Ngoài sân trường đại học
Tháng 10 năm 1970, từ Trường Trung học Kỹ thuật Y-ÚT Banmê thuộc, tôi được thuyên chuyển về Trung học kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ. Trước khi rời khỏi Trường về Sàig̣n, ông Nguyễn Văn Huệ Hiệu trưởng trường nầy căn dặn tôi:
- Trước khi tŕnh diện trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, tôi yêu cầu anh gặp ông Lư Kim Chân Giám Đốc Nha Kỹ Thuật Học Vụ, v́ anh Hoa rời khỏi Trường Kỹ Thuật Kiến Ḥa cần người thay thế, tôi đă giới thiệu anh thay thế anh Hoa, nên anh cần gặp ông Chân, trước khi tŕnh diện với ông Phan Kim Báu, Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Trường Tộ, hy vọng anh sẽ nhận nhiệm vụ mới tốt đẹp hơn ở đây.
- Tôi hứa sẽ làm theo lời anh.
Về Sàig̣n, tôi làm đúng như lời ông Huệ căn dặn, tôi đến Nha Kỹ Thuật Học Vụ và Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ có cùng khuôn viên, đi vào cổng có địa chỉ số 2 Phạm Đăng Hưng, vào cổng phía tay trái bỏ pḥng gác-dan, tiếp theo là một dăi 6 pḥng nằm dọc theo đường Phạm Đăng Hưng, pḥng ông Giám Đốc Lư Kim Chân đặt tại pḥng thứ 2, c̣n bên tay phải là công ốc Nha Kỹ Thuật, văn pḥng ông Trần Lưu Cung lúc làm Giám Đốc đặt ở đó, nay làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục nên cũng đặt tại đó, chắn ngay lối ra vào là những pḥng ốc làm việc, trong đó có pḥng của ông Chánh thanh tra Văn Văn Đây, em của ông Văn Văn Của từng là Đô Trưởng Thủ đô Sàig̣n.
Tôi vào pḥng ông Lư Kim Chân và tŕnh bày cho ông biết, tôi xin về Sàig̣n để vừa đi dạy, vừa đi học thêm, nên không muốn xa Sàig̣n, nghe tôi tŕnh bày xong, ông Chân cám ơn, tôi xin cáo lui để đi tới văn pḥng Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ cũng ở trong khuôn viên đó.
Nơi đây mọi chỗ tôi đều quen v́ tôi từng sống tại đây vào những năm 1956, 1957, 1958 và 1959 là những năm tôi học từ Đệ Thất đến Đệ Ngù Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, lúc đó ông kỷ sư Trần Văn Bạch làm Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Học Vụ địa chỉ 48 Phan Đ́nh Phùng Quận 1, Sàig̣n. Ông Trần Văn Bạch cho những học sinh nghèo ở tỉnh về Sàig̣n học, được phép trú ngụ trong khuôn viên của Nha, thời đó nơi đây có các Trường Trung học Kỹ Thuật Phan Đ́nh Phùng (chi nhánh của Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, chỉ có 5 pḥng học và 1 pḥng dành cho học vụ cũng như Giám thị, không có xưởng. học xưởng và Kỹ nghệ họa phải về Trường Cao Thắng học), Trường Kỷ Sư Công Nghệ khóa 1 (cũng học xưởng và Kỹ nghệ họa học tại Trường Cao Thắng), Trường Quốc Gia Âm Nhạc thành lập năm 1956, do ông Nguyễn Phụng làm Giám Đốc, sau có Trường Nữ Công Gia Chánh do bà Nữ, phu nhân của ông Giám thị Trường Cao Thắng Nguyễn Văn Tập làm Hiệu Trưởng, rồi Trường Quốc Gia Thương Mại do giáo sư Phan Hữu Tạt làm Giám Đốc.
Sở dĩ tôi dài ḍng, để biết rằng tôi không có nhà cửa chi ở Sàig̣n, tôi đă ở trong khuôn viên Nha Kỹ Thuật Học Vụ nên tôi biết rơ nơi nầy, tôi lập gia đ́nh năm 1967, lúc đó tôi dạy học ở Banmêthuột, rồi 1968 bị động viên khóa 27 Trừ Bị Thủ Đúc, ra trường Thủ Đức, Trường Quân Cụ, ra đơn vị đóng ở Sóc Trăng, Cà Mau chỉ có mấy tháng trong năm 1969, đến giữa tháng 9 năm 1969 được biệt phái về lại Trường Kỹ Thuật Y Út Banmêthuộc, nên vợ con tôi vẫn ở nhà bên vợ gần ngă Sáu Sàig̣n.
Sống tại Sàig̣n, tôi đi làm, nhà tôi cũng đi làm, sống chật vật, dạy học ở trường rồi dạy kèm để có tiền đủ sống, nên năm 1970 tôi ghi danh học thêm ở Đại Học Vạn Hạnh, v́ khi Đại học nầy mới mở năm 1964, tôi đă đi học tại Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn do Thượng Tọa Thiên Ân làm Khoa Trưởng, có trụ sở tạm của Phân Khoa tại chùa Xá Lợi, tôi đă lấy được vài Chứng chỉ, thời đó Trường tính chứng chỉ theo học kỳ.
Sau Viện Đại Học có trụ sở tại 222 đường Trương Minh Giảng, năm nào đó thay đổi tính thành niên học. Học lại, tôi nộp các Chứng chỉ, được miễn năm thứ nhất, bắt đầu học năm thứ 2. Rất tiếc, tôi không nhớ lúc đó ai là Khoa Trưởng, h́nh như Thượng Tọa Thích Quảng Độ, c̣n Thưọng Tọa Thiên Ân trong chương tŕnh trao đổi giáo sư, Thượng Tọa đă sang Mỹ, sau đó mới đổi lại ông Nguyễn Đăng Thục.
Đi dạy ở trường, đi học thêm, nên tôi thường dạy kèm học sinh vào ngày Chủ nhật, những học sinh tôi dạy kèm thường do các anh giáo sư ở Trường giới thiệu, như em Tuấn và Tú con của chủ tiệm vàng ở đường Phan Chu Trinh ngó qua cửa Tây chợ Bến Thành, con của bà giáo sư Trường Lê Quí Đôn, thân phụ em là Hoa tiêu để hướng dẫn các tàu bè từ biển vào cảng Sàig̣n, một em con của ông Nguyễn Chánh Lư, Giám Đốc Kỹ Thương Ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ, sau đó làm Giám Đốc Mékong Ngân hàng trên đường Hàm Nghi, em Lê Quốc Nam con của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng …
V́ ít thời giờ, nên có giờ học tôi đến Trường, hết giờ ra về ngay, không có th́ giờ đến câu lạc bộ uống cà-phê, nước ngọt.
Một hôm sau giờ học, lúc ra về, bước khỏi bậc thềm ở hành lang ra sân để lấy xe về, tôi thấy có một nhà sư đi trước tôi chừng 5 thước, c̣n bên cạnh tôi có một nam sinh viên tuổi c̣n rất trẻ, có thể anh mới vào học năm đầu ở Phân khoa nào đó tại trường, lúc đó Đại học Vạn Hạnh đă có những Phân khoa như: Phân Khoa Phật Học, Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, Phân Khoa Giáo Dục, Phân Khoa Khoa học Xă Hội, và Trung Tâm Ngôn Ngữ. C̣n Phân Khoa Khoa Học Ứng dụng trên đường Vơ di Nguy chưa có.
Cho nên anh sinh viên đi bên cạnh tôi, anh ta không được biết nhà sư kia, chỉ thấy vị sư ấy ăn mặc b́nh dị, áo nhật b́nh nhạt màu, tướng đi không khoan thai h́nh như có chút hơi vội, rồi anh ta nói cốt ư cho tôi nghe:
- Đó là ông sư ăn thịt chó !
Anh ta đánh giá đó là nhà sư b́nh thường hoặc là giả sư chớ không biết vị sư ấy là một nhà sư đức độ, khiêm cung, tài hoa, tôi luôn kính phục, v́ tôi biết ngài từ những năm 1964, lúc đó ngài chỉ là một Sa di thị giả của Viện trưởng Thích Minh Châu, lúc Viện Đại Học Vạn Hạnh mới thành lập, năm 1965 ngài là Thư kư ṭa soạn tạp chí Vạn Hạnh do Ḥa Thượng Thích Đức Nhuận chủ trường, ngài cũng là một trong những người chủ trương tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh như Ḥa Thượng Thích Minh Châu, thiền sư Lê Mạnh Thát, triết gia Phạm Công Thiện, lúc sau nầy ngài được đặc cách là giáo sư thực thụ của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Anh ta nói xong, mạnh ai nấy đi, tôi không buồn tranh cải với anh ta, v́ tôi không có th́ giờ, hơn nữa anh ta với tôi là 2 người xa lạ, mặc dù cùng là sinh viên của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Với tôi thấy rơ và biết chắc, vị sư đó không ai khác hơn là Thầy Tuệ Sỹ, trong tôi, tôi không mấy thích tôn xưng Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nhất là Ḥa Thượng Thích Tuệ Sỹ, danh xưng sau cùng tôi cho rằng đó là cái rọ ngày nay người ta dựng nên cho những vị Tăng, Ni c̣n hám danh, trục lợi. Cho nên có nhiều vị ghi là Tỳ-kheo hoặc Sa-môn tôi rất kính trọng những vị ấy.
Giống như ngoài đời người ta ghi Giáo sư Tiến sĩ, Phó Gáo Sư Tiến sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ Thạc sĩ, Bác sĩ Tiến sĩ.
Bài nầy trước tiên tôi chọn tựa là Ông sư ăn thịt chó, nhưng nghĩ lại, tôi đổi tựa để tránh sự hiểu lầm có thể có xảy ra.
866407122023