THÔNG
ĐIỆP CỦA DÂN BIỂU CHRISTOPHER H. SMITH
gửi Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động
cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ
HẠ VIỆN HOA
KỲ
15 tháng 12 năm 2005
Tôi xin ngỏ lời tán thán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong năm kỷ niệm 30 năm đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Dù không thể đến tham dự, nhưng tôi muốn quư vị biết cho rằng mục tiêu đấu tranh của quư vị cũng là điều ḷng tôi rất thiết tha, và tôi không ngừng nỗ lực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ - là những mục tiêu không thể chia cắt - cho đến ngày dân tộc Việt Nam anh dũng được hưởng ṭan bộ các quyền đă thành luật pháp mà Thượng đế và con người quy định.
Tôi cũng muốn gửi lời chúc tụng đến ông Vơ Văn Ái, phát ngôn nhân ở hải ngọai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giám đốc Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế, người đă đến điều trần tại Ủy ban của tôi và các Ủy ban khác tại Quốc hội, và đă tận tâm tận lực làm cho Hoa Kỳ và thế giới am tường về nghĩa vụ đối với những người có tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam.
Như
nhiều người trong quư vị đă biết, tôi
đến thăm Việt Nam từ ngày 1 đến ngày
4 tháng 12 này để tận mắt
chứng kiến Việt Nam đối đăi như
thế nào với các tín đồ tôn
giáo. Tôi đă gặp gỡ rộng răi nhiều giới
tại Hà Nội, Huế và Saigon - các viên chức chính quyền,
các đại diện tôn giáo, và những nhà họat
động dân chủ. Tôi nhấn mạnh với các viên
chức chính quyền, rằng quan hệ chặt chẽ tương
lai với Hoa Kỳ tùy thuộc vào sự cải thiện
trong lĩnh vực tự do tôn giáo và nhân quyền, và rằng
hiện nay sự cải thiện ấy c̣n quá ít ỏi.
Tôi cũng nhấn mạnh rằng, nếu Việt Nam thực
sự mong muốn phát triển kinh tế và chính trị,
th́ Việt Nam phải khai thác niềm tin và nhiệt t́nh của
những tín đồ tôn giáo để
giải quyết các vấn nạn khủng khiếp
mà mọi xă hội phải đối diện : như bệnh
liệt kháng AIDS, nạn ma túy, buôn bán phụ nữ, thiếu
nhi và nam nhi. Tôi nói với họ hăy trả tự do vô
điều kiện cho những tù nhân v́ lương thức
c̣n bị giam giữ hay quản chế, và phải phục
hồi quyền sinh họat pháp lư cho
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Nhưng đa số thời gian ở Việt Nam, tôi lắng
nghe những lời phát biểu can đảm bênh vực
tự do tôn giáo và dân chủ, và lắng nghe những
điều họ tâm sự. Tôi đă
nói chuyện với các nhà theo đạo Phật, Công
giáo, Tin Lành - trên 60 tăng sĩ, linh mục, mục sư,
giám mục, và những nam nữ tín hữu. Tôi t́m cách
khuyến khích họ : thế nhưng nhiệt t́nh, hy vọng,
ḷng can đảm của họ mang lại cho tôi c̣n nhiều
hơn những ǵ tôi đưa lại cho họ. Chính niềm
tin và ḷng can đảm đang giải
thóat họ, bất chấp đàn áp, tù đày và
tra tấn. Ngày nào nhà cầm quyền hiểu được
điều này, họ sẽ chân nhận ra hàng ngh́n
người Việt Nam sẵn sàng đóng vai tṛ lănh đạo
cần thiết cho nền dân chủ Việt Nam.
Tôi đă gặp Ḥa thượng Thích Thiện Hạnh ở Huế trong ngôi chùa Ḥa thượng bị quản chế. Ḥa thượng nhấn mạnh rằng tôn giáo "phải có đời sống độc lập với chính trị”, và Phật giáo đă hành họat tại Việt Nam từ 2000 năm ng̣ai mọi kiểm sóat chính trị. Ḥa thượng cũng nói với tôi rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sẽ không bao giờ phụ thuộc vào đảng Cộng sản. Ḥa thượng Thích Thiện Hạnh cho biết Cộng sản luôn gia tăng chứ không giảm thiểu sách nhiễu đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Ở Saigon, tôi gặp Ḥa thượng Thích Quảng Độ, vị lănh đạo Viện Hóa Đạo của quư vị tại ngôi chùa của Ḥa thượng. Ngài cũng bị quản chế. Cũng như Ḥa thượng Thích Thiện Hạnh, Ḥa thượng Thích Quảng Độ nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo và dân chủ liên hệ mật thiết với nhau. Ḥa thượng cũng báo động t́nh trạng sách nhiễu ngày càng gia tăng. Cả hai vị đều biểu lộ niềm tin rằng hai vị cũng như ṭan thể tín đồ Phật giáo chẳng bao giờ nhụt chí trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ, là những điều bảo đảm cho tự do.
Tôi không chối căi rằng đă có đôi chút cải thiện tại Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa hiểu rơ được thực tại cơ bản : đó là tự do tôn giáo không phải là ǵ có thể lâu lâu phân phát nhỏ giọt một lần, nhất là khi có áp lực quốc tế. Nhà cầm quyền vẫn chưa hiểu được rằng tự do tôn giáo là mẹ của các tự do, vốn ăn sâu mọc rễ trong phẩm giá con người ở mỗi cá nhân. Một nhà cầm quyền chính thống phải công nhận và bảo vệ tự do tôn giáo, chứ không phải là cho phép. Dứt khóat là nhà cầm quyền phải công nhận nhân phẩm và tự do tôn giáo đích thực, sau đó thể chế dân chủ mới có thể và phải được xuất hiện.
Năm nay tôi đă tổ chức một cuộc điều trần hồi tháng 6, cống hiến riêng biệt cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, và sang tháng 11, một cuộc điều trần về Tự do tôn giáo trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng tôi dự tính sẽ có những cuộc điều trần khác cho tự do tôn giáo tại Việt Nam vào mùa xuân năm tới. Tuần trước, tôi vừa đệ tŕnh tại Hạ viện một Quyết nghị kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Ḥa thượng Thích Thiện Hạnh, và tất cả các tù nhân v́ lương thức. Tôi đề xuất trở lại Đạo luật Nhân quyền, và sẽ cố công cho việc thông qua vào mùa xuân tới. Năm nay, Dự luật Ủy quyền của Bộ Ngọai giao đệ tŕnh lên Hạ viện, và do tôi trách nhiệm, đă được đa số thông qua, trong đó bao gồm cả sự dự pḥng quan trọng cho nhân quyền tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi đang chờ Thượng viện thông qua thành Đạo luật Ủy quyền.
Năm nay là năm trọng yếu cho tự do tại Việt Nam. Xin quư vị hăy làm sao cho tất cả các vị Dân biểu, đặc biệt là các Thượng nghị sĩ, trong vùng của quư vị biết rằng sự tiến triển về nhân quyền là điều quan thiết đối với quư vị, và hăy kêu gọi họ hậu thuẫn cho Đạo luật về Nhân quyền tại Việt Nam được thông qua.
Một lần nữa, tôi muốn biểu tỏ với quư vị rằng, thật là một đặc ân được cộng tác chung với quư vị để đem lại tự do cho Việt Nam.