Về Một Bài Thơ Phổ NhạcNguyễn Ban Sơ
Cuối tháng 3 năm 2024, anh bạn nhạc sĩ Trần Chí Phúc (TCP) - “người muôn năm cũ” - hiện đang sinh sống tại tiểu bang California, đă posted lên “youtube” (đại khái, “youtube” là một hệ thống chia sẻ “video” trực tuyến - online video sharing - của Mỹ), một music video với lời giới thiệu ngắn gọn, đồng thời chuyển đến tôi đường link để vào youtube. Đó là một bài thơ tôi sáng tác từ hơn 20 năm trước. TCP đă phổ nhạc vào tháng 12 năm 2023, làm quà Noel tặng tôi. Tôi rất vui. Phải thành thật công nhận rằng, đây là món quà Noel đặc biệt và mang nhiều ư nghĩa nhất, tôi nhận được trong đời. Cám ơn bạn rất nhiều. Thank you so much. I am very grateful.Mời xem và nghe Em Về Quê Ngoại - Thơ Nguyễn Ban Sơ - Nhạc Trần Chí Phúc - Phong Dinh đàn hát.
Thật ra, bài thơ của tôi có tựa đề “Đưa Em Về Quê Ngoại,” sáng tác năm 2003, riêng tặng LTT của một thời New York, đầy kỷ niệm. Trẻ hơn tôi 24 tuổi, em đă đem đến tôi sức sống cuồng si và mănh liệt hơn bao giờ hết. Tôi gọi em là S.O. (nguyên văn là “significant other” - tạm dịch là “một phần kia”) của đời tôi. Sau ngày trở lại đời sống độc thân - diễn tả theo văn chương kiếm hiệp - tôi đă có một thời gian “nhập thất, bế môn, tu luyện Đô La Kiếm - do NGT - giáo chủ Đô La Đạo truyền thụ, từ 20 năm trước.” 2 năm sau, tôi “xuất động, xuống núi,” nói theo văn chương kiếm hiệp là “ngộ đạo, hạ sơn,” và tôi đă gặp em, như mối duyên tiền định. Đó là cuộc t́nh vội vàng - như sét đánh - trong thời kỳ sơ khởi, của những ngày tháng bồng bềnh.
Tôi như được đưa ra khỏi vũng lầy, vớt lên từ vực thẳm, của những tháng ngày đen tối. Mặc dù thời gian tôi và LTT vui vẻ bên nhau chỉ vỏn vẹn vài năm, nhưng đó lại chính là giai đoạn hồi sinh của tôi. Những năm sau này, tôi có thêm vài S.O. khác, nhưng h́nh ảnh trẻ trung và nóng bỏng của em vẫn luôn in đậm, không bao giờ xóa nḥa.
Một buổi tối tháng 7 năm 2003, tôi thao thức suốt đêm, và hoàn tất những lời thơ trong “Đưa Em Về Quê Ngoại” để sáng ngày hôm sau, trao tận tay LTT, tại phi trường IAD, khi đến gặp em chào tạm biệt, trước khi em lên máy bay về Việt Nam. Trước đây, tôi chưa từng hoàn tất một bài thơ nào, chỉ trong ṿng 1 đêm. Có lẽ bài thơ tặng em là ngoại lệ - là bài duy nhất. Thông thường, tôi chỉ sáng tác những “lời thơ,” sau khi đă có “ư thơ.” Ư thơ chỉ đến khi có “hứng.” Hứng chỉ đến một cách bất chợt, trong một khoảng thời gian nào đó - một vài ngày, một vài tuần, một vài tháng, hoặc lâu hơn nữa. Do đó, trong đời làm thơ, từ năm 18 tuổi đến nay, đếm lại, một cách công bằng mà nói, có lẽ tôi chỉ sáng tác được 60 đến 70 bài thơ mà thôi. It’s fine with me anyway. Từ lúc biết làm thơ, mặc dù tôi đă xuất bản 1 tập thơ vào năm 2013 rồi, tôi chưa bao giờ tự nhận ḿnh là “thi sĩ” - là “nhà thơ” - như một vài bằng hữu vẫn thường gọi.
Bài thơ “Đưa Em Về Quê Ngoại” đă được đưa vào tập thơ đầu tay của tôi “Lời Ru Của Đá” - xuất bản năm 2013. Khi TCP phổ nhạc, anh thay 2 câu cuối bằng “Quê Ngoại xa xôi. Quê Ngoại yêu thương.” Anh cũng rút ngắn tựa đề, nay chỉ c̣n lại “Em Về Quê Ngoại.” Điều quan trọng là ư thơ vẫn hoàn toàn như cũ. Ngoại trừ 2 thay đổi đó - toàn bộ bài thơ nguyên thủy được giữ nguyên văn. Tôi rất thích tựa đề mới “Em Về Quê Ngoại.” Tôi cũng rất bằng ḷng 2 câu thơ mới - thay thế 2 câu thơ cũ - tô đậm thêm t́nh yêu quê Ngoại. Theo lời bàn Mao Tôn Cương (MTC) của TCP, có nhiều ca khúc về Mẹ, về Cha nhưng về Quê Ngoại th́ hiếm. Hi vọng bài hát này sẽ được đón nhận. Tôi hy vọng vậy.
Tôi được hân hạnh quen biết anh bạn nhạc sĩ TCP, tác giả ca khúc nổi tiếng “Sài G̣n Em Ở Đó,” qua sự giới thiệu của NĐH - biệt danh “NĐH đầu bạc vùng Hoa Thịnh Đốn (HTĐ)” - vào đầu thập niên 90, khi chàng ghé thăm HTĐ. Năm 2006, nhân dịp đến San Jose, California tham dự đám cưới cô bạn thi sĩ TTMN, tôi đưa TCP xem bài thơ “Đưa Em Về Quê Ngoại.” Chàng hứa sẽ phổ nhạc, khi có hứng, vào một ngày nào đó. Ngày đó lại là ngày Noel năm 2023. Cũng là một mối duyên kỳ ngộ. Vào lúc tôi không ngờ nhất, chàng vẫn nhớ đến lời hẹn ngày nào, của 17 năm trước. Cám ơn bạn. Thank you. Very much appreciated.
Lúc đó, TCP sống độc thân. Nay, bên cạnh chàng là người đẹp Phong Dinh (PD) - vẫn thường cùng chàng song ca - hầu hết là những sáng tác của TCP - trong các “music video” xuất hiện trên “youtube.” Chúc mừng bạn. Congratulations! Tôi nghĩ rằng, trên “youtube,” bản nhạc “Em Về Quê Ngoại,” qua phần thể hiện của PD - vừa ôm đàn guitar, vừa hát - đă somehow thấm vào ḷng người. Cám ơn PD rất nhiều. Much appreciated. Theo lời bàn MTC của TCP, h́nh ảnh phụ nữ ôm đàn hát ca khúc phổ thơ là nét đặc biệt hiếm có. PD đàn hát “Em Về Quê Ngoại” sẽ lên vài ngàn “views” trong vài tháng. Tôi đồng ư với lời bàn MTC của bạn.
Theo sự hiểu biết hạn chế của tôi về công nghệ thông tin (information technology, viết tắt là IT,) đặc biệt là trên lănh vực “youtube,” “views” được hiểu là số lần “video” này được xem “online.” Số lượng “views” càng lớn, chứng tỏ số lượng người xem “online” càng nhiều. Số lượng người xem “online” càng nhiều, chứng tỏ sự thành công của “video” này, đồng nghĩa với việc “video” này đă đến được với đại đa số quần chúng “online,” cũng đồng nghĩa với 2 chữ “thành công,” cũng là mong muốn của “người sáng tạo” (c̣n được gọi là youtuber). Hiện tại, chỉ sau vài tuần được posted lên “youtube,” music video PD đàn hát “Em Về Quê Ngoại” đă được hơn 1,400 “views” rồi. Nếu đúng như lời bàn MTC của TCP, số lượng “views” của music video này sẽ lên vài ngàn trong vài tháng, là chuyện có thể xảy ra. Điều này chứng tỏ sự thành công của music video và “youtuber.” Chúc mừng 2 người bạn “youtubers” TCP & PD.
Thay lời kết luận, sau đây là nguyên văn bài thơ “Đưa Em Về Quê Ngoại” của tôi và bản nhạc (music sheet) “Em Về Quê Ngoại” của nhạc sĩ TCP. Thank you all so much.
Đưa em về quê Ngoại
Em về quê Ngoại ngày mưa tháng Bảy
Nhặt giùm ta ḥn đá nhỏ ven đường
Nói giùm ta lời th́ thầm dạo ấy
Thở giùm ta hơi ấm buổi tơ vương
Em về quê Ngoại trên con dốc đổ
Thăm giùm ta ngôi trường cũ mờ sương
Hát giùm ta u hoài câu vọng cổ
Tiếc giùm ta làng xóm đă tang thương
Em về quê Ngoại trong cơn lụt lội
Uống giùm ta chút t́nh tự quê hương
Ăn giùm ta vài trái xoài, mận, ổi
Dạo giùm ta chợ cá tụ ven đường
Em về quê Ngoại thăm người lần cuối
Tiễn Ngoại đi xa, tận chốn mù khơi
Thắp giùm ta nén nhang bên bờ suối
Khóc giùm ta gịng lệ cuối chân trời
Em về quê Ngoại mười năm biệt xứ
Cây vẫn trơ và cỏ vẫn lặng yên
Chim vẫn lượn bay trên thành quách cũ
Hăy giữ cho ta một cành Thủy Tiên
2003
Gởi LTT, New York
2024
Gởi TCP & PD (California)
Gởi LTT (New York)