Thương Nhớ Đức Châu Vũ Ngọc Khuê
*
Phúc Trung
Tôi thật bàng hoàng khi đọc được điện thư từ Phúc Đạt Trần Minh Phương báo tin Khuê đă mất, sống chết là lẽ thường của thế nhân, khi nghe tin một người già, một người bệnh qua đời ai cũng vậy, sẽ cảm nhận dễ dàng, chẳng hạn như trường hợp Trưởng Ngô Mạnh Thu, chúng ta nghe tin trưởng bị đưa đi cấp cứu, sự sống mong manh rồi khi nghe tin Trưởng trút hơi thở cuối cùng, tuy chúng ta buồn nhưng diễn tiến từ từ làm cho chúng ta dễ chấp nhận. Trường hợp Trưởng Khuê đột ngột, ngỡ ngàng, gây xúc động làm nhiều người thương nhớ.
Thương nhớ Khuê không phải chỉ v́ sự ra đi đột ngột, chưa kịp giă từ người ở lại rồi mai mốt sẽ đi sau, mà chính v́ Khuê sống với mọi người, để lại cho mỗi người một chút tử tế, thân mật và chân t́nh.
Tôi không thể nhớ lần đầu là khi nào và ở đâu đă gặp Khuê, nhưng tôi biết chắc là đă gặp Khuê trong số những Huynh Trưởng của Gia Đ́nh Phật Tử Giác Đạt sinh hoạt ở chùa Linh Quang, gần chợ Bà Chiểu Gia Định, nào là Vũ Hữu Phùng, Bồ Thị Kim Lang …
Rồi Khuê tham dự khóa huấn luyện Huynh Trưởng của Trường Đào Tạo Huynh Trưởng A Dật Đa, khóa Đặc biệt năm 1964, qua khóa học nầy trong Ban Quản Trị, có chị Hồng Loan, chị Diệu Thu Nguyễn Thị Tâm cũng như tôi biết Khuê nhiều hơn, nhờ sống chung trong Đoàn, những giờ học hỏi, thực tập, Trại thực hành.
Sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập, Tỉnh Giáo Hội Gia Định ra đời, anh Trương Văn Sang Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đ́nh Phật Tử Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam, kiêm Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Quang, từ bỏ chức vụ Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt, để đứng ra thành lập Ban Hướng Dẫn GĐPT Tỉnh Gia Định, đồng thời kéo theo Gia Đ́nh Phật Tử Giác Đạt, một vài Huynh Trưởng của Gia Đ́nh Phật Tử Giác Hoa là những đơn vị sống trên địa bàn Tỉnh Gia Định, từ đó tôi không c̣n gặp Khuê, không phải v́ chuyện sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử mà v́ tôi phải xa Sàig̣n, đi dạy học trên Cao Nguyên, đi lính ở mũi Cà Mau.
Cho đến khi đi học tập cải tạo trên rừng Cà Tum, một lần vào dịp Tết họ cho cải tạo viên từ trại này đấu bóng giao hữu với trại kia, lợi dụng được phép đi xem đấu bóng, tôi đă sang trại khác thăm được Hoàng Trọng Trữ, Vũ Ngọc Khuê, Nguyễn Hoài … và những người khác là đồng nghiệp của tôi.
Sau khi ở tù cải tạo về, tôi đi làm ở một công ty nằm trong building Brink, c̣n gọi là Khách Sạn Hào Hoa trong tuồng cải lương, đó là cao ốc nằm cạnh Khách sạn Continentale, bên hông ṭa nhà Quốc hội cũ. C̣n Khuê là công nhân viên của công ty may mặc nằm trên đường Nguyễn Huệ, hàng ngày tôi thường đi dạo một ṿng từ đường Tự do qua Nguyễn Huệ theo phố Lê Lợi ra chợ Bến Thành rồi trở về, trên đường đi nhiều lần tôi gặp Khuê cũng đi từ khu Nguyễn Huệ qua đường Tự Do, anh em gặp nhau chào hỏi vài câu, ít có th́ giờ để chuyện tṛ lâu hơn.
Rồi Khuê đến Mỹ định cư, anh và vợ lập Gia Đ́nh Phật Tử Phổ Đà, tham gia vào sinh hoạt Ái Hữu Vĩnh Nghiêm, anh đă được bầu vào chức vụ Phó Tổng Thư Kư, những việc chi Ban Chấp Hành giao cho, anh đều chu toàn rất tốt, cho nên sau này anh đă được anh chị em tín nhiệm bầu lên Tổng Thư Kư.
Tôi ở xa xôi các đô thị, cho nên thỉnh thoảng Khuê gửi cho đọc tạp chí Thế Kỷ 21, giai phẩm Xuân, hoặc báo đặc biệt về Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, hoặc giai phẩm đặc biệt về Nhất Linh …, anh gửi kèm cho tôi mấy chữ ghi sách báo của anh Đặng Trần Hoa gửi tặng, thật là có tấm ḷng với anh em, nhận sách báo đọc tới nay tôi vẫn c̣n nợ Khuê, thiếu xót với Khuê là vẫn chưa gửi cho Khuê một tấm thiệp hay một lá thư cám ơn, vậy mà Khuê vẫn cứ gửi cho.
Năm ngoái sang Cali, không hẹn trước lại được Khuê mời đến ăn Tân gia, anh Tuệ Linh và tôi bận đi thăm viếng Ḥa Thượng Minh Thông, vậy mà Thầy Phổ Ḥa, cô Khánh An và anh vẫn cứ chờ dẫu cho cơm nguội, canh lạt cũng chờ đến chiều.
Khuê lại lặn lội đến gặp Hồ Văn Phú, Đặng Đ́nh Dũng và tôi ở một quán cà phê, để tâm t́nh. Đêm ấy, Phú phải ra về trước v́ ngày hôm sau c̣n phải họp. Khuê kể lại tôi mới biết xưa kia Khuê và Phú có học chung ở trường tư thục nào đó, rồi lan man Khuê kể tới chuyện đi Thủ Đức và sau cùng về Trường Bộ Binh Thủ Đức làm huấn luyện viên. H́nh như trong câu chuyện Khuê kể khi vào Trường Bộ Binh, Khuê và Phú học cùng khóa. Phú vốn học Hàng Hải nên sau này đi Hải Quân.
Lần nào tôi sang Cali cũng có đi chơi với Khuê, h́nh như Khuê ở chỗ nào cũng mời tôi tới đó, chính cái ân cần, cái làm vui cho mọi người, nên anh em chúng ta có ǵ để giận, để ghét, trái lại để thương, để nhớ. Sống được như Khuê b́nh dị, an giấc ngh́n thu rồi mới biết sống thế nào, nên sống cho t́nh LAM.
Huỳnh Ái Tông, Đặng Đ́nh Dũng, Vũ Ngọc Khuê, Hồ Văn Phú
Hội Ngộ AHVN 1999 - Bên cầu Golden Gate
1/9/09