CS Hà Nội Và Phật Giáo VN
Bây
giờ những biến động mấy tháng nay giữa CS Hà nội và Phật Giáo
VN Thống nhứt đã tương đối lắng đọng. Trong tình hình chánh
trị yên tĩnh và với những sư kiện tiết lộ gần đây, thử
cố phân tích điều gì đã giúp cho Phật giáo vượt qua được đòn
phân hoá của CS và khiến cho CS Hà nội thất bại trong việc hoá
giải áp lực quốc tế chánh yếu là do Liên Âu và Mỹ tác động.
Thứ
nhứt, Phật giáo VN tránh được đòn phân hoá của CS Hà nội chánh
yếu là do hai yếu tố. Ðối nội, do hai vị lãnh đạo Phật giáo
một lòng chung thủy với đạo pháp và dân tộc. Lúc nào, với ai,
hai vị này cũng lấy đạo pháp và dân tộc làm kim chỉ nam cho hành
động và lời nói. CS Hà nội không lung lay được lòng son dạ
sắt ấy của hai vị ấy kể cả khi Thủ Tướng Khải xin từ bi
hỷ xả về những lỗi lầm của cấp dưới. Thủ Tướng Khải và
Chủ tịch Thành phố Saigon không phải vì trọng lão, kính tăng, dư
thì giờ để rước và tiếp kiến HT Huyền Quang. Việc làm đó
của hai người lãnh đạo CS, đã ra lịnh quản thúc hai vị cao tăng,
chỉ là làm chánh trị hiện diện. Tỏ ra hoà giải hoà hợp với
Phật giáo để hoá giải áp lực quốc tế. Chớ thực sự không làm
lành với Phật giáo một chút nào. Bằng cớ sau cuộc tiếp xúc,
HT Huyền Quang vẫn còn bị chỉ định cư trú; HT Quảng Ðộ bị
chồng án 3 tháng quản thúc. Thủ Tướng Khải vẫn "trước
sau như một" cho một giáo hội Phật giáo [giáo hội do Nhà Nước
dàn dựng] là đủ rồi.
Nhưng
nhờ kinh nghiệm ngày tù nhiều hơn ngày ở ngoài suốt thời gian
CS gồm thâu cả nước, hai vị lãnh đạo Phật giáo thừa biết
những nụ cười mím chi cọp của CS là con dao hai lưỡi.
Một
mặt, làm hại cho Phật giáo. Người không đi sâu đi sát, có thể
hiểu lầm là HT đã nhượng bộ, điều làm phân hoá nội bộ
Phật giáo, làm yếu sức yễm trợ tôn giáo của quốc tế và
của nhân dân VN trong ngoài nước. Nhưng mặt khác, làm lợi cho CS,
là hoá giải áp lực quốc tế đang đòi hỏi phải cải thiện nhân
quyền nếu không sẽ gặp khó khăn kinh tế vì nhân quyền được
xem là vấn đề trung tâm từ khi Anh Mỹ chiến thắng ở Iraq. Ðiều
này Hà nội thất bại vì các nhà chánh trị và ngoại giao có
mặt tại VN.
Thứ
hai, mưu thâm đó của CS không qua mắt được nhữõng nhà ngoại
giao và chánh trị Tây Aâu, Bắc Mỹ. Việc can thiệp của Mỹ và
Liên Aâu rất tích cực nên phá vỡ kế hoạch CS cô lâp hai vị lãnh
đạo Phật giáo. Các nhà ngoại giao dùng chiến thuật bất ngờ, dàn
xếp thẳng, kín đáo để gặp hai vị lãnh đạo tôn giáo ở Hà
nội cũng như Saigon. TT Tuệ Sĩ , Tổng Thư ký Viện Hoá Ðạo, đóng
vai trò quan trọng. CS vào giờ chót mới biết và không có lý do
hợp lý nào để cản trở. Vai trò tích cực này khiến CS Hà nội
bực mình phải ra lịnh trục xuất Thuợng Toạ và HT Thiện Hạnh
ra khỏi Hà nội. Còn phía các nhà ngoại giao Mỹ và nghị viên Liên
Aâu ngoài việc bày tỏ cảm tình, sựĩ yễm trợ còn tiết lộ
một số việc để làm yên lòng hai Hoà Thượng tiếp tục con đường
phục vụ cho đạo pháp và dân tộc. Những điều Oâng Ðại sứ,
Bà Tổng Lãnh sự, và người tham vụ chánh trị nói với HT Huyền
Quang và Quảng Ðộ trong các cuộc tiếp xúc, CS Hà nội ít nhiều,
trước sau đều có làm. Aùp lực chánh trị như ụ vậy là lớn
lắm.
Thứ
ba và sau cùng, CS Hà nội hoàn toàn bị động và tỏ ra bối rối
trước biến chuyển về Phật giáo và phong trào đòi tư do, dân
chủ nhân quyền trong nước. Bối rối thấy rõ trong việc chồng
án HT Quảụng Ðộ để "dằn mặt" để rồi phải trả
tự do trước hạn 2 tháng sau khi kêu án 13 năm về tội gọi là gián
điệp đối với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị quốc tế đồng thanh
phản đối kịch liệt (lập luận của báo Pháp Le Monde). Bối
rối khi tưởng cho HT Huyền Quang ra Hà nội trị bịnh là diệu
hổ ly sơn. Ai dè đó là một sai lầm chiến lược dẫn đến
nhiều biến động ngoài sư kiểm soát của Hà nội. Các nhà
ngoại giao đến thăm, tăng ni Phật tử Hà nội tưởng đã "thuần
hoá" sau nửa thế kỷ ở Miền Bắc lại cung nghinh Ngài như
một tăng thống chính thống của Phật giáo VN. Vai trò HT được
quốc tế hoá trong nước nên dù giành quyền cử cán bộ tôn giáo,
cấp công xa cho Ngài đi Huế, đi Saigon nhưngCS không thể cản được
tăng ni Phật tử kể cả của giáo hội Nhà nước, những nhà
ngoại giao Mỹ đến cung nghinh, viếng thăm "làm việc"
với Ngài. Ðó là cách thừa nhận trực tiếp, yễm trợ trực
tiếp của tăng ni Phật tử và của đại diện ngoại giao Mỹ và
Liên Aâu tại VN. CS Hà nội không sợ Phật giáo và nhân dân VN. Nhưng
CS sơ Mỹ và Liên Aâu. Ðó là cái phao cứu sinh về kinh tế để
CS lấu đó làm chánh nghĩa chống giặc nghèo sau luận điệu ttuyên
truyền chống Mỹ cứu nước bị tấm thảm đỏ trải cho Mỹ
trở lại phản tuyên truyền một cách cụ thể.
Ðến
đây CS Hà nội mới thua Phật giáo, những nhà ngoại giao đại
diện cho chánh quyền và nhân dân yêu tư do, dân chủ, một bước.
Cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo nói riêng và cho tư do, dân
chủ, nhân quyền cho đất nước và nhân dân VN nói chung, là một
cuộc tranh đấu chánh trị. Mà bất cứ cuộc tranh đấu chánh
trị nào cũng lâu dài và gian khổ. Phương chi CS là một đối
thủ chánh trị lợi hại, cái gì cũng dám làm, cứu cánh biện
minh cho phương tiện. Lơi tay một chút, mất kiên nhẫn một hồi là
có thể thất bại. Có lẽ vì vậy mà HT Quảng Ðộ ngay sau khi
được xả chế, đã cạo tóc và râu, để lại dấn thân nhập
thế, tiếp Tổng Lãnh sự Mỹ và tham vụ chánh trị cùng đi theo,
thăm tăng ni Phật tử. Và quan trọng nhứt là chỉ thị cho Phòng
Thông Tin Quốc của Phật giáo phổ biến và trả lời Ðài Á châu
Tự Do. Tái xác nhận lập trường Phật giáo, đòi hỏi nhà cầm
quyền CS Hà nội phải thực hiện tư do, dân chủ và nhân quyền
trước cái đã. Ðó nguyên vọng tối cao, điều kiện tiên quyết
của 78 triệu đồng bào VN trong khi CS chỉ có 2 triệu người theo
con số của Ngài trích dẫn.