Một đời làm Trưởng

Phúc Trung
866406052020

Chương hai: Những ngày làm Trưởng

15. Nghiệp làm báo

Mùa Vu Lan năm đó, Doàn Thiếu Niên chúng tôi ra một tờ Đặc San Dũng, b́a in 3 màu, xanh lá cây, lam và đen. B́a ch́a làm 3 phần, 1 phần 3 dưới in chữ Dũng, 2 phần 3 kia chia làm 2 phần, bên trái tôi mượn ư của anh Thục, nhờ họa sĩ Phạm Thăng vẽ 2 Đoàn sinh Thiếu Niên đang quỳ xuống cắm 1 cột cờ, trên cột lá cờ Hoa Sen Trắng tung bay trước gió. Bên phải ghi phương danh quư tác giả có bài đăng trong đặc san như Đại Đức Thích Thanh Cát, Phúc Trung, Chánh Hạnh, Quốc Hùng, Vương Nghiêm. Nội dung quay ronéo. Bây giờ tôi chỉ c̣n nhớ có 2 bài, một bài tiểu sử của Ḥa Thượng Thích Tuệ Tạng, do Đại Đức Thích Thanh Cát viết, đă đọc trong lễ chung thất của Ḥa thượng và bài có tựa “Chị Hiền” là truyện ngắn có nội dung nói về người con hiếu thảo trong mùa Vu Lan.

 

Chúng tôi phải quay ronéo gấp rút, đến khi mang về chùa Giác Minh để xếp trang đóng thành tập mới phát hiện bài “Chị Hiền” có 1 trang số chẵn bị in ngược, sáng ra đă phải phát hành, nên chúng tôi đành chịu, không có th́ giờ thay đổi.

Trong số quư ân nhân của đặc san Dũng có Đại Đúc Thích Thanh Cát cho 500 đồng.

B́a đặc san Dũng tôi in offset ở Cao Đàm Ấn Quán, trên đường Lê Văn Duyệt, gần Ngă sáu Sàig̣n, sau là ṭa soạn báo Văn của Phan Kim Thịnh, sở dĩ tôi chọn Cao Đàm ấn quán v́ ông chủ là Hội viên của Hội Thông Thiên Học Việt Nam, quen với chú tôi, ông ta có người em vợ cùng làm với họa sĩ Phạm Thăng ở nhà in Kim Lai Ấn Quán, là nhà in danh tiếng do nhà văn Lăng Nhân Phùng Tất Đắc điều hành, như vậy b́a in đẹp và chỗ quen biết nên tính giá rẽ và tôi có thể in được với 200 b́a mà thôi.

Cũng nhờ in đặc san nầy, khi xếp giấy đóng tập, bà Giám Đốn nhà in ABC dạy cho tôi cách đếm giấy cho nhanh. Thấy vậy, thầy Chính Tiến bảo cho tôi biết:

- Bác ấy vợ của giáo sư Đắc, ông viết sách dạy Pháp văn. Ở Hà Nội bác ấy buôn thượng vàng, hạ cám đó !

Nhân tiện nói thêm, một người nữa tên Đắc, đó là Đại tá Trần Vĩnh Đắc, chỉ huy trưởng Trung Tâm Cải Huấn Chí Ḥa, một nhân vật trong tiểu thuyết Ván Bài lật Ngữa của Trần Bạch Đằng khi ông làm Tỉnh Trưởng tỉnh Tây Ninh trước đó. Ông cũng là Cố Vấn trong Ban Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Đạo.

Trong những nhân vật tên Đắc đó, Lăng Nhân Phùng Tất Đắc, có một bản dịch thơ của danh nhân mà tôi thích nhất. Đó là:

Ví con đă trăm lần thủ thắng
Một keo thua, tay trắng về không
Mà ḷng lại biết nhủ ḷng
Cơ đồ gây lại, oán không một lời;

Ví đường t́nh, xa nơi rồ dại
Biết nên cương mà lại nên nhu
Chẳng ưa con cũng chẳng thù
Bền ḷng tranh đấu, miễn lo việc ḿnh;

Ví có kẻ ḷng manh ở ác
Đem lời con xuyên tạc ra ngoài
Xá chi những miệng dông dài
Riêng con, con vẫn một lời thuỷ chung;

Ví hoà ḿnh mà không bè đảng
Đứng làm dân, khuyến gián chí tôn
Anh em bốn biển cho tṛn
T́nh riêng, chẳng để thiệt hơn một người;

Ví lại biết xét coi, học hỏi
Giọng hoài nghi, phá hoại đừng nghe
Ước mơ mà chẳng sa mê
Nghĩ cho nên việc, chớ hề viển vông;

Ví lấy oai mà không nỡ dữ
Biết gan liền, biết lựa tới lui
Biết ngay thảo với mọi người
Mà không lên mặt dạy đời, ta đây;

Ví con biết vinh rồi lại nhục
Cũng chẳng qua là cuộc hư trường
Biết đem can đảm làm gương
Giữ ḷng b́nh thản, xốn xang mặc người;

Ví theo được như lời ta nhắn,
Th́ đế vương hiền thánh khôn tầy
Vinh quang hạnh phúc trong tay,
Lại hơn được cả điều này, con ơi:

Là con biết đạo làm người…

Đêm hôm ấy, anh Nguyễn Đ́nh Thống, anh Hồng Đoàn sinh Đoàn La Hầu La tiếp tay với tôi để xếp trang, đóng tập. Lại có mấy chị em của cồ Hiền là Đoàn sinh của Đoàn Thiếu Nữ Giác Minh đă nghỉ sinh hoạt, đến thăm Đại Đúc Thích Thanh Cát, nhờ vậy mà tôi nhớ tựa bài “Chị Hiền”.

Trước tiên chúng tôi làm việc tại dăi nhà chờ, ở giữa Chánh đ́ện và Trai Tăng, sau khi chị em cô Hiền ra về, ngại làm ồn giấc ngủ của Đại Đức Giám Viện Thích Thanh Cát, nên chúng tôi dọn ra Chánh điện tiếp tục làm việc.

Vào Thuở đó, các rạp chiếu bóng ở Sài g̣n như Đại Nam, Eden …đang chiếu phim Brookline, h́nh như có cảnh vai chính nữ quỳ trước tượng đức Mẹ Maria, rồi đưa tây lên hôn. Đến khi quá khuya mà làm chưa xong, anh Hồng kêu lên là đói bụng, rồi tôi thấy anh tiến lại bàn thờ đức Quán Thế Âm, tôi để ư thấy anh quỳ xuống, kính cẩn chấp tay, cúi đầu rồi đưa tay lên môi hôn, xong anh đứng lên, bước một bước tới sát bàn thờ, vói tay lấy nguyên năi chuối Xiêm rồi bẻ ra ăn.

Anh Thống và tôi chỉ c̣n biết nh́n anh Hồng để cười mà thôi, bởi v́ chúng tôi không kịp ngăn cản anh, vă lại cũng đă đói v́ khuya quá, vừa khó kiếm chỗ ăn khuya, vừa không có th́ giờ.

Nhưng mà năi chuối Sứ ấy vừa mới hườm hườm, anh ăn chỉ được 2 hoặc 3 trái rồi xách ra đường để liệng phi tang.

Lúc anh trở vô, anh nói với chúng tôi:

- Buồn cười quá ! Thống với Ba Tông biết không ? Hồng ném năi chuối ra đường, nhè nó rớt ngay trên mui xe cyclo máy, ông cyclo máy thấy vật lạ giật ḿnh chụp đại, coi lại nhầm năi chuối sống !

Cả hai chúng tôi ph́ cười với anh Hồng lắm tṛ nầy. Ở Gia Đ́nh Giác Minh có anh Vui, anh Thống và anh Ngô Mạnh Thu đều ở trong ban Quân nhạc Không Quân, đơn vị nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, anh Hồng nầy cũng trong ban Quân nhạc Không quân thuở đó. Tôi không nhớ rơ anh Ngô Mạnh Thu đến sinh hoạt với Giác Minh lúc nào, nhưng chắc chắn Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh là nơi anh đến đầu tiên với tư cách bạn Đoàn, phụ trách về văn nghệ trong những lần tŕnh diễn trên sân khấu hay ở đài Phát Thanh và là lúc anh Vui làm Liên Đoàn Trưởng

Rồi anh Thu là Ủy viên Văn nghệ của Gia Đ́nh Giác Minh, thỉnh thoảng mới đến chùa tập dượt để các em tŕnh diễn văn nghệ, c̣n anh Hồng là Đoàn sinh Đoàn La Hầu La, sinh hoạt hàng tuần

 

Rồi đêm ấy cả 3 chúng tôi ngủ lại chùa, nằm ở Chánh điện, giăng một cái màn rách, cho nên lại một đêm đăi muỗi, máu đổ tại chùa.

Rồi hôm sau, 200 số nội san Dũng của Đoàn Thiếu Niên phân phối trong ngày Chủ nhật ấy là xong. Tôi rất vui mừng v́ ḿnh đă làm xong một tờ báo, b́a tŕnh bày ư nghĩa, trang nhă, nội dung phong phú.

Một buổi họp Ban Huynh Trưởng tôi không nhớ rơ bắt đầu từ vấn đề nào, câu chuyện đưa đến trường hợp bàn về anh Thục. Chị Lan Phương phê b́nh anh Thục không có tinh thần trách nhiệm, bằng chứng là bỏ Chánh Đạo rồi đến Giác Minh trong lúc khó khăn, tôi hết ḷng bênh vực cho anh Thục, tôi cho rằng mỗi người có một hoàn cảnh, anh Thục nghỉ sinh hoạt phải có lư do chính đáng của anh. C̣n trong lúc sinh hoạt tại Giác Minh, anh đă làm cho Gia Đ́nh Giác Minh sinh hoạt có nề nếp.

Tôi hết ḷng kính trọng anh Thục, trong khi đó chị Lan Phương phê b́nh thần tượng của tôi, do vậy chúng tôi căi nhau hơi to tiếng, ai cũng muốn bảo vệ ư kiến của ḿnh, quên áp dụng Lục Ḥa.

Sau buổi họp về nhà, tôi rất buồn v́ ḿnh bênh vực cho anh Thục mà làm bực ḷng chị Lan Phương, điều tôi không bao giờ muốn, bởi v́ chị là một chị trưởng đáng mến. Do vậy tôi phải viết một lá thư xin lỗi và mang đến nhà trọ của chị ở khu Vườn Chuối, trao tận tay chị.

Từ đó, tôi có một kinh nghiệm “Dĩ ḥa vi quư”, mềm mơng một chút th́ tốt hơn.

Rồi một ngày nào đó, chị Lan Phương cũng rời khỏi Gia Đ́nh Giác Minh để dành trọn sinh hoạt của chị cho Đoàn Nữ Oanh Vũ Gia Đ́nh Phật Tử Chánh Đạo

Làm Đoàn trưởng, tôi nghĩ rằng ḿnh phải chứng tỏ khả năng điều khiển Đoàn, tôi phải lập một quyển Sách tịch Đoàn sinh, một tập b́a chứa các Văn thư Đi và Đến, một quyển Sổ Tài chánh để ghi Chi Thu và Tài sản của Đoàn, một quyển Album để dán ảnh các kỳ Trại Gia Đ́nh hay Trại Đoàn.

Tôi lập một hệ thống thông tin, tin ǵ cần phổ biến, tôi báo cho Đội trưởng Nguyễn Quốc Hùng, Hùng báo cho Quốc, Quốc báo cho người kế, có như vậy tin chuyển đi, nhờ thế đỡ mất th́ giờ.

Thử nghĩ ngày trước không có điện thoại, không có mạng, thư từ tin tức chuyển với nhau bằng cách gặp mặt, bằng thư tín chuyển qua Bưu điện.

Chẳng hạn như tôi ở gần chợ Ḥa Hưng, có Đội Trưởng Nguyễn Quốc Hùng, nhà ở gần Thanh Minh Thiền Viện, Phú Nhuận, có em Đoàn sinh là Tu ở Cây Gơ, Băng hay Vân ở gần trường đua Phú Thọ, muốn gặp từng em phải đạp xe cả buổi, có khi đến nhà em ấy đi học, nên không gặp. Mất nhiều th́ giờ.

Về phương diện phát triển đoàn sinh, không kể số Đoàn sinh từ Nam Oanh Vũ quá 12 tuổi chuyển lên Thiếu Niên. Có nhiều cách phát triển chẳng hạn như t́m con em những người quen đưa vào Đoàn, cổ vũ các em Đoàn sinh rủ bạn đến Gia Đ́nh chơi, tham gia khi đi trại, đi tham quan.

Chẳng hạn như anh Đỗ Văn Khôn là bạn đoàn của Đoàn La Hầu La, về sau anh trở thành Đoàn viên và cuối cùng anh là Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Giác Minh. Nhưng không phải luôn thành công. Chẳng hạn như Bùi Thế San có người anh là Bùi Chiếm Hải từng đi theo Giác Minh tŕnh diễn văn nghệ ở Lộc Ninh, ở rạp Biên Hùng tỉnh Biên Ḥa, nhưng cho đến khi anh San làm Liên Đoàn Trưởng Giác Minh, anh Hải vẫn không tham gia sinh hoạt, mặc dù ngoài San c̣n có em gái anh là Vân đi sinh hoạt ở Đoàn Thiếu Nữ, sau nầy Vân định cư ở Úc.

Việc tiếp xúc với gia đ́nh của Đoàn sinh bao giờ cũng vậy, chúng ta sẽ gặp có gia đ́nh niềm nỡ, thân mật, cũng có gia đ́nh rất nề nếp khắc khe về giờ giấc sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử và sự học hành. Điều nầy rất đúng, sự sinh hoạt gia đ́nh Phật Tử bao giờ cũng chi phối đến sự học hành. Cho nên một Huynh Trưởng khuyến khích Đoàn sinh của ḿnh sinh hoạt chuyên cần, tu học tinh tấn, tích cực hoạt động. Nhưng đừng quên chăm lo sự học của các em, nên biết tổ chức “học nhóm”, dạy kèm, đương nhiên gia đ́nh của các em sẽ rất hài ḷng. Nhưng nó đ̣i hỏi người Huynh Trưởng phải có tài tổ chức, có kiến thức, có th́ giờ.

Mỗi khi tôi đến thăm Đào Đức Khiết, gặp bác Phán Lai mẹ em, hoặc Ni cô Lan Anh, chị của em, tôi như gặp được người nhà. Bác Phán hỏi hết chuyện quư Thầy đến các em, Ni cô Lan Anh cũng như thế. C̣n khi đến nhà Hùng, nói chuyện với em chưa được 5 phút, ông thân của em từ trong gọi vọng ra:

- Hùng à ! Con đă học bài xong chưa ?

Tôi biết thời gian gặp nhau đă hết, tôi liền kết thúc:

- Thôi ! Hẹn gặp ở chùa nhé !

Trong thời gian nầy, có anh Nguyễn Văn Quưnh, một Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Chơn Tri Huế vào Sàig̣n học trường Quân Y, nên đến sinh hoạt với Giác Minh, v́ anh Thiệu cũng ở Trường Quân Y, hơn nữa anh Quưnh là em anh Nguyền Văn Chức, người đă tử nạn ở Đà Lạt khi tham dự Trại Vạn Hạnh, là anh của Thượng Tọa Thích Chơn Thiện, có họ hàng với anh Vui. Anh Quưnh là một huynh trưởng có khả năng, anh điều khiển sinh hoạt linh động, anh làm thơ có bút hiệu là Nguyên Lam, thơ anh xúc tích mang nhiều âm hưởng đạo hạnh. Tiếc rằng tôi không có bài thơ nào của anh.

Làm Đoàn Trưởng Đoàn Thiếu Niên chừng 6 tháng thời gian chưa đủ để học hỏi và hoàn tất nhiệm vụ của một người Đoàn Trưởng th́ tôi buộc phải rời Đoàn trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng. Tuy vậy, tôi cũng có một số kinh nghiệm như sau:

Ai cũng có thể trở thành Huynh Trưởng nếu có một số kiến thức căn bản như:

- Hiểu và nắm vững Nội quy của Gia Đ́nh Phật Tử.

- Về Phật pháp, tối thiểu cùng phải hiểu Tiểu sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Lược sử Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa rồi vào Việt Nam.

Hiểu rơ lư Nhân duyên, Nhân Quả, Bát Chánh Đạo, Thập Thiện. Về thực hành phải quy y, thọ ngũ giới, ăn chay ít nhất nhị trai hay tứ trai, Niệm Phật, Ngồi Thiền.

- Làm chủ lễ một buổi lễ Phật.

- Biết đánh chuông, mơ.

- Sử dụng được các h́nh thức tập họp.

- Biết cách giảng dạy và điều khiển được một buổi họp

- Về hành chánh, tối thiểu biết viết văn thư, sổ sách của Đoàn.

- Phải sống một đời sống đạo đức, có tấm ḷng nhân ái và nhẫn nhục.

Căn bản đó có th́ người Huynh Trưởng điều khiển được Đoàn, nhưng muốn trở thành một Huynh Trưởng có tài năng nhất thiết phải có đạo đức, kiến thức, hoạt động tích cực, có đầu óc tổ chức và sáng tạo.

 

 

Một Đời Làm Trưởng 14  -  Một Đời Làm Trưởng 16