Ban Huynh Trưởng lại cử Thái Đội Trưởng Đội Sen Vàng làm Đoàn Phó Đoàn Nam Oanh Vũ. Trần Trọng Nhụ về sau xuất gia, gia nhập ngành Tuyên Úy, là Đại Đức Thích Thiện Ḥa, từng giữ chức Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử, Viện Hóa Đạo, thuộc Việt Nam Quốc Tự. Đến năm 1975, anh bị đi học tập cải tạo, trở về lập gia đ́nh, anh có gặp lại tôi năm 1991 tại Việt Nam, Đă định cư tại San Diego, có tham dự Đại Hội Ái Hữu Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nhiêm Hải Ngoại năm 1999 tại chùa Giác Minh, San Jose, sau đó vài năm anh măn phần.

Trong khi tôi làm Đoàn Trưởng Đoàn Thiếu Niên, anh Nguyễn Đ́nh Thống giúp tôi nhiều trong sinh hoạt chuyên môn nhất là phần văn nghệ như làm báo, tập cho các em hát những bài hát vui.

Vào dịp lễ chung thất của Ḥa Thượng Thích Tuệ Tạng, ngài là Thượng Thử của Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, mặc dù ngài viên tịch ở đất Bắc, nhưng xưa kia ngài là Hội Trưởng Hội Việt Nam Phật Giáo, trụ sở chùa Quán Sứ Hà Nội, nên Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam, đă tổ chức tại chùa Giác Minh lễ nầy, có mời các tập đoàn Hội Việt Nam Phật Giáo, chùa Phước Ḥa, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, chùa Ấn Quang và Hội Phật học Nam Việt, chùa Xá Lợi, tham dự lễ. Gia Đ́nh Giác Minh được phân công làm hang rào danh dự đón chào các phái đoàn.

Lễ cử hành vào buổi chiều tố, có rất đông Tăng, Ni tham dự, trong buổi lễ có tuyên đọc tiểu sử của ngài. Sau khi lễ xong khoảng 9 giờ đêm, thừa dịp có anh Tống Hồ Cầm tham dự lễ trong phái đoàn Hội Phật Học Nam Việt, nên Liên Đoàn Trưởng NguyễnQuang Vui đă mời anh Cầm quá bước ra sau Chánh Điện, để gặp Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, đang tập họp ở Trai đường chờ đón anh.

Khi anh Tống Hồ Cầm bước chân vào Trai đường, tôi hô khẩu hiệu Giác Minh ! Các em trả lời Tinh Tấn rồi chào tay. Ngay sau đó, anh Vui có vài lời với anh Tống Hồ Cầm:

Kính thưa anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử thuộc Hội Phật Học Nam Việt.

Thưa anh, thật là một vinh dự cho chúng em hôm nay được tiếp đón anh nơi đây, có thể nói đây là lần đầu tiên, Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh đă được anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử Nam Việt đến thăm. Nhân dịp nầy xin anh có vài lời khuyên nhủ cho các em.

Anh Tống Hồ Cầm ứng khẩu đáp từ:

Thưa quư anh chị Huynh Trưởng cùng các em Đoàn Sinh Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh.

Hôm nay nhân dịp tham dự lễ Chung thất cố Ḥa Thượng Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, anh rất vui mừng được gặp các anh chị Huynh Trưởng và các em Đoàn sinh Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh tại nơi đây.

Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh thật ra không xa lạ ǵ với anh, một Gia Đ́nh đă sinh hoạt từ lâu và có những thành tích đáng khen, anh hy vọng các em sẽ c̣n tiến hơn nữa và sẽ cùng nhau xây dựng phong trào ngày càng mạnh hơn, t́nh Lam chúng ta ngày càng chặt hơn.

Anh Cầm vùa dứt lời, anh Vui liền bắt bài hát, chúng tôi và các em cùng cất cao tiếng hát: “Chúng ta là chim bốn phương bày về đây, về đây chúng ta sống trong đạo thiêng. Chúng ta là hương gió mang đi ngàn phương. Nguyền đem gieo răác khắp nơi ánh vàng.”

Rồi chúng tôi tiển anh Cầm ra về. Lễ chung thất của cố Ḥa Thượng Thượng Thủ dẫn đến buổi gặp gở chánh thức với anh Tống Hồ Cầm lần thứ hai nầy đă gây trong tôi một ấn tượng tốt đẹp về t́nh Lam, một thứ t́nh cảm không ngăn cách về tuổi tác, về giới tính, nó sẵn sàng bao dung, mở rộng cho nhng ai biết đón nhận lấy nó, nó luôn luôn mang đến một niềm vui.

Thời gian nầy tôi cũng đă quen với tên tuổi của nhà thơ Đạo Tống Anh Nghị, những bài thơ thường được đăng trên tạp chí Từ Quang của Hội Phật Học Nam Việt. Đó là bút danh của anh Tống Hồ Cầm.


LĐT Nguyễn Quang Vui, các Htr. Lê Xuân Thiệu, Nguyễn Địch Thái, Huỳnh Ái Tông với Đoàn La Hầu La, Thiếu Niên và Nam Oanh Vũ

Vào một hôm nào đó, tôi đă tổ chức cho Đoàn Thiếu Niên đi cắm trại Đoàn tại chùa Sùng Đức  Thủ Đức. Sở dĩ tôi biết chùa nầy do Thầy Chính Tiến đă tổ chức cho Phật Tử đi hành hương thập tự vào Tết Nguyên Đán trước đó, chùa nầy nằm trong hệ thống Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam, ngày xưa chưa có xa lộ Sàig̣n -  Biên Ḥa, muốn tới chùa phải đi ngơ chợ Thủ Đức, ngày nay đi ngơ xa lộ gần hơn.

Bây ǵờ là Đoàn Trưởng, muốn cho các em đi Trại, tôi phải bỏ một buổi đi tham quan đất Trại trước, làm đơn báo cho chánh quyền địa phương cho họ biết ngày giờ và địa điểm cắm trại với sĩ số Đoàn sinh tham dự.

Rồi phải viết thư cho phụ huynh để xin phép cho các em được tham dự, thư ấy do bác Gia Trưởng kư, các Đoàn Nam, Nữ Oanh vũ có thể đưa cho các em mang về cho Phụ huynh, nhưng Đoàn Thiếu Niên tôi tự mang tận nhà các em, gặp phụ huynh và trao thư. Làm như vậy, tôi nghĩ rằng một là tôi có dịp gặp phụ huynh, để thắt chặt sự liên kết giữa Gia Đ́nh Phật Tử và phụ huynh, hai là t́m hiểu thêm hoàn cảnh từng gia đ́nh các em, để có thể giúp đỡ các em từ tinh thần cho đến vật chất, trong những trường hợp cần giúp đỡ, lắng nghe những lời khen tặng hay phàn nàn về Gia Đ́nh Phật Tử hay về nếp sống cá nhân của các em, qua đó giúp tôi có nhận xét từng trường họp để có kinh nghiệm ứng xử linh hoạt hơn, nhờ thế sinh hoạt mạnh tiến, nhưng sẽ phải mất rất nhiều th́ giờ của cá nhân.

Ngày trại đến, hôm ấy vào chiều Thứ Bảy, tôi đưa Đoàn đi cắm trại gồm có Hùng, Khiết, em của Sư cô Tịnh Anh, chắc là cùng thời với Sư cô Tịnh Nguyện, Quốc, Thạch…, tôi đă chọn cắm trại trước ngôi Đ́nh, gần chùa Sùng Đức, tôi không chọn ở sân chùa v́ có trồng rau c̣n sân Đ́nh rộng rải hơn, tôi chỉ định các em cắm 2 lều ở một góc sân, tôi cắm cho ḿnh một lều ở góc khác. Giữa sân dành cho đống củi đốt lửa trại. Cắm trại xong, trời vẫn c̣n sáng tỏ, các em đi xách nước về nấu ăn. Lúc đi về, các em thách đố nhau. Thạch nhận lời thách đố, nhảy qua hàng rào kẽm gai, dây kẽm gai giăng cao chừng 8 tấc, em Thạch đă nhảy không khéo, một chân của em bị vướng trên kẽm gai, bắp chuối của em bị cào rách những đường dài trước khi móc dính vào lớp mỡ. Nghe tiếng các em la lên, tôi chạy tới nơi thấy máu, thấy mờ, thấy chân em c̣n bị treo trên đó, nhưng mà mặt em vẫn tĩnh, không chút sợ sệt hay tỏ vẻ đau đớn chút nào. Thạch thật là gan dạ.

Để lấy chân em xuống, một em phải đứng gần cho Thạch vịn vai, một em nâng chân, tôi nắm dây kẽm gai kéo ra, việc làm cũng không khó khăn chi, chỉ mất chừng 1 phút là xong, có một em nào đó đă chạy đi lấy thùng thuốc cứu thương, chúng tôi đă đổ hết một chai thuốc đỏ cho những vết thương nơi bắp chuối của thạch, rồi băng bó lại.

Rồi trại vần tiếp tục b́nh thường, trời tối lại có anh Nguyễn Đ́nh Thống đạp xe đạp lên đất trại, để tham gia với chúng tôi.

Đặc biệt vào khoảng 9 giờ đêm, có Đại Đức Thích Đức Nhuận đang tịnh dưỡng tại chùa Sùng Đức ra thăm trại chúng tôi, thật là vinh dự hiếm có, anh Thống hầu chuyện với Đại Đức, tôi lo sinh hoạt với các em, Đại Đức ở chơi hơn 1 tiếng đồng hồ mới lui về chùa.

Tưởng cùng cần nói thêm Đại Đức Đức Nhuận từng là Chủ Tịch Giáo hội Tăng Già Bắc Việt tại Miền Nam, Gia Trưởng Gia Đ́nh Giác Minh. Khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị rạn nứt nội bộ. Trong một Đại hội bất thường, để giải quyết các bất đồng, Thượng Tọa Thích Tâm Châu từ chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thượng Tọa Thiện Hoa được bầu làm Viện Trưởng, Đại Đức Thích Đức Nhuận được bầu làm Chánh Thư Kư Viện Tăng Thống thay thế cho Thượng Tọa Thích Trí Quang. Sự từ chức của 2 vị lănh đạo Phật Giáo thời bấy giờ, đại diện cho 2 khuynh hướng lănh đạo Phật Giáo trước t́nh h́nh đất nước lúc bấy giờ.

Dùng vũ lực để giữ ǵn chánh thể, thương thuyết để chấm dứt chiến tranh. Giải pháp theo thế đó, tưởng đă có thể thống nhất đường lối lănh đạo, nhưng không ngờ lại chia rẽ trầm trọng hơn, dẫn đến mâu thuẩn chia Phật Giáo miền Nam thành 2 khối: Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang. Đó là việc về sau nầy năm 1967 trở đi.

Sau khi Đại Đức Đức Nhuận rời khỏi đất trại, chúng tôi vui chơi thoải mái. Lửa trại đốt sáng thêm lên, chúng tôi ca hát, kể chuyện vui. Anh Thống kể chuyện “Nói láo có sách”.

Ngày xưa có một anh chàng nói dóc thuộc tay tổ, ai cũng bị anh gạt, anh nổi tiếng cho đến tai vua, vua truyền lệnh cho anh ta vào triều rồi truyền lệnh:

- Ta nghe nhà ngươi nói dối quá cở, nói chuyện ǵ ai cũng tin là chuyện có thật. Nay ngươi làm sao nói một chuyện cho ta nghe, tin được ta sẽ thưởng, nếu ngươi nói mà ta không tin, ta sẽ cho chém đầu ngươi về tội nói dối.

Anh ta đang quỳ, nghe nhà vua phán xong, liền dập đầu lạy vua mà tâu rằng:

- Tâu hoàng thượng! Việc nầy oan ức cho ngu dân, chắc chắn là ngu dân nầy phải chết, bởi v́ từ trước tới nay, ngu dân đâu có nói láo lần nào, lần ầy làm sao ngu dân nói được ?

- Vậy th́ tại sao mọi người cho rằng, ngươi là người nói láo ?

- Dạ ! Ngu dân có nói, nhưng nói theo sách.

- Vậy th́ ngươi đă nói láo rồi ! Làm ǵ mà có sách nói láo ?

- Dạ muôn tâu ! Cúi xin hoàng thượng lượng thứ xét cho, số là ông Cố ngu dân xưa có đi học, đi thi nhưng chẳng đậu khoa nào, nên về quê làm thầy đồ, lúc nhàn rỗi, ông cố ngu dân ghi chuyện nọ, chuyện kia, để dành cho con cháu đọc. Sách ấy ông cố để lại cho ông nội, ông nội để lại cho ông thân của ngu dân, ông thân của ngu dân chưa đọc, nay truyền tới ngu dân. Ngu dân đọc theo đó nói lại cho mọi người nghe, họ tin nhưng truyện không có thật, nên họ nói ngu dân nói láo. Xin hoàng thượng cho phép ngu dân về nhà lấy sách ấy, dâng lên cho hoàng thượng xem.

Nhà vua hài long:

- À ra vậy ! Vậy trẫm cho phép nhà người ra về, lấy sách đem lại đây cho Trẫm xem.

Tên nói dối lạy lấy lạy để, tâu ngay tức khắc:

- Cúi xin Hoàng thượng tha thứ cho  Đó là ngu dân lại nói dối. Thật ra ông Cố ngu dân nào có học được chữ chi của Thánh hiền, nên chẳng có viết chi để lại cho ngu dân.

Nhà vua sực tĩnh,  nhận rơ hắn đúng là tên nói láo bèn tha tội và thưởng tiền.

Đêm đă khuya, lửa dần dần tàn, chúng tôi chấm dứt bằng mỗi người một chén chè đậu xanh.

Hôm sau ra về, tôi phải đến tận nhà em Thạch ở gần chùa, để gặp phụ huynh tŕnh bày chuyện đă dĩ lỡ. Nhà em Thạch ở sau Trường Hồng Lạc, đối diện với Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Sau khi tôi tŕnh bày và nhận lỗi về pần ḿnh. Đă thiếu trách nhiệm theo sát các em, để Thạch bị thương tuy nhẹ, nhưng nếu vết thương nặng hơn th́ trách nhiệm của tôi càng nặng hơn và tôi xin ngày hôm sau sẽ đưa em đi chích ngừa phong đ̣n gánh ở viện Pasteur.

Bà mẹ em Thạch và Quư, bác ấy ôn ồn bảo tôi:

- Em nó nghịch lắm đấy chú ! Hai anh em nó ở nhà tôi phải la hét luôn. Lỗi tại em nó. Chú đừng bận tâm, ngày mai tôi sẽ đưa đi chích ngừa cho. Chú c̣n lo học hành nữa, tôi không làm chi ngoài đi chợ, bếp núc nấu ăn, chú yên tâm để tôi lo cho.

Thật ra bác ấy thường đi chùa Giác Minh hàng tuần, tôi vần chào hỏi khi trông thấy bác. Bác vẫn đối xử với chúng tôi vui vẻ từ trước cho măi về sau nầy. Sau nầy h́nh như em Thạch đi quân dịch, trú đóng ở Cao nguyên và tôi không gặp em nữa. C̣n Quốc, anh của 2 em Lợi và Ích thuộc Nữ Oanh Vũ, ba anh em đi sinh hoạt Giác Minh rất lâu. Sau Quốc đi lính và nghe đâu em đă tử trận, trước trận Mậu Thân 1968.

Những Đoàn sinh của Đoàn Thiếu Niên thời đó có: Nguyễn Quốc Hùng, Đào Đức Khiết, Quốc, Vương Nghiêm, Thạch, Bằng, Vân, Tu, Hoài ...

 

Một Đời Làm Trưởng 13  -  Một Đời Làm Trưởng 15