HT. Thích Chơn Thiện trả lời câu hỏi trên VietnamNet

Hoà thượng Thích Chơn Thiện quen thuộc với giới tăng ni Phật tử trong và ngoài nước không chỉ bởi ông đă có 43 năm tu hành mà c̣n v́ ông là tác giả của nhiều tác phẩm về Phật học và văn học... Trước việc ngày 19/11 vừa qua, Hạ viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thông qua nghị quyết HR 427, ông đă không thể im lặng. Đó cũng là lư do để ông - một nhà tu hành vốn kín tiếng, khiêm nhường nhận lời tham gia cuộc giao lưu trực tuyến trên báo điện tử VietnamNet chiều nay.

Hoà thượng Thích Chơn Thiện hiện nay là Phó trưởng ban thường trực Ban Phật giáo Quốc tế, Trưởng ban giáo dục tăng ni Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Đại biểu Quốc hội khoá XI. Nói đến những tác phẩm của ông (3 dịch phẩm và 12 tác phẩm), nổi tiếng nhất phải kể đến cuốn "Phật học khái luận" đă tái bản tới 8 lần; công tŕnh nghiên cứu "Lư thuyết về nhân tính" xuất bản bằng cả Việt ngữ và Anh ngữ đă được phát hành ở nhiều nước. Đặc biệt, 62 năm của cuộc đời và 43 năm gắn bó với chốn cửa thiền tại đất Cố đô - một vùng đất thấm nhuần tinh thần Phật giáo đă để lại cho Hoà thượng Thích Chơn Thiện cuốn sách "Hoa Ngọc Lan" - một tác phẩm văn học nói về nếp sống của giới tu hành.

Nếu không t́nh cờ có chuyến đi Huế và biết về Hoà thượng Thích Chơn Thiện qua các nhân sĩ tại đất Cố đô, có lẽ chúng tôi cũng khó h́nh dung được, vị tu hành gia giản dị và khiêm nhường ấy cũng từng thành đạt trong sự học. Ông đă từng tốt nghiệp Cao học tâm lư giáo dục (Educational Psychology - M.Ed.) tại Mỹ năm 1973, nhận bằng phó tiến sĩ Phật học (M.Phie) tại Đại học Delhi (Ấn Độ) năm 1993, và năm 1996, khi đă 55 tuổi, ông nhận bằng tiến sĩ Phật học (Ph.D.) cũng tại Ấn Độ). Những học thức mà ông có đă góp phần làm đẹp Đời và Đạo.

Cũng có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến: từ năm 1964 đến 1973 (trước giải phóng), hoà thượng Thích Chơn Thiện là đệ tử thị giả của Đức đệ nhất tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Thích Tịnh Khiết. (Đến năm 1981, ông đă cùng tổ chức này gia nhập Ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Cũng trầm mặc và kín đáo như Huế và con người xứ Huế, hơn nữa lại là người tu thiền, ông không phải là người dễ bộc bạch. Đă nhiều lần ông từ chối trả lời phỏng vấn của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước. Thế nhưng, trước việc ngày 19/11 vừa qua, Hạ việc Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thông qua nghị quyết HR 427, ông đă không thể im lặng. Ngày hôm qua, ông tŕnh bày trước Quốc hội Việt Nam bức thư của Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Tịnh nói lên ư nguyện của tăng ni, phật tử Việt Nam trước hành động đó của Hạ viện Hoa Kỳ. Ông cũng tâm sự với VietnamNet: "Nói rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo là sai sự thật. Là một người luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, tôi không thể thờ ơ trước việc người ta nói sai sự thật về dân tộc ḿnh, Tổ quốc ḿnh".

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn

Hoai Thuong - Nữ - Hanoi

- Có một người bạn ở Huế vừa gọi điện cho tôi nói rằng, ông đă từng tuyên bố: "Tôi sợ hăi những cuộc chiến tranh tôn giáo". Có phải là lư do để một người kín tiếng như ông phải lên tiếng trong thời điểm hiện tại? Khi đă quyết định lên tiếng, ông có sợ sự chỉ trích từ các phía khác nhau?

- Đă là một tu sĩ Phật giáo th́ phải tôn trọng sự thật, chỉ sợ ḿnh nói sai sự thật thôi. Khi ḿnh đă nói ra th́ phải chịu trách nhiệm với lời nói đó và phải tôn trọng sự thật. V́ vậy, không phải sợ hăi những phản ứng tâm lư của những người xung quanh bởi v́ tôi nghĩ rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời nói và việc làm của chính ḿnh.

Jimmy Tran - Nam - Ca, USA

- Ông khẳng định rằng Việt Nam không có chuyện đàn áp tôn giáo? Vậy ông b́nh luận thế nào về những thông tin mà nguợc lại? Liệu có chuyện ông cũng bưng bít thông tin? Tôi hi vọng rằng nhân cách, học vấn của ông sẽ khiến ông trả lời khách quan câu hỏi này?
- Tôi xin trả lời một cách thành thật: về tư cách của một người tu sĩ Phật giáo, tôi nói một cách tự do theo ư nghĩ của tôi, không có sức ép nào bên cạnh cả. Nói vệ tự do tôn giáo th́ bao giờ cũng phải nói về sự giới hạn của nó, không bao giờ tiếc nuối nào cả ở bất cứ nơi nào. ở Việt Nam trước 1975, chính phủ ông Diệm đă chủ trương kỳ thị tôn giáo đó thôi. Các tu sĩ cũng phải đi tŕnh diện quân dịch, và bản thân tôi cũng đă phải tŕnh diện hai lần. Quư vị có nghĩ rằng đây có tự do tôn giáo không? Đối với Việt Nam sau 1975, vấn đề lớn nhất của xứ sở là phải ổn định nhiều mặt sinh hoạt của đất nước, như là an ninh, kinh tế, giáo dục, trong điều kiện phải giải quyết gánh nặng hậu quả của chiến tranh. Giữa t́nh h́nh đó, hẳn nhiên, mọi quyền của công dân đều có giới hạn để thích ứng với nhịp độ phát triển của đất nước. Và Phật giáo cũng phải cảm thông và chia sẻ với gánh nặng đó của đất nước. Nhưng t́nh h́nh đất nước một ngày một cải thiện th́ tự do tôn giáo cũng được cải thiện rơ rệt. Năm 1981, chín bộ phái Phật giáo miền Nam và hai bộ phái Phật giáo miền bắc thể hiện truyền thống đại đoàn kết dân tộc đă đi đến sự nhất trí Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất toàn quốc. Trưởng đoàn Giáo hội Phật giáo thống nhất thời ấy là hoà thượng Thích Thiện Siêu, một bậc thạc đức ở Huế. Những bậc lănh đạo cao cấp nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước 1975 như hoà thượng Thích Trí Thủ, hoà thượng Thích Đôn Hậu, hoà thượng Thích Mật Hiển, hoà thượng Thích Trí Tịnh, hoà thượng Thích Minh Châu và nhiều bậc tôn tu khác đă tham dự hội nghị thống nhất này. Đại hội đă đề cử hoà thượng Thích Trí Thủ làm chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.

Từ đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam bắt đầu đi vào những bước phát triển quan trọng cho đến ngày nay:

- Hiện tại và cả nhiều năm trước đây,các vị tu sĩ đă được tự do thuyết giảng đạo lư, tự do mở trường học, tự do thực hiện các nghi thức tôn giáo; các tín đồ Phật giáo tự do đến chùa, tự do học hỏi giáo lư, tự do thực hành giáo lư theo niềm tin của chính ḿnh, không có bị ngăn cản ǵ. Hiện tại, có đến 28 trường Trung học Phật giáo, 3 học viện Phật giáo (cấp văn bằng cử nhân), 4 trường Cao đẳng Phật giáo đă giáo dục tăng ni sinh( đă có hơn 100 tăng ni sinh được đào tạo trong giai đoạn này xuất ngoại du học tại Ấn độ, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Đức, đă có ngót 20 người đơ tiến sĩ Phật học, số c̣n lại đang viết luận án tiến sĩ hoặc đang chuẩn bị thi cao học, thạc sĩ: sự kiện này đă được báo Chuyển Luân của Việt Kiều hải ngoại gọi là sự kiện hi hữu của 1000 lịch sử Phật giáo trở lại đây). Ngoài ra, Viện nghiên cứu Phật học, Hội đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam đă ấn hành được hơn 30 tập kinh dày 600 trang và hàng trăm đầu sách hàng năm. Nếu không có tự do tôn giáo th́ làm sao có thành quả này, thành quả mà trước năm 1975, Giáo hội Phật giáo ViệtNam thống nhất chưa từng nghĩ đến.

Điều quan trọng mà chúng ta cần nghĩ đến là vấn đề đoàn kết của dân tộc và sự hưng thịnh của xứ sở. Tất cả cần xích lại gần nhau, cảm thông nhau để xây dựng hơn là chúng ta tranh căi lẽ thị phi.

Truong Phuc - Nam - [longtph@yahoo.co.uk]

- Kính chào Hoà thượng Thích Chơn Thiện. Như bao người Việt Nam khác, chúng tôi rất bất b́nh về Bản Dự luật bổ sung về nhân quyền Việt Nam dp Quốc hội Mỹ vừa dự thảo. Xin cho hỏi thái độ của Hoà thượng và Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam về bản Dự thảo này? Hội Phật giáo Việt Nam có phản ứng ǵ? Xin chân thành cảm ơn. (Duc Long- 29 tuoi, HANOI).

- Xin chào anh Đức Long,

Về Nghị quyết HR427 gồm 5 điểm do Hạ nghị viện Mỹ thông qua, sau đó Nghị viện Châu Âu cũng có quyết định tương tự, Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Thích Trí Tịnh, đă có thư đề ngày 22/11/2003 gởi Chủ tịch Hạ nghị viện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trong thư này, Hoà thượng đă xác nhận rơ tiến tŕnh hợp nhất các bộ phái Phật giáo Việt Nam trong cả nước và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại vào năm 1981; Hoà thượng cho rằng đây là một cuộc vận động thống nhất theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam: Năm 1951, có một cuộc vận động thống nhất; năm 1960, 1964 cũng có cuộc vận động thống nhất Phật giáo; năm 1980 là cuộc vận động thứ 4 thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại; Hoà thượng nhắc lại lời của cố Hoà thượng Thích Trí Thủ rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một Hội nghị gồm đầy đủ đại biểu của các tổ chức, Giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước: Bắc tông, Nam tông, Khất Sĩ và Phật giáo Khơme, tăng ni và nam nữ tu sĩ già và trẻ từ mọi miền trên đất nước đă vân tập về đây trong hội trường trang nghiêm và rực rỡ này, với một quyết tâm sắt đá: Xây dựng hoàn thành xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam"; Hoà thượng nhân danh Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu ngài Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với cương vị của ḿnh hăy ngăn chặn kịp thời và không để những hoạt động tương tự của một vài đại biểu đă ngang nhiên tạo dựng điều sai sự thật và cố t́nh xuyên tạc t́nh h́nh sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, ḥng can thiệp vào công việc nội bộ tôn giáo ở Việt Nam nói chung và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng... Mong rằng, với cương vị của ḿnh, ngài sẽ có những bước đi tích cực hơn trong việc thúc đẩy mối bang giao giữa hai đất nước chứ không v́ một vài cá nhân mà làm phương hại đến lợi ích chung của hai dân tộc.

Như vậy, anh Đức Long đă thấy rơ thái độ phản ứng rất trung thực và nhẹ nhàng của Giáo hội. Tôi là một tu sĩ thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại hoàn toàn nhất trí về nội dung bức thư của Hoà thượng nói trên.

Phan Hải Anh - Nam 26 tuổi - Hà nội

- A di đà phật! Thưa ḥa thượng, "Phi viễn phi cao tâm tức phật", trước công chúng, ḥa thượng có thể cho biết ḥa thượng giao lưu trực tiếp với các phật tử và các công dân Việt là do ư nguyện của ḥa thượng hay v́ một sức ép nào?

- Bạn Hải Anh, cho đến giờ phút này, mọi việc làm của chúng tôi liên hệ với Phật giáo là do hoàn toàn tự nguyện, không có sức ép nào cả. Đây là sự thật.

Thang - Nam - [nguyen_kimthang@yahoo.fr]

- Chào Hoà thượng. Xin phép cho tôi hỏi: Nguyên nhânnào dẫn tới việc gần đây liên tục xảy ra "xích mích" giữa Nhà nước và một số tổ chức Phật giáo? Ư kiến của Hoà thượng?
- Giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại không hề có xảy ra một sự việc nào gọi là "xích mích" cả. Chỉ có một vài cá nhân bất đồng ư kiến với Giáo hội hiện tại, nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trước 1975 đi vào các hoạt động không phù hợp với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại và pháp luật Nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại, và tạo ra điều mà bạn gọi là "xích mích" đó thôi.

Nguyễn Minh Vũ - Nam - Q10, HCM

- Xin ḥa thượng vui ḷng cho biết Pḥng thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris có tư cách ra sao và ông Vơ Văn Ái là nguời như thế nào mà dám ngang nhiên can thiệp vào công việc của Giáo hội Phật giáo Việt nam chúng ta?

- Ông Vơ Văn Ái không phải là một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại. Trước năm 1975, đối với Giáo hội Phật giáo Thống nhất, ông cũng không là một thành viên. Nhưng việc làm của ông Vơ Văn Ái ở Pḥng thông tin Phật giáo Quốc tế Paris là do chính ông tự tung tự tác. Chính bản thân tôi cũng không hiểu ông dựa vào tổ chức nào và sức mạnh nào để gây ra những ngộ nhận về sự thật phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước.

Trần Vân - Nam 35 tuổi – GiaLai

- Xin phép được hỏi : Ḥa thượng có suy nghĩ ǵ về Ḥa thượng Thích Huyền Quang và Thượng tọa Thích Quảng Độ?

- Trước năm 1975, nhị vị hoà thượng là cấp lănh đạo Phật Giáo của chúng tôi. Về mặt Phật giáo, bản thân chúng tôi bao giờ cũng kính trọng. Riêng hoạt động của nhị vị hoà thượng nhân danh Giáo hội Phật giáo thống nhất th́ nhị vị hoà thượng chịu trách nhiệm với lịch sử, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và với luật pháp của Nhà nước hiện nay.

Quan Tran - Nam 35 tuổi – Taiwan

- Thưa Hoà Thượng, Hoà Thượng có thể cho biết t́nh h́nh của Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh ở Huế được không ạ ?

- Tôi rời Huế 1 tháng rưởi nay rồi, và đang c̣n xa Huế một thời gian ngắn nữa nên không biết rơ t́nh h́nh hiện tại của hoà thượng hiện tại ở Huế. Bạn có thể liên hệ điện thoại với Chùa Bảo Quốc th́ sẽ rơ. Điều mà tôi biết ngày gần nhất là t́nh h́nh Phật Giáo ở Huế rất b́nh ổn, và sinh hoạt ở chùa Bảo Quốc, nơi hoà thượng Thích Thiện Hạnh cư trú, vẫn b́nh thường.

NGUYEN VAN TRUONG - Nam 27 tuổi – HAIPHONG

- Mới đây, tôi đọc trên một website nước ngoài nói rằng các hoà thượng ở miền Nam bị chính quyền đàn áp, cấm hoạt động, giam lỏng. Vậy xin Hoà thượng cho biết điều này có đúng không?

- Xin trả lời thẳng rằng điều đó hoàn toàn sai sự thật.

Bao Truong - Nam - Nam Định

- Người ta nói giới tu hành cũng mất đoàn kết? Như vậy, có phải là các vị đi tu mà chưa đắc đạo?

- Vấn đề thiếu cảm thông giữa người và người là vấn đề muôn thủa. Người tu sĩ Phật giáo ở mọi thời đại cũng khó thoát ra khỏi sự thật đó. Chính đó là lư do mà các tu sĩ Phật giáo xuất gia và nỗ lực để vượt qua. Có những người đă vượt qua, đang vượt qua, có những người đang khó khăn trong nỗ lực vượt qua.

Trần Hải - Nam 31 tuổi - Vinh-Nghệ An

- Kính thưa ḥa thượng, ở thành phố của tôi (Vinh) chỉ duy nhất có một ngôi chùa có sư trụ tŕ. Đó là Cần Linh Tự do một vị sư nữ đảm nhiệm, h́nh như cả tỉnh Nghệ An cũng chỉ có chừng đấy. Bởi thế, chúng tôi thường xuyên đến gặp vị sư đó để được nghe đàm luận về chuyện đaọ, chuyện đời. Thú thật, mỗi lần ở Cần Linh Tự ra về, mặc dầu không phải là Phật tử, nhưng trong cơi ḷng tôi cảm thấy ḿnh thanh thoát lên biết bao nhiêu. Tôi c̣n nhớ một câu của nhà Phật "Phật pháp bất ly thế gian pháp". Vậy thưa ḥa thượng, với cương vị của ḿnh, ông đă làm ǵ để lời giáo huấn trên thực sự có ư nghiă? Một vấn đề khác, tôn giáo là nơi rất hay bị các thế lực phản động lợi dụng (lich sử VN đă có nhiều ví dụ chứng minh). Theo ông, cần phải có những ǵ để giữ đúng đường tu, v́ đất nước, v́ nhân dân. Và tôi muốn biết tư tưởng chủ đạo của ông trong "Hoa ngọc lan" (đúc kết bằng một vài ư chính)

- Phật giáo Việt Nam từ ngày du nhập đến nay luôn gắn liền với triều thịnh suy của dân tộc, luôn luôn thể hiện tinh thần "đạo và đời là một". Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại nói chung, cá nhân tôi nói riêng đang sống theo tinh thần đó.

Vấn đề lợi dụng các tổ chức tôn giáo, xă hội luôn là vấn đề chính trị của mọi thời đại. Tôi nghĩ rằng sống đúng với lời Phật dạy, thể hiện châm ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại đă là một sự đóng góp có ư nghĩa.

"Hoa ngọc lan" là một tập sách bỏ túi giới thiệu khái quát về nếp sinh hoạt của nhà chùa Huế. Rất là đơn giản!

Vince Pham - Nam 30 tuổi – Hanoi

- Ông nghĩ thế nào về việc EU và Mỹ luôn sử dụng vấn đề tự do tôn giáo để chỉ trích Việt nam trong khi chính phủ Việt nam luôn luôn bác bỏ những cáo buộc này. Theo ông, sự khác biệt trong nh́n nhận về tự do tôn giáo giữa hai phiá là như thế nạ? Là một người tu hành, ông cảm nhận như thế nào về sự chỉ trích của quốc tế

- Vấn đề hạ viện Hoa kỳ và nghị viện EU sử dụng vấn đề tự do tôn giáo để chỉ trích Việt Nam, gây sức ép về mặt đối ngoại cho Việt Nam là vấn đề của hai tổ chức đó. Chính tôi cũng rất ngạc nhiên về thái độ ấy của họ. Việt Nam đă và đang đi vào hội nhập khu vực và thế giới, vào WTO vào năm 2005, và đang có liên hệ ngoại giao tốt với Hoa Kỳ và EU, nếu là thiện chí v́ sự hội nhập khu vực và toàn cầu, v́ hoà b́nh thịnh vượng chung th́ hai quốc gia và cộng đồng ấy có những góp ư xây dựng qua đường lối ngoại giao mà không nên công bố các nghị quyết về tôn giáo tương tự như thế, đấy là một sự can thiệp không công bằng vào nội bộ của một quốc gia khác.

nguyenvanhoa - Nam 26 tuổi - thanhxuan-hn

- Ḥa thượng có thể biết vừa qua có thông tin về việc công an c̣ng tay các nhà sư ỏ Huế có đúng sự thực không ạ?

Nguồn tin đó hoàn toàn sai sự thật. Lúc ấy tôi đang ở Huế và tôi biết rơ không có chuyện đó.

Trần Ái Quốc - Nam 26 tuổi - Hà NộI

- Xin mạo phạm hỏi ông một câu, trước Phật tổ, mong ông trả lời thật ḷng: Ông có phải là một người cộng sản khoác áo nhà sư?

- Tôi xin thành thật xác nhận, cho đến bây giờ, tôi thực sự là một tu sĩ Phật Giáo. Và trong tương lai tự ḿnh quyết định măi măi là một tu sĩ Phật Giáo. Tôi chưa bao giờ là một Đảng viên cộng sản hay là cán bộ của chính quyền cả.

Trinh Van Can - Nam - Đống Đa, HN

- Tôi có đọc 1 cuốn sách về Tây Du Kư của ngài? Lại nghe nói ngài đang định viết sách về tư tương đạo Phật trong Kim Dung - ông có biết vơ không?

- Tôi thực sự không biết về vơ thuật. Tôi chỉ viết về ảnh hưởng của Phật giáo qua các tác phẩm đó trong hiểu biết giới hạn của ḿnh.

Nguyễn Như Tân - Nam 25 tuổi - Hai Phong

- Tại sao các tôn giáo trên thế giới khó chung sống ḥa binh với nhau. Tôn giáo chỉ là tín ngưỡng thôi mà!

- Sự khác biệt về tư duy, tín ngưỡng thường khiến cho con người xa nhau. Đây là sự thật rất hạn chế của con người. Đă là sự thật xin đừng hỏi "tại sao"!

Anh Viet Nguyen - Nam - United Kingdom

- Trong giáo lư Đạo Phật, chia rẽ tăng đoàn là một tội nặng. Xin Thầy cho biết quan điểm của ḿnh về t́nh h́nh Giáo hội từ sau ngày đất nước thống nhất?

- Đúng như bạn nghĩ, chia rẽ hàng ngũ tăng gia là một tội nặng theo giáo lư nhà Phật như bạn đă nghĩ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1975 đến giờ đă có những phát triển đáng kể:

Về giáo dục, đă tổ chức nhiều trường tiểu học Phật giáo, 28 trường Trung học Phật giáo, 4 trường Cao đẳng Phật học, 3 Học viện Phật giáo ở 3 miền Bắc Trung Nam đă đào tạo hàng ngh́n tăng ni Phật giáo.

Hiện nay, có hơn 100 tăng ni sinh du học nước ngoài (số lượng thực tế có thể gần đến 200). Trong đó, có khoảng 20 tăng ni sinh đỗ Tiến sĩ, nhiều tăng ni sinh đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ, nhiều tăng ni sinh đỗ Thạc sĩ, và nhiều tăng ni sinh đang theo học lớp sau đại học. Đây là một mặt phát triển của Giáo hội rất đáng khích lệ.

Về Hoằng pháp, đă tổ chức đào tạo nhiều lớp giảng sư...

Về thuyết giảng giáo lư, có rất nhiều lớp giáo lư được mở ra khắp 3 miền cho tăng ni và Phật tử...

Về văn hóa, đă xuất bản nhiều tờ báo Phật học... Hằng năm xuất bản hàng trăm đầu sách.

Về phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, Giáo hội đă thành lập Hội đồng phiên dịch đại tạng, đă ấn hành hơn 34 tập kinh Nikaya và Ahàm...

Về công tác từ thiện xă hội, Giáo hội đă mở ra rất nhiều trung tâm nuôi dạy và giáo dục trẻ em mồ côi, nhiều viện dưỡng lăo, trạm cấp thuốc từ thiện... và tham gia các tổ chức cứu trợ đồng bào là nạn nhân của thiên tai, lũ lụt...

Các Phật sự trên đang tiếp tục tiến hành. Đấy là những nét cương yếu về t́nh h́nh phát triển Giáo hội Việt Nam hiện tại.

Hoang Minh Thien - Nam - [minhthien-iss@hn.vnn.vn]

- Là người theo đạo Phật, việc can dự vào cuộc sống có trái với các giáo lư của Phật không, thưa ông?

- Vấn đề không phải là can dự mà là dấn thân vào xă hội để phục vụ con người trong điều kiện có thể của người theo tư cách của một tu sĩ Phật giáo. Người tu sĩ luôn luôn cần biết sống tuỳ duyên.

Duong dinh duyen - Nam 35 tuổi - 248 Phan Boi Chau

- Hiện nay Hoà thượng đang ở đâu?

- Chắc là bạn muốn biết con người tâm linh của tôi đang ở đâu. Điều tôi chỉ có thể nói với bạn là tôi đang là một tu sĩ Phật giáo phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay ở trong nước.

V́ thời gian có hạn, tôi không thể trả lời tất cả câu hỏi của các bạn gửi đến lúc này. Nếu bạn nào cần liên hệ trao đổi, xin liên lạc với tôi về địa chỉ tại chùa Tường Vân (Huế) trong những ngày nghỉ cuối tuần.

- Thân chào!

Trở về Mục Lục