Giáo Hội Phật Giáo
Trần Khải

Thực ḷng, tôi vẫn luôn luôn tôn kính quư tăng ni bất kể thuộc giáo hội nào. Bởi v́ Tăng Bảo là một khái niệm không thể khuôn vào một chế độ chính trị, một thời đại hay một địa phương. Nhưng thực tế chính trị ở quê nhà lại làm cho mọi chuyện phức tạp hơn: có một giáo hội thân nhà nước, hợp pháp, được giấy phép hoạt động và có tên là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; và có một giáo hội bị truy bức, bị cấm đoán, và có tên là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ḷng tôi lúc nào cũng quư trọng các bậc tăng ni, bất kể thuộc giáo hội nào. Bởi v́ hễ ai sống theo giáo pháp của Phật dạy, th́ đều là chỗ để chúng sinh nương tựa, v́ giáo pháp là chiếc bè để giải thoát.

Mỗi khi đọc một bản tin về Phật Giáo, chợt thấy cách dùng chữ "Giáo Hội Quốc Doanh" th́ tự nhiên ḷng tôi thấy có ǵ không phải, cứ phải tiện tay bôi xóa đi, phải chi người ta viết bằng nhóm chữ "giáo hội thân nhà nước" hay "giáo hội hợp pháp" th́ mới là phải lẽ hơn. Bởi v́ nhà nước làm sao đẻ ra giáo hội được mà phải gọi là quốc doanh... Mà thực tế, trong cái gọi là giáo hội hợp pháp đó, tôi đă quen biết bao nhiêu người, trong đó có những hàng tăng ni rất mực đáng kính trọng. Cho nên, một cách tự nhiên, gần đây, khi đọc bài viết của Thượng Tọa Tuệ Sỹ gửi tăng sinh Huế, có gọi quư tăng sinh Huế là "những hạt lúa chắc..." và có vẻ ám chỉ là lúa lép th́ đầy dẫy... ḷng tôi thấy không đồng ư với cách dùng h́nh ảnh này của TT Tuệ Sỹ, nhưng v́ ḷng kính trọng thầy, và v́ hoàn cảnh của thầy đang bị truy bức, nên không muốn bàn luận ǵ. Tôi biết cụ thể có những hạt lúa chắc, có những hạt đă giă trắng thành gạo, và có những hạt đă thành cơm, đang ngồi ở một góc rừng nào đó tại Việt Nam, hay là đang làm "những vị sư homeless" v́ thiếu vắng hộ khẩu và không xin được nơi ở trong chùa muốn vào... và thậm chí có khi họ vẫn đang ngồi tụng kinh trong một cổng chùa của giáo hội nhà nước, và có khi đang ngồi trong nhà giữa phố mà làm như dân thường thôi... Không phải ai cũng mang hạnh nguyện cao quư khó làm như quư thầy Huyền Quang, Quảng Độ, Tuệ Sỹ... Nhưng không phải một vị đang ngồi góc rừng hay giữa phố mà lại là hạt lép. Có lẽ, ư thầy Tuệ Sỹ không nói kiểu chung như thế.
Duyên khởi cho bài viết này là việc hai ḥa thượng Trí Tịnh và Trí Quảng lên tiếng về vấn đề "giáo hội cũ" và vân vân. Trước tiên phải nói rằng hai thầy này có vị trí rất lớn trong giáo hội hợp pháp. Riêng HT Trí Tịnh, ngài có công rất lớn với Phật Giáo nhờ dịch rất nhiều bộ kinh. Tôi mang ơn những vị dịch kinh như thế, một chữ cũng là thầy, huống ǵ cả một biển pháp như thế... C̣n HT Trí Quảng là người khơi động phong trào tŕ Kinh Pháp Hoa ở quê nhà hiện nay. Hai thầy có công rất lớn trong nhiều Phật sự. Việc hai thầy lên tiếng chỉ trích Giáo Hội PGVNTN khá bất ngờ...

Nhưng mọi chuyện thật sự có ǵ không ổn. Ở đây chúng ta không bàn tới giới pháp làm ǵ, v́ đối tượng lắng nghe và theo dơi đọc các "lời tranh chấp" này chính là toàn dân, cả Phật Tử và không Phật Tử, cả cộng sản và không cộng sản... Chỉ v́ việc một người đang được đi lại tự do chỉ trích một người đang bị quản chế đă là có ǵ không ổn rồi (giả sử rằng hai ḥa thượng Trí Tịnh và Trí Quảng không đang bị quản chế bằng các h́nh thức tinh vi).

V́ ḷng biết ơn hai thầy có công hoằng pháp, nơi đây người viết muốn bàn vấn đề chệch sang hướng khác: một vài suy nghĩ khi đọc về một số hoạt động của giáo hội nhà nước.
Trong Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc của GHPGVN hồi cuối năm ngoái, có lẽ là cuối tháng 11 hay đầu tháng 12, họp tại Hà
Nội, trong các thỉnh nguyện quư thầy tŕnh lên nhà nước có một điều là "xin cho GHPGVN mở một trang web". Chúng ta có thể thấy rằng, có một số thầy quốc nội có uy tín lớn đă được một số Phật Tử mở trang web cho thầy và đặt máy chủ ở hải ngoại, nhưng một cách chính thức th́ đúng là (dường như thế) chưa có một trang web Phật Giáo nào trong nước. Mà tới bây giờ là tháng 11-2003, tức một năm sau đại hội, th́ cũng chưa thấy trang web cho giáo hội nhà nước.

Nói ra t́nh h́nh này th́ cả thế giới chắc không hiểu nổi, bởi v́ ngay cả sắt máu như Trung Quốc cũng cho các giáo hội làm trang web. Thử suy nghĩ: tại sao nhà nước Hà Nội cho các doanh nghiệp mở trang web ào ạt, giúp thiết kế, giúp tư vấn... để chuẩn bị cho trận đánh e-commerce tương lai của AFTA... mà lại không cho giáo hội một trang web? Giáo hội Phật Giáo không bằng một pḥng triển lăm tranh Hà Nội?

Giáo Hội không có trang web, nhưng cá nhân vài thầy lại cho mở trang web và đặt ở hải ngoại. Thí dụ như Ḥa Thượng Thanh Từ (ở Thiền Viện Trúc Lâm, Lâm Đồng; đôi khi ở Yên Tử, Quảng Ninh) được Phật Tử mở nhiều trang web để truyền bá pháp Thiền của Thầy. Cá nhân tôi có mang ơn Thầy v́ khi c̣n đi học đă đọc nhiều sách thầy dịch, nên gần đây khi nghe tin HT Thanh Từ tuyên bố nhập thất suốt đời, ḷng tôi cực kỳ hoan hỉ, suy nghĩ: "Lạy Thầy, thầy vào thất ngồi suốt đời đi... chứ rủi mà nhà nước phong chức ǵ trong giáo hội cho thầy là kiếp này lại gây nghiệp... Chúng sinh đói mà ḿnh no, chúng sinh không nhà mà ḿnh vài chục trú xứ... đă là không phải rồi...". Ḷng tôi lúc nào cũng mong cho ḍng thiền của HT Thanh Từ bám rễ vững chắc, bất kể những dị biệt mà tôi có về cách thầy dạy. Chỉ cần người ta ngồi xuống, nh́n vào tâm... là tạm đủ rồi. Nam hay Bắc Tông ǵ cũng thế, cứ nh́n tâm... là OK.

Điều tôi băn khoăn c̣n là khi nh́n vài tấm ảnh trong Đại Hội GHPGVN: trong hội trường khổng lồ ở Hà Nội, nơi quư thầy họp, tượng ông Hồ Chí Minh tuy để chệch qua trái, nhưng lại cao và lớn hơn tượng Đức Phật (đặt ở giữa). Điều này làm tôi hết sức là băn khoăn, không biết quư thầy có băn khoăn như ḿnh không. Nhưng tôi đă tự giữ ư, không hé môi chuyện này làm ǵ, và t́nh h́nh im lặng kéo dài cả năm nay.

Ông Hồ là người khai sáng chế độ, tất nhiên là dân trong quốc độ của ông th́ phải tôn trọng. Nhưng chuyện của quư thầy lại khác. Ḿnh là người tu mà. Rồi mấy thầy dạy cho các tăng sinh quán pháp ra sao? Tôi băn khoăn như thế.

Ngày xưa, ngài A Na Luật (có thể nhớ nhầm tên), trong thập đại đệ tử của Phật, khi người phụ nữ đẹp nhất thành Ca Tỳ La đi ngang qua, các thầy khác hỏi là thầy thấy ǵ, ngài A Na Luật nói là "ta thấy một nắm xương biết đi...". Đó là thiền định, là trí tuệ, là các nh́n của thật tướng. Nhưng việc để tượng ông Hồ trong pḥng họp, lớn hơn tượng Phật, th́ cũng sẽ khởi niệm... vấn đề là quư thầy quán thế nào?

Mỗi người có một cơi, nơi đó uy lực của họ thu hút các quyến thuộc tụ về. Một phường trưởng có một cơi, một quận trưởng có cơi riêng, một thầy trụ tŕ cũng có cơi riêng... Ông Hồ có uy lực, đă từng lập một cơi nước và bây giờ uy lực này vẫn c̣n nhiếp phục nhiều chúng sinh... Chúng ta trong cương vị con dân, dĩ nhiên phải tôn kính ông Hồ (nếu không muốn bị bắt vào tù), nhưng phải biết giữ đúng pháp. V́ nếu khởi niệm thần phục ông Hồ, kiếp sau chúng ta có thể sẽ đầu thai vào cơi đang chịu uy lực của ông Hồ và niệm này lại dẫn chúng ta thành quyến thuộc cho quốc độ chủ.

Đừng nghĩ là niệm Phật sẽ giải thoát. Đừng nghĩ là niệm 10 niệm khi cận tử là về được cơi Phật A Di Đà, bởi v́ khi niệm tới niệm thứ 9 th́ cái tâm thần phục ông Hồ lại dẫn chúng ta đi lạc liền. Lúc đó Phật A Di Đà sẽ bảo là tại v́ tâm con từng có lúc khởi niệm quy y ông Hồ.
Tôi không biết trong cả ngàn tă
ng ni trong hội nghị lúc đó có ai quán sát đúng pháp nhà Phật không. Chào tượng ông Hồ th́ được, nói lời cảm ơn ông Hồ th́ được... v́ ḿnh là dân mà, lại đang sống trong quốc độ của ông Hồ, nhưng nếu khởi tâm nhờ ông Hồ mà có Tăng Bảo Thường Trụ th́ là sai...

Phải chi quư thầy lúc nh́n tượng ông Hồ mà thấy đây là pháp tướng vô thường của xi măng thạch cao, biểu tượng cho một người từng khai sáng ra chế độ này, nhưng cũng chỉ là một nhóm ngũ uẩn vô thường, cũng chỉ là một mớ tham sân si trong huyễn thân của một chúng sanh cần cứu độ... và quư thầy xin hồi hướng các pháp lành hội nghị cho ông Hồ kiếp sau có duyên lành gặp được Phật pháp. Tội nghiệp.

Không cần phải khiêng tượng ông Hồ bỏ ra sân, v́ công an sẽ bắt liền. Nhưng quư thầy cần quán như thế, để chánh pháp đều lợi lạc cho cả ḿnh người, mà không ai đi lạc... C̣n chuyện trang web cũng vậy, nếu họ cấm th́ thôi, ḿnh cứ ra góc rừng mà ngồi... biết làm sao bây giờ.

Trở về Mục Lục