V-TÔN THỌ TƯỜNG (1825-1877)
Tôn Thọ Tường sinh năm 1825, tại huyện B́nh Dương, trấn Phiên An (Gia Định) là con của Tôn Thọ Đức, ông này đậu Cử nhân năm 1821 làm quan đến chức Tuần phủ Thuận Khánh, mất tại chức năm 1840. Là cháu nội của Tôn Thọ Vinh, là quan vơ đến chức Hậu dinh Phó Đô Thống chế, có theo chúa Nguyễn Ánh sang Vọng Các năm 1784, nên năm 1810, vua Gia Long cho thờ trong Trung hưng công thần miếu.
Lúc nhỏ, Tôn Thọ Tường có ra Huế theo học với ông Nguyễn Hữu Quang. Năm 1842, Tôn Thọ Tường phải về Nam thọ tang cha, sau khi măn tang năm 1843, ông kết duyên cùng bà Trần Thị Lê ở chợ Lách quận Vũng Liêm, Vĩnh Long.
Sau khi an bề gia thất, Tôn Thọ Tường ra Huế xin tập ấm, triều đ́nh xét thấy ông là cháu công thần thuộc phái vơ quan, nên ban cho ông Vơ hàm Án kỵ úy, ông không được hài ḷng v́ sở trường của ông là văn chương, nên ông xin cải hàm văn, nhưng triều đ́nh không thuận, nên ông bỏ về Gia Định.
Năm 1855, ông dự thi Hương tại Gia Định nhưng bị hỏng, tới 30 tuổi sự nghiệp lận đận, nhưng ông cũng tin tưởng nơi tài năng của ḿnh, nên có làm bài “Hỏng thi cảm tác”:
Bắc thang lên hỏi số Nam-tào,
Cái số như tôi số thế nào ?
Mà nợ mà nần mà lắm thế !
Tại căn tại kiếp tại làm sao ?
Mong vin nhành quế tay c̣n thấp,
Rắp bước thang mây gót chữa cao.
Thấp thấp, cao cao rồi cũng bước,
Mới ba mươi tuổi có là bao !
Qua bài thơ trên, chúng ta cũng thấy là Tôn Thọ Tường ng̣ai việc lận đận về công danh, ông cũng c̣n theo đ̣i thú phong lưu nên vướng phải nợ nần, nên ông có hai câu đối làm phỏng theo Nguyễn Công Trứ ( 1 ) :
Chị em ơi! Đă ba mươi bốn tuổi rồi, mấy năm Bến Nghé, Sàig̣n, hết sức rạng danh công tử xác ;
Trời đất hỡi! Ngàn dặm năm dinh Phố lỡ, quyết một phen này nữa, làm cho rơ mặt trượng phu kềnh.
Nhưng đến khoa thi Hương năm 1858, ông không đi thi cho ông, trái lại đi thi mướn cho một người khác. Việc gian lận bị phát giác, nên bị bắt giải về kinh, để triều-đ́nh định tội. Trên đường bị áp giải về kinh, nỗi xót xa thân phận là nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài “Lai kinh thọ tội”:
Trải bảy mươi hai trạm tới kinh,
Bao nhiêu non nước bấy nhiêu t́nh.
V́ nhà túng rối nên quyền biến,
Phép nước răn he há dám khinh.
Gió bụi, đất từng quen với mặt,
Nắng mưa trời có thấu cho ḿnh.
Chín trùng cao vọi dầu soi xét,
Ơn xuống may khi gặp phước linh.
May thay cho ông, vua Tự Đức là một ông vua chuộng văn chương, bài thơ trên thấu tai vua, nên vua mến tài và cảm thông cảnh ngộ của ông mà không khép tội, c̣n dạy chu cấp tiền cho ông trở về Nam.
Trở về Nam, ông lấy văn chương làm phương tiện tiêu khiển, chiêu tập văn nhân, chọn chùa Cây Mai làm trụ sở và lấy tên nhóm là Bạch Mai Thi Xă. Sau khi Pháp chiếm Sài g̣n có làm đồn binh ở đây (nên ngày nay vẫn c̣n gọi là Đồn Cây Mai ở đường Lục Tỉnh Chợ Lớn), từ đó nhóm Bạch Mai Thi Xă tan ră, Tôn Thọ Tường có làm bài “Vịnh chùa Cây Mai”:
Đau đớn cho Mai cách dưới bèo,
Mười phần trong sạch phận cheo leo.
Sương in tuyết đóng nhành thưa thớt,
Xuân đến thu về Sải quạnh hiu !
Lặng lẽ chuông quen con bóng xế,
Ṭ le kèn lạ mặt trời chiều.
Những tay rượu thánh thi thần cũ,
Trông cảnh bao nhiêu, tiếc bấy nhiêu.
Năm 1861, Pháp lấy trọn ba tỉnh miền Đông, đến khi kư Ḥa ước Nhâm Tuất (1862), ông ra làm quan với Pháp, được người Pháp ban cho chức Tri phủ ở quận Tân B́nh (tháng 7-1862)
Năm 1863, nhà cầm quyền Pháp ở Sài g̣n cho 9 nhân viên theo Phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp, gồm có Pétrus Kư, Nguyễn Văn Sang, Tôn Thọ Tường, Phan Quang Hiếu, Trần Văn Luông, Simon Của và 3 người giúp việc. Trong sứ tŕnh, ông có họa thơ cùng Phan Thanh Giản và khi tới Aden thuộc xứ Yemen, ông có gửi thơ về cho vợ làm theo thể lục bát. Sau khi ở Pháp về, ông vẫn ngồi quận Tân B́nh và có diễn quốc âm tập Như Tây sứ tŕnh nhật kư của Phan Thanh Giản ra Tây phù nhật kư.
Năm 1871, ông được thăng Đốc phủ sứ, năm này lại được bổ vào trường Hậu bổ dạy chữ Hán, sau đó ông được bổ đi ngồi quận Vũng Liêm, nơi đây có kháng chiến, nên ông có làm “Lời truyền thị”, căn cứ vào bài này, nhiều người đă phê phán thái độ chính trị của ông.
Năm 1873, ông được đổi về Sài g̣n làm ở pḥng Tư pháp bổn xứ. Cũng trong năm này, ông được cử sang Trung quốc trong phái đoàn của Philastre, ông được xuống tàu đi trước sang Quảng Châu, sau Philastre băi bỏ chuyến đi ông lại trở về.
Năm 1876, ông được bổ theo Kergaradec ra Bắc quan sát miền Thượng du, trong chuyến đi nầy, ông bị bệnh sốt rét nên phải vào nằm trong Quân y viện Hà Nội, rồi mất ngày 5-5-1877. Năm sau, linh cửu ông mới được rước về an táng tại làng Phú Nhuận, Tổng B́nh Trị thượng tỉnh Gia Định.
Việc ra làm quan với Pháp, ông đă bị các quan cũ xa lánh, ông bị những lời gièm pha khinh miệt, dù là những lời lẽ rất văn chương, v́ thế ông lại mượn văn chương để kư thác tâm sự ḿnh gửi đến người tri âm, trong số những người khoa bảng cũ có hàng tao nhân mặc khách là Cử Trị, luôn luôn họa lại thơ của ông, để bài xích thái độ chánh trị và cá nhân ông. Có thể cho đó là cuộc bút chiến theo danh từ ngày nay. Chẳng hạn như bài :
TÔN PHU NHƠN QUY THỤC ( 2 )
(Nguyên xướng)
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ ṭng,
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông.
Ĺa Ngô luống chạnh cḥm râu bạc,
Về Hớn trao tria mảnh má hồng.
Son phấn thà đem vầy gió bụi,
Đá vàng chi để thẹn non sông ?
Ai về nhắn với Châu công Cẩn,
Thà mất ḷng anh đặng bụng chồng.
Được Phan Văn Trị họa :
Cài trăm sửa trấp vẹn câu ṭng,
Mặt giả trời chiều biệt cỏi Đông.
Ngút tỏa vần Ngô in sắc bóng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng.
Hai vai tơ tóc bền trời đất,
Một gánh cang thường nặng núi sông.
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết ?
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.
Tôn Thọ Tường khéo mượn t́nh cảnh đáng thương của người con gái, có chồng phải theo chồng cho trọn đạo làm người. Cử Trị cũng nương vào đó để mắng khéo là trai phải thờ một chúa, và gái thờ một chồng, nhưng mĩa mai hơn là Tôn chẳng thờ một chúa mà ông chỉ là phận má hồng! Chỉ có son phấn, c̣n núi sông kia th́ mặc cho kẻ khác, v́ thế mà Tôn Thọ Tường c̣n có bài “Từ Thứ quy Tào”. Đặc biệt người ta hay dùng vận của bài này làm thơ, nên nó có tên là Vận Từ Thứ : Voi, ṃi, c̣i, roi, thoi.
Thảo đâu giám sánh kẻ cày voi,
Muối xát ḷng ai những mặn ṃi.
Ở Hán hăy c̣n nhiều cột cả,
Về Tào chi sá một cây c̣i.
Bâng khuâng nhớ mẹ khôn nâng chén,
Bịn rịn trông vua biếng dở roi.
Chẳng đặng khôn Lưu thà dại Ngụy, ( 3 )
Thân nay xin gác ngoại ṿng thoi.
Bài họa của Phan Văn Trị nay chỉ c̣n bốn câu:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đất hứa nhớ thân sa giọt tủi,
Thành tương mến chúa nhẹ tay roi.
Về Tàu miệng ngậm như b́nh kín,
Trân trọng lời vàng đáng mấy thoi.
Ở phần Huỳnh Mẫn Đạt, chúng ta đă biết hai câu thơ trước về cuộc gặp gở của họ ở gần công trường Lam Sơn Sài G̣n ngay nay. Về sau Huỳnh Mẫn Đạt lại có thêm một bài nữa:
Ngoài tai phải quấy vẫn nhàm nghe,
Cuộc lợi đường danh ỏi giọng vè.
Hớn hở trẻ giong qua dặm liễu,
Thẩn thơ già núp cọi cây hoè
Đă cam dấu mặt cùng non nước.
Đâu dám nghiêng mày với ngựa xe.
Chớ nói đổi đời sao cốt cách,
Xưa nay nát giỏ hăy c̣n tre.
Tôn Thọ Tường phải ngặm đắng nuốt cay với những người xung quanh, qua văn thơ ông c̣n để lại, ta vẫn thấy ông dùng lời văn nhẹ nhàng để kư thác tâm sự mà thôi. Ít khi dùng lời văn quá đáng, tuy kính trọng họ Huỳnh nhưng ông cũng khá bực ḿnh nên đă làm bài “Thà gặp cọp chẳng thà gặp bạn” :
Kết lũ dăm ba dạo dặp kè,
Duyên đâu giải cấu khéo thè be.
Đă bưng bít mặt cùng trời đất,
Sao hổ hang ḷng với ngựa xe.
Trẻ lẫn thân dạo qua đàng Liểu,
Già bơ vơ dạo dưới cội ḥe.
Núp nom cũng hổ chào thêm hổ,
Hùm dữ non cao cũng chẳng thè.
Tương truyền khi Phó Quản cơ Trương Định chiêu quân khởi nghĩa, có mời Tôn Thọ Tường giúp bộ tham mưu, trước ông đă bằng long, nhưng về sao ông ra làm quan với Pháp nên có làm bài thơ “Tự Thuật”:
Vường xuân vắng chúa lâu tin mai,
Hoa cũ, ong xưa dễ ép nài.
Lời hẹn đă đành toan kiếp khác,
T́nh thương nên mới trở bề ngoài.
Gió trăng quến khách e nhiều nổi,
Đinh sắt ǵn ḷng dễ mấy ai!
Canh gỗ gom cho con tạo hóa,
Phanh phui nên nổi sắc xa tài.
Về sau Trương Định bị ông Huỳnh Công Tấn bắn chết ngày 20-8-1964, Tôn Thọ Tường có đi điếu một câu đối:
“Phú quư thị thẳng lai, oanh liệt hùng tâm khinh nhất trích,
Thanh danh ưng bất tử, ức dương công luận phú thiên thu.”
Dịch nghĩa :
Giàu sang ấy thoáng qua, oanh liêt hùng tâm khinh một ném,
Tiếng tâm đành chẳng mục, chê khen công luận phú thiên thu.
Rồi đến khi Thủ Khoa Huân bị tử h́nh tại Định Tường năm 1875, ông có làm bài thơ “Bái Công khóc Hạng Vơ” ( 4 ) để khóc Thủ khoa Huân.
Trăm hai non nước một gương thần, ( 5 )
Hêt giận thôi mà khóc cố nhân.
Con mắt bốn ngươi ( 6 ) nh́n với mắt,
Cái thân tám thước ( 7 ) tủi cùng cùng thân.
Bát canh Quăng Vơ ( 8 ) ơn c̣n nhớ,
Chén rượu Hồng Môn ( 9 ) lệ khó ngăn.
Giọt lệ anh hùng lau chẳng ráo,
Mặc ai rằng giả, mặc ai chân.
Gẫm người để lại nghĩ đến hoàn cảnh của ḿnh, Tôn Thọ Tường đă làm bài “Vịnh Kiều”:
Mười mấy năm trời nhục rửa xong,
Sông Tiền Đường đục hóa ra trong.
Mảnh duyên b́nh lăng c̣n nong nả
Chút phận tang thương lắm ngại ngùng.
Chữ hiếu ít nhiều trời đất biết,
Mảnh t́nh nặng nhẹ chị em chung.
Soi gương thiên cổ, thương mà trách,
Chẳng trách chi Kiều, trách hóa công.
Văn nghiệp Tôn Thọ Tường c̣n để lại :
- Thơ gửi vợ
- Tây phù nhật kư.
- Lời truyền thị.
Và những bài Đường luật :
- Trăng rằm.
- Đá vọng phu.
- Vịnh chùa Cây Mai.
- Đờn bà dệt gấm.
- Ăn mày chết.
- Kỵ nữ quy y.
- Bá Di Thúc Tề
- Vịnh Kiều.
- Bái Công khóc Hạng Vơ.
- Tự thuật.
- Lai kinh thọ tội.
- Thà gặp cọp chẳng thà gặp bạn.
- Từ Thứ quy Tào
- Tôn phu nhận quy Thục.
Thái độ chánh trị của ông, qua văn thơ thường kư thác tâm sự của ḿnh, v́ nghịch cảnh mà phải làm việc với Pháp, đứng về phía ái quốc th́ thái độ chánh trị của Tôn Thọ Tường đáng cho người ta khinh miệt, v́ ông là một nhà nho. Tuy ra làm việc với Pháp, nhưng ông ta không để lại thành tích nào, gọi là hại dân bán nước như là Tổng đốc Phương hay Huỳnh Công Tấn. “Lời truyền thị” được coi như một sự cảnh tỉnh, kháng chiến như châu chấu đá xe, chỉ làm khổ thêm cho dân lành, đó cũng là một quan điểm sai lầm thời bấy giờ. Ngoài việc đó ra, ông chỉ là một thi sĩ đi lạc vào con đường chánh trị, v́ thất chí hay v́ hoàn cảnh cá nhân, ông không cầu cạnh Pháp để được vinh thân ph́ gia, năm 1867, ông cất nhà th́ phải đi vay tiền, khi chết c̣n để lại một số nợ. Chẳng qua chỉ v́ tính phong lưu rỡm mà ông ra làm quan với Pháp, tiếc thay chỉ v́ miếng ăn mà để tiếng muôn đời !
Là thi sĩ, ông đă chứng tỏ tài năng ḿnh, luật thơ tề chỉnh, giọng thanh tao, lời thơ điêu luyện. Tài của ông đă chứng tỏ qua bài “Lai kinh thọ tội” đă được vua Tự Đức cảm thông hoàn cảnh và tỏ ḷng ưu ái đối với ông. Đọc những bài “Vịnh chùa Cây Mai”, “Bái Công khóc Hạng Vơ”, “Vịnh Kiều” lời thơ của ông đă truyền thông đến chúng ta một rung cảm êm đềm, đừng nh́n qua lăng kính chánh trị, ông đích thực là một thi sĩ tài ba.
TRÍCH VĂN :
TRĂNG RẰM
Ớ ớ Hằng Nga dám hỏi đon,
Cớ sao khi khuyết lại khi tṛn ?
Đường qua Đông Hớn ( 10 ) bao nhiêu dặm,
Nẽo lại Tây Di ( 11 ) ước mấy ḥn ?
Trộm thuốc trường sanh đà bấy lượng,
Có chồng Hậu Nghệ ( 12 ) đặng nhiêu con ?
Ba mươi mồng một đi đâu vắng,
Hay có tư t́nh với nước non.
ĐÁ VỌNG PHU ( 13)
H́nh đá ai đem đặt biển đông,
In h́nh nhi nữ dạng ngồi trông.
Da mồi phấn tuyết pha màu trắng,
Tóc gội dầu mưa giũ bụi hồng.
Ngày ngắm gương ô soi đáy nước,
Đêm cày lược thỏ ở trên không.
Đến nay tuổi đă bao nhiêu hử ?
Trạc trạc bền gan chẳng lấy chồng.
II
Đá tạc h́nh ai đă mấy công,
Con thơ tay ẳm luống trông chồng.
Mưa Ngâu ( 14 ) nhâm lụy tuôn ngàn bắc,
Gió Nữ ( 15 ) riêu sầu dợn khắp đông.
Rạng đất, rạng trời thêm rạng tiết,
Cùng non, cùng nước chẳng cùng ḷng.
Khá khuyên má phấn trăm thu dưới,
Lấy đó làm gương sửa tính lung.
BÁ DI, THÚC TỀ ( 16 )
Danh chẳng tham mà lợi chẳng mê,
Ấy gang hay sắt hỡi Di Tề ?
Gặp xe vua Vơ tay cầm lại,
Thấy thóc nhà Châu mặt ngoảnh đi.
Cô Trúc hồn về sương mịt mịt,
Thú Dương danh để đá tri tri.
Cầu nhơn chỉ đắc nhơn mà chớ,
Chẳng oán ai, ai lại oán chi.
KỸ NỮ QUY Y
Chày ḱnh động tỉnh giấc Vu-san, ( 17 )
Mái tóc quy y nữa trắng vàng.
Đài cảnh thức soi màu phấn lợt,
Cửa không đành gởi cái xuân tàn.
Tỉnh hồn dương liễu vài câu kệ,
An cảnh tang du một chữ nhàn.
Đoái lại lầu xanh thuơng mấy trẻ,
Trầm luân c̣n phải kiếp hồng nhan.
ĂN MÀY CHẾT
Của trong thiên hạ một tay thâu,
Thác xuống âm cung sự nghiệp đâu.
Ḥm sẵn đất trời dành liệm cốt,
Đèn nhờ nhựt nguyệt để chong dầu.
Cỏ cây tạm tế đền ơn nặng,
Chim chóc theo đưa đáp ngăi sâu.
Một nhắm xác tàn c̣n rơ dấu,
Gặp đời Tây Bá ( 18 ) biết bao lâu.
TỰ THUẬT
Giang sơn ba tỉnh hăy c̣n đây, ( 19 )
Trời đất ai xui tới nỗi nầy ?
Chớp nhoáng thẳng bon dây thép kéo,
Mây tuôn đen kịt khói tàu hay.
Xăn văn thầm kín thương đ̣i chỗ,
Khớp khởi riêng lo biết những ngày,
Miệng cọp, hàm rồng chưa dễ chọc,
Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay.
II
Thày lay muốn chuốc danh nhơ,
Ai mượn ḿnh lo việc bá vơ ?
Trẻ dại, giếng sâu ḷng chẳng nở,
Đàng xa ngày tối tuổi không chờ.
Áo xiêm chán thấy xăn tay thợ,
Xe ngựa nào toan gỡ nước cờ,
Rủi rủi, may may đâu đă chắc,
Nhẹ ch́ nặng bấc hăy tai ngơ.
III
Tai ngơ mắt lấp buổi tan tành,
Nghĩ sự đời thêm hổ việc ḿnh.
Nghi ngút tro tàn dân đạo nghĩa,
Lờ mờ bụi đóng cửa trâm anh.
Hai bên vai gánh ba giềng nặng,
Trăm tạ chuông treo một sợi mành.
Trâu ngựa dầu kêu kêu cũng chịu,
Thân c̣n chẳng kể, kể ǵ danh.
IV
Kể ǵ danh phận lúc tan hoang,
Biển rộng trời cao nghĩ lại càng.
Lên núi bắt hùm chưa dễ láo,
Vào sông đánh cá há rằng ngoan ?
Người thương mắt ngạo đôi tṛng bạc,
Kẻ ứa gan trung bảy lá vàng.
Chiu chít thương bầy gà mất mẹ,
Cũng là gắng gỗ dám khoe khoang.
V
Khoe khoang sức giỏi cậy tài khôn,
Bán dạng khua môi cũng một phồn.
Tơ vấn cánh ruồi kinh trí nhện,
Gió đưa oai cọp khiến hơi chồn.
Siêng lo há để cơm kề miệng,
Vụng tính nào dè nước đến trôn.
Hay giở chuyện tṛ c̣n lắm lối,
Múa men khuyên hăy chớ bôn chôn.
VI
Hăy chớ bôn chôn việc cửa nhà,
Sau này c̣n hẹn nổi đường xa.
Ma duồng cơn ngặt dung hai trẻ,
Trời mỏn ḷng thương xót một già.
Lái đă vững vàng cơn sóng lượng,
Ổ toan ràngrịt buổi mưa sa.
Ở đời chưa dễ quên đời đặng,
Tính thiệt so hơn cũng gọi là.
VII
Cũng gọi là người ắt phải lo,
Từng hay chịu khó mới nên tṛ.
Bạc mênh mông biển cầu toan bắc,
Xanh mịt mù trời thước rắp đo.
Nước ngược chống lên thuyền một chiếc,
Các cao bó lại sách trăm pho.
Ḷng này đâu hỏi mà không hổ,
Lặng xét thầm xoi đă biết cho.
VIII
Đă biết cho chưa hỡi những người ?
Khuyên đừng tích hận chớ chê cười.
Ví dầu vật ấy c̣n rơi dấu,
Bao quản thân nầy chịu dễ ngươi.
Trăng giữa ba thu mây cũng tỏ,
Hoa trong chín hạ nắng c̣n tươi.
Khó ḷng ḿnh biết ḷng ḿnh khó,
Ḷn lơi công t́nh kể mấy mươi.
IX
Kể mấy mươi năm nước lễ văn,
Rắn dài heo lớn thế khôn ngăn.
Bốn đời chung đợi ơn nuôi dưỡng,
Ba tỉnh riêng lo việc ở ăn.
Hết sức người theo trời chẳng kịp,
Hoài công chim lấp biển khôn bằng.
Cho hay đă vậy thôi th́ chớ,
Nhắm mắt đưa chơn lỗi đạo hằng.
X
Đạo hằng chi trước thảo cùng ngay,
Lỗi đạo sao cho đáng mặt thầy.
Đất quét đă đành chia lỗ miệng,
Chén tràn e nổi trở bàn tay.
Nghĩa đen dạy trẻ tranh c̣n lấp,
Mắt trắng xem trời cánh khó bay,
Chí muốn ngày nào cho đặng toại,
Giang sang ba tỉnh hăy c̣n đây !
THƠ GỞI VỢ ( 20 )
Chí học hành lướt xong ngàn dặm,
Đạo vợ chồng xa đắp trăm năm,
Chân trời mặt biển tăm tăm,
Cánh hồng phới nhẹ ruột tằm héo don.
Trải đất khách nước non xa cách,
T́nh vợ chồng thương nhớ ngậm ngùi.
Từ ngày mười chín tàu lui,
Máy gài chưn vịt buồm xuôi cánh hồng.
Nước minh mông lước xông lượn sóng,
Trời ủ ê xa đắm từng mây,
Biển êm tàu chạy như bay,
Côn Nôn đă khỏi đến ngày hai mươi.
C̣n vui cười chơi cùng chúng bạn,
Trong ba ngày thấy dạng cù lao.
Địa bàn núi ấy xanh xao,
Qua truông quân mạo lại vào quan âm.
Thảy đông tây om ṣm sóng bũa,
Hêu mẹ con từng đá chập chồng.
Trông trên non nước mấy từng,
Ai mà chẳng động tấm ḷng thất gia.
Tân-gia-ba thiệt là phố mới,
Ngày hăm hai tàu tới giờ Thân,
Trong tàu hai nước quan quân,
Thảy đều dơng mạnh mười phân vui cười.
Nỗi tưng bừng mướn đ̣ lên đất,
Tàu chất than khói ngất trong ngoài,
Nước bèo quen biết những ai,
T́m nơi khách ngụ nghĩ vài ba đêm.
Ngày hai mươi bốn trời êm biển lặng,
Lịnh quan truyền thủng thẳng kéo neo.
(Có lẽ bị khuyết vài câu)
Trong ba ngày thấy nhiều non núi,
Lửa cùng buồm thay đổi chạy hoài.
Hết chiều sáng lại rạng mai,
Mây mịt mù biển, nước lai láng trời.
Nghĩ cuộc đời ăn chơi cũng mấy,
V́ nỗi chi chuốc lấy buồn nầy.
Cũng chẳng đặng thỏa chí đây,
Sắt son một tấm nước mây ngàn trùng.
Qua tháng sáu chạy trong biển cả,
Tàu khác nào chiếc lá vọng khơi.
Ngày hai mươi bốn rạng mời,
Đồng không cỏ cháy thấy trời A-đen ( 21 )
Đất lắm phèn nào quen xứ lạ,
Nước màng không cây lá chẳng sinh.
Đường đi tính lại cho minh,
Trong tuần tháng bảy tới thành Paris.
Những kẻ đi đă đành một nỗi,
Người ở nhà sớm tối hằng trông.
Ra vào nệm chích pḥng không,
Ngày nào cho ngớt tấm ḷng sầu bi.
Nỗi biệt ly siết chi trông đợi,
Dặm quan san xa gửi một phong.
LỜI TRUYỀN THỊ
Ra lời truyền thị, tỏ với nhân dân,
Làm người phải biết giả chân,
Chớ khá nghe lời huyễn hoặc.
Xưa sáu tỉnh súng đồng giáo sắt,
Binh lương tiền túc chứa chan,
Ô-lê tàu hải rỡ ràng,
Thành tỉnh pháo đài nghiêm ngặt ;
Chân-lạp, Xiêm-la chư quốc,
Bộ binh, thủy chiến thảy kiên nhường.
Chẳng trọn ngày, đất vở ngói tan !
Xứ Gia Định là đầu sáu tỉnh.
Sau những: Đại đồn Lănh Định,
Cùng là: Mỹ Quư Tháp mười.
Có lương, có súng, sẵn đông người,
Làm hết sức cũng không nên dáng.
Chẳng những là thiên mạng,
Cùng hiệp với nhân mưu :
Nên triều đ́nh trước đă ḥa hưu
Sau Kinh lược cũng đành giao cát.
Thiếu chi kẻ anh hùng lỗi lạc,
Cũng phục tùng mà hộ quốc tí dân.
C̣n như người minh triết bảo thân,
Th́ thối độn mà an sinh lạc nghiệp.
Có chăng phường đạo kiếp,
Bày ra cuộc mộ quyên,
Ấy là chước kiếm tiền,
Ấy là mưu trốn nợ,
Kiếm chổ vắng mà bắt lính đ̣i lương tở mở ;
Khoe trong rừng bụi, khen cho hay múa gậy rừng hoang ;
Lừa hờ cơ mà phất cờ giống trống nhộn nhàng,
Muốn địch với quan binh, ví chẳng khác bắt cầu qua biển cả.
Bắn một hiệp chết nghiêng chết ngă;
Chạy tư bề trốn ngược trốn xuôi.
Việc ấu hăy chưa nguôi.
Gương c̣n treo trước mắt.
Hể một người làm giặc,
Th́ lụy đến họ hàng,
Nhà cửa tan hoang,
Xóm làng hư hại.
Luật xưa để lại,
Phép nước không tha,
Dẫu nay việc Lang-sa,
Cũng noi theo luật lệ.
Chớ thấy rộng dung mà lờn dễ,
Rộng dung v́ thương thuở dân lành.
Một hai lần dặn bảo đinh ninh.
Một làng hơn nữa đạo binh,
Binh lính lại nhiều bề tân khổ.
Lúc xưa hàng dân bộ,
Một năm người đóng góp kể trăm.
Đào vong điều ḥa rằm rằm !
Lúc trước hoang tàn lắm nỗi,
Mấy năm nay đă khỏi,
Ăn mặc cũng rỡ ràng.
Lính quân phép đă nhẹ nhàng,
Th́ dân xă ắt an điều sinh kế.
Thuở xưa nộp thuế,
Chở lúa đăng thương,
Khổ cực trăm đường,
Nặng nề quá thể ;
Bây giờ thiệt dễ,
Đóng bạc nhẹ nhàng,
Giá lúa đằng ngang,
Ruộng vườn thong thả.
Bốn mươi tám ngày xâu dân xă,
Mười sáu ngày nay đă giảm cho.
Trong làng Sưu lính nhẹ lo,
Ngoài ruộng đất mềm lúa tốt.
Thuở trước hăy mùa màng sùi sụt,
Mấy năm chừ điền mẫu phong thêm.
Việc dân cần kiệm làm đầu,
Hay cần kiệm chẳng giàu cũng đủ.
Đất sáu tỉnh lắm người hiền ngỏ,
Ruộng đất mềm dân đủ lễ văn.
Có nghiệp hằng, ắt có ḷng hằng,
Lời hiểu dụ phải toan ghi dạ.
Muốn cho đặng an trong xă,
Th́ phải lo giữ kẻ gian tà.
Hể thấy ai bày mẹo nghịch ra,
Bắt lấy nó mà ngăn ngừa trước.
Nếu làng ta thế nhược,
Chúng nó tới hùng hào,
Th́ phải liệu mưu nào cầm lại đó,
Rồi báo quan tập nă,
Như vậy mới khỏi điều di họa.
Chi cũng không hơn chước giữ ḿnh,
Lũ hoang đàng đă chẳng giám khinh,
Mà nhà nước lại càng thêm trọng.
Lẽ phải chăng, ta đă suy đong
Lời hơn thiệt ta đà kể rơ.
Khuyên các làng các tổng,
Đều khá hết ḷng hết dạ,
Nếu đem ḷng khi trá,
Mà làm mẹo dị tùng
Lời ta dặn, nhược chẳng rèn ḷng,
Họa sau tới khôn bề cắn rún.
Ghi chú:
1. Câu đối : “Tự thuật” của Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858)
Chị em ơi! Ba mươi sáu tuổi rồi, khắp Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác – Trời đất nhẻ! Gắn một năm này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh.
2. Tôn phu nhân, em gái Ngô Tôn Quyền vua nước Ngô dưới trướng có Châu Công Cẩn tự Châu Du văn vơ toàn tài pḥ giúp, mưu gă Tôn phu nhân cho Lưu Bị nhà Hán, đóng đô ở Ba Thục để liên kết đánh nước Ngụy của Tào Tháo.
3. Tào Tháo muốn cho Từ Thứ đang ở dưới trướng của Lưu Bị về với ḿnh, nên bắt Từ mẫu là mẹ của Từ Thứ, bảo viết thư gọi con về hàng, bà không làm theo, chúng bèn làm thư giả, Từ Thứ được thư về đầu Tào, bà mẹ liền tự tử.
4. Có người cho rằng bài này Tôn Thọ Tường làm ra để khóc Cử trị, xét về mặt “tri âm” qua những bài thơ xướng họa của hai ông, cũng như là những trận so tài giữa Bái Công và Hạng Vơ th́ không đúng v́ Cử Trị mất sau ông (Cử Trị mất năm 1910). Những tiệc rượu của Tổng đốc Phương đăi các bạn bè, có cả Thủ khoa Huân và chắc có Tôn Thọ Tường với hai người ở hai chiến tuyến th́ hợp với ư bài thơ hơn.
5. Chỉ đất Hán Trung (Thiếm Tây) là đất hiểm yếu, hai người ở trong có thể chống lại cả trăm người ở bên ngoài.
6. Gươm thần: Chỉ cây gươm của Hớn bái công (Lưu bang) giết rắn ở Mang Dịch, trước khi cùng với Sở Bá vương (Hạng Vơ) nổi lên đánh Tần.
7. Thân tám thước: Là thân kẻ anh hùng. Bảy thước là kẻ làm trai. Năm thước là thân ngũ đoản của người thấp kém.
8. Con mắt bốn người: Chỉ cho con mắt của Hạng Vơ, mỗi mắt có hai con ngươi.
9. Bát canh Quăng Vơ: Nơi núi Quăng Vơ đất Huỳnh Dương, quân Sở của Hạng vương và quân Hán của Bái công dàn trận đánh nhau. Hạng vương bắt Thái công là cha của Bái công viết thư bảo Bái công lui quân, nhưng Bái công được thư mà không lui quân. Sau Hạng vương đưa Thái công ra trận, sai quân nấu vạt dầu và bảo với quân Hán: “Nếu quân Hán không lui th́ Thái công sẽ bị mổ ruột bỏ vào vạt dầu”. Bái công liền ra trận nói : “Lúc trước cả hai cùng thờ Sở Hoài vương, có cùng nhau kết nghĩa anh em, vậy cha của ta tức là cha của Bá vương, nếu Bá vương luộc cha ta, xin cho ta một bát nước luộc với”. Do đó có điển tích là bát canh Quăng Vơ. Sau đó, Hạng Vơ giao trả Thái công cùng Lă hậu cho Bái công để hai bên băi binh.
10. Chén rượu Hồng Môn: Hạng Vơ bày ra Hồng Môn hội, mời Bái công đến để bắt giết đi, Bái công cũng biết trước, nhưng vẫn đến và dùng lời nhỏ nhẹ nên Hạng Vơ không giết.
11. Đông Hớn: Thuộc nhà Hán (Trung Hoa) đặt kinh đô ở Lạc Dương, nay là Hà Nam, vua là Quang Vơ.
12. Tây Di: Người Trung Hoa cho họ là trung tâm tinh hoa của vũ trụ, v́ vậy mà những nước lân bang họ cho là man ri, mọi rợ, dân tộc phía Bắc th́ họ gọi là Rợ Hồ, phía Tây gọi là Tây Di (nay là vùng đất Tân Cương).
13. Hậu Nghệ: Theo cổ tích Trung Hoa vợ của Hậu Nghệ trộm thuốc trường sinh của chồng rồi lên cung trăng ở.
14. Tục truyền ở Trung Hoa có người chồng đi đánh giặc, vợ ở nhà lên núi Vũ xương trông chồng lâu ngày hóa đá, tích Tô thị lên núi Kỳ lừa (ở Đồng Đăng) ngóng chồng cũng thành đá. Núi vọng phu ở Qui Nhơn cũng là người hóa đá, bồng con trông chồng.
15. Tích Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, có mưa ngày 7 tháng 7 âm lịch.
16. Bá Di, Thúc Tề : hai người con vua Cô Trúc, khi Vơ vương kéo quân phạt Trụ vương, Bá Di và Thúc Tề ra cản đầu ngựa can vua Vơ. Vơ vương không nghe, sau khi diệt trụ rồi lên ngôi lập nên nhà Chu, Bá Di, Thúc Tề không ăn gạo nhà Chu, kéo núi Thú dương hái rau vi mà ăn thay cơm, sau hai ông nhịn ăn rau nhà Chu mà chết.
17. Sở Vương đi chơi nơi Vân mộng, ngủ ở quán Cao Đường, dưới núi Vu sơn (Hồ Bắc) nằm mộng thấy một người đàn bà nói rằng nghe vua ngự ra đây nên tới hầu. Vua lưu trong hành cung để cùng chăn gối. Lúc ra về nàng nói ḿnh là thần nữ núi Vu Giáp sớm làm mây, tối làm mưa. Vua bèn cho lập đền thờ ở chân núi Dương Đài.
18. Tây Bá: Văn vương là chư hầu của nhà Ân (Thương) là bậc hiền minh, thánh đức nên được các chư hầu khác quy phục, sau bị vua Trụ bắt giam ở Dũ Lư, rồi được tha và phong cho làm Tây bá. Đến đời con là Vũ Vương họp các chư hầu lại, diệt nhà Ân mà lập nên nhà Chu.
19. Bài thơ này làm trong khoảng 1862 – 1867, tức là Pháp mới lấy ba tỉnh miền Đông.
20. Tôn Thọ Tường đi theo phái bộ của Phan Thanh Giản sang Pháp năm 1863.
21. E-đen: Một hải cảng thuộc xứ Yémen.