Tưởng niệm Trưởng Tâm Ḥa Ngô Mạnh ThuNăm 2004, được tin Trưởng Thu nằm xuống, tôi không về Cali được để dự tang lễ của anh nên có viết bài Tưởng nhớ Trưởng Ngô Mạnh Thu:
http://www.ahvinhnghiem.org/tuongnhongomanhthu.html
Năm 2014, về Việt Nam được Gia Đ́nh Phật Tử Vĩnh Nghiêm mời dự lễ Hiệp Kỵ GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm:
http://www.ahvinhnghiem.org/HiepKy261014.html
và Mười Năm Tưởng Niệm Ngô Mạnh Thu:
http://www.ahvinhnghiem.org/MuoiNamTuongNiemNgoManhThu.html
Mấy hôm nay, tôi làm Scan để đưa lên Trang Mạng tập Kỷ Yéu GĐPT Vĩnh Nghiêm do Trưởng Ngô Mạnh Thu biên tập, làm xong tôi thấy có tập Tưởng Niệm Tâm Ḥa Ngô Mạnh Thu (1938-2004). Đặc san nằy được một số anh chị em biên tập, không ghi rơ gồm có những ai, tôi thấy có bài viết của Trưởng Nguyễn Đ́nh Thống, Nguyễn Thị Tâm, Vũ Ngọc Khuê, Lê Dương Mỹ, Trần Minh Phương, Cao Minh Châu.
http://ahvinhnghiem.org/DacSan-KyYeu/TuongNiemTH-NMT.pdf
Có lẽ vừa cùng gia đ́nh Trưởng Thu lo tang lễ, vừa viết bài, dàn trang in ấn được sự hổ trợ của Nhật báo Người Việt, thời gian cấp bách và không có chuẩn bị trước, nhưng bài vở khá đầy đủ, đọc qua tập sách nầy, độc giả có thể h́nh dung được tánh t́nh, năng lực và những địa hạt Trưởng Ngô Mạnh Thu đă hoạt động như âm nhạc, giáo dục, xă hội, GĐPT. Tuy nhiên c̣n thiếu một mặt hoạt động về truyền thông là Trưởng Thu có cộng tác với báo Người Việt, cộng tác với đài VNCR h́nh như là chương tŕnh truyền thanh Chúng ta đi mang theo quê hương, nói về những món ngon của Sàig̣n, của miền Nam.
Do sự thực hiện vội vàng đó, tập sách nầy có 2 trang trắng là trang 2 và trang 4, tôi nghĩ một trong 2 trang đó dành 1 trang để làm Mục Lục, c̣n trang kia tôi không thể đoán, v́ có Lời ngỏ ở trang 5.
Nếu nói về GĐPT V́nh Nghiêm thời xưa hay nói rơ hơn là GĐPT thuộc Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại Miền Nam, nhiều Huynh Trưởng đă cho rằng có Bộ Tứ đó là Tâm Trí Nguyền Quang Vui, Nguyên Thông Nguyễn Đ́nh Thống, Tâm Ḥa Ngô Mạnh Thu và Phúc Trung Huỳnh Ái Tông. Vậy mà khi Trưởng Thu nằm xuống, trong đám tang không có tôi dự tang lễ, trong tập sách không có trang nào tôi viết cho Trưởng Thu. Cho nên tôi định viết một bài đưa vào trang 4. Nhưng nghĩ lại, sao Trưởng Thu có nhiều ảnh mà không có ảnh nào Trưởng mặc đồng phục, tôi định đưa vào đó tấm ảnh Trưởng Thu và tôi chụp ở bên chân cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải năm 1964.
Từ trái: Ri, Ḥa, Đắc, Thạnh, Thu, TôngNhưng tôi nghĩ lại tôi có tấm ảnh màu, Trưởng Thu mặc đồng phục có đủ huy hiệu, nên tôi chọn tấm ảnh nầy.
Muốn biết Trưởng Thu đă cộng tác với đài phát thanh nào, tôi lục t́m, thấy có bài Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Ngô Mạnh Thu của Vơ Thành Nhân:
https://vietbao.com/a38297/vinh-biet-nhac-si-ngo-manh-thu
Vơ Thành Nhân cũng là Trưởng Hướng Đạo, cũng là người hoạt động về truyền thông ở vùng Washington DC, anh đă trích một bài viết của Khánh Ly, tôi chưa từng đọc, chắc cũng nên trích lại:
Dưới đây là đoạn Khánh Ly viết về Ngô Mạnh Thu sau 20 năm gặp lại tại thủ đô tị nạn“.... Phải đi ra ngoài t́m chút không khí bạn bè, nói dóc dăm ba câu chuyện cho cái đầu bớt căng. Hẹn nhau ở Phở Hồng Long, tôi gọi là Phở Nhật Thụy. Ngồi đợi đă đến lúc mỏi ṃn mới thấy nhà …làm luật Trầm Tử Thiêng khệnh khạng vác cái bụng lép xẹp như bánh tráng tới, theo sau là một người đàn ông tuổi trung niên. Một người mà tôi rất biết. Rất quư mến của cái thời cả hai chúng tôi đều c̣n tương đối trẻ. Thời của những bài t́nh ca đẹp đẽ trong sáng với tiếng đàn thùng đơn giản cất lên giữa những băi cỏ, sân trường, khuôn viên Đại Học. Có thể nếu t́nh cờ gặp nhau giữa phố, tôi không c̣n nhớ được anh là ai mặc dù trong trí nhớ đă rất mịt mờ của tôi, tên anh vẫn c̣n rất đậm nét. Có thể tôi sẽ nhíu mày cố lục lọi, để cố t́m hiểu xem cái khuôn mặt …quen quen này là ai" Tên là ǵ" Bởi v́ đă hơn 20 năm, giờ gặp lại …Đây Ngô Mạnh Thu đấy. Tôi đâu có quên anh đâu. Tôi không quên tên anh th́ đúng hơn. ...
Ngô Mạnh Thu là một tên tuổi lớn của thời Du Ca, h́nh như c̣n trước cả Nguyễn Đức Quang, trước Trịnh Công Sơn, bởi năm 1967 khi tôi được cùng hát với Trịnh Công Sơn tại Quán Văn, đă có Ngô Mạnh Thu rồi. Bởi anh hiền lành, đứng đắn và không … đẹp trai lắm, nên tôi kính anh như một người anh lớn và tất cả những giao thiệp sau đó giữa tôi và anh đều nằm trong sự Tương Kính. Chẳng hiểu anh Ngô Mạnh Thu có "kính" tôi hay không nhưng riêng cá nhân tôi, cho đến bây giờ gặp nhau trên xứ người, tôi vẫn giữ nguyên sự Kính Nể đối với anh như ngày xưa.
Dĩ nhiên là cả hai anh em chúng tôi đều đă già theo năm tháng . Hơn 20 năm mà bảo là ..không có ǵ thay đổi ..là điều không thật. Ngày xưa, anh em chúng tôi c̣n quư nhau ở điểm, cả hai chúng tôi đều .. không đẹp. Nhưng hôm nay, tôi thấy anh Thu không quá già như trường hợp của nhiều người khác, mà h́nh như anh… đẹp hơn thuở thanh niên … Cái này tôi thường gọi là … đẹp lăo. Anh chưa già đủ để thành lăo nhưng tóc anh đă bạc nhiều. Lạ nữa là anh trắng hơn ngày xưa. Tóm lại ở Ngô Mạnh Thu tôi thấy có nhiều thay đổi duy chỉ có cái khí chất điềm đạm ở anh là c̣n nguyên. Y chang, không mảy may thay đổi. Cái điều làm cho lớp chúng tôi quư mến anh c̣n nguyên vẹn, bao nhiêu tang thương, biến đổi. Kể cũng hiếm thấy.Tôi c̣n nhớ dù rất lờ mờ, những ngày cùng sinh hoạt ở Hội Quán Cây Tre đường Đinh Tiên Hoàng, cạnh sân Vận Động. Anh Thu tập cho chúng tôi hát. Một trong những bài hát nổi tiếng của anh thời bấy giờ là bài Lạc Vùng Ăn Năn. Chúng tôi chỉ biết hát, trong khi anh Ngô Mạnh Thu vừa sáng tác vừa hát hay nên dạy cho chúng tôi là điều quá dễ đối với người có vốn Nhạc Lư thuộc loại cao cấp như anh. Dễ nhưng mà khó bởi muốn bửa đầu chúng tôi ra để nhét vào đó một bài hát, không phải là không mất th́ giờ. Nói thế không phải là chúng tôi quá ngu nhưng v́ hay ỷ lại, làm biếng, và thích đùa vui hơn, nên cầm cương được chúng tôi, quả không có được mấy người.
Thời đó, mỗi khi chúng tôi tập họp nhau lại dù để làm việc, cũng là một dịp để phá làng, phá xóm. Một đứa th́ không sao. Dính lại một chùm th́ chẳng mấy ai chịu nổi. Đùa vui. Phá cho vui thôi nhưng cũng đủ làm nhức đầu các ông thầy mà trong đó có anh Ngô Mạnh Thu.”
(Vơ Thành Nhân sưu tầm và đưa tin)
Với tôi, tôi nhớ anh Thu vào cái đêm đẹp nhất ngày 1-5-1964, khoảng 4 giờ sáng, Trưởng Phúc Ân Nguyễn Huy Nghiễn và Diệu Thu Nguyễn Thị Tâm cho Khóa sinh của Trường Đào Tạo Huynh Trưởng A Dật Đa, di chuyển từ Trung Tâm Thực Nghiệm Chăn Nuôi Tân Sơn Nhất đi đến Chùa Giác Lâm ở Phú Thọ. Hai Liên Toán Trưởng đă đưa Trại sinh đi hết rồi, c̣n lại ba chúng tôi trong Ban Quản Trị Trường đi sau cùng. Đó là anh Thu, chị Hồng Loan và tôi chạy xe trên đường nhựa xuyên qua vườn cao su, trời trong trăng sáng soi cảnh vật hai bên đường âm u của vườn cao su vắng lặng, nay là đường Lạc Long Quân chật cứng nhà cửa, đâu c̣n chút êm đềm nên thơ của ngày xưa.
C̣n nữa, anh Thu với nhà văn Dường Nghiễm Mậu và tôi vào những buổi chiều tối thường ngồi ở quán cóc, nơi ngă ba xóm ḷ heo gần Nhà thờ ba chuông, mỗi người một ly cà phê đen, một điếu thuốc Capstan. Nay anh Ngô Mạnh Thu rồi Dương Nghiễm Mậu không c̣n. Nhớ các anh, nhớ những cái “xây chừng” ngày đó, bởi v́ không bao giờ c̣n có nữa.
8664240918