Thân Trai 12 Bến Nước

Như Không Vơ Văn Phú

 

Đầu tháng 12, 2015 thằng con trai đầu, Teo,  ở Japan gọi điện thoại đến tui, sau đó gửi h́nh, thông báo vợ nó đă sanh con gái. Wow, thế là ở tuổi già 64 và hơn 40 năm ở Mỹ, tui đă có cháu gái và trở thành ông nội. Quả là một niềm vui lớn!

 

Ừ mà, con trai, con dâu sinh trưởng và lớn lên ở Mỷ sau lại có chuyện cháu gái sinh ra ở Japan. Chuyện ḷng ḍng, tui nói ra th́ mắc cở, không nói th́ ấm ức. Nhưng thôi, nói ra tâm sự cho đở ấm ức và bực bội trong ḷng. Ở tuổi này, nếu để bực bội không tốt cho sức khơe theo như người ta thường nói.

 

Chuyện con trai tôi:

 

Teo chào đời  gần thành phố Chicago, TB Illinois, lúc tui c̣n đang học trong chương tŕnh MS/PhD-Nuclear Engineering ở University of Illinois, năm nay được 35 tuổi. V́ tôi muốn con trai phải "macho" tự lập giống như tui khi mới qua Mỹ; nên năm nó 18, cao nhồng 6 feet 1(1 mét 8), lúc bắt đầu lên đại học, tôi mua cho nó 1 chiếc xe Datsun 10 năm cũ mèm, móp mép 1500 đô, hư lên hư xuống để đi học (phần lớn con cái bạn bè tui đều mua xe đời mới 15-30 ngàn đô cho con khi lên ĐH). Tôi bảo bố chỉ có thể phụ con một phần học phí c̣n chuyện chi tiêu ăn xài, đóng bảo hiểm xe, phải tự kiếm lấy, tuyệt đối không vay mượn tiền đi học. Nó thực hiện đúng như lời tui nói, 6 năm sau,  Teo tốt nghiệp MS Electrical Engineer không nợ, không xin một đồng nào. Ngay sau tốt nghiệp MS nó có việc làm và qua Georgia ở. Lúc đó, trong thâm tâm tôi rất hănh diện về nó. Cũng như đa số những cha mẹ trưởng thành từ Việt Nam, tôi rất mong muốn nó quen và lấy một cô gái Việt, đạo Phật, để tui c̣n có thể nói chuyện đời, chuyên đạo, cà phê, cà pháo với anh chi xui gia.   Tôi biết trong thời gian vừa đi học vừa đi làm túi bụi lại không có tiền, chiếc xe nó chạy không ai dám ngồi chung... nên không có bạn gái nào. Khi nó đă tốt nghiệp đi làm, nhiều khi tui cũng nói xa, nói gần rằng bố có biết con gái ông A, ông B, bạn bố, các cô VN hiền dịu, dể thương để bố dẫn đến nhà chơi coi có hợp không. Nhưng nó phất lờ, tôi đă dạy nó tự lập, tự chủ về ư chí cũng như hành động từ nhỏ, nên chuyện giới thiệu hay hướng dẩn này nọ theo lối cha mẹ VN, có chút uy với con cái, không c̣n  ảnh hưởng ǵ đến nó.  

 

Không biết sao khi đi làm và ở Georgia, nó quen được 1 cô bé tóc vàng , mắt nâu mới 18 tám tuổi, nhỏ hơn nó 6 tuổi, vừa mới tốt nghiệp trung học. Không phải là bạn học, bạn nơi làm việc, hay đi nhà thờ, chùa, chẳng quen gia đ́nh ai nơi thành phố vừa mới dọn tới giới thiệu,  để có dịp gặp gở, làm quen. Có lẽ, theo đạo Phật,  đây là duyên nghiệp Karma hay theo dạo Catholic, là Chúa đă an bài. Sau này tôi được biết cô bé thuộc gia đ́nh khá giả, nề nếp, cha cô ta gốc Đức, đă ơ Mỹ mấy đời, dang hành nghề Bác Sĩ, mở pḥng mạch riêng. Mẹ cô ta gốc Hungari, làm công chức cho thành phố. Đại gia đ́nh của mẹ cô ta từ Hung di dân sang Hoa Kỳ vượt thoát Cộng sản đă nhuộm đỏ Đông Âu sau Đệ II thế chiến 1945.  Như đại đa số người gốc Âu, gia đ́nh cô bé theo đạo Catholic. Cô bé, tên Whit, theo hoc ngành Thương mại Quốc tế (International Business), và dần dà thành bạn gái chính thức của con trai tôi. Dĩ nhiên, qua Mỹ rồi chuyện t́nh duyên của đám con, cha mẹ không thể nào xía vô hay khuyên bảo ǵ được. Tôi chỉ thắc mắc, không biết nếu nó lấy vợ Thiên Chúa giáo, nó giải quyết sao v́  từ nhỏ đến lớn chưa hề biết nhà thờ hay chùa chiền như thế nào v́ nó cho là con người yếu đuối mới cần vào tôn giáo. Những gia đ́nh đạo Phật hay theo đạo ông bà truyền thống ở VN, đều để con ḿnh theo đạo Thiên Chúa bên vợ hay chồng v́ quan niệm khoáng đạt của PG, chỉ mong sao con ḿnh được hạnh phúc. Một mùa hè, Teo và bạn gái nó về Baton Rouge, thăm gia đ́nh tôi. Teo cho biết Whit sẽ đi du học Japan vào mùa thu. Tôi nói, ư trời, nhắm vào thực tế. Whit học những ngành đó về Bachelor of Art, không biết ra trường có t́m được việc không. Nếu thích, kiếm trường State TB nào rẽ rẽ mà học, đă học trường mắc tiền hai ba năm đầu , c̣n qua Japan học. Đời sống Japan mắc mỏ hơn cả Mỹ , chứ đâu có rẽ. Thà nếu tốn kém, học những ngành chuyên môn như BS, Dược sĩ , luật, ra trường dể kiếm việc làm và có nhiều tiền hơn. Thằng Teo chỉ cười giản dị trả lời tôi, "con Whit thích vậy, bố". Vậy đó, chỉ trả lời vậy thôi, không lư luận lợi hại ǵ hết.  

 

Thắm thoát, con Whit về lại Mỹ, đă tốt nghiệp Đại học. Thằng Teo đă làm việc được 8 năm, nó dọn về TB Illinois làm Kỷ sư cho căn cứ Không quân Hoa Kỳ. Đầu năm 2012, hai đứa nó bất ngờ bay qua thăm nhà.  Teo tuyên bố với tôi và mẹ nó là nó đă hỏi con Whit cưới nó, và con Whit đồng ư. Hai đứa nó sẽ làm đám cưới vào mùa hè 2012. Tôi giật ḿnh, bao nhiêu chuyện chạy xẹt qua đầu tôi, nào là phải qua gặp cha mẹ con whit nói vài câu, lo lễ cưới như thế nào... Nhưng Teo bảo, "tuần rồi con đă bay về Georgia, hỏi cưới con Whit và con Whit đồng ư. Hai đứa nó đă làm một bửa tiệc đính hôn trong gia đ́nh con Whit với một số bạn bè. Cha mẹ con Whit vui mừng, v́ hai đứa đă 8 năm ḥ hẹn, ông bà ta sẽ lo mọi chuyện về lễ cưới. Bố mẹ, ba` ngoại và cô chú (đều phía bên vợ tôi, tôi không c̣n cha mẹ), đến ngày cưới chỉ cần qua dự, không phải lo hay chi tiêu ǵ cả. Tôi á khẩu, chẳng nói thêm ǵ được. 

 

Rồi ngày dám cưới đến, mẹ của con dâu tương lai đă dành thuê sẵn nhiều pḥng trong một khách sạn của thành phố cho người ở xa đến. Thằng con trai út, Ti, chơi trong một ban nhạc, cũng kéo ban nhạc cùng đàn, trống về giúp vui trong buổi tiếp tân cho ngày cưới anh nó. Ban nhạc cũng được pḥng riêng trong khách san. Chúng tôi đến trước một ngày, được ông bà xui gia, đón tiếp niềm nở. Ông bà mời tất cả hai bên thân quyến, khoảng 40 chục người ăn chiều tại một nhà hàng để giới thiệu chúng tôi. Đám cưới đưoc tổ chức buổi trưa tại một nhà thờ Công Giáo. Nhà thờ này rất lớn, được xây dựng mới hiện đại trên khoảng đất rộng và yên tỉnh. Thông thường những nhà thờ, hay chùa được xây theo h́nh chử nhật. Nơi cha hay sư làm lể về phía trên, tín đồ dồn về phía dưới, từ cửa chính đi vào. Như thế, những người đi sau, đi trể, như trong lớp học xưa kia, gọi là xóm nhà lá, không gần thầy cô; trong trường hợp này gần cha, gần sư, gần những tôn tượng. Ngôi nhà thờ này, được xây như h́nh tṛn hay lục giác, trần rất cao. Bên trong pḥng lể chính, ghế ngồi và qú cho tín đồ được sắp xếp theo dạng h́nh chử C. Phần trống phía trên, là nơi đặt tượng Chúa trên vách tường cao, bàn , ghế cho các linh mục làm lễ, một đại dương cầm và ghế cho ban nhạc thánh ca. Lối sắp sếp như vậy, đa số mọi người đều có thể nh́n gần về hướng linh mục làm lễ hoặc chiêm ngưỡng ca đoàn.   Đám cưới tiến hành, cha của cô dâu ṿng tay cô dâu từ ngoài từ từ tiến lên bệ hành lễ nơi chú rễ, phù rể, phù dâu và linh mục cùng hai cậu phụ lể đứng chờ. Sau khi cô dâu, chú rể trao lời thề ước chung thân, được vị Linh mục thay lời Chúa tuyên bố vợ chồng, đến phân nghi lễ truyền thống của Công giáo. Trong nghi thức tục niệm của Công giáo, có những đoạn như Phật giáo, tùy theo vào lời kinh đọc, phải đứng lên qú xuống cầu nguyện. Một nghi lễ rất quan trọng trong nghi thức Công giáo, sau khi linh mục cầu nguyện, ăn bánh và uống chút rượu vang đỏ, tượng trưng cho ḿnh và máu của Thiên Chúa, tín đồ phía dưới lần lượt xếp hàng lên nhận lănh phần bánh để ăn do linh mục ban phát. Cô dâu và chú rể đươc sắp xếp, bàn ghế riêng trên bệ gần nơi hành lể. Tôi rất ngạc nhiên, cô con dâu th́ đứng lên, qú xuống và đi lên tiếp chiếc bánh do Linh mục ban đầu tiên. C̣n cậu con trai tôi, vẫn ngồi yên suốt buổi hành lể như những người không có đạo Thiên Chúa đến dự lễ cưới ngồi phía dưới. Nó vẫn cang cường, đúng theo quan niệm nó đă nghĩ như tôi nói phần trên, chỉ có những người yếu đuối, hay sợ hăi mới cần tôn giáo.  Sau lễ cưới, nó nói tôi mới biết, vị Linh mục làm lể cưới cho hai vợ chồng nó là bác ruột của cô dâu từ Michigan về, tính t́nh hiền ḥa và cấp tiến, chứ không phải linh mục quản nhiệm nhà thờ địa phương.  Buổi chiều tiếp tân được tổ chức bên một bên hồ yên b́nh và trong xanh ngoài thành phố. Như cine, bố cô dâu cảm xúc diễn tả t́nh cha con khi cô con gái vừa mới chào đời đến trưởng thành, rồi mời cô dâu ra nhảy một bản nhạc dịu dàng để bắt đầu cuộc vui nhộn của đêm mừng tiệc cưới. Trước khi về lại Baton Rouge, tôi hỏi riêng Teo, hai vợ chồng định đi Honeymoon ở đâu, định viết ngân phiếu tặng hai vợ chồng ít tiền. Nó đă chặn đầu, "tụi con sẽ đi Japan 2 tuần, đă có bạn bè của mẹ Whit tăng vé máy bay, khách sạn...trong đêm tiếp tân".

 

Như tôi dự đoán, con dâu tôi sau khi tốt nghiệp ĐH, không t́m ra được việc làm thích hợp nơi thành phố con trai tôi làm việc. Tuy nhiên, với luong Kỷ sư của con trai tôi, kinh nghiệm gần 10 năm, làm cho bộ Quốc pḥng, chính phủ Liên Bang, không lo bị layoff như làm việc hảng tư. Lương nó tuy không giàu có ǵ nhưng vẫn có thể thoải mái nuôi vợ con như bao nhiêu người khác. khoảng một năm sau ngày cưới, Whit  t́m được việc dạy học ở một trường Trung học Japan. V́ vợ nó muốn đi làm, thực sự muốn có làm việc như ư muốn, như bao nhiêu phụ nữ thành đạt khác. Thằng con tôi ch́u vợ, nó nói nó đă có việc làm như ư muốn sau khi tốt nghiệp bằng KS, vợ nó chua có. Nó tự ư xin nghĩ việc làm "ổn định"  ḿnh đang có, bỏ nhà cửa, bán garage sale hoặc cho Goodwill đồ đạt trong nhà đă sắm sửa mấy năm nay để đi Japan với vợ.

 

Như vậy đó, bây giờ con gái Teo, cháu nội tui chào đời ở Japan. Khi nghe tin vợ nó mang thai. Vợ chồng tui dự dịnh sẽ qua Japan tháng 12, tôi sẽ ở Japan một tuần, nhưng mẹ Teo sẽ ở lại 1, 2 tháng để chăm sóc cháu nội. Nhưng tui lại chậm hơn, vợ chồng anh xui, đă dự định điều đó trước cho con gái ḿnh. Mẹ và em trai của con dâu tui đă có mặt tại nhà thương Japan trong lúc cháu ngoại chào đời. Bố của cô dâu, v́ đang bận việc pḥng mạch, sẽ qua sau trong dịp Christmas.  Con dâu tui đă quyết định cho con gái ḿnh bú sữa mẹ. Sau 6 tuần nghĩ  dưỡng, Whit đi làm trở lại, Whit sẽ bơm sửa vào chai cho con trước khi đi làm. Cậu con tôi sẽ ở nhà cho con bú, thay tả, don dẹp nhà cửa.... 

 

Tui sinh ra và lớn lên ở Saigon, sống trong một xă hôi đă thấm nhuần sự quan trọng về vai tṛ của người đàn ông, người cha, người chồng trong gia đ́nh . Người cha, rất ít nhiều ảnh hưởng đến sự học, việc làm và hôn nhân của con cái. Nhất là con trai, thành công hay thất bại ảnh hưởng ít nhiều đến niềm hảnh diện của người cha. Người chồng, đều gánh vai tṛ chủ động trong việc sinh kế trong gia đ́nh. Tui có quen một anh bạn học ĐH khoa hoc SG quê từ Mỹ Tho lên; khi ba mẹ anh lấy nhau, mẹ anh ta cô giáo dạy tại một trường học ở Mỷ Tho; ba anh ta làm cán sự trẻ trong ngành bưu điên. V́ để tiến thân, ông chấp nhận thuyên chuyển làm Trưởng ty Bưu điện tại một tỉnh nhỏ ở miền Trung, mẹ anh ta đành phải nghỉ dạy theo chồng thuyên chuyển. Mẹ anh bán  cơm tấm vỉa hè buổi sáng bên cạnh Bưu điện tại bất cứ thành phố nào chồng bà bị thuyên chuyển đến, vừa kiếm tiền thêm cho gia đ́nh, vừa có th́ giờ sau buổi sáng cham sóc cơm nước cho chồng con. Sau hơn 10 năm, cuối cùng ba anh ấy được về làm trưởng ty bưu điện Mỹ Tho, quê hương như mong muốn. Mẹ anh ta vẫn bán com tấm như ngày xưa. Trong thời gian ở Hoa Kỳ, tôi có lúc gánh ngà voi giử trách nhiệm Gia trưởng GDPT, Hội trưởng một ngôi chùa và P/Chủ tịch công đồng người Việt tại thành phố tôi ở. Tôi đă dự không biết bao đám cưới người Việt với người Việt hải ngoại. Thậm chí được mời làm chủ hôn trong một lễ gia tiên cho lễ cưới con trai anh bạn người Huế vốn là giáo sư văn khoa, để có dịp thấy những nghi thức và nguyên tắc trong nếp sống gia đ́nh VN cổ kính và phong độ, hảnh diện của người chồng , người cha trong gia đ́nh. Nhưng đó, tôi đă đi dự đám cưới con trai trưởng tui như một người khách qua đường. Con trai tôi, v́ t́nh yêu vợ, không ngần ngại bỏ việc làm, bỏ con đường tiến thân hơn nữa, sẵn sàng ở nhà làm "Mr. Mom". Đúng như tinh túy của đạo Phật, vật chất, ư tưởng, suy luận luôn luôn thay đổi, nay đúng, mai sai. Nhớ lại câu trong nhân gian VN "thân gái 12 bên nước", đành mượn để viết bài tâm sự "thân trai 12 bến nước".