Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
Chính Hạnh
Đức Đại Thế Chí là một vị Bồ Tát quen thuộc với Phật Tử Bắc Tông cũng như Đức Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi hay Phổ Hiền, được các chùa Việt Nam thờ chung với Đức Phật A Di Đà và đứng về phía tay phải c̣n bên tay trái là đức Quán Thế Âm, gọi là Di Đà tam thánh, ngài tượng trưng cho trí tuệ, đức Quán Thế Ân tượng trưng cho Từ Bi. Từ bi và Trí tuệ là hai đ
ức tánh cao cả hợp nhất để thành chánh giác tức Phật A Di Đà.Đức Đại Thế Chí Bồ Tát c̣n được gọi là Đắc Đại Thế Chí v́ Ngài là bực Bồ Tát thế lực oai thần cao siêu cùng cực, theo tiếng Phạn tên Ngài là Mâhasthâmaprâpta (Ma ha na bát).
Theo kinh Bi Hoa, một đời trước ngà
i là thái tử Ni Ma, con vua Vô Tránh Niệm, vua gặp được Phật Bảo Tạng, phát tâm tu hành và ngộ đặng chơn lư. Thái tử cũng phát tâm tu hành, phụng sự Phật Bảo Tạng với chúng Tăng của Phật trong ba tháng và phát nguyện cầu thành Phật đạo. Đức Phật Bảo Tạng thọ kư cho ngài, bảo rằng ngài sẽ là Đại Thế Chí Bồ Tát ở cơi Cực Lạc của Phật A Di Đà.Đức Đại Thế Chí oai thần rộng lớn, dùng trí tuệ sáng suốt soi khắp mười phương, khiến cho mọi loài chúng sanh đ
ều nhớ ân đức của ngài mà thoát khổ trong ba đường dữ. Khi ngài du hành th́ cơi đại thiên thế giới đều rúng động, làm cho cung điện Ma vương nghiêng ngă. V́ oai thần của ngài như vậy nên gọi là Đại Thế Chí. Trong các pháp hội của đức Thế Tôn, ngài thường có hiện thân để trợ dương Phật, giáo hóa chúng sanh.Trong hội Lăng N
ghiêm những vị Bồ Tát khác và thánh chúng đă tŕnh Phật pháp tu chứng của mỗi vị, đức Đại Thế Chí đă tŕnh với Phật về trường hợp tu chứng của ngài cùng với 52 vị Bồ Tát khác đồng tu một pháp môn như sau: ‘’ Tôi nhớ hằng sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời, tên là Vô Lượng Quang; lúc ấy mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật trong một kiếp; đức Phật sau hết, hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy cho tôi phép Niệm Phật Tam Muội. Ví như có người, một đằng chuyên nhớ, một đằng chuyên quên, th́ hai người ấy, dầu gặp cũng không là gặp, dầu thấy cũng không là thấy; nếu cả hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ măi, khắc sâu vào tâm niệm, th́ đồng như h́nh với bóng, cho đến từ đời nầy sang đời khác, không bào giờ cách xa nhau. Thập phương Như Lai thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh, th́ tuy nhớ, nào có ích ǵ; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, th́ đời đời mẹ con không cách xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, tưởng Phật, th́ hiện nay hay về sau, nhất định thấy Phật; cách Phật không xa th́ không cần phương tiện, tâm tư được khai ngộ như người ướp hương th́ thân thể có mùi thơm, ấy gọi là hương quang trang nghiêm. Bản nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật mà vào pháp vô sanh nhẫn, nay ở cơi nầy tiếp dẫn những người niệm Phật về cơi Tịnh Độ. Phật hỏi về viên thông, tôi thu nhiếp tất cả sáu căn, không có lựa chọn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Đề đó là thứ nhất.Oai lực của ngài như thế, pháp tu chứng đắc của ngài như vậy, nên ngài được dự vào hàng Di Đà tam thánh, Phật tử chúng ta muốn cầu văng sanh, phải lấy ngài làm gương để niệm Phật, như xông, như ướp tạo một môi trường cùng tạp quán đ
ể được văng sanh về cơi Cực Lạc.Ngày 7 tháng 5 năm 2002
( * ) Trở về Mục Lục