Chương thứ nhất

TỔNG QUÁT

TIẾT MỘT: BỐI CẢNH MIỀN NAM

 

I- LỊCH SỬ MIỀN NAM :

Theo vết cũ trong cuộc Nam tiến th́ vào năm 1620 – dưới triều Quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II (1618-1628) – Quốc vương Chân Lạp có xin cưới công chúa Ngọc Vạn con của Chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) để nhờ vào thế lực của Chúa Nguyễn hầu chống lại nước Xiêm (Thái Lan) thường hay can thiệp vào việc nội bộ của nước Chân Lạp thời bấy giờ.

Năm 1623, Chúa Nguyễn cử một phái đoàn vào triều kiến Quốc vương Chey Chetta II để xin cho người Việt vào cư ngụ ở tỉnh Prey Kor (có nghĩa là thành phố giữa rừng, nay là Sài G̣n), và Kas Krosbey, có sai quan vào trấn đóng để thâu thuế.

Đến năm 1658, Hoàng thân So và Ang Tan con của Prah Outey có nhờ công chúa Ngọc Vạn cầu xin chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) cử binh sang giúp để đánh dẹp Quốc vương Ponhea Chan (Nặc Ông Chân). Chúa Nguyễn sai đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi Xuy (Mô Xoài) bắt được Ponhea Chan đóng vào củi sắt đem về giam ở Quảng B́nh một thời gian rồi tha cho về nước. Hoàng thân So được lên ngôi tức là Quốc vương Patom Réachéa (1660-1672). Nhớ ơn Chúa Nguyễn nên ông chịu lệ Triều cống và cho phép người Việt cư ngụ ở đất Chân Lạp được làm chủ phần đất đai nào khai khẩn cùng có quyền lợi ngang hàng với dân Chân Lạp.

Và ở bên Trung Hoa, dân tộc Măn Châu từ miền Bắc tràn xuống chiếm nước Tàu, thay nhà Minh, lập nên nhà Măn Thanh (1644), người Hán tộc cố gắng chống chỏi sự thống trị ấy nhưng v́ suy yếu nên họ lùi măi về phương Nam, rồi cuối cùng tràn ra Nam Hải. Họ tổ chức những cuộc di cư sang các quốc gia ở Đông Nam Á ngỏ hầu bảo tồn lực lượng để phản Thanh phục Minh.

Năm 1679, Tổng binh đất Long Môn (Quảng Tây) là Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến cùng Tổng binh Châu Cao, Châu Lôi, Châu Liêm (Quảng Đông) là Trần Tượng Xuyên và Phó tướng Trần An B́nh đem 3.000 quân cùng 50 chiến thuyền vào Quảng Nam, xin quy phục Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Với lực lượng ấy và lúc Chúa Hiền c̣n đang lo đối phó với miền Bắc đáng lẽ Chúa Hiền dùng lực lượng đó để tăng thêm quân binh của miền Nam, nhưng không thể một sớm một chiều mà dùng tới họ đựợc. Do đó Chúa Nguyễn đă mượn lực lượng ấy đưa vào Nam đế khai phá đất Chân Lạp. Họ ở rải rác vài nơi : Đông Phố (đất Gia Định), Lộc Dă, Ban Lâm (Biên Ḥa), Mỹ Tho (Định Tường) họ cày ruộng, làm vườn, lập ra phố phường.

Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai Nguyễn Hữu Cảnh làm Kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố ra làm dinh, huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài G̣n làm huyện Tân B́nh, đặt Trấn Biên dinh (Biên Ḥa) và Phan Trấn dinh (Gia Định), sai quan vào cai trị.

Năm 1671, cùng mục đích phản Thanh phục Minh, một nhóm người khác, trong số đó có Mạc Cữu người đất Lôi Châu (Quảng Đông) di cư xuống nước Chân Lạp, Mạc Cữu người thông minh, linh hoạt nên được vua Nặc Ông Non  tin dùng. Sau Mạc Cữu lấy lẽ mở mang đất đai và thâu giữ thuế cho nhà vua, nên xin đi khai khẩn đất Mang Khảm, vua Chân Lạp bằng ḷng và phong cho Mạc Cữu chức Ốc Nha (như chức Tri phủ). Họ Mạc bèn định cư ở đấy rồi quy dân, khẩn hoang lập ấp ngày thêm đông đúc, thế lực càng mạnh, lập ra 7 xă gọi là Hà Tiên, nhưng ở giữa thế lực kềm kẹp của Xiêm La và Chân Lạp, nên năm 1914, Mạc Cữu xin thần phục Chúa Nguyễn, đem Hà Tiên vào làm rộng thêm cho đất đai Đàng Trong mà cũng là một nguyên cớ để sớm hoàn thành cuộc Nam tiến.

Chúa Nguyễn phong cho Mạc Cữu làm Tổng binh, trấn thủ đất Hà Tiên, tước Cữu Lộc hầu (1). Năm 1735 Mạc Cữu mất, được truy phong tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc, Đại tướng quân, Nghị vũ công lại phong cho con Mạc Cữu là Mạc Thiên Tích (Tứ) chức Hà Tiên trấn, Tổng binh đại đô đốc, tước Tông đức hầu. Mạc Thiên Tích đắp thành xây lũy, mở chợ làm đường và rước thầy về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.

Khi Nặc Nguyên làm vua nước Chân Lạp thường hay hà hiếp người Côn Man (2) và lại thông sứ với Chúa Trịnh ở đàng ngoài để lập mưu đánh Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn biết mưu kế ấy nên năm 1753, sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh, Nặc Nguyên thua to phải bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên ở nhờ vào Mạc Thiên Tích.

Năm sau, Mạc Thiên Tích dâng sớ về triều xin cho Nặc Nguyên được trở về làm vua nước Chân Lạp và ngược lại Nặc Nguyên xin dâng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội. Chúa Nguyễn không muốn cho, bấy giờ Nguyễn Cư Trinh dâng sớ xin dùng kế “Tầm thực” tức là thực hiện kế hoạch Nam tiến dần dần như tầm ăn lá dâu. Chúa Nguyễn nghe theo bèn cho Nặc Nguyên về nước (1756).

Năm 1757, Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc, Nặc Nhuận xin hiến đất Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để cầu được Vơ Vương phong cho làm vua. Chẳng bao lâu lại bị con rể là Nặc Hinh giết để cướp ngôi (1758). Trương Phúc Du được lệnh đem quân sang đánh dẹp. Trong khi Nặc Hinh thua chạy th́ bị thuộc hạ giết, con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tích giúp đỡ, Mạc Thiên Tích dâng sớ xin lập Nặc Tôn làm vua, chúa Nguyễn thuận cho và sai Mạc Thiên Tích đưa Nặc Tôn về nước.

Được trở về nước và lên ngôi, Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long (1759) để tạ ơn Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bèn sai Trương Phúc Du và Nguyễn Cư Trinh đem dinh Long Hồ về xứ Tầm Bào (tỉnh ly Vĩnh Long ngày nay), và lại đặt ra 3 đạo là Đông Khẩu Đạo (Sa Đéc), Tân Châu Đạo (quận Tân Châu – tỉnh Châu Đốc ngày nay) và Châu Đốc Đạo (Châu Đốc).

Nặc Tôn lại cắt đất Hương Úc (Kompong-Som), Cần Bột (Kampot), Sài Mạc (Cheal Meas), Chưng Rừm, Linh Huỳnh (vùng duyên hải từ Sré-Ambel đến Réam) để tạ ơn Mạc Thiên Tích, Mạc Thiên Tích lại dâng hết đất ấy cho Chúa Nguyễn. Vơ Vương cho sáp nhập vào Trấn Hà Tiên (đến đời Tự Đức năm 1848 các đất trên lại sáp nhập vào đất Chân Lạp như cũ).

Trên một trăm năm (1623-1759) lịch sử Nam tiến ở phần đất Chân Lạp, Chúa Nguyễn đă mở rộng thêm bờ cơi cho đất nước Việt Nam, công trận ấy đáng kể cho những bậc khai quốc như : Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cữu, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích.... thời điểm 1759 đă đánh dấu năm hoàn thành cuộc Nam tiến trường kỳ và vĩ đại của dân tộc chúng ta từ khi lập quốc.

Năm 1765, Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền đổi tờ di chiếu để lập người con thứ 16 của Vũ Vương mới 12 tuổi lên ngôi chúa, xưng là Định Vương, Phúc Loan làm nhiều điều tàn ác nên dân oán giận, ở huyện Phù Ly (nay là Phù Cát) Qui Nhơn có anh em Nguyễn Nhạc khởi binh đánh phá ở Qui Nhơn, ở mặt Bắc th́ quân chúa Trịnh vào đánh lấy Phú Xuân, chúa Nguyễn bị thất trận, trước chạy vào Quảng Nam rồi lập cháu là Nguyễn Phúc Dương lên làm Đông cung, sau lại bị Tây Sơn kéo ra đánh, chúa Nguyễn liệu bề chống cự không lại, bèn để Đông cung ở lại rồi cùng người cháu khác là Nguyễn Phúc Ánh chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn bắt Đông cung làm chiêu bài để đánh Định Vương. Đến năm 1776 Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương phế bỏ Đông cung, Đông cung trốn được về Gia Định. Định Vương được tôn làm Thái Thượng Vương và Đông cung là Tân Chính Vương.

Năm 1777, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ vào đánh Gia Định, chúa Nguyễn thua bỏ chạy, sau đó Nguyễn Huệ bắt được Thái Thượng Vương ở Long Xuyên (Cà Mau) và Tân Chính Vương ở Ba Vát (Vĩnh Long), cả hai vị đưa về Gia Định rồi bị giết. Nguyễn Phúc Ánh nhờ chạy thoát được, nên trong năm ấy tụ tập được binh mă đánh nhau măi với Tây Sơn cho đến năm 1802 mới dẹp được Tây Sơn. Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long, đất miền Nam từ sau khi Nguyễn Ánh lấy Gia Định lần thứ hai vào tháng 08 năm 1788 không c̣n giặc giả nữa, từ đó miền Nam được thanh b́nh cho măi đến năm 1833 v́ cái án của Tả quân Lê Văn Duyệt, nên người con nuôi là Lê Văn Khôi và các thuộc tướng nổi lên giết Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, Bố Chánh Bạch Xuân Nguyên, chiếm thành Phiên An (Gia Định) cho đến năm 1835 triều đ́nh mới dẹp yên.

Năm 1859, quân Pháp đánh Cần Giờ rồi lấy thành Gia Định, năm 1860 đánh lấy đồn Kỳ Ḥa, năm 1861 lấy Định Tường, Biên Ḥa và năm 1862 lấy Vĩnh Long. Năm ấy triều đ́nh Huế cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Nam giảng ḥa để rồi phải kư ḥa ước Nhâm Tuất (1862) nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông.

Đến năm 1867, ngày 19 tháng 5 quân Pháp chiếm Vĩnh Long, đêm 21 rạng 22 Châu Đốc thất thủ và sáng ngày 24 Hà Tiên bị mất, thế là từ đó miền Nam thuộc Pháp cai trị.

Từ năm 1862 cho đến sau này, sĩ phu Việt Nam nói chung, mà trước tiên là miền Nam có những cuộc nổi lên chống lại Pháp để mưu đồ khôi phục lại đất miền Nam của người Việt Nam, nào cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực.... cho măi đến sau cuộc đảo chánh ngày 9 tháng 3 năm 1945 của Nhật, chánh thủ Trần Trọng Kim ra đời ngày 17 tháng 4 năm 1945. Ngày 14 tháng 8 năm 1945 ngày nước Nhật đầu hàng Đồng Minh cũng là ngày vua Bảo Đại ban chiếu :

“Trẩm tuyên bố hủy bỏ những hiệp ước bất b́nh đẳng mà nước Pháp đă ép buộc nước Việt Nam kư ngày 6 tháng 6 năm 1862 và ngày 15 tháng 3 năm 1884.

Vậy từ nay toàn hạt xứ Nam Kỳ thuộc chủ quyền đế quốc Việt Nam”

Khâm thử

Phụng ngự kư : Bảo Đại

Cùng ngày ấy, chánh phủ Trần Trọng Kim cử ông Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai Nam bộ, xa vắng từ năm 1867 đến 1945 được 78 năm, miền Nam mới có một vị quan của triều đ́nh Huế trấn nhậm.

Nhưng rồi ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và ngày 25 tháng 8 tại lầu Kiến Trung ở Huế vua Bảo Đại đă ban chiếu thoái vị, rồi miền Nam đưa tới những biến cố như ngày 6 tháng 9 quân đội Anh quốc thay mặt Đồng Minh đến Sài G̣n tước khí giới quân đội Nhật hoàng. Ngày 24 tháng 8 năm 1945 Đại tá Pháp Cédilo được Nhật đưa về Sài G̣n và ngày 28 tháng 9 năm 1945 có 1.400 quân Pháp được trang bị vũ khí tại Sài G̣n, cuộc kháng chiến Nam bộ bắt đầu từ mùa thu đó.

Trong khí thế mới của người Việt Nam dành độc lập, ở trong một cuộc cờ chung của thực dân, người Pháp áp dụng chính sách chia cắt để dễ cai trị. Họ dựng lại miền Nam thuộc Pháp bằng cách lập ra Hội đồng Tư vấn Nam kỳ ngày 12 tháng 2 năm 1946 và để thúc đẩy việc phân ly miền Nam khỏi nước Việt Nam, họ lại dựng lên Nam kỳ tự trị và ngày 7 tháng 3 năm 1946 Hội đồng Tư vấn ủy cho Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lập Chánh phủ lâm thời Cộng ḥa Nam kỳ quốc.

Sáng ngày 2 tháng 6 năm 1946 Chánh phủ này ra mắt trước nhà thờ Đức Bà (Vương cung Thánh đường Sài g̣n) với thành phần như sau :

- Thủ tướng kiêm Nội vụ                             Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh

- PTT kiêm Bộ trưởng Bộ quân đội trong nước : Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân.

- Bộ trưởng Tư pháp :                                            Trần Văn Tỷ

- Bộ trưởng Công chánh :                                       Lương Văn Mỹ

- Bộ trưởng Tài chánh :                                           Nguyễn Thành Lập

- Bộ trưởng Công Nông :                            Ung Bảo Toàn

- Bộ trưởng Giáo dục :                                            Nguyễn Thành Giung

- Bộ trưởng An ninh :                                              Nguyễn Văn Tâm

- Thứ trưởng Công an Đô thành Sài G̣n / Chợ Lớn : Nguyễn Tấn Cường.

V́ đây chỉ là chiêu bài của Pháp, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh biết ḿnh bị lừa bởi v́ ông làm Thủ tướng mà không có quyền ǵ cả, thậm chí đến dinh Thủ tướng phải đặt tại tư gia của ông, nên ông tự kết liễu đời ḿnh đêm 9 tháng 11 năm 1946. Sau đó ông Lê Văn Hoạch được Hội đồng Tư vấn chấp thuận cho làm Thủ tướng.

Để rồi đến năm 1948, Bảo Đại trở lại chức vụ Quốc trưởng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng Chánh phủ lâm thời. Sau đó các Chánh phủ Nguyễn Phan Long (49-50), Trần Văn Hữu (50-52), Nguyễn Văn Tâm (52-53), Bửu Lộc (53-54). Cho đến ngày 7 tháng 7 năm 1954, Ngô Đ́nh Diệm về Sài G̣n lập Nội các mới và ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước. Từ đấy chánh trị miền Nam nói chung bước sang một giai đoạn mới và cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đem lại cho Văn học miền Nam một sắc thái mới.

II- ĐỊA LƯ :

Năm 1974 Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương lấy hiệu Vơ Vương, chia đất Đàng Trong ra làm 12 dinh.

1. Chính dinh (Phú Xuân)

2. Cựu dinh (Ái tử)

3. Quảng B́nh dinh

4. Vũ Xá dinh

5. Bố Chánh dinh

6. Quảng Nam dinh

7. Phú Yên dinh

8. B́nh Khang dinh

9. B́nh Thuận dinh

10. Trấn Biên dinh       (

11. Phiên Trấn dinh      ) Nguyên là đất Thủy Chân Lạp

12. Long Hồ dinh         (

      và Hà Tiên Trấn      )

Đến năm 1759, khi đă hoàn tất cuộc Nam tiến cũng dưới triều Vơ Vương th́ đất Thủy Chân Lạp hoàn toàn thuộc lănh thổ của người Việt Nam.

Cho đến năm Gia Long nguyên niên (1802), vua Gia Long cải dinh Gia Định ra trấn Gia Định để coi các dinh. Các dinh thuộc Gia Định trấn gồm có :

1. Trấn Biên dinh

2. Phiên Trấn dinh

3. Trấn Định dinh

4. Trấn Vĩnh dinh

Ngoài ra c̣n có Hà Tiên trấn, như vậy đất miền Nam có 2 trấn và 4 dinh.

Tháng 1 năm 1808, vua Gia Long đổi Gia Định trấn ra Gia Định thành và các dinh thành trấn. Gia Định thành điều động các trấn :

1. Biên Ḥa trấn (Trấn Biên dinh cũ)       

2. Phiên An Trấn (Phiên Trấn dinh cũ)

3. Định Tường trấn (Trấn Định dinh cũ) 

4. Vĩnh Thanh Trấn (Trấn Vĩnh dinh cũ)

5. Hà Tiên trấn;

Năm 1832, nhân Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, nên vua Minh Mạng băi chức Tổng trấn và chia đất miền Nam thành 6 tỉnh, mỗi tỉnh đều có cửa biển, kể từ B́nh Thuận xuống phía Nam có :

1. Biên Ḥa

2. Gia Định

3. Định Tường

4. Vĩnh Long

5. An Giang

6. Hà Tiên

Với sáu tỉnh này, trước kia người ta thường gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp chia thành 20 tỉnh và họ xếp theo thứ tự thành một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như sau :

Gia Châu Hà Rạch Trà

Sa Bến Long Tân Sóc

Thủ Tây Biên Mỹ Bà

Chợ Vĩnh G̣ Cần Bạc ( 3 )

Trước thời đệ I Cộng Ḥa, miền Nam có danh xưng là Nam Việt, rồi thời Đệ Nhất Cộng Ḥa đổi ra là Nam Phần. Nhưng dù với danh hiệu nào th́ miền Nam dùng nơi đây, được giới hạn trong một địa phận bao gồm từ Vịnh Thái Lan cho giáp đến B́nh Thuận.

 

Ghi chú :

( 1 ) Theo sách Gia Định Thông chí của Trịnh Hoài Đức, tước của Mạc Cữu là Cữu Ngọc hầu.

( 2 ) Là chỗ của người Chiêm thành sang tụ họp ở đất Chân Lạp.

( 3 )

Theo thứ tự ấy : 1. Gia Định – 2. Châu Đốc – 3. Hà Tiên – 4. Rạch Giá – 5. Trà Vinh – 6. Sa Đéc – 7. Bến Tre – 8. Long Xuyên – 9. Tân An – 10. Sóc Trăng – 11. Thủ Dầu Một – 12. Tây Ninh – 13. Biên Ḥa – 14. Mỹ Tho – 15. Bà Rịa – 16. Chợ Lớn – 17. Vĩnh Long – 18. G̣ Công – 19. Cần Thơ – 20. Bạc Liêu. Do thứ tự này, nhà cầm quyền Pháp cho đăng bộ tàu hay ghe như sau : HF 1 : Tàu hay ghe ở Gia Định, HF 2 : Tàu hay ghe ở Châu Đốc. Hoặc trên các cây số có ghi tên tỉnh lộ bằng số. Thí dụ : LT 10 : là đường liên tỉnh của hai tỉnh mang số 2 + 8 = 10 (Tức là đường liên tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc)