Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha
苕 帚
(1902-1954)
Phúc Trung
Nguyễn Hữu Kha có các tên hiệu là Tịnh Liễu (Tịnh là thân tâm trong sạch, Liễu là hiểu biết sâu sắc), Lạc Khổ (giữ niềm vui trong cảnh khổ), Thiều Chửu (chiếc chổi làm bằng cành hoa lau), sinh năm 1902 tại xóm Trại Cam Đường, làng Trung Tự, Huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Trước kia là phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, Thăng Long, ngày nay thuộc Phường Kim Liên quận Đống Đa, Hà Nội.
Ông sinh ra trong một gia đ́nh thuộc ḍng họ Nguyễn Đông Tác có truyền thống Nho học nhiều đời. nội tổ là Tiến sĩ Nguyễn Văn Lư, thân phụ là Cử nhân Nguyễn Hữu Cầu tham gia sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông là người thứ hai trong bốn anh chị em: ba trai, một gái.
Năm 1915, thân phụ bị thực dân Pháp bắt kết án tù 5 năm, đày ra Côn Đảo,
Từ nhỏ, ông được bà nội, một người giỏi Hán Văn và mộ đạo Phật dạy dỗ, lại được người bác ruột là một tú tài kèm cặp. Nhà nghèo, với tinh thần hiếu học, phần lớn ông tự học, dần dần ông có một vốn kiến thức sâu rộng về Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo), thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hán, Nhật. Đặc biệt ông tinh thông Hán Văn và giáo lư Đạo Phật.
Năm 1918, được 16 tuổi, ông một thân một ḿnh xuống Đồ Sơn bán thuốc Nam và bánh kẹo kiếm sống, nhưng do tính chân thật, ông bị mất hết vốn phải làm phu kéo thuyền, đẩy xe kiếm sống qua ngày, hoàn cảnh ấy khiến ông thâm tín chân lư đạo Phật.
Năm 1920, thân phụ măn hạn tù trở về mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngă Tư Sở, ông đă phụ giúp công việc cũng như học tập Nghề thuốc với thân phụ, ông lấy hiệu là Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết) . Thời gian này, ông giảng dạy Hán văn hàng tuần cho các tăng sĩ chùa Phúc Khánh (Chùa Sở, tỉnh Hà Đông; nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội), ông dịch quyển Giảng Nghĩa Kinh Kim Cương, rồi sau đó, ông xin phép song thân đi tham vấn Phật pháp một số danh tăng các nơi như Ḥa Thượng Thích Thanh Hanh tổ Vĩnh Nghiêm ở chùa Vĩnh Nghiêm (Phủ Lạng Thượng Bắc Giang), Ḥa Thượng Thích Tâm Thi (Tuệ Tạng) tổ Cồn ở chùa Cồn (Hải Tân, Hải Hậu ở Nam Định) và chư tôn đức khác ở Huế, ở B́nh Định. Năm 1928, ông bắt đầu dịch kinh Phật, đó là bản dịch quyển “Khoá Hư Lục” của Trần Thái Tông, ông hoàn thành bản dịch vào năm 1932. Thấm nhuần giáo lư đạo Phật, ông lấy pháp hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cây chỗi quét bụi, để làm phương châm tu hành là phải hàng ngày lau quét bụi trần, không để phiền năo, vô minh che lấp.
Năm 1931, để giúp người em họ có phương tiện sinh nhai, hai người hùn mua một máy in dập chân, thuê số 36 phố Sinh Từ mở hiệu sách Ḥa Kư, một số sách của ông được in tại đây.
Năm 1932, việc lập Hội Việt Nam Phật Giáo được Ḥa Thượng Trí Hải cùng với ông Thiều Chửu khởi xướng vận động, nhưng do cơ duyên chưa đến, bị chống đối. Sau khi được sư Thầy Nguyễn Thị Đoan cúng chùa Quán sứ cho Ḥa Thượng Trí Hải, có địa điểm tại Hà Nội, Hội Việt Nam Phật Giáo được thành lập tại chùa Quán sứ năm 1934, do ông Nguyễn Năng Quốc làm Hội Trưởng.
Sau đó, ông Thiều Chửu đề nghị mở nhà in Đuốc Tuệ để in kinh sách cho chùa, rồi ra tờ báo Đuốc Tuệ năm 1935.
Để chấn hưng Phật giáo, cần đào tạo tăng, ni nên ông đề xuất Hội thành lập ba đạo tràng: Ngắn hạn, Trung nhạn, Dài hạn tại ba chùa Quán Sứ, Bồ Đề, Tế Độ. Ḥa Thượng Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh chấp thuận, phân công cho các tổ Trung Hậu, Bằng Sở, Tuệ Tạng chủ tŕ các đạo tràng, Thiều Chửu phụ trách giảng giáo lư, khoa học tự nhiên, từ nơi đây đă đào tạo những danh Tăng sau này như Ḥa Thượng Thích Thanh Kiểm, Ḥa Thượng Thích Tâm Thông, Thích Tâm Tịch, Ni trưởng Thích nữ Đàm Ánh…
Năm 1936, ông cùng bà Cả Mộc (Hoàng Thị Uyển) lập Hội Tế Sinh, ông giữ chức Tổng Thư Kư Hội này.
Năm 1938, ông tham gia Hội Truyền bá quốc ngữ.
Năm 1941, Trường Phật Học Phổ Quang mở, ông đảm nhận việc giảng dạy chữ Hán, kinh điển và chủ tŕ các khóa lễ Phật của nhà Trường.
Năm 1946, ông cùng Tăng Ni và một số trẻ mồ côi Hội Tế Sinh tản cư nhiều nơi ở Việt Bắc, tổ chức canh tác trồng trọt để tự túc, ông vẫn dạy trẻ học tập và tiếp tục dịch Kinh sách.
Ở địa phương nơi cư tạm cư, có sự vu cáo ông về mặt uy tín, và thuộc tầng lớp trí thức tư sản.
Để giải mối oan khiên đó, ngày 15-7-1954 (16 tháng 6 Giáp Ngọ) Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha tự trầm ḿnh tại sông Cầu chỗ đập Thác Huống, tại xóm Đồng Tâm, xă Vạn Thắng, huyện Phú B́nh, tỉnh Thái Nguyên. Trước khi mất, ông thức trắng đêm viết bốn bức tâm thư, ba bức gởi cho chính quyền tŕnh bày nỗi ḷng của ông với ư kiến đóng góp những điều nên làm và nên tránh để lợi nước ích dân. Một bức thư c̣n lại, ông gởi cho các học tṛ của ḿnh, dặn ḍ cố gắng tu hành, học để giáo hóa đời mà đừng để bị đời hóa, và viết lời kết bản Tự Bạch trong thư gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
"Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến c̣n có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, th́ tôi c̣n biết van vỉ làm sao được nữa".
Cái chết của ông đă gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử.
Ni sư Thích Đàm Ánh, một học tṛ của Thiều Chửu kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học tṛ không ai nỡ làm thế. Sau ḥa b́nh lập lại, họ trân trọng rước hài cốt ông về Hà Nội mai táng. Hiện nay mộ ông đặt tại nghĩa trang Thanh Tước, số mộ 170-C3.
Tuy không quy y thọ giới để làm Tăng, nhưng ông sống dộc thân, ăn chay trường, ngày một bửa ngọ, mặc quần áo nâu ṣng, đi guốc mộc tại Hà Nội như một bác dân quê.
Về văn chương, năm 13 tuổi, một hôm vào khu mộ Lê Hoan ở làng Mộc, ông đă làm bài thơ chữ Hán:
Thanh thần điếu cửu nguyên
Chủng chủng u t́nh huyên
Thế thái cạnh phú quư
Nhân t́nh xu ngân tiền
Công cừu bái ngạch thượng
Nghĩa vụ phóng tâm biên.Dịch:
Sớm mai qua nơi nghĩa địa
Muôn tiếng u hồn vang rền
Thói đời bon chen phú quí
T́nh người ham đến bạc tiền
Thù chung vái tác trên trán
Nghĩa vụ ghi dạ không quên.Lúc tản cư, trong cảnh khó mẹ già đau yếu, em dâu mới mất bỏ lại đàn con thơ, em ông đi công tác phương trời, vài ḍng thơ tâm sự ông ghi:
Đồi Yên Mỹ quê nhà thổn thức,
Mượn bút nghiên tỏ thực tấm ḷng.
Mẹ già khuya sớm trông mong.
Em thơ nhà túng lâm chung cảnh sầu.
Con nhẹ bước dăi dầu mưa nắng,
Miếng tân toan quyết chẳng nhường ai.Một ước vọng của ông vừa chân thành vừa thanh tịnh:
Hôm mai hai mẹ con ta,
Dâng hương chân tịnh, dâng hoa chân thường.
Bè từ cập bến cùng sang,
Cùng nương cảnh Phật, thênh thang tháng ngày.Ông có tâm huyết chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ, nên đă viết trong tác phẩm sau cùng của ḿnh: “Con đường học Phật ở thế kỷ thứ 20”:
“ Người tín ngưỡng Phật giáo nước ta hạng trên nhất chỉ tu lấy lợi một ḿnh, mặc kệ đời chẳng thèm nh́n tới, hạng thứ nh́ th́ mượn của chùa làm chốn dung thân để sống qua ngày, hạng dưới nữa th́ lại lấy chùa làm chỗ buôn bán kiếm chác, không từ một sự đê hạ, nhơ nhớp nào mà không dám làm.”
Công nghiệp dịch kinh, sáng tác của ông rất đồ sộ, nhất là quyển Từ Điển Hán Việt của ông, giúp ích cho nhiều thế hệ học Hán Văn, sách lần đầu in năm 1942, sau đó được nhiều nơi tái bản, trong số đó có nhà sách Khai Trí. Từ năm 1926 đến năm 1953 những kinh sách do ông soạn dịch gồm có:
1. Phép nuôi con, Long Quang 1926
2. Biết lối quy y, Ḥa Kư 1930
3. Khóa Hư diễn nghĩa, Ḥa Kư 1931
4. Kinh Vô Thường, Ḥa kư 1932
5. Kinh Bát Đại Nhân Giác, Ḥa Kư 1932
6. Mấy phép tu hành thiết yếu của người tu tại gia, Ḥa Kư 1932
7. Kinh A Di Đà, Ḥa Kư 1933
8. Kinh Thập Ân, Ḥa Kư 1933
9. Kinh Phổ Môn, Ḥa Kư 1933
10. Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, Ḥa Kư 1934
11. Kinh Vu Lan, Đuốc Tuệ 1934
12. Niệm Phật Thập Yếu, Ḥa Kư 1934
13. Phật học giáo khoa thư, Ḥa Kư 1934
14. Cách trí phổ thong, Ḥa kư 1934
15. Lịch sử phổ thong, Ḥa Kư 1934
16. Kinh Dược Sư, Ḥa Kư 1935
17. Kinh Thủy Sám, Ḥa Kư 1935
18. Kinh Địa Tạng, Ḥa Kư 1935
19. Diễn âm Kinh Kim Cương thọ mệnh, Nhà in Trung Kư,
38 Route Sinh Từ, 1935
20. Giới sát sinh, Ḥa Kư 1935
21. Sự tích Phật tổ diễn ca, Ḥa Kư 1935
22. Phật giáo nhật tụng, Trung Bắc Tân Văn 1935
23. Đạo đức phổ thông, Ḥa Kư 1935
24. Vệ sinh phổ thông, Ḥa Kư 1935
25. Tuệ Tĩnh Nam dược thần hiệu (dịch), Ḥa Kư 1935
26. Khóa lễ phổ thông, Đuốc Tuệ 1936
27. Phật nói kinh năm mới, Đuốc Tuệ 1937
28. Phật thừa tông yếu luân (dịch), Đuốc Tuệ 1937
29. Phép tu Tịnh độ nước Nhật Bản (trùng dịch), Đuốc Tuệ 1937
30. Chư pháp yếu nghĩa kinh (dịch), Đuốc Tuệ 1937
31. Bà lang nhà, Đuốc tuệ 1937
32. Kinh 42 Chương , Đuốc Tuệ tái bản lần hai 1938
33. Giảng nghĩ Kinh Thập thiện, Đuốc Tuệ 1938
34. Kinh Bát Đại Nhân Giác, Đuốc Tuệ 1938
35. Duy Thức nhận môn (biên soạn), Đuốc Tuệ 1938
36. Duyên sinh, Đuốc Tuệ 1938
37. Tịnh độ vấp đáp của Châu Diên Thọ, Đuốc Tuệ 1938
38. Tăng huấn nhật kư (dịch), Đuốc Tuệ 1938
39. Tây du kư (dịch), Đuốc Tuệ 1938
40. Phật thuyết Tu Ma Đề trưởng giả kinh, Đuốc Tuệ 1939
41. Kinh Lễ Sáu Phương, Đuốc Tuệ 1939
42. Nghi thức thụ Tam Qui (dịch), Ngọ Báo 1939
43. Long Thư Tịnh Độ (dịch), Đuốc Tuệ 1939
44. Chiếc thuyền tế độ (dịch), Đuốc Tuệ 1939
45. Cải tà qui chính, Đuốc Tuệ 1939
46. Thiền uyển tập anh, Đuốc Tuệ 1939
47. Quan Âm linh cảm lục (biên soạn), Đuốc Tuệ 1939
48. Bát nhă tâm kinh trực giải, Đuốc Tuệ 1940
49. Bố thí ba la mật, Đuốc Tuệ 1940
50. Nhẫn nhục ba la mật, Đuốc Tuệ 1940
51. Tṛn quả phúc, Đuốc Tuệ 1940
52.Tấm long từ mẫn, Đuốc Tuệ 1940
53. Kinh Kim Cương, Đuốc Tuệ 1941
54. Tŕ giới ba la mật Đuốc Tuệ 1941
55. Bát nhă ba la mật, Đuốc Tuệ 1941
56. Tinh tấn ba la mật, Đuốc Tuệ 1941
57. Nḥm qua cửa Phật, Đuốc Tuệ 1942
58. Hán Việt từ điển, Đuốc Tuệ 1942
59. Lịch sử chư tổ chùa Quán sứ, Đuốc Tuệ 1943
60. Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, Ban xây dựng chùa Hương 1943
61. Kinh Bát nhă ba la mật đa, Đuốc Tuệ 1944
62. Kinh Di Giáo, Đuốc Tuệ 1944
63. Thế nào là Phật và Phật pháp (dịch), Đuốc Tuệ 1944
64. Kinh Di Lặc Thượng sinh, Đuốc Tuệ 1945
65. V́ sao tôi tin Phật giáo của Brongton (dịch từ Anh văn), Đuốc Tuệ 1945
66. Khóa lễ Tán nguyện (dịch), Đuốc Tuệ 1945
67. Nhân minh nhập chính lư luận, Bản chép tay 1948
68. Duy thức phương tiện đàm, Bản chép tay 1948
69. Nghiên cứu Duy thức theo khoa học, Bản chép tay 1949
70. Hết thảy mọi pháp thảy đều là pháp xuất thế gian, Bản chép tay 1949
71. Lịch sử Phật tổ, Bản chép tay 1949, Đuốc Tuệ 1952
72. Từ nay học tăng đi về lối nào, Bản chép tay 1949, Đuốc Tuệ 1953
73. Phật học vấn đáp, Bản chép tay 1949
74. Lục Tổ Đàn Kinh, Tập San Phương Tiện 1950
75. Phật học cương yếu của Tưởng Duy Kiểu, Bản chép tay 1950, Đuốc Tuệ 1952
76. Con đường học Phật ở thế kỷ XX, Đuốc Tuệ 1952
77. Kinh Viên Giác, Đuốc Tuệ 1953
78. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đuốc Tuệ 1953
79. Duy tính luận của Thiện Nhân Pháp sư (dịch), Đuốc Tuệ 1953Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha là một cư sĩ thuần thành thâm tín đạo Phật, một công dân yêu nước chân thành, ông dịch kinh sách, nuôi dạy trẻ mồ côi, góp phần đào tạo Tăng, Ni đă cống hiến trọn cuộc đời ḿnh cho Đạo Pháp, dân tộc là tấm gương sáng cho người học Phật noi theo.
Ngày 27-01-2012