I.-
Nguồn gốc :
Người
phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry
Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày
17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ.
Ông
nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ Khoảng năm
1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên
đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily
Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga
tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường
hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của
Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng
dẫn ông trên con đường đạo.
Bà
H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành
lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành
Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở
đặt tại Adgar, Ấn Ðộ ( 1 ).
Ông
có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan,
từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan,
môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày
21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương
Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.
Ông
và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa
Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư
Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử
đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích
Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.
Sự
nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói
hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường
học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê
hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm
1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường,
và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung
học được chính phủ tài trợ .
Không
chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường
học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan,
Miến Ðiện, Ấn Ðộ.
Năm
1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, Phỏng theo sáu mầu
hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và
mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật
Giáo, về ý nghĩa ông phát biểu như sau : ? Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như
một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây
thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo . ?
Lá
cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này
trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại
hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo,
thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham
dự ( 2 ), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên,
Trụ trì chùa Quán Sứ Hànội làm đại biểu ( 3), Hội nghị đã
thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới ( The World Fellowship
of Buddhist ), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo
Thế Giới.
Ðến
ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm cố đô Huế, một Ðại Hội
Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư
sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam,
trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ
Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng
là cờ Phật Giáo Việt Nam.
Bằng
một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm,
Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình,
để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương
Ðức Phật. Lúc đó ông 75
tuổi.
II-
Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo
Cờ
Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của
PhậtTử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho
niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con
Phật .
Ngoài
ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các
ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để
phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.
Năm
sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trương
cho hào quang chư Phật .
Năm
sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng
hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.
Ý
nghĩa của màu sắc phân biệt là :
1.-
Xanh đậm : Tượng trưng cho Ðịnh
căn. Màu xanh tượng trưng cho
sự rộng lớn, sáng suốt .
2.-
Vàng lợt : Tượng trưng cho
Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
3.-
Ðỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn
căn. Có tinh tấn mới khắc
phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .
4.-
Trắng : Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và
có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra
muôn hạnh lành.
5.-
Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh
đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
III.-Kết
luận :
Là
Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật
Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh
thần đoàn kết, bất phân biệt, vị tha, yêu chuộng hòa bình
của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .
(1) Hội Thông Thiên Học Mỹ hiện nay vẫn còn hoạt động, trụ
sở chánh ở tại thành phố Wheaton, Illinois
(2) 26 nước tham dự Ðại
Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu
Thế Giới là : Anh, Ấn Ðộ, Bhutan, Ðức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea,
Lào, Mã Lai, Miến Ðiện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp,
Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Ðiển, Tích
Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.
(3) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên đại
biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ công chức Bộ Ngoại Giao
Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.
(
* ) Trở về Mục Lục