Bố
thí
Phúc Trung
I
.- Ðịnh
nghĩa :
Chữ
Phạn Dâna phiên âm là Ðàn Na có nghĩa là Thí tức là cho, trao tặng
còn Bố là cùng khắp. Vậy Bố thí là cho khắp nơi, cho tất cả mọi
người, mọi loài. Bố thí hay làm phước cũng cùng nghĩa như nhau. Bố
thí là một trong Sáu Ðộ ( Lục Ðộ Ba La Mật ): Bố thí, trì giới,
nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.
II
.- Phân Loại : Bố
thí được phân thành ba loại :
-
Cho tiền bạc, của cải ( Tài thí ).
- Ðem Phật Pháp đến cho người khác biết để tu ( Pháp thí ).
- Cứu giúp người cho đừng sợ sệt ( Vô úy thí ).
1) Cho tiền
bạc, của cải : Gồm có hai loại.
A) Cho những gì quý báu nhất của mình ( nội tài ) : Những
thứ gì mình quý báu nhất chẳng hạn như thân mạng của mình, có người
dám hy sinh thân của mình để cứu người khác. Trong truyện tiền thân
của Phật, có một người lái buôn, đi buôn bằng thuyền buồm, một cơn
gió bão nổi lên, thuyền bị chìm, người lái buôn đang ôm cột buồm
nổi trên mặt nước, vì lòng từ bi, thấy người khác sắp chết đuối,
người lái buôn liền đưa cột buồm cho người ấy bám, còn mình chịu
chết chìm. Người lái buôn ấy chính là tiền thân của đức Phật.
Chúng ta thấy rằng loại bố thí nầy, cao quý hơn hết, người
phải có tâm từ rất lớn thì mới có thể làm được.
B) Cho những của cải của mình ( ngoại tài ) : Những vật
của mình như tiền bạc, nhà cửa, ngựa, xe, ruộng nương ... thấy những
người khác thiếu thốn, vì thương họ lâm vào những cảnh khốn cùng
chẳng hạn như họ cần tiền bạc chữa bệnh tật, ta cho họ tiền bạc,
đi lỡ đường chúng ta cho tiền bạc hay thức ăn, có những người thấy
người khác gia đình đông đúc con cái, cần phải có ruộng nương
để trồng trọt, liền cho ruộng nương làm để có thức ăn nuôi
gia đình, có người thấy người khác nhà cửa mái dột, cột siêu liền
giúp tiền của để sữa nhà cho gia đình con cái ăn ở ấm cúng... Lấy
của cải của mình, để giúp cho người khác khỏi cảnh nghèo khó, hoạn
nạn, khổ đau, chúng ta ai cũng
biết và đã từng làm đó là bố thí.
2) Ðem Phật Pháp đến cho người
khác biết để tu :
Ðức Phật vì thương xót chúng sinh chịu những cảnh SANH,
LÃO, BÊNH, TỬ nên Ngài mới
đi tìm cách giải thoát nó, khi Ngài đạt được Chân lý liền đem
đi thuyết giảng cho mọi người biết, Ngài đã đi qua nhiều nước
trong xứ Ấn Ðộ ngày xưa, nhiều vị quốc vương, hoàng hậu, các hoàng
tử, các quan chức lớn nhỏ và dân chúng được Ngài giảng cho biết
phương pháp tu tập để ra khỏi mọi cảnh khổ đau trong vòng sinh
sinh, tử tử.
Trên hai ngàn năm nay, người ta vì muốn giúp người khác, cho
nên Phật Pháp được truyền từ người nọ sang người kia, nói cho người
khác nghe gọi là thuyết pháp, in kinh điển cho người khác đọc,
ngày nay dùng những phương tiện kỹ xão như in băng cassette, video để
cho người khác nghe, nhìn cũng đều nhằm mục đích mang Giáo lý của
đức Phật đến cho người khác biết, tin theo để tu học.
Bài trừ mê tín để cho người khác biết rõ Giáo lý của
đức Phật, đó cũng là Pháp thí.
3) Cứu giúp
người cho đừng sợ sệt :
Ðiều
quan trọng mà Phật cũng như chư vị Tổ sư dạy chúng ta là làm sao
cho Tâm thanh tịnh thì trí huệ sanh mà trí huệ sanh thì sẽ tiến tới
giác ngộ, tiến dần lên bậc vô thượng Chánh đẳng, Chánh Giác. Lo
sợ chẳng những làm cho người ta bị khổ não mà tâm cũng chẳng thanh
tịnh. Trong Bát nhã tâm kinh có đoạn quan trọng nhất Phật dạy ...
Vì không chấp chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát nhã ba la mật đa, tâm
không ngăn ngại, vì không ngăn ngại, nên không Sợ hãi, xa hẳn điên
đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.
Giúp cho người hết sợ sệt một điều gì cũng là làm cho người
ta khỏi khổ đau.
Những gì chúng ta trìu mến như thân nhân, của cải đều là một
nguyên tố cột ràng chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử, bởi vì những
ước muốn, lòng ích kỷ sẽ chiêu cảm ta dễ dàng trong luân hồi, bố
thí là tập cho ta xả bỏ tất cả, ngày kia ta nằm xuống, lìa bỏ xác
thân tạm bợ nầy, tâm ta thanh thản nhẹ nhàn, chỉ tưởng nhớ đến
Phật sẽ dễ sanh vào cõi an lạc.
( * ) Trở về Mục Lục