Nhớ đến chị Hoài Chân!Nguyẽn Đ́nh Hải
Tôi nhớ khoảng đầu năm 79 Sau khi tốt nghiệp KS từ CSULB tại Long Beach, xin được sở làm tại Irvine nên tôi có share pḥng với một gia-đ́nh công giáo tại Costa Mesa. Đây là một làng quê sinh hoạt y như ở Việt-nam lại nằm ở gần nhà thờ với pḥng ốc cho các học sinh rất khang trang, bất cứ lúc nào cũng có khách từ những nhà hay apartment gần đó đi bộ qua thăm viếng. Thứ bảy chủ nhật các em được sinh hoạt mặc đồng phục như phong trào Thanh Sinh Công tại Việt-Nam, các em được dạy tiếng Việt do các bà soeur dẫn dắt, phong trào học tiếng Việt đa dạng là nhờ vào những pḥng ốc của nhà thờ. So với chùa Việt-nam th́ đến nay ta chỉ mượn được mái hiên của những trường dạy anh ngữ free cho người lớn tuổi có tên gọi là Adult School. Hôm nào trời gió, mưa, lạnh quá, nóng quá là các em được nghỉ! Ngoài ra có nhóm phụ Huynh giáo dân lên tận những nơi (San Bernardino) nuôi heo, ḅ, và họ mua nguyên con về và từ đó xẻ thịt bán y như ở chợ supermarket nhưng không có thịt đông lạnh mà toàn là thịt tươi rất thuận tiện cho những bữa nhậu. Hay làm ruốc dồi ḷng, thịt vịt để đánh tiết canh th́ khỏi nói. Thỉnh thoảng có bữa tiệc mời cha th́ lại thêm món dê trui. Tôi lại ở nhà của một ông trùm của nhà thờ nên sinh hoạt mua bán thịt tôi cũng rành rơi đôi chút, dân Công Giáo toàn là những đại gia đ́nh, con cháu thường là 5, 6 người trở lên, việc cần kiệm họ để ư hàng đầu, chỗ nào bán sale đều được kháo nhau hầu giảm chi phí sinh hoạt. Khu này được Tú cậu con trai cả của Anh Ngô Mạnh Thu mua cài nhà gần đó. Đây cũng là lần đầu tiên tôi tới thăm anh Thu đi dép lẹp kẹp rất lè phè từ cái xóm Đạo thân mến này đây.Dân Phật giáo th́ thỉnh thoảng vài người, buồn quá ở nhà cũng vậy đến “chợ chồm hổm” này tán dóc vui chơi với t́nh đồng hương làng xóm. Một hôm có anh Phật tử ở gần nhà gạ chuyện và rủ tôi lên chùa Việt-Nam nơi anh thường tới. Tôi theo anh đi mới biết tới chùa Trúc Lâm Yên Tử nơi đó cũng là nơi tôi gặp chị Hoài Chân. Chùa tại Santa Ana nơi đây chỉ có thể coi như là một đạo tràng hay nói cách khác là một cái nhà do một đại gia đ́nh Phật Giáo đại diện là anh Trung úy Không Quân Huyến tức anh Tuệ Quang, sau này là thị giả cho ḥa thượng Tâm Châu mỗi khi ngài viếng thăm Mỹ quốc.
Chùa được đặt tên là Trúc Lâm Yên Tử, nằm trong khu đất khuất sau cây săng, nếu không để ư chúng ta dễ dàng không thấy và bỏ qua luôn. H́nh dưới chụp từ ba ngày qua 2025 cho thấy ngoài cổng tam quan, chùa rất nhỏ bé, nơi sinh hoạt chùa dùng vườn sau làm xi măng cho bằng phẳng lại rồi dùng tấm bạt trải lên để tránh mưa, nắng, rất dă chiến tiện việc thu dọn.
Khi tôi đến chùa th́ gặp chị Phú (sau này là vợ anh Huyến) mà tôi có quen biết rất thân với gia-đ́nh chị lúc c̣n ở South Bay cách downtown LA khoảng 20 phút lái xe. Chị Phú là một Phật-tử có ḷng không biết về tổ chức của gia-đ́nh Phật-tử ǵ hết, nhưng v́ là người gốc Bắc cho nên chỉ có một cách chọn là Trúc Lâm Yên Tử thay v́ Long Hoa nơi cái nôi của các vị Thầy miền Trung. Chị là người năng nổ nên có cái ǵ là nói cái đó không điềm đạm như chị Hoài Chân. Chị Phú có cho tôi biết về t́nh h́nh sinh hoạt của gia-đ́nh Phật-tử và mong tôi sẽ tiếp tay để kiện toàn tổ chức đồng thời giúp anh Tuệ quang trong lúc mua nhà bán cửa của chùa. Lúc đó chỉ có ba chùa: là chùa Việt-Nam (do ngài Thiện Ân khi du học tại Mỹ thành lập, chùa Long Hoa và chùa Trúc Lâm Yên tử.
Chùa Trúc Lâm trước có thỉnh Ḥa-Thượng Bồ Đề và sau là Ḥa Thượng Khánh Long, có một Phật-tử trọng tuổi là Bà Cơ người đă đưa tôi biết thế nào là sinh hoạt lên đồng theo tập tục miền Bắc tại Hoa Kỳ. V́ là hàng hậu bối vả lại tôi cũng không mấy khắt khe về sinh hoạt Phật-Giáo mang tính cách địa phương tính và cũng là một nét văn-hóa của người Việt-nam nên vẫn vui vẻ đứng nh́n với tính cách khâm phục các cụ vẫn chưa quên những phương tiện truyền thống như vậy. Thường th́ các cụ để cho các em họp đến 2 giờ trưa lúc đó cô cậu mới có dịp nhẩy múa theo nhịp điệu có định trước. Các Huynh trưởng đều biết và cười khi tôi hỏi tới sinh hoạt này.
Chùa Trúc Lâm Yên Tử là nhỏ bé nhất của cả ba, ngay cả không có chỗ đậu xe, may nhờ có cái Parking lot từ chợ Mễ đối diện và vả lại người Mễ rất dễ mến, giúp đỡ tận t́nh nên cái nhà ba pḥng được xây dựng lại cho tươm tất chứ không đụng chạm đến đà ngang đà dọc ǵ cả, nôm na là sửa chữa đôi chút chứ không đến nỗi là đại trùng tu. Cũng có thể là chùa chưa nghĩ đến việc cúng vong, do vậy chưa ai nghĩ đến việc gửi tro cho chùa như hiện tại. Ngay cả đại gia đ́nh thí chủ cũng có hai phe, (chuyện này tôi biết được là do tôi chơi với cả hai phe và thân với anh Tuệ Quang) một phe là tạm thời rồi sẽ kiếm chùa hay đất khác để phát huy Phật-Giáo cho mạnh hơn lên với cái chùa đồ sộ hơn. Phe bảo thủ th́ “liệu cơm gắp mắm” từ từ sẽ mua cây săng v.v. Thời đó mà mua cây săng c̣n khó hơn chuyện bắn phi thuyền lên mặt trăng. Việc trùng tu xảy ra khoảng 1979, 80
GĐPT tại Trúc Lâm Yên Tử đă được thành lập khoảng 1978 và chị Hoài Chân là cố vấn. Chị lại là Liên Đoàn Trưởng của Chùa Pháp Vân – giáo phái Nam Tông do Thầy Thiện Dũng – từng là quốc sư của Thái lan và là Thầy dậy Pháp riêng cho Công Chúa Thái. Chị Hoài Chân cùng với chị Thu Nhi dùng tài của ḿnh để dẫn dắt các em theo khuôn khổ và nội quy gia-đ́nh Phật-tử tại Hải Ngoại, các chị luôn là những bộ tự điển lưu động mỗi khi GĐPT có vấn đề ǵ. Chị hoạt động đến năm 2010 th́ chị đến Sư Bà Diệu Từ để xuất gia. Thời đó máy tính cộng trừ nhân chia c̣n chưa có, cho nên những tài liệu về GĐPT toàn là trong đầu óc của các Huynh trưởng lớn cấp tấn trở lên như hai chị. So với chùa Pháp Vân th́ sao b́ kịp. Chùa Pháp Vân sau này được cô ca sĩ Ngọc Đan Thanh hay về chùa để góp vui. Tôi là big fan của cô. Có lần cô tŕnh bày bài hát quen thuộc về t́nh cảm của những người Lính VNCH của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đó là bài Từ Đó Em Buồn. Bài này ở Việt-nam là bài tủ của Thanh Lan Minh Hiếu chứ không phải là giọng ca được nói đến khi đề cập đến một bản nhạc này. Nhưng v́ Ngọc Đan Thanh là ca sĩ từ ḷ diễn xuất cổ nhạc, thành thử cũng như các ca sỉ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hùng Cường, Hương Lan, Ngọc Bích …chuyển sang tân nhạc là điều rất tự-nhiên và thoải mái. Đây là lần đầu tiên tôi xúc động trước giọng ca của cô và điều lạ là cô cứ hướng về tôi để diễn tả bài hát, chắc có lẽ đi chùa, thọ Bát Quan Trai giới nhiều lần nên các Phật-tử Nam tông đă thấm nhuần điều thứ bảy là giới không được đàn ca hát xướng. Cũng rất đúng, lời lẽ của bài hát nói tới sự thất hứa của một quân nhân trong thời chiến v́ anh đă “gục ngă” trên chiến trường. Nhạc Sĩ Nhật Trường c̣n nhắc đi nhắc lại lời lẽ tạ từ như là một loại văn nói tỷ như “I have a dream” bất hủ của Mục sư da đen Martin Luther King này nhé: Từ biệt nhau đi giữa mùa trăng xẻ đôi, lúc t́nh mới thành lời / Trông nhau lần cuối, nước mắt tuôn mặn môi, nước mắt chia đôi đời/ Bóng anh khuất sau đồi, lúc mây tím giăng trời/Lúc giông tố tơi bời, lúc đường đời ngăn đôi/T́nh ḿnh chia phôi nhưng t́nh đầu làm sao vơi? Nên từ đó em buồn càng làm cho người nghe Tâm hồn nhức nhối hơn. Ta đi vào chùa để t́m nơi thanh tịnh để Tâm ḿnh được an trú. Nghe bài hát nó trầm buồn làm sao đó.
Những năm sinh hoạt của chị nổi bật nhất có lẽ là năm 2002 v́ trong nước các Ḥa-Thượng Quảng Độ và Huyền Quang bắt đầu bị quản túc và cấm đoán đủ điều. Hai ngài gửi văn thư ra hải ngoại và yêu cầu GĐPT phải đoàn kết sau lưng giáo hội để giúp các ngài trong những công tác Phật sự cần lưu ư của các quốc gia dân chủ hải ngoại. Ngoài này thành lập văn pḥng 2 viện Hóa Đạo thuộc GHPGVNTN tại hải ngoại, mà người tổng thư kư là Thượng Tọa Viên Lư và các cố vấn là Ḥa Thượng Chánh Lạc và Ḥa-Thượng Pháp sư Giác Đức. Buổi họp này được chiếu live với sự chứng kiến trong nước của hai vị Ḥa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ. Link lậu được setup bởi các Phật-tử trong nước
Đại hội Huynh trưởng toàn quốc được triệu tập với khoảng 200 GĐPT và 100 huynh trưởng cấp Tấn (được quyền bầu và ứng cử) cấp Tín được phép Tham dự nhưng không được bầu và ứng cử. Có 4 cấp cả thảy: Tập, Tín, Tấn và Dũng. Nơi triệu tập tại chùa Bảo Quang Santa Ana. Trong buổi họp hai huynh Trưởng được đề cử là Bạch Hoa Mai và Trần Tư Tín. Thế nhưng sau khi đểm phiếu trong khi anh Mai có được 30 phiếu tín nhiệm th́ anh Tín v́ chỉ vỏn vẹn 5 phiếu. Anh Tín đă ra khỏi pḥng họp và phản đối kết quả bỏ phiếu. Anh Bạch Hoa Mai và hai chị giữ anh lại pḥng họp. Từ đó anh Trần Tư Tín không màng đến sự thịnh suy của giáo hội từ thời điểm này. Mọi hành động của đại hội đều được hai ngài ḥa thượng thượng thủ chứng kiến trong live video.
Chị Hoài Chân đă là Huynh trưởng nồng cốt với sự huấn luyện cấp bậc đàng hoàng thành thử chị rất tế nhị như là một ni cô tương lai. Lúc nào cũng xách tấn anh Liên Đoàn Trưởng ù ù cạc cạc. Anh này đi họp th́ năm th́ mười họa. Ngoài ra chị c̣n phải xoa dịu anh huynh trưởng nữa là người miền Nam, nổi tiếng chống cộng – đó là anh Trung Úy Nhảy Dù Vơ Trung Tín lúc đó là Liên đoàn phó của GĐPT Trúc Lâm.
Anh Vơ TrungTín là người trong quân đội và có cái viễn kiến xa và lớn. Anh gộp các em nhỏ không nhà không cửa không có gia đ́nh anh đem về nuôi và thành lập ban nhạc sống chỉ toàn Nam chứ không có vừa làm vừa chơi như anh Ngô văn Quy của chùa Liên Hoa trên Los Angeles. Cái viễn kiến này y như cách tổ chức của nhóm Giao Chỉ của tôi do anh thiếu úy Không quân Nguyễn Văn Lợi giám đốc về kỹ thuật vơ đường Thần Phong của không quân – đây là vơ đường thái cực đạo mà các vơ sư Đại Hàn đích thân chỉ dạy do sự yêu cầu của cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương. Tôi gặp anh Lợi tại trại định cư và kết nối với nhóm. Tôi lo về học vấn anh Lợi lo về hoạt động thể thao. Chúng tôi cũng mua dàn nhạc, Loa Micro Mixer Guitar, organ, trống – cuối tuần đem ban nhạc vào các nhà thờ đánh cho ca đoàn. Trong nhóm có đầy đủ SV các ngành nên hoạt động rất tự do vả lại đa số là “con bà phước” nên cuối tuần ít khi thấy ở nhà. Hết đá banh đến bóng chuyền, tennis, và tự động tổ chức đoạt cúp lẫn nhau. Do vậy nhờ vào anh Lợi đă từng gần gũi với cách tổ chức nếp lang bên công giáo nên hợp cùng với các cha, chúng tôi có đất dụng vơ hơn là gia-đ́nh Phật-tử của anh Trần Tư Tín. Khi mượn đất trại các Cha có thể mượn cho ḿnh một đất trại ngay trong khuôn viên hay nơi đá banh của trường trung học Tư nổi tiếng như Donbosco hay Saint Joseph toàn là những trường trung học con em phải được cha mẹ giàu có mới đủ tiền cho các em đi học. So như thế mới biết được các Cha và các gia-đ́nh Công Giáo khi hội nhập vào Mỹ họ đă có một bước thuận lợi hơn Phật-tử ta rất nhiều. Nay cũng thế chuyện mua lại nhà thờ của tin lành 20 30 triệu vẫn c̣n nằm trong tầm tay của ban tài chánh của Roma v́ họ có nhà băng riêng để chi trả những khoản tiền lời do các xứ đạo mang lại. So với Phật-Giáo ta th́ tại Việt-nam sau 1975 đến 1979 các Ḥa-Thượng c̣n ăn sắn với cơm đệm.
Anh Tín thích dậy Phật-pháp một điểm son thời đó. Sau này cả hai anh và tôi đều hoạt động dưới cái hội Thương Phế Binh và Cô Nhi quả phụ của bà Trung Tá Hạnh Nhơn. Lúc đó đôi bên hiểu nhau hơn và càng khắng khít cho đến ngày nay. Riêng Anh Tín đă cùng với Anh Nguyễn Hữu Viên để là tác giả quyển 20 năm Chiến Sự Binh Chủng Nhẩy Dù. Nhờ vậy anh rất được các chiến hữu và các bậc đàn anh thương mến. Tôi lại không có diễm phúc đó. Lúc sinh hoạt ở chùa, chị Hoài Chân muốn tôi là Huynh trưởng coi đoàn Nữ Oanh Vũ cùng chị Phú. Và giúp chị Hoài Chân cho có tiếng nói khi đi họp với các Huynh trưởng khác. Nôm na là Bắc đối kháng với Nam. Nh́n bề ngoài tôi biết là anh Tín có ḷng nhưng không phải là một Huynh trưởng “chánh quy”. Chương tŕnh học tập cho các ngành không rơ rệt, phụ huynh th́ tiếp tay nhiệt liệt nhưng chưa có thành quả ǵ đáng kể.
Lúc đó là mùa Vu Lan, chị Hoài Chân tập dợt cho các em đóng kịch, Anh Tín và anh Huyến lo làm Sân khấu. Tôi giật ḿnh v́ các vị này liều thật. Đành phải đem vốn liếng tay trái dậy vũ cho các em những vũ điệu của con nít dùng quạt để cho các em đóng góp cho tam bảo. Lấy Tâm mà sinh hoạt đồng thời rảnh rỗi sáng chế những động tác tay chân cho khớp với nhịp điệu của bài nhạc. Các em thiếu niêm và thiếu nữ cũng giúp tôi nhiều v́ lúc rảnh rỗi tôi hay kể lại những sinh hoạt của Giác Minh khi xưa và những kỳ trại họp bạn với các gia-đ́nh Phật-tử khác. Các em lúc đó mới bắt đầu nghiêm chỉnh học Morse, gút và luật trong đất trại.
Nhờ vốn liếng học lóm của các nhà thờ công giáo và đă từng mời gọi các chùa và các hội đoàn các tiết mục của đại hội Hoa Hậu Áo Dài mỗi năm một lần tại trường Đại Học Long Beach mà tôi như là một huynh trưởng điếc không sợ súng. Làm th́ làm – nhưng chủ đích vẫn là vở kịch mà chị Hoài Chân kiêm đạo diễn và thủ vai Bà Thanh Đề luôn.
Do vậy mà buổi tŕnh diễn văn nghệ coi như là thành công. Và chị Hoài Chân v́ là liên đoàn trưởng nên đem các em lên Pomona chùa Pháp Vân để tŕnh diễn văn nghệ hầu là ngọn lửa mồi cho một gia-đ́nh Phật-tử trong tương lai được thành lập ở đây. Quả nhiên sau này tôi mới thăm chùa Pháp Vân th́ các em trong GĐPT đă lớn mạnh. Có đến gần cả trăm em!
Sau này chúng ta mới có trung Tâm Thích Quảng Đức cũng tại Pomona, thoạt đầu mục đích của trung Tâm là nơi không phân biệt chùa, đạo tràng hay trung Tâm Thiền miễn sao đă là đoàn sinh của GĐPT khi lâm chung đều được tổ chức tại trung Tâm nếu gia chủ yêu cầu.
Trung Tâm may mắn là mua được miếng đất th́ thời TV có máy phát tuyến từ một Anten và công ty này lại đặt đúng vào đất của Trung Tâm để dễ lấy sóng từ Satelite ngay trên đỉnh đầu. V́ thế trung Tâm mới có tiền và lớn mạnh, khoảng 5, 6 năm hết hợp đồng trung Tâm đành phải co cụm lại và vẫn cần sự hỗ trợ ṇng cốt của đồng bào Phật-tử ở chung quanh.
Sự thành lập cơ sở vật chất của trung Tâm là cả vấn đề về luận lư.
(1) Trung Tâm là sở hữu riêng của một board of director – có thể đại diện cho 1 GĐPT hiện tại đang sinh hoạt tại trung Tâm
(2) Đây không phải là đoàn quán của BHD thông thướng. V́ theo cơ cấu tổ chức của GĐPT là phải có 3 chùa, 3 gia dinh Phật-tử gộp lại thành Ban Hướng Dẫn miền Quảng Đức (gộp lại nhiều ban hướng dẫn miền mới đi tới BHD Trung Ương) ngay cả miền Quảng Đức th́ trú xứ và biên địa của miền cũng không rơ ràng phân định. Tự miền sinh hoạt, tự biên tự diễn. Và v́ thế mà anh Trần Tư Tín với Tư cách cấp bực là “Giám đốc miền Quảng Đức”, hay trưởng ban điều hành ǵ ǵ đó. Anh thua phiếu anh Bạch Hoa Mai và “chạy làng” th́ cũng tốt cho anh. Sau này anh khỏi phải đổi tên là Trung Tâm miền Quảng Đức ǵ đó rồi thêm vào câu GHPGVNTN tại Hải Ngoại. để chứng tỏ tổ chức này dưới sự chỉ đạo của GHPGVNTN thuộc ngài Huyền Quang hay sau này là ngài Quảng Độ. Cho đến nay th́ vị thượng thủ của giáo hội này đang trống v́ ngài Tuệ Sĩ đă ra đi.
Xin vắn tắt buổi họp, sau khi anh TT Tín phản đối. Anh Bạch Hoa Mai đă phát nguyện đốt ngón giữa để mong đoàn thể GĐPT tại hải ngoại ḥa hợp và đoàn kết lại, Sự phát nguyện có chứng kiến của Ḥa-Thượng Viên Lư và Pháp Sư Giác Đức. Ngài và các anh chị em GĐPT khuyên anh hết lời. Nhưng anh vẫn tiếp tục đốt tay
Nhắc đến anh Lộc anh Khiết một chút:
Từ Đại Hội thi Hoa Hậu Áo Dài được tổ chức hàng năm, lúc tôi ra trường th́ bầu show lại do tài khéo léo của anh Lộc – anh chị Mai của Giác Minh lo, Anh Lộc đă có bằng Dược tại Việt-nam nhưng anh thích ngao du với các văn nghệ sĩ: Đầu tiên là Trần Quảng Nam sau là Trịnh Nam Sơn, và nhiều cây bút nổi tiếng trên vùng San Jose. Anh là Sinh viên năm thứ Tư nhưng không thiết tha đến tốt nghiệp. Anh nổi tiếng ở trường – nhiều người biết đến anh hơn cả Trần quảng Nam. Anh cũng là típ người như anh Tín, Chị Hoài Chân, chị Thu Nhi – không màng ngũ dục thế gian mà vui chơi với nhân thế. Tôi nhớ 1979 anh tháp tùng anh Đặng Đ́nh Khiết tham quan gia-đ́nh Phật-tử Trúc Lâm một lần cả ba anh em Giác Minh gặp nhau ở một ngôi chùa vẫn c̣n đang xây dựng và tay trong tay ṿng tṛn ngay tại nơi đậu xe cho một trung Tâm mua sắm gần đó. Hôm chủ nhật vừa qua chùa Trúc Lâm có mời gọi đồng bào đến dùng cơm trưa và thưởng thức văn nghệ. Tuần nào Thầy trụ tŕ cũng có show trên radio để thuyết Pháp. Chả bù vào thời 80, chúng tôi phải có chương tŕnh cho Thầy hướng dẫn lên đồng cho những đại thí chủ gốc miền bắc rất buồn cười và âu là Phương tiện ḿnh không nói các Thầy được.
Nay chị Hoài Chân đă ra đi. Cầu chúc chị theo Phật A Di Đà để được cửu phẩm hoa xen. Hôm nay ngày 7 tháng 5 2025 cũng là tuần thất thứ hai của chị. Nhớ đến chị là nhớ đến một người chị có hạnh bố thí Vô Úy Thí. Gần chị là khỏi phải lo ǵ cả: Em ăn ǵ chưa, đi theo chị lấy thức ăn. Em có cần ǵ không? Nói với chị chị lo cho. Em nên làm cái này né cái này. Chị lên chùa thấy cái ǵ làm được là làm không câu nệ và chờ có người giúp. Lúc nào cũng cười tươi và chả thấy chị gây gổ với ai. Rất tư cách và oai nghi giữ giới luật nghiêm minh.
Thành kính nhớ đến chị.
Thiện Ư – Nguyễn Đ́nh Hải
Đại hội 2002 Phỏng theo truyện kể lại từ anh Tuệ Quang
07052025