Một đời làm Trưởng
Phúc Trung
Chương SáuTrời mây u ám
37. Thăm viếng từ giả trước khi rời Việt Nam
Trước khi rời Việt Nam, không biết khi nào có dịp trở lại, bởi v́ những người đi 1975 vẫn chưa có ai trở về thăm lại quê hương, thân nhân và bạn bè. Cho nên tôi đi thăm vài anh để chào tạm biệt họ.
Người trước nhất tôi đi thăm là anh Như Tâm, Nguyễn Khắc Từ, nhà anh ở phía sau Viện Đại học Vạn Hạnh, vào nhà anh là đi vào con đường nhỏ dưới dốc cầu Trương Minh Giảng, nằm giữa Viện Đại Học Vạn Hạnh và chùa Pháp Hoa, đi vào đây gặp con hẻm đầu tiên bên tay trái là đường đi vào nhà anh Từ, trong con hẻm nầy có nhà của giáo sư Tôn Thất Thiện, nay chị Xuân Ḥa không c̣n ở đây, chị ở trên Hóc Môn.
Tôi nhớ hôm tôi đến, anh Từ từ trong pḥng ḷ ḍ đi ra, v́ mắt anh không c̣n thấy đường. Tôi cho anh biết, đến thăm anh để từ giả đi nước ngoài. Anh nhắn gửi với tôi là khi qua Mỹ t́m cách liên lạc với chị Thu Nhi, báo cho chị biết tiền của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Hoa Kỳ, gửi về để xây dựng Trại Trường tại hồ Than Thở Đà Lạt đủ rồi, không cần gửi thêm nữa, anh cũng gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe anh chị em ở hải ngoại. Thấy anh không được khỏe, nên tôi chào anh, xin phép ra về.
Ra khỏi nhà anh Từ, tôi trở ra con hẻm chính rồi đi sâu thêm một đoạn cạnh con kênh Nhiêu Lộc, nay là đường Trường Sa, vào trong đó thăm anh Nguyễn Văn Thục. Trước kia, nhà anh Thục ở đường Trương Tấn Bửu, nay là Trần Quang Diệu, không rơ lúc nào đó, anh dời về đây. Tôi nhớ là trước đó tôi có thăm anh tại nhà nầy một lần, nay là lần thứ hai, lần trước tôi c̣n nhớ anh có đưa tôi lên lầu, để cho tôi thấy bàn Phật ở nhà anh rất trang nghiêm.
Lần nầy, anh và tôi ngồi ở pḥng khách, anh kể chuyện cho tôi nghe sau khi anh Từ và anh ở Trại Huấn Luyện Suối Nghệ về bị công an thành phố mời đến làm việc. Anh cho biết, hôm làm việc đó họ tiếp đăi lịch sự, cán bộ tiếp anh mời uống ca-phê đá, mời hút thuốc có cán.
Anh cho biết họ hỏi anh luôn việc đi Đà Lạt dự định làm Đại Hội Huynh Trưởng để bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương nhưng không thành, nên chỉ làm Hiệp kỵ GĐPT toàn quốc mà thôi. Về Trại Huấn Luyện Suối Nghệ, anh cho họ biết đó là Trại học tập những chi đă có từ trước, nay có những anh chị mới tham gia phong trào GĐPT, nên truyền lại những chi đă có cho họ biết. Xong anh đuổi tôi về.
- Thôi em về đi, có thể vẫn c̣n công an theo dơi anh, em vào thăm anh, họ sẽ theo dơi em, phiền phức cho em. Chúc em và gia đ́nh lên đường mọi việc tốt lành.
Một ngày khác, sáng sớm tôi đi thăm anh Vơ Đ́nh Cường để chào tạm biệt anh chị, nhà anh Cường ở xéo xéo phía trước bệnh viện B́nh Dân, gần đường Nguyễn Thượng Hiền, c̣n nhà tôi ở Cư Xá Đô Thành, phía sau Bệnh viện nầy, cho nên từ nhà tôi đi bộ tới nhà anh mất chừng 5 phút, trước đó mấy năm, nhà anh ở gần đó, bên cạnh là nhà của anh Lương Hoàng Chẩn, gần đó là nhà của bác Đỗ Văn Giu, v́ tuổi tác các anh lớn hơn tôi, nên khi nào có việc cần thiết, tôi mới đến thăm.
Hôm đó, anh và tôi mỗi người cầm một tách trà c̣n bốc khói, đi ra trước sân nhà anh, sân nhà anh không rộng lắm, ngang chừng 4 thước, dài chừng 8 thước tráng xi măng, ngay mái hiên nhà có mấy chậu kiểng, qua khỏi sân nầy là bức tường dài từ con hẻm chính xây thẳng vào, để ngăn chia nhà phía trước và dăi nhà 4, 5 căn trong đó nhà anh Cường là tận cùng, nên có một cổng sắt chắn ngang, trước khi bước vào sân nhà anh phải bấm chuông để có người mở cổng.
Anh Cường nhắn với tôi:
- Em ra nước ngoài gặp anh em Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử, cho anh gửi lời thăm và chúc mọi người luôn luôn được an lạc.
Anh cũng hỏi thăm tôi anh nọ, chị kia v́ anh biết rằng tôi có liên lạc với họ. Nhung anh không nhắc chi với tôi về sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử. Cuối cùng tôi chào tạm biệt anh ra vê.
Tôi nghĩ cũng phải đi chào tạm biệt anh Lê Cao Phan, nhưng không biết nhà anh Phan, tôi phải nhờ anh Ngô Mạnh Thu đưa đi, trước đó không lâu, chị Phan mất có Cáo phó đăng trên Truyền h́nh Việt Nam. Đó là quảng cáo đầu tiên đài Truyền h́nh Việt Nam thực hiện nhằm mục đích thu phí về quảng cáo.
Anh Thu đưa tôi đi thăm anh Lê Cao Phan ở đường Lê Đại Hành, nhà anh ở trước mặt Trường Đua Ngựa Sàig̣n. Biết tôi đến chào tạm biệt, anh Phan vào trong lấy bản nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh nói:
- Đây là bản nhạc cũ, anh không c̣n bản nào mới, tặng Tông một bản để làm kỷ niệm.
Nói rồi anh ngồi xuống ghế, mở bản nhạc ra viết vài chữ, kư tên để tặng cho tôi mang theo, giữ làm kỷ niệm với anh. Tôi đă mang nó theo với tôi nơi đất khách quê người.
Trên đường về, tiện thể, anh Thu ghé vào nhà anh Cao Chánh Hựu trên đường Lê Văn Sỹ, cách nhà thờ Ba Chuông không xa, phía bên kia đường. cùng phía và cách nhà anh Thu không xa.
Trước đó, tôi không biết nhà anh Hựu, đây là lần đầu tiên anh Thu đưa tôi ghé vào nhà anh Hưu, nhà anh lúc đó chị Hương có mở quán giải khát. Chúng tôi vào quán có gặp chị Hương. Anh Thu nói với chị Hương:
- Có Huỳnh Ái Tông sắp đi Mỹ, ghé thăm để chào anh Hựu trước khi lên đường.
Chị Hương cho biết:
- Không hiểu v́ sao ! Anh Hựu dạo nầy không muốn tiếp ai hết.
Nghĩ là không lẽ bỏ ra về. Anh Thu gọi cho mỗi người chúng tôi môt ly nước giải khát.
Bổng chốc, anh Hựu từ trong nhà bước ra, anh chỉ mặc quần đùi với chiếc áo thung lá, ra chào và kéo ghế ngồi với chúng tôi.
Anh Thu mở lời với anh Hựu:
- Tông sắp sửa đi Mỹ, nên ghé thăm chào từ giả anh.
Anh Hựu hỏi ngay:
- Tông đi định cư ở đâu ?
- Em đi Mỹ, định cư tại Kentucky.
- Anh có biết Kentucky, tiểu bang đó có trường đua ngựa danh tiếng khắp thế giới.
Rồi anh Cao Chánh Hựu tâm t́nh với chúng tôi.
- Hồi trước anh đi Mỹ du học, anh ở tiểu bang Ohio, anh có bà mẹ nuôi ở đó. Bà ta bảo anh đừng về Việt Nam, nơi đang có chiến tranh. Néu anh ở lại, chắc anh làm rể của bà ta rồi.
Anh Hựu vừa nói vừa cười vui vẻ với chúng tôi. Từ trước tôi quen biết anh Hựu, anh ít nói, nhưng lần nầy anh nói rất nhiều, vui vẻ như được cởi mở tấm ḷng. Chuyện khá lâu, tôi phải xin phép ra về. Nhưng anh Hựu khá kín tiếng, v́ năm sau anh đă đi Mỹ, trong lần gặp nầy, anh không hề hé lộ chuyện anh sẽ đi Mỹ với chúng tôi.
Chào nhau ra về, lên xe Honda rồi Ngô Mạnh Thu nói với tôi:
Cậu nên ghé chào Dương Nghiễm Mậu một chút. Thế là tôi lái xe tới nhà Dương Nghiễm Mậu, nhà anh không xa nhà anh Thu, đi bộ chừng năm, ba phút th́ tới cũng không xa nhà anh Cao Chánh Hựu.
Vừa mới quẹo vào hẻm, đă thấy anh Mậu đang mặc quần đùi cỡi trần, ngồi đánh bóng tranh sơn mài. Tôi ngừng xe lại. Anh Thu nói:
- Tông sắp sữa lên đường nên ghé chào cậu.
- Xin lỗi ! Ta đang bận tay. Hai cậu vào nhà ngồi chơi đợi ta một chút.
Anh Thu nói ngay:
- Tông hắn cùng bận. Ghé ngang chào cậu như vậy đủ rồi. Chúng tôi về nghe.
Anh Mậu nói thêm với tôi :
- Cậu sang bên ấy tự do. Nhưng im lặng cho chúng tôi nhờ. Nhớ nhé ! Chúc cậu lên đường gặp nhiều may mắn!
Chúng tôi chào nhau. Tôi đưa anh Thu về nhà rồi trở về nhà ḿnh thu xếp việc nọ, việc kia để lên đường.
Mấy năm trước về, tôi đi thăm anh Tống Hồ Cầm, tiện thể ghé thăm anh Mậu, nhà hai anh cũng ở gần nhau. Không gặp anh Mậu, chị Mậu nói với tôi:
- Tiếc quá ! Anh ở xa về thăm mà không gặp anh Mậu. Anh Mậu không đi đâu cả. Hôm nay Thứ Bảy chắc là anh Mậu có hẹn với bạn. Mời anh hôm khác đến chắc là sẽ gặp anh Mậu.
Vài hôm sau tôi đến, anh Mậu có nhà, vào nhà anh trong khi chờ anh pha trà, nh́n khắp nhà đâu đâu cũng thấy sơn mài, tranh sơn mài, tượng sơn mài, cái gạt tàn thuốc sơn mài … Khi chúng tôi ngồi uống trà, tôi hỏi anh Mậu:
- Nhà xuất bản Phương Nam in cho anh tới 4 tác phẩm, bị tịch thu cả. Anh có bị chi không ?
Anh Mậu vẫn giữ cái cuời hố hố trả lời cho tôi:
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu- Ta bảo họ coi chừng. Họ không tin. Bị tịch thu ấy là chuyện của họ với mấy ông nhà nước, chẳng dính dáng ǵ đến ta cả.
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu sinh ngày 19-11-1936, tại làng Mậu Ḥa huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông, học tiểu học ở Hà Nộị với Ngô Mạnh Thu. Sau 1954 theo gia đ́nh vào Huế học ở Trường Nguyễn Tri Phương với Nguyễn Quang Vui. Đến năm 1957 mới vào Sàig̣n. Tôi quen biết anh Dương Nghiễm Mậu qua anh Ngô Mạnh Thu cùng ở Ấp Đông Ba, khu Ḷ heo trước Nhà Thờ Ba Chuông. Cùng uống cà-phê đen ở quán cốc khu nầy.
Thỉnh thoảng anh Dương Nghiễm Mậu có theo GĐPT khi đi tŕnh diễn xa, chẳng hạn như ở Rạp Biên Hùng, Biên Ḥa. Lúc anh Thu và tôi mở các lớp Luyện thi Trung Học Đệ Nhất Cấp miễn phí ở chùa Giác Minh, chùa Hưng Long đường Minh Mạng nay là Ngô Gia Tự, anh Mậu có dạy môn Việt Văn cho các lớp học nầy.
Vài ngày trước khi rời Việt Nam một buổi họp mặt của chúng tôi để chia tay, chúng tôi đi ăn cơm chay tại hiệu ăn Tín Nghĩa ở đầu đường Trần Hưng Đạo, có anh Thống, anh Thu, chị Mai, chị Ngân. chị Chi, nhà tôi Kim Chi và tôi.
Sau khi ăn xong, chúng tôi lại đi đến Nhà trẻ Thành phố ở góc đường Phan Đ́nh Phùng, Trương Minh Giảng, đối diện với Ṭa Tổng Giám Mục, uống cà-phê và ăn kem.
Tại đây, anh Thu bảo tôi sang Mỹ liên lạc với Đặng Đ́nh Khiết, nhờ Khiết vận động một ít tài chánh để các anh Vui, Thu, Thống quay phim cảnh chùa và lồng một số bài ca Phật Giáo.
Việc nầy nhờ Khiết giúp, kết quả anh Thống, anh Thu và Nguyễn Ngọc Lanh đă quay một Video Ḍng Sông Trăng với một số bản nhạc Phật Giáo. Giờ chót anh Vui không tham gia làm Video nầy.
Ngày 2-4-1990, gia đ́nh tôi rời Việt Nam, một số bạn bè đưa tiển tôi tại Tân Sơn Nhất có Bác Tự người cùng tôi dự Bát Quan Trai nhiều năm ở Quan Âm Tu Viện, Cầu Hang, Biên Ḥa. Anh Lê Bá Thanh Trưởng Pḥng Hành Chánh Trường Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ vài lần cùng tôi đi viếng Thầy Thông Lạc ở Trăng Bàng, Tây Ninh, Trưởng Tuệ Linh, Đặng Phùng Hải, anh chị Ngô Mạnh Thu và Huỳnh Hữu Tâm
Ảnh từ trái: Tâm, Tông, Mai, Thu, Hải, Tuệ Linh, bác Tự, anh ThanhNgồi trên máy bay Air Việt Nam, mừng là được rời khỏi Việt Nam, thoát được cảnh nghèo khó, nhưng buồn quá v́ không biết khi nào ḿnh mới được trở lại quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại đó mồ mả ông bà, cha mẹ, thân nhân quyến thuộc và cả những bạn bè. Tôi không cầm được giọt lệ.
Một Đời Làm Trưởng 36 - Một Đời Làm Trưởng 38