Chương Thứ Tám

Tổng Kết

*

Nhiều yếu tố góp phần, tạo cho văn học của một nước, một khu vực có những nét đặc thù. Văn Học Miền Nam cũng được xây dựng như thế. Theo quan niệm của người xưa, chúng ta có thể xem xét Văn Học Miền Nam qua Tam tài: Thiên, địa, nhân.

Người Pháp đă xâm chiếm miền Nam từ khoảng giữa thế kỷ 19, họ đă dùng chữ Quốc ngữ để phục vụ cho công cuộc cai trị, chữ Quốc ngữ dần dần được định chế hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, về mặt truyền bá, về mặt sử dụng chính thức ở công đường, trường học.

Từ cơ sở sử dụng chữ Quốc ngữ làm phương tiện cai trị, để phổ biến ngày càng sâu rộng, nó được sử dụng trước tiên qua phương tiện truyền thông của báo chí, thứ đến là cung cấp các món ăn tinh thần, đó là dịch truyện Tàu, sáng tác tiểu thuyết, thi ca.

Chữ Quốc ngữ đă được cơ hội phát triễn, hay nói khác hơn là Văn Học Miền Nam đă được thiên thời để phát triển nền văn học Quốc ngữ.

Về mặt địa lợi th́ Miền Nam không có sông sâu, núi cao, nhưng đất rộng, người thưa tài nguyên thiên nhiên phong phú, sông Cửu Long cho nhiều phù sa trên cánh đồng bằng. Rừng U Minh, Đồng Tháp Mười vài chục năm trước, nhiều nơi vẫn c̣n chưa khai phá.

Có thể nói người miền Nam đă được thiên nhiên ưu đăi, người ta không phải lo toan về cái ăn, cái mặc. Muốn cất nhà, người ta cần phải có cột kèo để làm sườn. Cột đă có cây tre cây tràm, tre trồng ở sau vườn, cây tràm ở vùng rừng U minh hay phụ cận. Lợp mái hay che vách đă có lá dừa nước, mọc hoang ở vùng nước lợ.

Về cái ăn, nói về lúa th́ người ta phải trồng, vào khoảng tháng 5 hay tháng 6 người ta cày, bừa rồi xạ lúa, nghĩa là nắm lúa thảy lên đất, rồi dùng cái bừa khỏa lấp lại, không cho chim ăn hột lúa giống, sau đó trời mưa lúa non sẽ mọc lên, người ta không cần vô phân, tưới nước. Nhờ nước mưa, nhờ mùa nước nổi, cây lúa tự sinh sôi nảy nở, đơm bông kết hạt, đến tháng 11 hay chạp lúa chin, người ta gặt lúa đem hạt về  nhà, một năm tính trung b́nh, nhà nông miền Nam chỉ làm gom lại, tổng cộng chừng hơn một tháng, đủ lúa gạo ăn cả năm.

Người nghèo, không có đất làm ruộng, vài chục năm trước, tôi c̣n nhỏ nhưng đă biết, vào khoảng cuối tháng 10, họ bơi xuồng vào Đồng Tháp Mười, thu hoạch “lúa ma” đem về ăn. Người ta gọi là “lúa ma” v́ không ai trồng cả. Trong Đồng Tháp Mười có những cái “trấp” là những đám cỏ hay lục b́nh kết lại thành một vùng nổi lên mặt nước mênh mông, trên đó có những đám lúa do chim tha về ăn, bị rơi rụng rồi nó lên cây lúa, lưu niên từ năm nọ qua năm kia, thành ra những đám lúa không ai trồng, nên gọi là “lúa ma” đến khi nó chin, người ta đem xuồng vào đó, lấy cây dầm gạt cho bông lúa chạm be xuồng, hạt sẽ rụng vào xuồng, cho đến khi đầy th́ chở về, mỗi xuồng chừng 20 đến 30 giạ lúa, khoảng nửa tấn gạo, nhưng gạo toàn là màu đỏ.

 Về cá, tôm, tép, cua không thể nói hết được, nhiều vô số cho đến trẻ con 5, 6 tuổi ra đồng cũng có thể bắt cá, tôm, tép bằng cách câu, đặt lọp, dùng cái rổ để xúc tép, giăng lưới, người lớn th́ đi chài, chất chà dưới sông, trong đồng người ta làm đ́a, mỗi năm bắt cá một lần, người ta cũng làm cái ḅ ở dưới bến sông, mỗi ngày kéo lên vài lần.

Có những lúc cá nhiều, cá ít tùy mùa sinh sản, cá nhiều người ta ăn không hết, nên phải làm mắm, làm khô để dành ăn những tháng ít cá, tôm. Cá nhiều nhất vào mùa nước nổi, những thứ như cá cơm, cá linh, v́ là cá nhỏ nên người ta dùng để làm nước mắm, thậm chí người ta phơi khô ngoài lộ cái đến vài chục thước dài, cá khô này chỉ để làm phân bón.

Thiên nhiên ưu đăi như vậy, cho nên người ta không lo về cái ăn, chỗ ở. Xem tiểu thuyết, cải lương, chúng ta thấy nhiều nông dân bị điền chủ cướp đất, mất đất chỗ này, người ta bỏ đi khai khẩn đất khác, đọc Rừng Mấm của B́nh Nguyên Lộc để thấy cảnh người ta di dân đi khai khẩn đất mới.

C̣n chuyện điền chủ cướp đất của nông dân như thế này, người nông dân đến chỗ hoang hóa, khai khẩn làm nên miếng ruộng, mảnh vườn, rồi người khác tới cũng khai khẩn tiếp, nhiều người ở tự nhiên thành xóm, thành khu, đất là của họ, nhưng họ không biết lập thủ tục xin cấp chủ quyền, những thầy thông, thầy kư, ông Hội đồng biết pháp luật, có tiền của, họ xem địa bộ thấy những nơi đất đă canh tác nhưng không ai có chủ quyền, họ đứng ra làm đơn xin khai khẩn, đóng thuế trước bạ về chủ quyền, thế là đất ấy thuộc về của họ, xem tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có nói về vấn đề này. Đây là vấn đề xă hội nó không hợp về mặt đạo lư nhưng hợp pháp, v́ bất công nên nhà văn mới dựng nên những tác phẩm để phê phán xă hội, chánh quyền thuộc địa, gán cho địa chủ là cường quyền, ác bá tạo ra giai cấp đấu tranh .

Nhưng đa số người trong cuộc, người nông dân thuở trước thấy rằng người ta “ỷ mạnh hiếp yếu” hay “cậy thế hiếp cô” nên họ bỏ miếng đất này, đi khai khẩn miếng đất khác, họ muốn đi xa, ra ngoài ṿng kiềm tỏa của chánh quyền, như ông bà của họ đă làm thuở trước, hoặc họ yên phận làm tá điền.

Về con người, thuở ban đầu những người di dân đầu tiên là những tội nhân bị lưu đày, những người nghèo khó, không có miếng đất, mảnh vườn để sinh sống ở Bắc hay Trung mới vào Nam.

Người miền Nam không có anh cả, chị cả, người ta truyền tụng rằng người con cả, nhất là con trai, là người nối dơi tông đường, thờ phụng tổ tiên. Tổ tiên ở đất Bắc, đất Trung nên con trai cả phải về đó để giữ Từ đường, thờ phụng tổ tiên. Người vào Nam lập nghiệp, không muốn mất con, nên con trai đầu ḷng không là con cả, mà là con thứ hai, dù là con gái cũng là con thứ hai. Từ đó người miền Nam chỉ có từ thứ hai trở đi mà thôi.

 C̣n một đặc điểm nữa là người vào Nam lập nghiệp một đi không trở lại. Chúng ta biết rằng bất cứ người miền Nam nào trong tâm tư cũng nghĩ rằng tổ tiên ḿnh ở đất Bắc ấy, nhưng không ai biết cụ thể là ở đâu hết v́ sao vậy ?

V́ một là số người bị lưu đày, chuyện ấy không vẻ vang ǵ cho ḍng họ tông môn, nên họ không muốn trở lại quê nhà, tránh tiếng xấu cho họ hàng, hai là những người nghèo khó họ cũng không muốn trở về đất Bắc v́ ở đó họ không có miếng đất “cắm dùi”, cho nên cũng không có chỗ trở lại. Chính những người đi tha phương cầu thực đầu tiên ấy không dẫn con, dẫn cháu trở lại nơi “chôn nhau cắt rún” của ḿnh, th́ con cháu sau này làm sao biết nguồn, biết gốc ḿnh ở đâu.

Sống ở miền Nam, miền đất mới sông nước mênh mông hiền ḥa, con người không phải chống chỏi với thiên nhiên về thiên tai lũ lụt, không phải đấu tranh giữa con người với con người về miếng ăn, chỗ ở từ đời nọ sang đời kia tạo cho người miền Nam tính t́nh chân chất, hiền ḥa và bộc trực.

Tam tài mà Nhân ḥa, thiên thời, địa lợi đó phát sinh ra một nền văn học, đương nhiên nó thể hiện triết lư sống của người miền Nam, tạo cho Văn Học Miền Nam b́nh dị, nhân hậu và là một nền Văn học Quốc ngữ tiên phong trong cả nước.

7-3-2009