Nhân đọc bài
“T́m Hiểu Do Đâu Chú Đại Bi In Thiếu”
Sau khi đăng bài T́m Hiểu Do Đâu Chú Đại Bi Bị In Thiếu trên các Trang nhà được nhiều độc giả theo dơi, chúng tôi được Đạo Hữu Nguyên Đạo Lại Như Bằng chuyển đến hai lá thư của Đạo Hữu Quảng Minh, kèm theo hai bản kinh dịch Thiên Thủ Thiên Nhăn Đại Bi Tâm Pháp Hành Chú và Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đạo Hữu Quảng Minh chẳnh những dẫn giải rành mạch mà c̣n dịch kinh để dẫn chứng và đề nghị Kinh nào có đủ 5 âm hoặc không đủ 5 âm, cũng đều là đúng nguyên bản không cần sửa chữa.
Chúng tôi chân thành tri ân sự chỉ giáo quí báu của Đạo Hữu Quảng Minh. Trân trọng kính mời quư vị đọc 2 lá thư và 2 bản kinh.
Phúc Trung
Viết về chú Đại Bi, Huyền Thanh, tác giả biên dịch Thiên Thủ Thiên Nhăn Thanh Cảnh Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh, có ghi như sau:
“Theo sự khảo cứu của chúng tôi th́ bài Chú Đại Bi thường dùng chính là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Ńlakanïtïha Avalokite’svara Bodhisatva) và được lưu truyền dưới 2 dạng là bản dài với bản ngắn
1) Bản dài (Quảng Bản) được ghi nhận qua các bài : Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni (Ngài Bất Không dịch) Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni (Ngài Kim Cương Trí dịch) Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (Ngài Chỉ Không dịch) Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú (Ngài Kim Cương Trí dịch)
2) Bản ngắn (Lược Bản) được ghi nhận qua các bài : Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni (Ngài Bất Không dịch) Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (Ngài Bất Không dịch) Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (Ngài Già Phạm Đạt Ma dịch)
Do các bản Chú Văn có nhiều loại phiên dịch nên chương cú cũng dựa theo các Kinh Văn mà có sự khác biệt kể cả số lượng câu và Phạn Ngữ.”
Dựa vào đây, tôi t́m xem các bản dài của chú Đại Bi ở trong đại tạng th́ thấy:
Kinh số 1111: Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni (Bất Không dịch), chú Đại Bi có 94 câu, phiên âm khác hoàn toàn với bản chú Đại Bi thường tŕ tụng.
Kinh số 1113A: Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (Chỉ Không dịch), chú Đại Bi có 91 câu, phiên âm khác hoàn toàn với bản chú Đại Bi thường tŕ tụng.
Kinh số 1060: Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh (Già Phạm Đạt Ma dịch), chú Đại Bi có 84 câu, có đủ 5 chữ “Na ma bà tát đa” ở câu 16, là bản mà Ḥa thượng Thích Thiền Tâm dịch ra Việt văn.
Kinh số 1061: Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú (Kim Cương Trí dịch), chú Đại Bi có 113 câu, phiên âm khác hoàn toàn với bản chú Đại Bi thường tŕ tụng.
Kinh số 1064: Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (Bất Không dịch), chú Đại Bi có 84 câu, là bản mà Phật tử Việt Nam thường tŕ tụng, không có 5 chữ “Na ma bà tát đa” ở câu 16. Bản này Huyền Thanh có dịch.
(http://quangduc.com/kinhdien/294thienthuthiennhan.html)
Kết luận: Chú Đại Bi mà Phật tử Việt Nam thường tụng thiếu 5 chữ “Na ma bà tát đa” là không phải lỗi in thiếu, mà bài chú đó nằm trong kinh số 1064 của Đại Tạng Kinh, tức Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni do ngài Bất Không dịch. Các bản dịch Kinh Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni (do Ḥa Thượng Thích Thiền Tâm dịch, Ḥa Thượng Tuyên Hóa giảng, Ưu Bà Tắc Nguyên Thuận dịch) mà tác giả Phúc Trung trưng dẫn trong bài T́m Hiểu Do Đâu Chú Đại Bi In Thiếu, đều là bản kinh số 1060, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch. Như vậy, có sự sai khác trong nguyên bản được dịch chứ không phải chú Đại Bi bị in thiếu. Hơn nữa, trong Thủy Lục Chư Khoa (bản in năm 1840), khoa nghi sử dụng trong Thủy lục trai đàn, có in bài chú Đại Bi (trong Khai Phương Khoa), tra xét th́ thấy bài chú Đại Bi không có 5 chữ “Na ma bà tát đa”, nghĩa là chư tôn túc khi xưa chuộng sử dụng bản của ngài Bất Không dịch, không phải “tam sao thất bổn”.
12/2/2011
Quảng Minh
Nam mô A Di Đà Phật
Kính thưa đạo hữu Lại Như Bằng
Tôi xin gởi đến đạo hữu bản dịch Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, cho quí Phật tử tiện đối chiếu, dù là đă có bản dịch của Huyền Thanh, nhưng bản ấy lại nằm trong phần biên dịch gồm nhiều kinh: THIÊN THỦ THIÊN NHĂN THANH CẢNH QUÁN THẾ ÂM ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI KINH.
Qua bản kinh Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (ĐTK số 1064), sẽ thấy chú đại bi không có 5 âm Na ma bà tát đa (那摩婆萨多) ở câu 16.
Tôi cũng có tra cứu trong nhị khóa hiệp giải bản Hán cũng thấy chú đại bi có 5 âm ấy. Nhưng bản Hai thời khóa tụng của H.T Trí Quang chú giải, lại không có 5 âm ấy, và cách mà H.T chấm câu của chú đại bi, rơ ràng là căn cứ theo bản của ngài Bất Không.
Sở dĩ tác giả Phúc Trung khẳng định chú đại bi in thiếu 5 năm, là v́ chỉ y cứ vào bản kinh số 1060, Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch. Bản này đầy đủ nên Phật giáo Trung Hoa ưa chuộng từ xưa đến nay, và H.T Thiền Tâm cũng đă dịch.
Tôi cũng xin kính gởi bản đại bi sám pháp đầy đủ, gọi đủ là Thiên Thủ Thiên Nhăn Đại Bi Tâm Chú Hành Pháp, trong đó phần chú đại bi rơ ràng lúc biên soạn tôn giả Tứ Minh Tri Lễ thêm 5 chữ vào v́ dựa vào bản 1060, nhưng v́ ngài muốn chú giải từng câu chú nên lại lấy từ bản của ngài Bất Không (1064).
Tóm lại là PGVN xưa nay tụng thiếu 5 âm th́ cứ tiếp tục tụng, v́ nếu thay đổi sẽ là một vấn đề thay đổi thói quen tŕ tụng, sẽ có lủng củng khi ḥa chúng tụng. C̣n PG Trung Hoa chuộng thêm 5 âm cũng không có ǵ sai. Bài "T́m hiểu do đâu chú đại bi in thiếu", được post trên nhiều trang nhà ưa chuộng, và một số Phật tử hoang mang, v́ vậy buộc ḷng tôi nghiên cứu và nhận thấy như vậy. Tiếc rằng tôi không có email của tác giả Phúc Trung để thưa gởi.
Kính chúc đạo hữu thân tâm thường lạc.
Phật tử
Quảng Minh