Đường
Về Xa Quá
Trần Khải
Ḥa Thượng Nhất Hạnh về
chuyến này quả nhiên là nhiều sóng gió, điều
ai cũng tiên đóan được.
Người vui, người phiền… và tận nơi
hải ngọai ngàn dặm xa cũng dư
thấy đất bằng dậy sóng.
Một số nhà họat động nhân quyền than phiền
rằng chuyến đi Ḥa Thượng đă được
nhà nước dàn dựng cho gần thời điểm
giữa tháng 3-2005, khi quốc hội Mỹ xem xét có nên
hay không trừng phạt Việt Nam, một nước mới
bị đưa vào danh sách các nứơc
đáng quan ngại v́ đàn áp tôn giáo. Và tại
sao Thầy không về với phái đ̣an 5 hay 7 người,
mà lại rầm rộ 200 người kéo đi khắp 3
miền trong 3 tháng th́ quốc hội Mỹ lại thấy
rằng nhà nước CSVN đang cởi mở với tôn
giáo… Tại sao và đủ thứ tại sao. Tất nhiên
là cũng có rất nhiều tại v́ và tại v́… Vấn
đề hết sức đơn giản,
đây là chuyện đạo, và có khi chuyện đạo
không tương ưng với chuyện đời.
Chúng ta nơi đây thử làm một so sánh, chỉ
v́ ảnh hưởng câu chuyện cũng gần gần
như nhau, chứ Ḥa Thượng Nhất Hạnh tất
nhiên không có đủ tầm vóc, thế lực và số
lượng tín đồ như Đức
Giáo Ḥang John Paul II. Lúc đó là năm 1998, Đức Giáo
Ḥang tới thăm Cuba, ban phép lành cho Fidel Castro và chế
độ CS khủng long này. Tại sao như thế? Lúc
đó, cả khối cộng đồng
Cuba lưu vong, đặc biệt là ở Miami, nơi tập
trung cộng đồng Cuba lưu vong đông nhất, sôi
sục lên v́ không hài ḷng.
Nên nhớ, lúc đó Mỹ vẫn
đang cấm vận Cuba tới hơn 4 thập niên
rồi. Chưa hết, vào ngày 25-1-1998, tức là một
ngày trước khi rời Cuba, Đức Giáo Ḥang nặng
lời lên án việc Mỹ trừng phạt kinh tế
Cuba, gọi đó là "đàn áp, bất công và không chấp
nhận nổi về mặt đạo
đức" (oppressive, unjust and ethically unacceptable). Những
chi tiết vừa ghi c̣n được nhắc tới trên
báo New York Daily News (www.nydailynews.com) ấn bản ngày
16-1-2005, trong bản tin ghi lại cuộc gặp gỡ hôm
thứ bảy mới đây giữa
Đức Giáo Ḥang và tân đại
sứ Cuba ở Vatican, Raul Roa Kouri - khi đó, Đức Giáo
Ḥang lại kêu gọi Mỹ gỡ bỏ cấm vận
Cuba bằng ngôn ngữ hết sức là chống Mỹ và
bênh Castro.
Nhật báo South Florida Sun-Sentinel, số ngày 12-1-2005, th́ ghi rằng
"đối với một số người Cuba lưu
vong, nhiều người trong họ là Công Giáo, th́ thông
điệp của Đức Giáo Ḥang
là cái tát vào mặt." Nghĩa là có người giận
lắm.
Phải thấy rằng, chuyến đi
Cuba của Đức Giáo Ḥang tuy có cho Castro lên điểm
quốc tế, nhưng đă chống đỡ cho Giáo Hội
Công Giáo Cuba rất nhiều. Chúng ta nên nhớ rằng
Giáo Hội này không chỉ lo chuyện đạo
thôi đâu - truyền thống Công Giáo ở Châu Mỹ vẫn
gắn bó nhiều tới chính trị, từ lâu đă
khuyến khích và thúc giục "không chỉ một gắn
bó hơn giữa Cuba và cộng đồng quốc tế,
nhưng cũng là đối thọai xây dựng giữa
chính phủ Cuba và phong trào đối lập trong nước."
Nếu nh́n lại Việt Nam th́ dưới bàn tay sắt
của CSVN, có vẻ như không giáo hội nào dám đứng
ra "khuyến khích và thúc giục" các thứ chuyện
đời cụ thể như thế.
Thậm chí tới hầu hết các sư, các cha cũng
không dám nhắc đến tên các nhà họat động
dân chủ như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế,
Nguyễn Thanh Giang, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Nguyễn
Vũ B́nh, Lê Chí Quang, Trần Khuê, vân vân…
C̣n tại Cuba… dù vậy, Giáo Hội Công Giáo Cuba vẫn
bị chỉ trích liên tục từ những người
cảm thấy là "Giáo Hội chưa làm đủ
để biến đổi chính trị [Cuba]. Trong khi
đó, chính phủ Cuba nhiều lần tố cáo Giáo Hội
đă đi ra ng̣ai chức năng tôn giáo."
Ở những quan điểm ôn ḥa hơn, thông điệp
của Đức Giáo Ḥang được hửơng
ứng rơ rệt. Silvia Wilhelm, một nhà họat động
Mỹ gốc Cuba, nói, "Tôi nghĩ, một lần nữa,
Đức Giáo Ḥang nh́n vấn đề này từ
khía cạnh nhân đạo. Cấm vận là phi đạo
đức."
Tuy v?y, báo Sun-Sentinel ghi nhận, trên làn sóng phát thanh
Tây Ban Nha Ngữ ở Nam Florida, một số thính giả
gọi vào đài đă "nặng lời với Giáo Hội
Công Giáo và một số nói rằng họ có thể sẽ
ngưng đi nhà thờ…"
Có phải là Đức Giáo Ḥang đang nói trên quan điểm
nhân đạo hay là chính trị?
Vấn đề thực sự phức tạp hơn, nếu
ngừơi ta chịu nh́n sâu hơn vào lịch sử.
Theo trang web cubanet.org, bài viết "Christmas Chronicle" của
Rafael Ferro Salas kể rằng Lễ Giáng Sinh đă được
ăn mừng ở Cuba cho tới năm 1966 thôi. Từ sau
năm này, chỉ cần "nhắc tới Giáng Sinh đă
là tội phạm, và để mừng lễ này nghĩa
là tự tử. Chính phủ [Castro] cấm tuyệt mừng
lễ này." Hăy h́nh dung, Công Giáo mà bị cấm mừng
Lễ Giáng Sinh th́ sẽ ra sao?
Ngay sau khi Đức Giáo Ḥang John Paul II viếng thăm Cuba
năm 1998, việc mừng Lễ Giáng
Sinh được cho phép bằng sắc lệnh (decree).
Dù vậy, "Chỉ đơn giản 1 sắc lệnh
thôi, c̣n mọi thứ vẫn như cũ. Những người
trong chính phủ Cuba không chấp nhận hay cho thực hiện
điều được loan báo..."
Khi Cuba hung bạo như thế, th́ thấy rơ Việt
Nam cũng bàn tay sắt tương đương.
Thầy Nhất Hạnh không có một guồng máy chính trị
khổng lồ như Đức Giáo Ḥang có, không nhiều
thế lực như Vatican có để làm được
các trao đổi chính trị, nhưng việc vào thăm
Việt Nam biểu lộ cùng một quan tâm về mối
đạo. Trước tiên là một đánh thức
tâm linh cho những ngừơi nhiều thập niên theo chủ
nghĩa duy vật nhận ra rằng ngay chính trong nền văn
hóa Việt Nam, trong giáo lư nhà Phật hàng chục thế
kỷ đă có sẵn những giá trị mà nhiều trăm
ngàn trí thức Tây Phương đang
t́m theo học, và cụ thể đi
theo trong phái đ̣an là khỏang 100 vị sư gốc
Mỹ, gốc Pháp, gốc Anh và 30 quốc tịch khác nhau.
Đánh thức này có ư nghĩa rất là lớn, v́ sẽ
buộc người CS t́m học lại các giá trị Phật
Giáo mà một thời họ đấu tố. Thứ nữa,
Thầy hy vọng đưa Thiền
Làng Mai vào VN, để góp sức phát triển thêm nền
tu đức. Thấy rơ, chủ yếu là chuyện đạo,
đó là quan tâm lớn nhất của Thầy trong chuyến
đi này. Nhưng không ai có thể phủ nhận
được các ảnh hưởng "đời"
trong này. Bởi v́ thế nào cũng phải va chạm
v́ thế gian th́ đầy ngộ nhận..
Chuyến đi này trên nguyên tắc là do cuộc thương
thuyết lâu cả năm giữa một số viên chức
sứ quán CSVN và Thầy, nhưng thực tế cũng là
do Thầy vận động, nhờ các chính phủ Liên
Aâu can thiệp, áp lực để
Thầy được về VN trong các điều kiện
thuận lợi, trong đó có việc in sách và mở các
khóa thiền.
Vấn đề là, khi Liên Aâu vận động
được cho chuyến đi, th́ không thể nào
từ chối chỉ v́ chuyện trùng hợp với ngày
quốc hội Mỹ bàn chuyện trừng phạt CSVN.
Thêm nữa, đứng về mặt
đạo, Thầy cũng sẽ phải chọn thái độ
chống trừng phạt kinh tế VN, hệt như Đức
Giáo Hoàng đă chống cấm vận Cuba. Đó cũng là
giới luật của nhà Phật: không làm tổn hại
chúng sinh, không làm rớt đi một hạt cơm nào của
ngừơi khác. Bởi v́, ḷng dạ nào mà một thầy
tu lại đi vận động quốc
tế để làm cho một người dân, bất
kể trên lănh thổ nào và thuộc quốc tịch nào,
phải mất việc v́ nhà cầm quyền hung bạo
địa phương bị Mỹ
trừng phạt.
Trong cốt tủy, đó là chuyện đạo. Mà chính
các vị giáo phẩm Hội Đồng Giám Mục VN trước
giờ cũng đi tới đi lui khắp nơi trên
thế giới, và vận động cho sự hội nhập
của VN vào với thế giới, chứ không hề âm
mưu cô lập hóa VN làm chi.
Đạo vẫn có cách xử thế riêng.
Tận trong gan ruột, HT Nhất Hạnh về thăm VN
chủ yếu là do tự ư, chứ không phải v́ bị
sứ quán dụ dỗ ǵ hết. Thêm nữa, ai có tài ba
ǵ mà dụ dỗ. Mặt khác, ai cũng thấy, không có
Thầy, kinh tế VN vẫn tăng tốc, Phật Giáo vẫn
hoằng pháp theo một cách riêng. Gần 40 năm không có
Thầy, Việt Nam vẫn không hề ǵ, dù có khi thăng
khi trầm, và các ḍng Thiền khác vẫn phát triển
theo kiểu riêng của mỗi ḍng. Nhưng khi có thêm sự
góp sức của Thầy, th́ cỗ xe Phật Giáo sẽ
chạy mạnh mẽ hơn, v́ đông người
hơn, v́ thêm phương tiện và thêm với cách Thầy
đưa đạo Phật dễ tiếp
cận với giới trẻ.
Thầy về thăm là v́ trong ḷng muốn lo chuyện
đạo, v́ tuổi Thầy đă lớn, v́ muốn
góp sức vào việc vun bồi tâm linh cho Phật Tử,
muốn đưa Thiền Làng Mai vào bám rễ quê hương.
Đơn giản thế thôi.
C̣n chuyện tại sao về linh đ́nh cả phái đ̣an
200 Tăng Ni Cư Sĩ chắc chắn bởi v́ chuyến
đi vui như thế, th́ ai muốn đi th́ cứ mời
đi. Thêm nữa, đây c̣n là hạnh riêng của mỗi
người, khi họ múôn chia sẻ chuyến đi này.
Và đặc biệt, h́nh ảnh 200 Tăng Ni Cư Sĩ,
hầu hết là người gốc Aâu-Mỹ hiện diện,
đi tới đi lui giữa Hà Nội
nhất định sẽ làm mọi người tự
hỏi, họ theo nhà sư Việt Nam này để học
cái ǵ, và cái đó đă nằm sẵn
trong nền văn hóa Phật Giáo VN như thế nào.
Không phải đây là chuyến đi hành hương về
cội nguồn văn hóa Phật Giáo VN hay sao?
Ngoài ra, hiện thời Ḥa Thượng Nhất Hạnh
c̣n có mối quan tâm khác. Thầy muốn
đưa Thiền Làng Mai vào VN càng sớm càng tốt,
bởi v́ tuổi Thầy cao rồi. Thầy hiện có dư
tiền để họat động,
để làm nhiều việc… v́ Thầy là vị
sư Việt Nam giàu nhất thế giới hiện nay.
Trong 80 cuốn sách của HT đă in, có khỏang 10 cuốn
hay nhiều hơn đă/đang thuộc
vào danh sách bán chạy ở Hoa Kỳ. Riêng tiền
tác quyền của sách xài cả nhiều thập niên chưa
chắc đă hết. Nhưng có những điều mà tiền
và uy tín của Thầy trứơc giờ chưa mua được:
hoằng pháp tại VN.
Thực tế đưa Thiền Làng Mai vào VN không phải
có tiền là được, c̣n phải tính chuyện
nhân sự, đất xây chùa, và bản Pháp Lệnh Tôn
Giáo…. Và nhiều nữa. Nước ḿnh đầy
rắc rối thế đấy. Nhỡ như Thầy viên
tịch sớm, th́ ḍng Thiền Làng Mai có thể không bao
giờ bén rễ nổi vào VN. Thầy là chiếc cầu
nối lớn nhất cho ḍng thiền này vào VN. Thấy
rơ, nếu không có Thầy, th́ các nhà sư Mỹ, Anh, Pháp…
da trắng thế nào cũng bị nhà nước nghi ngờ
là CIA, c̣n nếu là sư Việt Kiều th́ rồi sẽ
bị công an khu vực ăn hiếp liền. C̣n đất
xây chùa nếu không là tài sản chính phủ, th́ cũng
là tài sản Tỉnh Hội, Thành Hội… nghĩa là thuộc
Mặt Trận Tổ Quốc. Không lẽ bấy giờ
các sư mang cái giấy quốc tịch Pháp hay Mỹ ra nhờ
luật sư nói chuyện? Mà nói theo luật nào? C̣n Pháp
Lệnh Tôn Giáo th́ khỏi cần phân tích, v́ muốn làm
khó ǵ cũng được.
Nhưng ḷng Thầy từ bi muốn về, v́ tin rằng
Thiền Làng Mai có thể giúp được
một số Phật Tử có phương tiện tu tập
thích hợp.
Đúng vậy, chúng sinh đa dạng, cho nên pháp môn cũng
cần đa dạng. Việt Nam hiện thời cũng có
nhiều ḍng Thiền, trong đó nổi bật nhất
và lan rộng nhất là Thiền Phái Trúc Lâm của Thiền
Sư Thanh Từ, với vài chục ngôi chùa và đă từng
hướng dẫn nhiều ngàn (hay vài chục ngàn) Tăng
Ni Phật Tử. Kế tiếp là ḍng Thiền của cố
Thiền Sư Duy Lực, với đệ tử ít hơn
nhiều. Và một số ḍng Thiền
khác lại có ít đệ tử hơn, và ít được
biết hơn. Nhưng lan rộng một cách lặng lẽ
bất ngờ là các ḍng thiền Nam Tông, trong đó
có nơi, thí dụ như quanh vùng Núi Thị Vải (Bà Rịa)
đang có khoảng 700 hay 800 nhà sư Nam Tông với mỗi
vị ngồi thiền trong một cốc riêng. Không khí tu
học như thế là chưa từng thấy trứơc
đây. Và nếu tính đầu sách về Thiền do Thiền
Sư Thanh Từ, Thiền Sư Duy Lực và quư sư Nam Tông
biên sọan, dịch thuật th́ ít nhất là vài trăm
cuốn đă được in trong thập niên qua.
Tuy như thế gọi được là nhiều,
nhưng nếu Thầy Nhất Hạnh về sẽ giúp
độ thêm cho một số ngừơi hữu duyên
khác. Bởi v́ thực tế là một vài Thiền phái
ít nổi tiếng th́ lại có cách truyền dạy quá
khó, không thích hợp với đa số, và đ̣i hỏi
ngừơi tu phải có ḷng tin lớn và sự kiên nhẫn
tu tŕ. Một số chùa c̣n dùng nghi thức Hán Tự, chưa
chuyển sang hết Việt ngữ. Do vậy, hiện nay
chỉ có Thiền Trúc Lâm và Thiền Nam Tông là có sức
phổ biến nhất, nhờ hệ thống hóa
được pháp hành riêng biệt. Trong khi đó, Thiền
Làng Mai được chú ư nhờù khả năng dễ
quảng bá, thậm chí đối với một số thành
phần giới trẻ th́ có thể sẽ dễ thu hút
và dễ tu học hơn, nhờ có ngôn ngữ và cách diễn
giải đơn giản hơn.
Nh́n tổng quan, thực sự các pháp môn khác cũng
đang phát triển ở VN, như Tịnh
Độ Tông hay các pháp hội tŕ kinh Pháp Hoa hay tŕ
chú Đại Bi.
Đó là chưa kể tới các vị sư trong Giáo Hội
PGVNTN đang bị công an theo dơi, kiểm sóat chặt
và vài người th́ bị quản thúc. Nếu nh́n theo
các bài viết kư tên Đại Lăn, Thượng Tọa
Thích Đức Thắng (Tổng
Thư Kư Viện Hóa Đạo Văn Pḥng 1) có thể
được thấy như một
bậc thầy có công hồi phục lại ngôn phong Thiền
cực kỳ vi diệu, trực tiếp, mạnh mẽ,
quyết liệt của truyền thống Thiền Đông
Độ, đủ móng vuốt Tông Môn để giúp
được cho người muốn học Thiền Tông.
Trở ngại chỉ v́, họat động trong giáo hội
bị ngăn cấm, Thượng Tọa kể như bị
kềm chân ở một góc sân chùa Sài G̣n.
Về mặt học thuật, hầu hết các sư trong
giáo hội bị cấm đều có những công tŕnh lớn.
Thí dụ, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ
(Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN) dịch
bộ Phật Quang Đại Tự Điển. Hay như
Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ (Đệ Nhất
Phó Viện Trưởng VHĐ/VPI) nổi bật với
vai tṛ luận sư về cả hai học phái Trung
Quán và Duy Thức - một hiện tựơng học thuật
hết sức là hiếm hoi.
Đó là chưa kể tới bên Giáo Hội chính thức,
với những vị có công nổi bật như Ḥa Thượng
Thích Minh Châu, mà sức học, sức nghiên cứu và tác
phẩm quán thông cả Tam Tạng, ngoài vai tṛ dịch các
Tạng Kinh tiếng Pali.
Mặt khác nữa, lịch sử Phật Giáo cũng đă
và đang ghi công vài chục ngàn vị sư lặng lẽ
hàng ngày giúp đồng bào, lo dạy tụng kinh niệm
Phật mỗi ngày ở các xóm quê làng chợ, mời gọi
Phật Tử nếu không tu được văng sanh th́ cũng
ráng tŕ ngũ giới cho thoát 3 đừơng dữ, hay
siêng giữ 10 giới để sinh lên cơi trời. Phật
Giáo cũng đồng thời đă
và đang ghi công quư Thầy GHPGVNTN
đă can đảm tu nghịch hạnh, lớn tiếng chỉ
trích cường quyền… và chính nhờ sức phản
kháng của quư Thầy GHPGVNTN mà Giáo Hội Phật Giáo
VN mới được để yên
tu tŕ. Khi ḍng Thiền Trúc Lâm (của Thầy Thanh Từ)
nhận lănh lại các ngôi chùa cổ trên ngọn núi Yên
Tử, th́ hiển nhiên là do Hà Nội muốn xoa dịu dư
luận quốc tế, muốn làm hài ḷng Phật Tử,
và chính là nhờ quư Thầy Huyền Quang, Quảng Độ
hiển lộ phương diện đại hùng, đại
lực… Ngược lại, Phật Giáo cũng mang ơn
quư Thầy trong GHPGVN đă nín thở qua sông
đối với công an, để được quyền
hướng dẫn đồng bào tu học hàng ngày,
tụng kinh đám ma, dạy thọ
ngũ giới, dạy sám hối, chịu hy sinh kham nhẫn,
hiển lộ phương diện đại từ bi. Cả
hai phương diện này vẫn là một thực
thể.
Công đức hộ pháp của quư
Tăng Ni tại VN cực kỳ là đáng trân trọng.
Ngay cả một nhà sư nhà quê chuyên đi
tụng đám cũng đă là quư biết là bao
nhiêu, bởi v́ khi Thầy giúp cho vài ngừơi dân quy y
thọ giới, th́ chính thầy đă giúp cho các ngừơi
này thóat ba đừơng dữ rồi. Và trong t́nh h́nh
đó, Thầy Nhất Hạnh thấy là phải về sớm.
Bởi v́ trong cương vị thầy tu, không lẽ cứ
đứng ng̣ai công cuộc hoằng pháp trên cả nước
hiện nay. C̣n vấn đề nữa:
Thầy muốn tăng tốc phát triển Thiền Làng
Mai ở VN, mảnh đất trên nguyên tắc th́ dễ
hơn ở hải ngọai v́ ḥan cảnh
người hải ngọai bận rộn đời sống
khó mà tu tŕ. Thêm nữa, bề ng̣ai th́, có vẻ như
Làng Mai chưa sửa sọan người nối pháp cho Thầy,
nên các tốc độ làm việc và huấn luyện
càng phải mau hơn. Đây cũng là trở ngại lớn:
Nếu vào trang web www.langmai.org của Thầy,
chúng ta thấy từ trang đầu tới trang cuối toàn
các thông tin và liệt kê tác phẩm về/của Thầy
Nhất Hạnh, và không thấy h́nh ảnh, tên tuổi
hay tác phẩm của ai khác. Đọc hết trang web, chúng
ta có thể thắc mắc: Thầy h́nh như chưa chuẩn
bị tạo dựng một h́nh ảnh cần thiết
cho người kế thừa. Thực tế, trong hàng
đệ tử của Thầy Nhất
Hạnh đă có nhiều vị sư đầy uy tín, nổi
bật đạo hạnh, giỏi cả pháp học lẫn
pháp hành. Nhưng họ như dường không, hoặc
chưa, xuất hiện trên trang web Làng Mai. Đó là điều
cực kỳ ngạc nhiên, v́ người kế thừa
Thiền Làng Mai chắc chắn sẽ thừa hưởng
hào quang của Thầy Nhất Hạnh, và sẽ gánh vác cả
những ngôi ṭng lâm khổng lồ trên thế giới nữa…
Hoặc là, chúng ta có thể suy đóan,
có thể đây c̣n là một bí mật nội bộ.
Nhưng giả sử, nếu chưa chuẩn bị kịp
và nếu Thầy viên tịch bất ngờ, Sư Cô Chân
Không khó thể nào đưa Thiền Làng Mai vào VN nổi,
dù là có tiền rừng bạc biển…. Đơn giản,
v́ truyền thống Tăng Ni VN c̣n giữ luật "bát
kỉnh pháp" mà Sư Cô chắc chắn sẽ gặp
trở ngại.
Trong khi đó, vài ḍng Thiền khác ở VN vẫn phát triển
mạnh mà không bị trở ngại đó. Thí dụ,
nói về ḍng Thiền Trúc Lâm, hiện là lớn nhất
trong nước: có vẻ như Thiền Sư Thanh Từ
đă sửa sọan xong cho ngừơi nối pháp. Tuy
chúng ta không biết bí mật nội bộ của ḍng
này, nhưng qua trang web (http://www.thientongvietnam.info/)
chúng ta thấy có 5 vị Thượng Tọa (Nhật
Quang, Thông Phương, Đắc Pháp, Tâm Hạnh, Đạo
Tâm) trong hàng thượng thủ của Trúc Lâm đều
có đưa nhiều sách và băng giảng vào trang
web này. Đó là chưa kể tới nhiều Thầy khác
trong hàng đệ tử trực truyền của Thiền
Sư Thanh Từ cũng nổi tiếng và đang trụ
tŕ các chùa lớn quốc nội và quốc ngọai. Nghĩa
là, nếu Thầy Thanh Từ viên tịch bây giờ, th́
Thầy đă sửa sọan cho nhiều vị có đủ
danh tiếng, uy tín, và kinh nghiệm để gánh vác ḍng
Thiền Trúc Lâm. Và h́nh ảnh, tiếng nói, sách in, băng
giảng trong hàng đệ tử của
Thầy Thanh Từ đang được giới thiệu
tràn ngập ở trên Internet, trong tiệm sách.
Cho nên, Thầy Nhất Hạnh về nước lần này
là v́ đạo, và v́ Thầy muốn góp sức cho Phật
Giáo, càng sớm càng tốt. Thầy Nhất Hạnh không
muốn đứng ng̣ai công cuộc hoằng pháp ở quốc
nội.
Điều chúng ta nên nhớ nữa, Thầy Nhất Hạnh
sẽ tạo ra cơ hội mở cửa tôn giáo cho VN.
Trong vai tṛ tu sĩ, khi thấy CSVN hé cửa, Thầy muốn
giúp đẩy cho mở thêm ra, bởi v́ không lẽ cố
ư tŕ kéo đóng lại để cho
nước khác trừng phạt… Việc Thầy về
có thể sẽ mở đường cho việc Đức
Giáo Ḥang thăm VN vào tháng 8-2005, điều mà Hội
Đồng Giám Mục VN đă nhắc năm ngóai. Mặt
khác, các phái đ̣an tôn giáo quốc tế khác, thí dụ
như các hội thánh Tin Lành Hoa Kỳ, cũng có thể sẽ
suy tính về những chuyến đi tương tự. Thực
tế, các linh mục và mục sư hải ngọai đă
về VN liên tục, và cũng kêu gọi quyên góp làm từ
thiện nữa. Chế độ Hà Nội đang từng
bước nhượng bộ các sức mạnh tôn giáo.
Và các xă hội dân sự đang từng
bước mở rộng ra, theo từng cách riêng, trong
đó tôn giáo sẽ đóng vai đẩy lùi các chủ
nghĩa duy vật quá lỗi thời, trước nhất
là về mặt giá trị tinh thần.
Đức Giáo Hoàng John Paul II đă về thăm
Ba Lan năm 1979, khi thế giới c̣n trong Cuộc Chiến
Tranh Lạnh. Ngài lên ngôi Giáo Hoàng năm 1978, và một năm
sau th́ về thăm quê, làm Thánh lễ Chủ nhật tại
Công Trường Chiến Thắng, Warsaw. Chuyến đi này
20 năm sau được CNN xem là
đă giúp gợi hứng cho phong trào Đ̣an Kết
để lật đổ chế
độ CS nhiều năm sau. Bài giảng homily năm
1979 giữa thủ đô CS Ba Lan kết thúc bằng bài
cầu nguyện xin Thánh Linh "làm mới lại khuôn mặt
của Ba Lan". Lúc đó, không ai
dám chụp mũ Đức Giáo Ḥang củng cố
quyền lực CS Ba Lan.
Thầy Nhất Hạnh chắc chắn là không có ư định
chính trị ǵ. Và Cuộc Chiến Tranh Lạnh đă biến
mất. Thầy cũng không có thế lực quốc tế
lớn lao ǵ khác, ngoại trừ vai tṛ tôn giáo và văn
hóa Thầy đang có. Mà các thế lực này cũng
không đủ để làm CSVN
lo sợ.
Và ngay cả khi Thầy nếu có nói chuyện "làm mới
khuôn mặt VN," th́ hẳn là cũng mang ư nghĩa khác,
không c̣n nghĩa ǵ của thời Chiến Tranh Lạnh nữa.
Vấn đề là, Thầy làm được ǵ th́ vẫn
c̣n phải chờ thời gian trả lời. Nhưng riêng
sự hiện diện của Thầy ở quê nhà, đă
là một góp sức rất lớn cho việc quảng bá
Phật Giáo, tuy là phần giáo nghĩa và giới bổn vẫn
c̣n một số điều mà các trưởng lăo Ḥa Thượng
chắc chắn sẽ tranh luận, bàn thảo.
Hăy nh́n tới h́nh ảnh, 200 ông sư, bà ni và cư
sĩ hầu hết là gốc người Âu-Mỹ đi
giữa Phố Cổ Hà Nội, hay trên đường Tự
Do ở Sài G̣n. Đó chính là lời ca ngợi bằng xương
bằng thịt cho nền văn hóa Phật Giáo VN vậy.