Một đời làm Trưởng
Phúc Trung
866406052020Chương ba: Một bước đi lên
17. Trại Liên Gia Đình Bồ Đề tại chùa Giác Sanh
Chúng tôi đã tổ chức một trại Liên Gia Đình Giác Minh – Minh Tâm đặt tên là Trại Bồ Đề, đất trại tại chùa Giác Sanh Phú Thọ Hòa, nơi đây sản xuất nước tương hiệu Lá Bồ Đề nổi tiếng từ trước đó cho đến sau nầy.
Trại do tôi làm Trại Trưởng, các Huynh Trưởng 2 Gia Đình tham gia có anh Thức, anh Tuệ Linh, Trúc Hải, Khánh Thuận, Lê Xuân Thiệu, Bùi Thế San, Nguyễn Đình Nam, Lê Chiêu Thùy, anh Bá Bằng, anh Lộc, anh Điềm các chị Tuệ Tâm, Kha Tân, Yến, Dung…
ĐĐ Tắc Phước Trụ trì Chùa Giác Sanh và BQT Bồ ĐềHai việc làm khiến cho tôi khó quên, đó là việc các em Thiếu Nữ đi chợ mua thức ăn, các em thuộc Gia Đình Minh Tâm phụ trách đi chợ, các em đã mua thịt về làm thức ăn, thành ra thức ăn mặn, các em Giác Minh phản đối là đi Trại phải ăn chay. Sự mâu thuẩn đó suýt nổ lớn từ các em Đoàn sinh cho đến Huynh Trưởng. Tôi phải hết sức cố gắng dàn xếp, cuối cùng khu Trại Thiếu Nữ chia làm 2, ai ăn mặn thì ăn, ai ăn chay thì ăn nhưng kể từ lần Trại sau, đi Trại phải ăn chay vì chúng ta mặc đồng phục Phật tử. Rồi mọi chuyện các em thông cảm nhau.
Các em nấu ăn chay và mặnViệc thứ hai là trưa hôm đó cụ Nguyễn Mạnh Tường, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật Giáo, được anh Bạch Vọng Giang, Liên Đoàn Trưởng Gia Đình Phật Tử Minh Tâm đưa Cụ đến thăm Trại.
Ban Quản Trại phải ngưng chương trình sinh hoạt, tập họp tất cả Trại sinh để trình diện với cụ Hội Trưởng và Đại Đức Thích Tắc Phước trụ trì chùa Giác Sanh.
Cả Trại Bồ Đề tập họp nghe cụ Hội Trưởng Hội VNPG ban huấn từCụ Hội Trưởng và Đại Đức trụ trì chùa Giác Sanh ban huấn từ cho Ban Quản Trại và Trại sinh.
Chúng tôi hướng dẫn quý vị đi thăm các khu vực của Trại, nhằm mục đích cho các em phấn chấn tinh thần, sau có đi Trại sẽ luôn sẵn sàng nghiêm túc chấp hành luật Trại.
Đi thăm trại, từ trái ĐĐ. Tắc Phước, cụ Nguyễn Mạnh Tường, Huỳnh Ái Tông, Bạch Vọng Giang, Nguyễn Khánh ThuậnBan Quản Trại cũng đi chấm điểm từng khu Trại, để thi đưa và khuyến khích các em trong sinh hoạt, rút kinh nghiệm cho những lần đi trại về sau.
Ban Quản Trại Bồ Đề đi chắm điểm các khu trạiChiều hôm đó các em chơi trò chơi lớn, nhờ sân chùa rộng, đất của khu vực cạnh đó cũng còn tróng, trò chơi lớn tổ chức cho các em chơi thật sôi nổi. Cuối cùng Đoàn Thiếu Niên Giác Minh đã đoạt giải thưởng của trò chơi.
Đội thắng giải: Bằng, X, Y, Thạch, Hùng, Quốc, Z, W, VânNăm 1959, lần đầu tiên Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức lễ Phật Đản tại Công Trường Mê Linh, ngoài 6 Tập đoàn của Tổng Hội còn có các hệ phái khác được Tổng Hội mời tham gia, sau phần lễ chính, đến diễn hành thì Gia Đình Phật Tử được hân hạnh đi đầu tiên mà các chị Trưởng đi trước hết, hàng đầu có 8 chị, Từ phải sang trái đó là các chị Trần Thị Kim Dung, Tuệ Tâm, Kha Tâm, Tôn Nữ Thanh Lan, Phạm Thị Hoài Chân, Đỗ Kim Oanh và 2 chị Trưởng nữa.
Đến khoảng tháng 9 năm 1959, Thầy Chính Tiến giới thiệu, Bác Gia Trưởng mời chị Đoàn Thị Kim Cúc làm Đoàn Trưởng Đoàn Thiếu Nữ. Do Thầy Chính Tiến có ân nghĩa với gia đình chị Cúc và chị có quen biết với chúng tôi, nên việc mời chị tham gia vào sinh hoạt Gia Đình Phật Tử chị khó từ chối, mặc dù hoàn cảnh gia đình chị rất đơn chiếc.
Theo như chị Cúc cho biết, trước kia chị có sinh hoạt Hướng Đạo trong Đoàn của các anh Tráng Thông, Tráng Cử ở Huế, chị đã là chị Trưởng ở Hướng Đạo rồi, lập gia đình nên chị nghỉ sinh hoạt, còn Gia Đình Phật Tử nay chị mới bước chân vào. Do vậy, tôi phải cung cấp tài liệu cho chị đọc, đôi khi giúp chị soạn chương trình họp, bài giảng, diễn văn, trong nhiều năm tôi đã là bí thư của chị. Dĩ nhiên chị có khả năng và cá tính riêng, giúp chị nhanh chóng điều khiển Đoàn Thiếu Nữ Giác Minh sinh hoạt năng động. Sau chị là Gia Trưởng Gia Đình Giác Hoa, Thủ Quỹ và Phó Trưởng Ban Ngành Nữ của Ban Hướng Dẫn.
Tâm Huệ Đoàn Thị Kim Cúc (1915-1998)Rồi một nguyên cớ nào đó tôi chẳng rõ, Đại Đức Thích Thanh Cát, Giám Viện chùa Giác Minh bảo rằng các em sinh hoạt ồn ào mất sự trang nghiêm, thanh tịnh của chư Tăng, sự bày tỏ không hài lòng của Đại Đức Giám Viện, khiến tôi muốn dời sinh hoạt Gia Đình đi nơi khác, tôi đã chọn ngôi chùa ngay bên cạnh, tức là chùa Từ Quang của Thượng Tọa Thích Tâm Châu, đương nhiệm Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tôi sang chùa Từ Quang xin gặp Thượng Tọa, nhưng có một vị Tăng tiếp tôi, cho biết Thượng Tọa rất bận không thể gặp được, có việc chi cần trình bày, vị Tăng nầy nhận sẽ trình báo với Thượng Tọa. Tôi trình bày xin cho Gia Đình Phật Tử Giác Minh sinh hoạt tại chùa Từ Quang, vị Tăng hẹn tuần sau sẽ trả lời. Tuần sau tôi trở lại gặp vị Tăng Tri khách ấy và được cho biết Thượng Tọa muốn được thanh tịnh, để tu hành nên không thể cho Gia Đình Phật Tử Giác Minh sinh hoạt ở chùa Từ Quang được.
Sau đó, Giác Minh vẫn cứ tiếp tục sinh hoạt tại chùa Giác Minh, sự việc nầy tôi báo cáo cho bác Gia trưởng biết. Bác Lợi bảo tôi nên khéo một chút, phân công Huynh Trưởng đến sớm, trông nom đừng để các em làm ồn quá mất giấc nghỉ trưa của chư Tăng, nhất là đừng vào Trai đường sớm quá, vì nơi đó cạnh phòng Thầy Giám Viện, tầng trên là Phòng của chư Tăng.
Và cùng vì chùa quá chật hẹp, nên hai đoàn Nam, Nữ Oanh Vũ thường kéo sang Vườn Bà Lớn sinh hoạt, đây là Từ đường của Bà Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương, cho nên được gọi là Vườn Bà Lớn.
Là một Liên Đoàn Trưởng, tôi phải giải quyết những vấn đề khó khan đối nội, đối ngoại chăm lo cho từng buổi sinh hoạt, mặc dù hàng tuần có Huynh Trưởng trực, phụ trách tập họp lễ Phật, chào Kỳ hiệu, kết Dây Thân Ái, tôi vẫn phải đi sớm về trễ, còn phải họp bàn với những Huynh Trưởng nồng cốt, nhiệt tâm, còn phải trình bày trước các kế hoạch cho Gia Trưởng rõ, được thông qua để khi thực hiện không bị vấp váp, trở ngại.
Tôi không biết những vị Gia trưởng khác, riêng bác Nguyễn Đức Lợi như tôi đã nói qua, là vị gia trưởng có nhiệt tâm, bác có mặt hàng tuần, quan sát, theo dõi hoạt động các Đoàn để có ý kiến hay quyết định kịp thời. Bác thường lưu tâm chăm sóc Đoàn sinh, nhất là các em Oanh Vũ.
Bác là Chủ sự phòng Vật liệu của Tổng Nha Bưu Điện, bác có trình độ học vấn, làm công chức từ Bắc vào Nam, từng làm Gia Trưởng Gia Đình Liên Hoa ở Hà Nội.
Nhà Bác nhỏ ở đường Trương Tấn Bửu nối dài, trong con hẽm nhỏ, trời mưa hơi lầy lội, muốn vào nhà bác, phải đi qua một cái chợ nhỏ, tôi không rõ tên, nhưng Nguyễn Công Trứ có viết:
市 在 門 前 閙
月 來 門 下 閒Thị tại môn tiền náo
Nguyệt lai môn hạ nhànNghĩa là chợ ở trước nhà thì ồn ào, mà trăng chiếu trước cửa thì hưởng nhàn.
Từ năm 1959 tôi đã đến nhà bác nhiều lần, ban ngày có, ban đêm có, ăn cơm có nhưng chưa ngủ lại ở nhà Bác lần nào, lần cuối tôi đến vào tháng11 năm 1977, để thắp cho Bác một nén hương khi Bác nằm xuống từ giả cõi trần gian.
Một nhóm Huynh Trưởng đã giúp tôi hoạch định đường lối và chương trình sinh hoạt đó là các anh Trúc Hải, anh Quýnh, anhThuận, anh Thiệu. Thuở ấy anh Trúc Hải ở nhà một người quen, cạnh quán cà-phê Năm Dưỡng, gần đầu đường Nguyễn Thiện Thuật, cuối đường Hồng Thập Tự, cũng gần đường Lý Thái Tổ. Nhà nầy có cái gác lộ thiên, nơi đây chúng tôi thường hay họp mặt bàn bạc với nhau, vì nó gần trại Quân Y của anh Quýnh, anh Thiệu ở đầu đường Hùng Vương, cạnh khu biệt thự của Công ty Chú Hỏa.
Một Đời Làm Trưởng 16 - Một Đời Làm Trưởng 18
8664100620