Đồng cảm

Năm 1998, nhân dịp tôi sang Cali chơi, Trưởng Ngô Mạnh Thu ở khu Little Sàig̣n, ngỏ ư muốn tôi đi thăm anh Bùi Thế San, anh bị tai biến mạch máu năo đă vài năm, anh không đi lại được. V́ vậy, tôi thấy cần phải đi thăm bạn hơn là đi chơi ở những chỗ khác.

Từ khu Little Sàig̣n, chúng tôi đi mất đến bốn mươi lăm phút mới tới khu chung cư anh San ở Los Angeles. Sau khi đậu xe xong, chúng tôi bước ra ngoài, Trưởng Ngô Mạnh Thu nói với tôi:

- Cậu chờ ta “hát một phút”.

Tôi đứng lại xem anh làm chi, té ra anh móc túi lấy bao thuốc lá, rút ra một điếu rồi bật lửa hút, đó là “hút một phát”, trong khi chờ đợi, chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm với anh San. Trước kia anh San với một người anh ruột là Bùi Chiến Hải, tŕnh diễn vũ khúc “Trấn Thủ Lưu Đồn”, ở rạp hát Thống Nhất Sàig̣n, ở trên đồn điền cao su Lộc Ninh và ở rạp hát Biên Hùng, Biên Ḥa, nơi Gia Đ́nh Giác Minh tổ chức tŕnh diễn văn nghê. Vũ khúc do hai anh em anh tŕnh diễn, ở đâu cũng được khán giả vỗ tay, nhiệt liệt ngợi khen.

Sau khi Trưởng Thu dụi tàn điếu thuốc, chúng tôi đi lên lầu một để vào thăm anh San, anh ở căn chung cư không được rộng lắm, trong nhà chỉ có hai vợ chồng, nghe gơ cửa, chị vợ mở cửa chào và mời chúng tôi vào. Vào nhà, tôi quan sát thấy trong pḥng khách ở một góc kê chiếc giường nhỏ, trên chiếc giường ấy treo một chiếc vơng, anh San nằm trên chiếc vơng đó. Thấy chúng tôi vào, anh nói:

- Chào các cậu! Cho phép tớ nằm đây tiếp chuyện nhé! Tớ không thể đi được. Mời các cậu ngồi. Chị San sau khi chào hỏi chúng tôi, chị vào bếp thông với pḥng khách, xẻ dưa hấu để đăi khách..

Thế là chúng tôi hỏi thăm nhau về sức khỏe, bệnh t́nh của anh San từ lúc khởi đầu, trải những năm qua, anh cho biết sơ lược và kết luận bệnh t́nh hiện ổn định. Rồi chúng tôi nhắc lại chuyện xưa, những chuyến đi tŕnh diễn, đi sinh hoạt … Chúng tôi ở chơi với nhau gần hai tiếng mới từ giả ra về.

Tưởng cũng nên nói them, khi sinh hoạt trong Đoàn La Hầu La ở Giác Minh, anh San đi học khóa giáo Học Bổ Túc ban đêm ở Trường Đại Học Sư Phạm. Năm 1960, sau khi tôi từ chức Liên Đoàn Trưởng Giác Minh, anh San thay tôi đảm nhiệm chức vụ này chừng một năm, rồi anh tốt nghiệp khóa Sư phạm, anh được bổ làm giáo sư, dạy một Trường Trung Học nào đó nên đă nghỉ sinh hoạt từ đó. Trưởng San c̣n có cô em gái là Bùi Thanh Vân, sinh hoạt ở đoàn Thiếu Nữ Giác Minh, cùng thời với Trà, Yến, Nga (chị của Châu, Nam Oanh Vũ), Nguyệt…, sau thời của Chị Ngân, Dung, Thọ, Mạnh, Ḥa, Bảy ….

Sau này, tôi có sang Cali chơi nhưng Trưởng Ngô Mạnh Thu đă mất, muốn đi thăm bạn, nhưng không có ai đưa đi.

Gần đây, chị San tham gia vào Nhóm thư điện tử của Ái Hữu Vĩnh Nghiêm, thỉnh thoảng chị gửi tới cho nghe những bản nhạc hay, cũng có khi chị gửi tới Slide Show cho xem. V́ việc chăm nom săn sóc bệnh t́nh, sức khỏe cho anh San, bắt buộc chị phải quanh quẩn bên anh, nên chị có thời giờ hay để giết thời giờ, đă lên Mạng t́m đọc và chọn lọc, những bài vở hay để gửi tới mọi người trong Nhóm cùng thưởng thức.

Mới đây, vài ngày trước, chị gửi tới một thư điện tử với mấy ḍng ngắn gọn: “Tuy rất bận nhưng cũng đă đọc tất cả Email của AHVNgroup. Cám ơn những ư kiến rất chân thành. Hẹn một dịp khác được tâm sự với các bạn. Xin gửi một bài viết ngắn. Mong đừng xóa. Ng. Ph.”

Kèm theo thư điện tử là một tấm h́nh, tấm h́nh scaned một chuyện ngắn đăng trên báo sau đây:

Câu Chuyện Con Thằn Lằn.

Đây là một câu chuyện có thật ở Nhật Bản. Một người Nhật muốn sửa lại ngôi nhà đôi chút nên đă phá bức tường đi. Nhà ở Nhật thường có một khoảng rỗng nhỏ giữa các bức tường gỗ. Khi phá những bức tường, người đó nh́n thấy một con thằn lằn bị mắc kẹt v́ có chiết đinh từ phía ngoài đóng dính vào chân nó.

Người ấy nh́n thấy vậy thế rất thương cảm nhưng cũng hết sức ṭ ṃ v́ khi kiểm tra chiếc đinh, anh thấy nó được đóng từ khi ngôi nhà mới xây, tức là từ 10 năm nay rồi. Chuyện ǵ đă xảy ra vậy?

Con thằn lằn sống như thế ở khoảng trống trong tường suốt 10 năm không hề xê dịch. Một điều tưởng chừng như quá dị thường, thậm chí là không thể.

Và anh ta đă tự hỏi làm sao con thằn lằn sống suốt 10 năm mà không hề đi một bước nào v́ chân nó đă bị đóng đinh. Anh ta tạm ngừng làm việc, ngồi một góc quan sát con thằn lằn, xem nó làm ǵ và có ǵ để ăn. Một lúc sau, không biết từ đâu xuất hiện một con thằn lằm khác, miệng ngậm thức ăn, ḅ về phía con thằn lằn mắc kẹt.

Không biết con thằn lằn mang thức ăn tới có họ hàng ǵ với con thằn lằn mắc kẹt hay chúng cùng một gia đ́nh? Nhưng nó đă mang thức ăn tới trong suốt mười năm. Không mệt mỏi, không từ bỏ hy vọng. Và nếu như người Nhật kia không phá bức tường th́ không biết sự yêu thương này c̣n tiếp tục đến bao giờ?

Trong một xă hội đầy đủ những tiến bộ về công nghệ thông tin, sự tiếp cận của chúng ta đối với thông tin ngày càng nhanh hơn, liên lạc ngày càng dễ hơn. Nhưng khoảng cách giữa con người với nhau … dường như mỗi ngày một xa hơn.

Chớ rời xa những người mà bạn yêu thương!

   JANET NGUYỄN (st)

Tôi đọc thấy câu chuyện rất hay nhưng không liên tưởng đến việc chi khác, hôm qua trong Nhóm có thư điện tử của Dung Trần gửi để cám ơn chị San đă gửi bài rất có ư nghĩa cho đọc. Tôi bỗng phát hiện ra một điều, mười năm con thằn lằn kia bị đóng đinh dính chân vào một chỗ, khác nào bệnh tật đă bắt buộc anh San hơn mười năm cũng ở một chỗ. Chị San đă đồng cảm với tác giả hay với con thằn lằn kia đút mồi nuôi bạn hàng ngày, nên đă gửi tới chúng ta một bài viết hay một thông điệp về t́nh thương!

22-11-2008

                                                                          HAT