Xin gửi quư vị và các bạn bản cáo giác đính kèm và yêu cầu phổ biến rộng răi cho các giới đồng bào trong và ngoài nước. Xin quư vị và các bạn tham gia ư kiến về vấn đề trọng đại này. Chúng tôi xin thành thật cảm tạ.
Luật sư Nguyễn Hữu Thống
http://nguyenhuuthong.blogspot.com
ĐẾ QUỐC PHƯƠNG BẮC THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG
VIỆT NAM ĐẦU HÀNG ĐẠI HÁN?
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Ngày 7-5 vừa qua Chính Phủ Hà Nội đă đệ tŕnh đơn đăng kư từng phần (partial submission) để yêu cầu Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho Việt Nam mở rộng thềm lục địa pháp lư 200 hải lư (370km) thành thềm lục địa mở rộng hay thềm lục địa địa chất tới mức 350 hải lư (650 km) chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Đơn đăng kư đă được đệ nạp trong thời hạn luật định và sẽ được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc đăng đường vào khóa họp tại Nữu Ước từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 tới đây. Sau khi cứu xét hồ sơ căn cứ vào những tiêu chuẩn đặc thù ghi trong Bản Cương Lĩnh về Khoa Học Kỹ Thuật ngày 13-5-1999, Ủy Ban Phân Định Thềm Lục Địa sẽ công bố những khuyến cáo có hiệu lực chấp hành chung quyết buộc các quốc gia đăng kư phải tôn trọng và thi hành.
Về mặt pháp lư, chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tại Biển Đông Nam Á hay Biển Đông, các quốc gia duyên hải như Trung Quốc, Việt Nam, Nam Dương, Mă Lai, Brunei, Phi Luật Tân được hưởng quy chế thềm lục địa pháp lư rộng 200 hải lư từ biển lănh thổ ra khơi. Chiếu Điều 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thềm lục địa 200 hải lư thuộc chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền chuyên hữu của quốc gia duyên hải trong việc thăm ḍ và khai thác dầu khí.
Mọi sự xâm chiếm dầu có vơ trang hay không của ngoại bang đều vô giá trị và vô hiệu lực. Chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam tại các thềm lục địa Hoàng Sa và Trường Sa không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm cứ (occupation), thăm ḍ (exploration), khai thác (exploitation) hay công bố minh thị (express proclamation). Do đó dầu không c̣n chiếm cứ 13 đảo tại Hoàng Sa từ 1974, và một số đảo, cồn , đá, băi tại Trường Sa từ 1988, Việt Nam vẫn không mất chủ quyền lănh thổ tại các hải đảo này.
Tại quần đảo Hoàng Sa về phía đông bắc có 7 đảo thuộc Nhóm An Vĩnh (Amphitrite) là các đảo Phú Lâm, Lincoln, đảo Cây, đảo Ḥn Đá, đảo Bắc, đảo Trung và đảo Nam. Về phía tây nam có 6 đảo thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent, tiếng Pháp là Croissant) là các đảo Hoàng Sa, Quang Ḥa, Duy Mộng, Quang Ảnh, Hữu Nhật và Trí Tôn. Các hải đảo này nằm trên thềm lục địa Việt Nam tại các Vỹ Tuyến 17-16-15 cách bờ biển Việt Nam khoảng 160 hải lư. Riêng đảo Trí Tôn phía cực nam tọa lạc tại Vỹ Tuyến 15.47 Bắc cách Quảng Ngăi 135 hải lư.
Theo Ṭa Án Quốc Tế The Hague muốn thủ đắc chủ quyền các đảo vô chủ, phải có sự chiếm cứ ḥa b́nh trong một thời gian liên tục và trường kỳ.
Tháng 1-1974 thừa dịp quân lực Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đă dùng vơ trang xâm chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm. Trước đó, vào cuối năm 1946, thừa dịp Hải Quân Pháp rút khỏi Biển Đông, Trung Quốc đă xâm chiếm bất hợp pháp 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh. Sự chiếm cứ vơ trang này đi trái với án lệ cố định của Ṭa Án Quốc Tế The Hague cũng như trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Hơn nữa từ thế kỷ 16 dưới đời Nhà Nguyễn Xứ Đàng Trong, kế đến đời Nhà Nguyễn Tây Sơn và Quốc Gia Việt Nam thống nhất đời Nhà Nguyễn Gia Long, Việt Nam đă chiếm cứ ôn ḥa, trường kỳ và liên tục các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời minh thị công bố chủ quyền và hành sử chủ quyền tại các quần đảo này. Như vậy các hải đảo của Việt Nam tại Biển Đông không phải là đất vô chủ (terra nullius) v́ thuộc chủ quyền lănh thổ của Việt Nam liên tục ít nhất từ 5 thế kỷ nay.
Năm 1949, do Hiệp Định Elysee, Pháp trao trả chủ quyền độc lập và thống nhất cho Quốc Gia Việt Nam với sự toàn vẹn lănh thổ từ Nam Quan đến Cà Mâu. Lănh thổ có nghĩa là đất liền, hải phận và không phận. Như vậy không có sự chối căi rằng Quốc Gia Việt Nam đă thủ đắc chủ quyền lănh thổ và lănh hải tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự xâm chiếm Biển Đông bằng vơ trang của Quân Đội Trung Quốc trong những năm 1946, 1974 và 1988 không được Ṭa Án và Luật Pháp nh́n nhận. cũng như sự xâm chiếm vơ trang các hải đảo tại Biển Đông của Quân Đội Nhật Bản thời Thế Chiến II.
Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh tham dự Hội Nghị San Francisco để kư Hiệp Ước Ḥa B́nh và Tái Thiết Nhật Bản. Tại Hội Nghị Nhật Bản tuyên bố khước từ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng không nói để trả cho nước nào. Trong Dự Án Hiệp Ước Ḥa B́nh San Francisco 1951, các quốc gia đồng minh tham dự Hội Nghị chỉ quyết định trao trả cho Trung Quốc đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ tại Thái B́nh Dương.
Trong một phiên họp khoáng đại Ngoại Trưởng Liên Sô đệ nạp bản Tu Chính Án yêu cầu Hội Nghi trao cho Trung Quốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên tu chính án của Liên Sô đă bị Đại Hội bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Sau đó trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam là Thủ Tướng Trần Văn Hữu đă lên diễn đàn công bố chủ quyền lănh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản kháng nào, kể cả của Liên Sô (lúc này là quốc gia đồng minh với Anh, Mỹ, Pháp và Trung Hoa từ thời Thế Chiến II).
Năm 1954, 7 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva về Việt Nam trong đó có ngũ cường Anh, Mỹ, Pháp, Liên Sô và Trung Quốc cùng 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Miền Bắc). Anh Quốc và Liên Sô là đồng chủ tịch Hội Nghị. Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 một lần nữa đă minh thị xác nhận chủ quyền lănh thổ và lănh hải của Quốc Gia Việt Nam từ Vỹ Tuyến 17 vào Nam (Quảng Trị-Cà Mâu).
Điều 4 Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 quy định như sau:
Giới tuyến giữa Miền Nam và Miền Bắc kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam giới tuyến (Vỹ Tuyến 17) để trao trả chủ quyền các hải đảo này (tại Hoàng Sa và Trường Sa) cho Quốc Gia Việt Nam (năm 1954) và Việt Nam Cộng Ḥa từ năm 1955. Các hải đảo này tọa lạc từ Vỹ Tuyến 17 (Quảng Trị) đến Vỹ Tuyến 7 (phía Đông Nam Cà Mâu)
Năm 1954 Pháp và Trung Quốc đă chủ xướng triệu tập Hội Nghị Geneva về Việt Nam với Liên Sô và Anh Quốc là đồng chủ tịch Hội Nghị. Như vậy về mặt quốc tế công pháp Trung Quốc có nghĩa vụ phải tôn trọng và thi hành những điều khoản của Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, đặc biệt là Điều 4 xác nhận chủ quyền lănh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
VỀ ĐƠN THỈNH NGUYỆN CỦA VIỆT NAM
YÊU CẦU MỞ RỘNG THỀM LỤC ĐỊA
Ngày 7-5-2009 Chính Phủ Việt Nam đệ tŕnh Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc bản báo cáo có kèm theo Họa Đồ (Figure) và Bản Tọa Độ (Table) với 45 điểm ranh mốc xác định giới tuyến thềm lục địa mở rộng (extended continental shelf). Như đă tŕnh bày đơn thỉnh nguyện (submission) của Việt Nam sẽ được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa đăng đường vào khóa họp tại Nữu Ước từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 tới đây.
Phản ứng tiên khởi của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền là ngỡ ngàng và xót xa.
V́ hai lư do:
1. Theo Họa Đồ số 1 (Figure 1 Outer limits of the Vietnam's extended continental shelf: North Area (VNM-N) do Chính Phủ Hà Nội xuất tŕnh, điểm khởi hành của ranh giới Thềm Lục Địa Mở Rộng (Vietnam 350M), về hải phận phía Bắc đối diện với Trung Quốc chỉ khởi sự từ ranh mốc số 1 tọa lạc tại Vỹ Tuyến 15.06 Bắc (ngang tầm với Quảng Ngăi) và Kinh Tuyến 115.14 Đông.
2. Điểm 45 kết thúc giới tuyến Thềm Lục Địa Mở Rộng tọa lạc tại Vỹ Tuyến 10.75 Bắc (ngang tầm với Phan Thiết) và Kinh Tuyến 112.62 Đông. Như vậy Chính Phủ Việt Nam đă chính thức xác nhận với Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc rằng Thềm Lục Địa Mở Rộng của Việt Nam tại hải phận phía Bắc chỉ chạy từ Vỹ Tuyến 15.06 Bắc xuống Vỹ Tuyến 10.75 Bắc (từ Quảng Ngăi xuống Phan Thiết).
Trong trường hợp này Chính Phủ Hà Nội đă mặc nhiên khước từ chủ quyền lănh hải của Việt Nam từ Vỹ Tuyến 15.06 Bắc (Quảng Ngăi) lên Vỹ Tuyến 17 (Quảng Trị). Nghĩa là Việt Nam đă cống hiến cho Trung Quốc một hải phận gồm 3 Vỹ Tuyến 15- 16-17 trong đó tọa lạc 13 đảo Hoàng Sa.
Về mặt vị trí, đảo Trí Tôn tại cực nam (với tọa độ 15.47 Bắc) cũng nằm về phía Bắc tọa độ 15.06 Bắc mà Chính Phủ Hà Nội chọn làm điểm ranh mốc cao nhất về phía Bắc của Thềm Lục Địa Mở Rộng Việt Nam. Kết quả là từ nay Trung Quốc có tư thế để đ̣i chủ quyền lănh hải từ bờ biển Quảng Đông tại Vỹ Tuyến 22 xuống tới vùng biển Quảng Ngăi tại Vỹ Tuyến 15 nghĩa là toàn thể Quần Đảo Hoàng Sa.
3. Cũng theo Họa Đồ (Figure 1 nói trên), giới tuyến Thềm Lục Địa Pháp Lư 200 hải lư (Vietnam 200M) theo hướng Bắc-Nam, chạy song hành với bờ biển Việt Nam, từ Vỹ Tuyến 16 (Đà Nẵng) xuống Vỹ Tuyến 7 (Băi Tứ Chính: Vanguard) dọc theo Kinh Tuyến 112 Đông.
Địa h́nh này xác nhận rằng Thềm Lục Địa Việt Nam chỉ khởi sự từ Vỹ Tuyến 16 (Đà Nẵng) xuống Vỹ Tuyến 7 phía đông nam Cà Mâu. Do đó nó mặc nhiên nh́n nhận rằng ngoại trừ đảo Tri Tôn tại Vỹ Tuyến 15.47 Bắc, vùng hải phận từ Vỹ Tuyến 16 trở về Bắc, trong đó tọa lạc 12 đảo Hoàng Sa, không thuộc chủ quyền lănh hải của Việt Nam.
Theo hiểu biết thông thường, nếu không có Thềm Lục Địa th́ không có lục địa. Nếu không có lục địa th́ không có hải phận. Mà nếu không có hải phận th́ cũng không có các hải đảo tọa lạc trong đó.
Trong cả hai trường hợp do Chính Phủ Hà Nội viện dẫn về Thềm Lục Địa Mở Rộng và Thềm Lục Địa Pháp Lư, Việt Nam đă khước từ chủ quyền ít nhất 12 hải đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa tọa lạc tại các Vỹ Tuyến 17 và 16 Bắc từ Quảng Trị xuống Quảng Nam. (Đảo Hoàng Sa có vỹ độ 16.32 Bắc; đảo Phú Lâm có vỹ độ 16.50 Bắc).
Đây là một Thảm Họa cho Việt Nam.
Và là một Đại Thắng của Đế Quốc Đại Hán.
Tất cả những phản ứng đạo diễn của Bắc Kinh và Hà Nội nằm trong chiến thuật hỏa mù để đánh lạc dư luận quần chúng và đánh lừa dân tộc Việt Nam. V́ như ai cũng biết cho đến nay, Bắc Kinh vẫn nằng nặc đ̣i chủ quyền hơn 80% hải phận Biển Đông Nam Á mà họ gọi là Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.
Chúng tôi kêu gọi các bậc thức giả tham gia ư kiến về vấn đề này.
Thay Mặt Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
(13-5-2009)